Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nghệ thuật”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Vuhp146 (thảo luận | đóng góp)
n Lùi đến phiên bản trước phiên bản 4758309 lúc 2011-06-26 14:04:41 của Vuhp146 dùng popups
Dòng 27: Dòng 27:


Một số người gọi [[Truyền hình]] là môn nghệ thuật thứ 8.
Một số người gọi [[Truyền hình]] là môn nghệ thuật thứ 8.
+ Sáng tạo của nghệ thuật là khó và chép thì lạo còn khó không kém . Tôi đã qua hai thứ .http://mythuat360.com.vn/gl002/default.aspx


== Việt Nam ==
== Việt Nam ==

Phiên bản lúc 00:43, ngày 27 tháng 6 năm 2011

Nghệ thuật có thể được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau.

  • Nghệ thuật là sự sáng tạo ra những sản phẩm vật thể hoặc phi vật thể chứa đựng những giá trị lớn về tư tưởng-thẩm mỹ, mang tính chất văn hóa làm rung động cảm xúc, tư tưởng tình cảm cho người thưởng thức. Theo ý nghĩa này thường là các loại hình nghệ thuật khác nhau.
  • Nghệ thuật là cái hay cái đẹp để người ta chiêm nghiệm qua các giác quan từ đó ngưỡng mộ bởi trình độ, tài năng, kĩ năng, kĩ xảo cao vượt lên trên mức thông thường phổ biến. Theo nghĩa này thường là một tác phẩm nghệ thuật hoặc một nghệ sĩ cụ thể nào đó.
  • Được gọi là nghệ thuật là khi một nghề nghiệp nào đó được thực hiện ở mức hoàn hảo với trình độ điêu luyện, thậm chí siêu việt. Chẳng hạn nghệ thuật viết báo, nghệ thuật diễn thuyết, nghệ thuật nấu ăn, nghệ thuật đắc nhân tâm, nghệ thuật dùng phím chuột của PC... Theo nghĩa này thường là một tài khéo đặc biệt nào đó.
  • "Nghệ thuật đấy là ngữ cảnh địa phương của cá nhân và cộng đồng". Đây là quan điểm đương đại về nghệ thuật và được đa số học giả chấp nhận.
  • "Mọi sự miêu tả cảm tính bất kỳ một vật thể sống hay hiện tượng nào từ giác độ trạng thái cuối cùng của nó, hay là dưới ánh sáng của thế giới tương lai, sẽ là tác phẩm nghệ thuật.” Soloviev - nhà thơ triết gia vĩ đại người Nga

Một số khái niệm đi liền với nghệ thuật là nghệ sĩ, nghệ nhân

Những môn nghệ thuật chính

  1. Thi ca
  2. Âm nhạc
  3. Hội họa
  4. Điêu khắc
  5. Kiến trúc
  6. Sân khấu & Khiêu vũ
  7. Điện ảnh

Trong 7 môn nghệ thuật thì Điện ảnh là môn nghệ thuật kết hợp từ 6 môn nghệ thuật còn lại. Trong đó thì Thi ca, Âm nhạc, Sân khấu là các môn nghệ thuật về thời gian (có tính phi vật thể), còn Hội họa, Điêu khắc, Kiến trúc là các môn nghệ thuật về không gian (có tính vật thể). Trong 6 môn này thì có Sân khấu và Kiến trúc là 2 môn chính, còn Thi ca và Âm nhạc là 2 môn phụ trợ cho Sân khấu, Hội họa và Điêu khắc là 2 môn phụ trợ cho Kiến trúc. Đó chỉ là sự phụ trợ, không phải là sự cấu thành.

Cũng có quan niệm cho rằng Thi ca không phải là 1 môn nghệ thuật, nó thuộc về văn học và Khiêu vũ thế vào chổ ấy. Như vậy, Sân khấu có 2 môn nghệ thuật phụ trợ là Âm nhạc và Khiêu vũ.

Điện ảnh cũng được gọi là môn nghệ thuật thứ bảy vì ra đời sau 6 môn nghệ thuật cơ bản. Thời Baroque (thời nghệ thuật rất phát triển ở châu Âu), người ta chia nghệ thuật ra làm 6 loại. Sau này khi điện ảnh (cinema) xuất hiện, những người đời sau mới gọi điện ảnh là nghệ thuật thứ 7. Một số học giả cho rằng tên gọi nghệ thuật thứ 7 ra đời từ Trung quốc. Thời phong kiến, tư tưởng Khổng giáo hướng nam nhi đến lục nghệ: lễ, nhạc, xạ (bắn), ngự (cưỡi ngựa), thủ (học chữ), số (học tính). Sau đó, văn hóa phương Tây du nhập và Trung quốc biết đến Điện ảnh, vì thế mà gọi đó là môn nghệ thuật thứ 7.

