Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Anouvong”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
ZéroBot (thảo luận | đóng góp)
n r2.7.1) (Bot: Thêm ko:아누웡
Dòng 19: Dòng 19:
{{Thời gian sống|Sinh=1767|Mất=1829}}
{{Thời gian sống|Sinh=1767|Mất=1829}}
[[Thể loại:Vua Lào]]
[[Thể loại:Vua Lào]]

[[de:Anuvong]]
[[de:Anuvong]]
[[en:Anouvong]]
[[en:Anouvong]]
[[es:Anouvong]]
[[es:Anouvong]]
[[fr:Anouvong]]
[[fr:Anouvong]]
[[ko:아누웡]]
[[ht:Anouvong]]
[[ht:Anouvong]]
[[nl:Anouvong]]
[[nl:Anouvong]]

Phiên bản lúc 14:36, ngày 6 tháng 6 năm 2011

Anouvong, hoặc Chao Anou, hay Chaiya-Sethathirath III (1767-1829) , sử nhà Nguyễn gọi là A Nỗ, là vị vua cuối cùng của vương quốc Viêng Chăn (vương quốc kế thừa Lan Xang) tại Viêng Chăn, trị vì giai đoạn 1805-1828.

Tiểu sử

Anouvong, sinh năm 1767 tại kinh đô Viêng Chăn, là con trai thứ tư của vua Bunsan (Ong Bun), và là em trai của các vua Vạn Tượng khác là: NanthasenIntharavong Setthathirath III. Khi vua cha bị người Xiêm lật đổ năm 1779, ông bị bắt làm tù binh của Xiêm. Giai đoạn 1780-1795, Anouvong sống lưu vong ở Bangkok như một con tin. Ngày mùng 2 tháng 2 năm 1795, Anouvong được vua Xiêm bổ nhiệm làm Phó vương của Vạn Tượng (Viêng Chăn) với tước hiệu là Somdetch Brhat Chao Maha Uparaja, trợ giúp cho vua anh là Intharavong Setthathirath III.

Đăng quang

Năm 1805, Anouvong lên ngôi sau khi Intharavong Setthathirath III băng hà. Là quốc vương Vạn Tượng, ông chọn làm đồng minh của người Thái trong cuộc chiến tranh chống lại Miến Điện. Tuy nhiên, vì cho là Thái triều không tuyên dương những võ công của ông, vào giai đoạn 1826-1828, Anouvong nổi dậy chống lại Xiêm, giành độc lập hoàn toàn.

Tháng 2 năm 1827, ông dấy binh kéo sang đánh Korat (Nakhon Ratchasima tỉnh Nakhon Ratchasima Thái Lan), vì cho rằng người Anh ở Miến Điện cũng sẽ mở cuộc tấn công xâm chiếm Thái Lan. Thái triều cho rằng Anouvong phản trắc, bội bạc nên vua Thái Rama III đã ra lệnh vây hãm thành Viêng Chăn của Anouvong. Viêng Chăn sau đó thất thủ. Quân Xiêm do Chao Phraya Bodin Decha chỉ huy triệt hạ và phá hủy hoàn toàn Viêng Chăn và chỉ còn sót lại mỗi ngôi chùa Wat Si Saket. Thị dân Vạn Tượng thì bị bắt di chuyển sang hữu ngạn sông Mê Kông, tức là vùng Đông Bắc Thái Lan ngày nay.

Bại trận

Anouvong thua phải rút khỏi Viêng Chăn chạy đến trú ẩn ở Lakhon (nay là Nakhon Phanom Thái Lan), sau đó chạy sang Mahaxay-Koongkeo (nay là Mahaxay tỉnh Khăm Muộn Lào) vào tháng 6 năm 1827. Sau đó với sự giúp đỡ của triều đình Huế (Việt Nam), Anouvong mở cuộc phản công đánh quân Xiêm ở Lakhon nhưng cũng lại thua. Ngày 29 tháng tháng 9 năm 1827, Anouvong phải đưa vương tôn quốc thích chạy sang lưu vong ở Vinh, Nghệ An bên Việt Nam. Quyết phục thù Anouvong lại mộ binh về đánh quân Xiêm lần nữa. Ngày 19 tháng 12 năm 1828, khi qua đất Muang Phuan (tức Trấn Ninh, nay là Xiêng Khoảng), thì Anouvong bị Chao Noi (Chiêu Nội), tù trưởng Trấn Ninh, bắt và giao nộp cho quân Xiêm. Anouvong bị giải đến Bangkok. Rama III ra lệnh nhốt ông trong cũi sắt được một năm thì chết, hưởng dương 61 tuổi.

Ngày nay người Lào xem ông là anh hùng dân tộc bất chấp thực tế lỗi lầm của chiến lược và chiến thuật kết hợp với tính khí nóng nảy của ông đã dẫn đến sự hủy diệt của Viêng Chăn và Lào đã mất lãnh thổ ngày nay là Đông Bắc Thái Lan.

Tham khảo