Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Gỗ”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Vuhp146 (thảo luận | đóng góp)
Dòng 61: Dòng 61:


== Tham khảo ==
== Tham khảo ==
* [http://mythuat360.com.vn/ Đồ gỗ mỹ nghệ, thủ công mỹ nghệ]
* Giáo trình khoa học gỗ - [[Đại học Lâm nghiệp Việt Nam]]
* Giáo trình khoa học gỗ - [[Đại học Lâm nghiệp Việt Nam]]
{{commonscat|Wood}}
{{commonscat|Wood}}

Phiên bản lúc 18:19, ngày 26 tháng 6 năm 2011

Mặt cắt ngang của một cây gỗ thanh tùng châu Âu (Taxus baccata).

Gỗ là một dạng tồn tại vật chất có cấu tạo chủ yếu từ các thành phần cơ bản như: xenluloza (40-50%), hemixenluloza (15-25%), lignin (15-30%) và một số chất khác. Nó được khai thác chủ yếu từ các loài cây thân gỗ.

Công dụng của gỗ

Ưu, nhược điểm của gỗ và cách khắc phục

Ưu điểm của gỗ

Nhược điểm và biện pháp khắc phục

Gỗ bị gây hại bởi sinh vật hại gỗ
  • Sinh trưởng chậm, đường kính có hạn, có nhiều khuyết tật tự nhiên. Cần sử dụng các biện pháp kĩ thuật lâm - sinh hợp lý trong công tác trồng và chăm sóc rừng.
  • Dễ mục, dễ bị sinh vật (mối, mọt,...) phá hoại. Cần phun tẩm các hóa chất chống mối mọt.
  • Đàn hồi thấp. Cần biến tính gỗ bằng phương pháp ép hoặc ngâm hóa chất.
  • Trong khi phơi sấy thường dễ nứt nẻ, cong vênh, biến hình. Cần có phương án cưa xẻ, bóc lớp thích hợp.
  • Trong thân thường có các chất chiết xuất, thường gây khó khăn cho công việc trang sức bề mặt sản phẩm, hoặc ăn mòn các công cụ cắt gọt.
  • Tỷ lệ co dãn cao, sản phẩm thường chịu tác động lớn của độ ẩm, nhiệt độ môi trường. Cần loại bỏ các yếu tố gây co dãn này:
  • Ngâm tẩm hóa chất nhằm thay thế các gốc (-OH) trong gỗ
  • Sấy gỗ để loại bỏ nước tự do và nước thấm khỏi gỗ. Sấy ở nhiệt độ 103±2oC
  • Dễ bắt lửa, dễ cháy. Cần ngâm tẩm hoặc sơn phủ các chất chống bắt lửa

Mặt cắt gỗ

Trong nghiên cứu cấu tạo của gỗ người ta thường nghiên cứu trên 3mặt cắt điển hình:

  • Mặt cắt ngang: Là mặt cắt có phương vuông góc với trục dọc thân cây.
  • Mặt cắt xuyên tâm: Là mặt cắt nghiên cứu có phương song song với trục dọc thân cây và đi qua tâm (lõi) thân cây.
  • Mặt cắt tiếp tuyến: Mặt cắt gỗ có phương song song với trục dọc thân cây và vuông góc với một trong các đường thẳng xuyên tâm.

Gỗ sớm, gỗ muộn

  • Gỗ sớm là phần gỗ sinh ra trong 1 chu kì sinh trưởng ở điều kiện sinh trưởng thuận lợi (ở Việt nam thường là mùa xuân hạ). Gỗ sớm thường có màu sáng hơn. Các tế bào gỗ sớm thường có vách mỏng, ruột lớn. Khả năng chịu các lực cơ học là thấp hơn.
  • Gỗ muộn là phần gỗ sinh ra trong một chu kì sinh trưởng của cây gỗ ở điều kiện sinh trưởng không thuận lợi (ở Việt nam thường là mùa thu đông). Gỗ muộn thường có màu thẫm. Tế bào gỗ muộn vách dầy, ruột nhỏ, khả năng chịu tác động cơ học tốt.