Thời Baroque chưa có điện ảnh, vì vậy họ chỉ có 6 loại. Còn nếu nói về nghệ thuật hiện đại thì không phải chỉ có 7 nghệ thuật mà còn có nhiều hơn, chẳng hạn trang trí (decoration) đã tách ra khỏi hội họa thành một ngành riêng, thiết kế (design) là ngành mới phát sinh sau này, nhiếp ảnh (photography) cũng là ngành được sinh ra sau thời Baroque, thơ ca (poetry) đã tách ra thành một ngành mặc dù vẫn còn được xem là một phần của văn học. Chắc chắn rằng với sự xuất hiện của máy tính, những ngành nghệ thuật hiện đại mới sẽ phát sinh.

Một số người gọi Truyền hình là môn nghệ thuật thứ 8.

Việt Nam

Định nghĩa từ điển

Nghệ thuật là hình thái ý thức xã hội đặc biệt, dùng hình tượng sinh động, cụ thể và gợi cảm để phản ánh hiện thực và truyền đạt tư tưởng tình cảm [1].

Đó là cách định nghĩa của từ điển Việt Nam, nhưng thực tế cho thấy tại Việt Nam có nhiều hình thái ý thức được coi là nghệ thuật chỉ dưới con mắt của một số người, phần đông còn lại không hiểu ý nghĩa mà hình thái đó muốn truyền tải và cho rằng đó là vô nghĩa. Lý do ở đây là không phải nghệ thuật lúc nào cũng phải sinh động, cụ thể và gợi cảm, nói đúng hơn là không phải ai cũng nhìn hình thái đó một cách sinh động, cụ thể hay gợi cảm. Có một câu nói khá thú vị về nghệ thuật có thể bổ sung vào để giúp bạn hiểu rõ hơn: "Nghệ thuật không phải là sự thật khách quan, đó chỉ là những sự thật khác nhau qua những lăng kính khác nhau" hay một định nghĩa đã được nêu ở trên: "Nghệ thuật đấy là ngữ cảnh địa phương của cá nhân và cộng đồng".

Ở Việt Nam, nghệ thuật thường đi liền với văn học. Ta có thể bắt gặp các từ ngữ như văn nghệ, giới văn nghệ sĩ, văn học-nghệ thuật,... trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, văn học chỉ là một phạm trù của nghệ thuật. Có thể là vì văn học được coi là phạm trù nghệ thuật quan trọng nhất tại Việt Nam. Xem thêm bài văn học.
=== Định nghĩa mới ===[2].
Nghệ thuật là sự liên kết (sự rung động) giữa người sáng tác (nghệ sỹ) và người thưởng thức, bằng các thủ pháp nghệ thuật thông qua tác phẩm tác động vào ý thức thẩm mỹ của họ, hướng con người tới giá trị thẩm mỹ cao hơn

Xu hướng

Có hai xu hướng trong nghệ thuật (đặc biệt là văn học) đã gây tranh cãi từ lâu tại Việt Nam, đó là Nghệ thuật vị nghệ thuậtNghệ thuật vị nhân sinh. Nhưng trải qua nhiều thời kì, cả hai xu hướng này dường như không còn đối lập hoàn toàn với nhau trong suy nghĩ của nhiều người, bởi vì một tác phẩm nghệ thuật có giá trị phải là một tác phẩm có sự hài hòa giữa hai yếu tố nghệ thuật và nhân sinh.[cần dẫn nguồn]

Nghệ thuật vị nghệ thuật

Xu hướng trong nghệ thuật chủ trương người nghệ sĩ chỉ vì bản thân nghệ thuật mà sáng tác[3].

Nghệ thuật vị nhân sinh

Xu hướng trong nghệ thuật chủ trương nghệ thuật phải gắn liền với đời sống xã hội, phải phục vụ con người[4].

Chú thích

  1. ^ Từ điển Tiếng Việt năm 2005 của Viện Ngôn Ngữ Học Việt Nam
  2. ^ phamds_ phamhuuthuy@yahoo.com.vn
  3. ^ Tham khảo Từ điển Viêt Nam năm 2005 của Viện ngôn ngữ học.
  4. ^ Tham khảo Từ điển Viêt Nam năm 2005 của Viện ngôn ngữ học.

Liên kết ngoài