Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Joseph I của Thánh chế La Mã”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TRMC (thảo luận | đóng góp)
Trang mới: “Tân Quốc vương Friedrich II luôn mong muốn chiếm được Silesia - một tỉnh giàu có nhất của Đế quốc Áo thời đó.<ref>Koch, ''A His…”
 
TRMC (thảo luận | đóng góp)
Thay cả nội dung bằng “{{xóa|gán nhầm}}”
Dòng 1: Dòng 1:
{{xóa|gán nhầm}}
Tân Quốc vương Friedrich II luôn mong muốn chiếm được [[Silesia]] - một tỉnh giàu có nhất của Đế quốc Áo thời đó.<ref>Koch, ''A History of Prussia'', trang 105.</ref> Vì vậy, ông quyết định chống lại "Đạo luật Thừa kế năm 1713" (theo đó [[Maria Theresia của Áo|Maria Theresia]] sẽ thừa kế toàn bộ lãnh thổ của Đế quốc Áo - Habsburg), để tạo nên ''"điểm hẹn của sự huy hoàng"'' trong cuộc đời ông.<ref name="turk57"/> Ngoài ra, ông cũng lo ngại rằng, nhà vua Ba Lan [[August III của Ba Lan|August III]], cũng là Tuyển hầu tước Friedrich August II xứ [[Sachsen]], sẽ tìm cách nối lại những vùng đất nằm rời rạc của ông thông qua tỉnh Silesia. Do đó, cả [[thế giới]] đều hay tin tân vương Friedrich II quyết định thực hiện giấc mơ của mình.<ref name="vuavidai"/> Cụ thể hơn, ông liền mang 28.000 quân Phổ đi đánh vùng đất Silesia<ref name="W. Sanford Ramey170">W. Sanford Ramey, sách đã dẫn, trang 170, trang 234.</ref> vào ngày [[16 tháng 12]] năm 1740, lấy cớ là làm theo một hiệp ước được Vương triều Hohenzollern và [[Vương triều Piast]] xứ [[Brzeg|Brieg (Brzeg)]] ký kết vào năm 1537, mà hầu như không ai biết đến. Trước đó, ông đã đề nghị Nữ hoàng Maria Theresia nhượng cho ông các vùng Glogau và Silesia, đổi lại ông sẽ tôn chồng bà làm Hoàng đế La Mã Thần thánh Franz I, nhưng bà không hồi âm.<ref name="ducvuafra"/>

Ngay từ ngày ngày [[6 tháng 12]] năm 1740, các Sứ quán nước ngoài tại kinh đô Berlin hay tin nhà vua mặc giáp xông pha trận trận mạc.<ref name="danhtheresilsia">C B Brackenbury, C. B. Brackenbury, ''Frederick the Great'', trang 53</ref> Vào ngày [[13 tháng 12]] năm 1740, vị "vua - triết gia - nhạc sĩ" mở đầu sự nghiệp của "một trong những danh tướng xuất sắc nhất mọi thời đại".<ref name="danhtheresilsia"/> Sau một buổi khiêu vũ trong [[Hoàng cung]], tân Quốc vương Friedrich II lên xe ngựa, và đọc bài diễn văn trước ba quân, thể hiện sự thận trọng của vị vua - học giả - chiến binh: <ref name="dienvanvuong">Lewis Copeland, Lawrence W. Lamm, Stephen J. McKenna, ''The world's great speeches'', trang 69</ref>
{{Tin nhắn|{{cquote|''Hỡi ba quân, Quả nhân đang phát động một cuộc chiến tranh, với đồng minh là lòng dũng cảm và trung thành của các Ngươi. Trẫm chỉ có lý do tuyên chiến như sau: chúng ta cần phải mang lại lợi ích cho Trẫm, và để muôn dân được chung sống hạnh phục. Lần lượt nhớ lại những chiến thắng huy hoàng của cha ông ta [[Trận Warszawa (1656)|trên thảo nguyên]] [[Warszawa]], [[Trận Fehrbellin|tại]] [[Fehrbellin]] hay trong công cuộc khai quốc Phổ. Số mệnh của ba quân nằm trong tầm tay của các Ngươi đó: những đợt thăng quân hàm và vinh dự đang chờ đợi ba quân, chúng sẽ xứng đáng với lòng dũng cảm của các Ngươi.''

''Nhưng để ba quân đại thắng thì Trẫm phải làm gì? Có một thứ mà các Ngươi cần phải chú ý, đó là thực lực của Trẫm và ba quân. Các Ngươi thấy đấy, phía trước các Ngươi là một lực lượng Quân đội từng nhận biết bao lời tán dương khi Vương công Eugene thống lĩnh họ. Giờ đây, Vương công Eugene không còn nữa, Trẫm và ba quân sẽ có kế sách riêng, để áp đảo những tên giặc táo tợn. Nếu cuộc chinh phạt của chúng ta thành công, vinh quang sẽ đến với chúng ta: chúng ta sẽ trở nên vĩ đại hơn! Vĩnh biệt! Hãy tiến về phía trước! Ngay lập tức, Quả nhân sẽ theo sau các Ngươi, để cùng các Ngươi nhận lấy sự huy hoàng đang mong chờ chúng ta.''|||Friedrich Đại đế}}}}

Phiên bản lúc 14:35, ngày 18 tháng 6 năm 2011