Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quận 10”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Thay đổi Ký hiệu biển số xe của Quận 10, từ không chính xác là "59M1-M2" (của Quận 11) thành chính xác là "59U1-U2".
Thẻ: Soạn thảo trực quan Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 34: Dòng 34:
| mã bưu chính =
| mã bưu chính =
| trụ sở UBND = 474 Đường 3/2, [[Phường 14, Quận 10|Phường 14]], Quận 10, [[Thành phố Hồ Chí Minh]]
| trụ sở UBND = 474 Đường 3/2, [[Phường 14, Quận 10|Phường 14]], Quận 10, [[Thành phố Hồ Chí Minh]]
| biển số xe = 59M1-M2
| biển số xe = 59U1-U2
| web = [http://www.quan10.hochiminhcity.gov.vn/ Trang chính thức]
| web = [http://www.quan10.hochiminhcity.gov.vn/ Trang chính thức]
}}
}}

Phiên bản lúc 12:15, ngày 1 tháng 1 năm 2019

Quận 10
Quận
Vị trí quận 10 trong Thành phố Hồ Chí Minh
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐông Nam Bộ
Thành phốThành phố Hồ Chí Minh
Trụ sở UBND474 Đường 3/2, Phường 14, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
Phân chia hành chínhToàn quận có 15 phường
Thành lập1 tháng 7 năm 1969.
Đại biểu quốc hội
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDNguyễn Văn Lưu[1]
Địa lý
Tọa độ: 10°46′25″B 106°40′2″Đ / 10,77361°B 106,66722°Đ / 10.77361; 106.66722
Quận 10 trên bản đồ Thành phố Hồ Chí Minh
Quận 10
Quận 10
Vị trí Quận 10 trên bản đồ Thành phố Hồ Chí Minh
Quận 10 trên bản đồ Việt Nam
Quận 10
Quận 10
Vị trí Quận 10 trên bản đồ Việt Nam
Diện tích6 km²[2]
Dân số (2013)
Tổng cộng372.450 người[2]
Thành thị100%
Nông thôn0%
Mật độ62.075 người/km²
Dân tộcKinh, Hoa...
Khác
Mã hành chính771[3]
Biển số xe59U1-U2
WebsiteTrang chính thức

Quận 10 là một quận nội thành trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh. Quận 10 có địa hình tương đối bằng phẳng, cao trên 2 mét so với mực nước biển. Được thành lập năm 1969, đây là quận có nhiều địa điểm tham quan, di tích lịch sử, văn hoá, tôn giáo... nổi tiếng.

Vị trí địa lý

Quận 10 là một trong những quận nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa xã hội với các quận trung tâm và ngoại thành, là cơ hội để thúc đẩy sự phát triển kinh tếxã hội của quận. Địa bàn Quận 10, có giáp ranh như sau:

Hành chính

Quận được chia làm 15 phường[4]: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15.

Tượng đài Công nhân Việt Nam

Trong đó, phường 14 là trung tâm của quận.

Lịch sử

Quận 10 trước đây là khu vực trống, hoang vu nằm giữa vùng Sài GònChợ Lớn. Về sau, do vị trí thuận lợi, nên dân cư đến tập trung sinh sống. Vào đời vua Minh Mạng, Lê Văn Khôi con nuôi của Lê Văn Duyệt, từng lãnh đạo nhân dân vùng này nổi dậy chống lại triều đình. Vua Minh Mạng đã cho đàn áp, số người tử trận được chôn trong các nấm mồ tập thể rải rác khắp khu vực từ bệnh viện Bình Dân kéo dài đến Việt Nam Quốc Tự. Vì thế, người ta gọi vùng này là Mả Ngụy.

Tên gọi Mả Ngụy có lẽ do đầu buổi đầu dân còn sợ vua Minh Mạng. Về sau, người ta gọi là Đồng Mả Lạng, theo nghĩa mất dấu vết vì thời gian. Người Pháp gọi "cánh đồng mồ mả" vì có quá nhiều mồ mả (Plaise Des Tombean). Ban đầu, người Pháp sử dụng những đồng cỏ này để nuôi ngựa, nhưng đất đai khô cằn, cỏ khó mọc. Đến những năm 1945, dân Lục Tỉnh, dân miền Trung dồn dập tản cư vào, khu vực này trở nên đông đúc hơn.