Gỗ giác, gỗ lõi

Gỗ giác, gỗ lõi

Gỗ lõi là do gỗ giác hình thành nên. Đây là một quá trình biến đổi sinh học, vật lý và hóa học rất phức tạp. Trước hết tế bào chết, thể bít hình thành, các chất hữu cơ xuất hiện: nhựa cây, chất màu, tanin, tinh dầu,... Ở trong ruột tế bào thấm lên vách tế bào làm cho gỗ lõi có màu sẫm, nặng, cứng, khó thấm nước, đồng thời có khả năng chống sâu, nấm, mối, mọt hơn gỗ giác.

Trên mặt cắt ngang gỗ lõi có màu sẫm hơn so với gỗ giác. Ở một vài loài, thường xuất hiện hiện tượng gỗ lõi bị rỗng. Không có mối quan hệ nào giữa tăng trường đường kính thân cây và thể tích gỗ giác, gỗ lõi. Có loài không hình thành gỗ lõi, có loài gỗ lõi hình thành từ rất sớm, khiến bề dày của gỗ giác rất mỏng (ví dụ gỗ cây họ Dẻ, họ Dâu tằm).

Vòng năm

Là vòng gỗ do tầng phát sinh phân sinh ra thường là 1 năm (tuỳ theo vị trí địa lý, ví dụ ở Việt Nam thì vòng tăng trưởng trùng với một năm). Độ rộng của vòng năm phản ảnh tốc độ sinh trưởng của một cây. Số lượng vòng năm cho ta biết tuổi cây. Trên mặt cắt ngang, vòng năm là những đường tròn đồng tâm, trên mặt cắt xuyên tâm chúng là những đường thẳng song song với nhau và có thể song song với trục dọc thân cây. Tùy từng đặc điểm sinh học của loài, đặc điểm thời tiết, điều kiện dinh dưỡng mà vòng năm có thể là dễ nhận biết hoặc khó nhận biết.

Gỗ lá kim

Gỗ lá kim là sản phẩm gỗ tự nhiên khai thác từ các loài cây lá kim. Cấu tạo gỗ lá kim rất đơn giản, thành phần cấu tạo chủ yếu gồm có quản bào vòng, quản bào dọc, tia gỗ, tế bào mô mềm xếp dọc thân cây, ống dẫn nhựa.

Thành phần hóa học của gỗ lá kim chủ yếu gồm: xenlulo chiếm 43-52%, hemixellulo chiếm 15-20%, lignhin chiếm 23-34%, ngoài ra còn 1 số chất phụ khác như chât màu, tinh dầu,...chiếm tỉ lệ rất ít.

Đặc điểm chung của gỗ lá kim là vòng năm rõ, gỗ sớm gỗ muộn phân biệt rõ. Tia gỗ nhỏ và ít. Thớ gỗ thẳng, ít khi nghiêng thớ.

Gỗ lá rộng

Gỗ lá rộng là các sản phẩm gỗ tự nhiên khai thác từ thực vật lá rộng. Gỗ lá rộng có cấu tạo phức tạp hơn gỗ lá kim, các thành phần cấu tạo chủ yếu: mạch gỗ, tế bào mô mềm xếp dọc thân cây, tia gỗ, sợi gỗ, quản bào dọc, ống dẫn nhựa, cấu tạo lớp.

Thành phần hóa học của gỗ lá rộng gồm: xenlulo chiếm 41-49%, hemixellulo chiếm 20-30%, lignhin chiếm 16-25%, ngoài ra còn có mặt của một số chất chiết xuất. Thành phần các nguyên tố là sắp xỉ nhau, tương tự gỗ lá kim không phụ thuộc vào loài cây: C 49-50%; O 43-44%; H ≈ 6%; N ≈1%.

Tham khảo