Năm 1899, vùng đất quận 10 thuộc tỉnh Chợ Lớn.

Thời Việt Nam Cộng hòa

Ngày 1 tháng 7 năm 1969, quận 10 (quận Mười) của Đô thành Sài Gòn được thành lập trên cơ sở tách đất quận 3quận 5 trước đó. Ban đầu quận gồm 04 phường: Minh Mạng, Nguyễn Tri Phương, Phan Thanh Giản, Chí Hòa.

Năm 1972, lập thêm phường Nhật Tảo tại quận Mười (quận này có 05 phường). Cho đến ngày 29 tháng 4 năm 1975, quận 10 (quận Mười) gồm 05 phường: Minh Mạng, Nguyễn Tri Phương, Phan Thanh Giản, Chí Hòa, Nhật Tảo.

Từ năm 1975 đến nay

Sau khi Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tiếp quản Đô thành Sài Gòn và các vùng lân cận vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, ngày 3 tháng 5 năm 1975 thành phố Sài Gòn - Gia Định được thành lập. Lúc này, quận 10 (quận Mười) thuộc thành phố Sài Gòn - Gia Định cho đến tháng 7 năm 1976.

Ngày 20 tháng 5 năm 1976, tổ chức hành chánh thành phố Sài Gòn - Gia Định được sắp xếp lần hai (theo quyết định số 301/UB ngày 20 tháng 5 năm 1976 của Ủy ban Nhân dân Cách mạng thành phố Sài Gòn - Gia Định). Theo đó, vẫn giữ nguyễn quận 10 cũ có từ trước đó. Lúc này, các phường cũ đều giải thể, lập các phường mới có diện tích, dân số nhỏ hơn và mang tên số. Quận 10 có 25 phường, đánh số từ 1 đến 25.

Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VI, kỳ họp thứ 1 chính thức đổi tên thành phố Sài Gòn - Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh. Quận 10 trở thành quận trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 17 tháng 2 năm 1979, theo Quyết định số 52-CP[5] của Hội đồng Chính phủ, quận 10 giải thể ba phường: 10, 13 và 18, địa bàn ba phường giải thể nhập vào các phường kế cận; số lượng phường trực thuộc quận còn 22:

1. Giải thể phường 13; đất và dân cư của phường này sáp nhập vào các phường 12 và 14

2. Giải thể phường 10; đất và dân cư của phường này sáp nhập vào các phường 9 và 15

3. Giải thể phường 18; đất và dân cư của phường này sáp nhập vào các phường 16 và 19

Ngày 12 tháng 9 năm 1981, giải thể hai phường: 4 và 17, địa bàn các phường giải thể nhập vào các phường kế cận. Số phường trực thuộc quận 10 còn 20.

Ngày 14 tháng 2 năm 1987, theo Quyết định số 33-HĐBT[6] của Hội đồng Bộ trưởng, quận 10 giải thể 20 phường hiện hữu, thay thế bằng 15 phường mới, đánh số từ 1 đến 15. Sự phân chia đơn vị hành chính này giữ ổn định cho đến ngày nay:

1. Đổi tên phường 5 cũ thành phường 1.

2. Sáp nhập phường 2 cũ với phường 3 cũ thành 1 phường lấy tên là phường 2.

3. Đổi tên phường 1 cũ thành phường 3.

4. Sáp nhập một phần phường 8 cũ với phường 9 cũ thành 1 phường lấy tên là phường 4.

5. Sáp nhập phần còn lại của phường 8 vũ với phường 7 cũ thành 1 phường lấy tên là phường 9.

6. Đổi tên phường 15 cũ thành phường 5.

7. Đổi tên phường 16 cũ thành phường 6.

8. Đổi tên phường 19 cũ thành phường 7.

9. Đổi tên phường 11 cũ thành phường 8.

10. Đổi tên phường 12 cũ thành phường 10.

11. Đổi tên phường 14 cũ thành phường 11.

12. Đổi tên phường 21 cũ thành phường 12.

13. Sáp nhập một phần phường 24 cũ với phường 23 cũ thành 1 phường lấy tên là phường 13.

14. Sáp nhập phần còn lại của phường 24 cũ với phường 25 cũ thành 1 phường lấy tên là phường 15.

15. Đổi tên phường 20 thành phường 14.

Thông tin thêm về các phường

  • Phường Minh Mạng cũ: các phường 1, 2 và 3 hiện nay
  • Phường Nhật Tảo cũ: các phường 4 và 9 hiện nay
  • Phường Nguyễn Tri Phương cũ: các phường 5, 6, 7, 8 và 14 hiện nay
  • Phường Phan Thanh Giản cũ: các phường 10 và 11 hiện nay
  • Phường Chí Hòa cũ: các phường 12, 13 và 15 hiện nay

Kinh tế

Quận 10 là một trong những quận trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh và là một trọng điểm giao dịch thương mại của thành phố. Ngành thương mạidịch vụ có tốc độ phát triển nhanh, với nhiều loại hình thương mạidịch vụ cao cấp và đa dạng tạo được sự thu hút đầu tư của các doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển.

Tổng số vốn đầu tư của các công ty, doanh nghiệp tư nhân và các cơ sở cá thể đạt gần 700 tỷ đồng; giá trị thương mại chiếm tỷ lệ khá cao, sản lượng kinh tế thương mại quốc doanh chiếm từ 60 – 80%.

Tốc độ tăng trưởng trên lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp bình quân hằng năm luôn vượt chỉ tiêu kế hoạch 14,58%, trong đó khu vực kinh tế quốc doanh tăng bình quân 16,94%, khu vực ngoài quốc doanh tăng bình quân 13,67%.

Tốc độ tăng trưởng thương mại – dịch vụ hàng năm tăng bình quân 16,98% - trong đó, các công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân và thương nghiệp – dịch vụ tư nhân, cá thể có tỷ lệ tăng khá cao, chiếm tỷ trọng lớn trên tổng doanh thu hằng năm.

Xuất khẩu chủ yếu là các mặt hàng điện tử, hoá mỹ phẩm, may mặc, nông hải sản, chế biến cao su. Nhập khẩu chủ yếu là các ngành hàng nguyên liệu phục vụ sản xuất tuy vậy hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng.

Trụ sở Uỷ ban Nhân dân Quận 10

Văn hóa

Phong trào xây dựng Nếp sống văn minh - Gia đình văn hoá, "Người tốt việc tốt", "Người con hiếu thảo", phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" ở khu dân cư, xây dựng Công sở văn minh - sạch đẹp - an toàn,...

Năm 1995, Quận 10 chỉ có 5/71 khu dân cư đạt danh hiệu xuất sắc, 42 khu dân cư tiên tiến, 42 tổ dân phố tự quản, 1.339 gương người tốt việc tốt thì đến năm 2004 đã có 29/75 khu phố đạt danh hiệu khu phố văn hoá, 51 khu dân cư xuất sắc, 5 khu dân cư tiên tiến, 991 tổ tự quản, 41.656 hộ đạt chuẩn gia đình văn hoá, 2.170 gương người tốt việc tốt biểu dương các cấp. Ngoài ra đã có 4 phường (3, 4, 5, 8) đăng ký xây dựng phường đạt chuẩn Phường văn hoá, 36 đơn vị (chợ, bệnh viện, trường học) đăng ký xây dựng đơn vị văn hoá theo tiêu chí của Thành phố.

Y tế giáo dục

Ngoài ra, Quận còn có 32 trường mầm non, 11 trường trung học cơ sở, và 9 trường trung học phổ thông

Chú thích

  1. ^ “Cơ cấu tổ chức bộ máy”. Trang thông tin điện tử Quận 10. Truy cập 14 tháng 11 năm 2013.Quản lý CS1: địa điểm (liên kết)
  2. ^ a b “Thành phố Hồ Chí Minh”. Theo thông tin từ Cục thống kê Thành phồ Hồ Chí Minh. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2012.
  3. ^ “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.
  4. ^ Quận 10, Theo trang Chính phủ Việt Nam.
  5. ^ “Quyết định 52”. Truy cập 26 tháng 9 năm 2015.
  6. ^ “Quyết định 33”. Truy cập 26 tháng 9 năm 2015.

Bản mẫu:Đơn vị hành chính Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh Bản mẫu:Đơn vị hành chính Thành phố Hồ Chí Minh