Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cổng thông tin:Lịch sử”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TRMC (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
TRMC (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 61: Dòng 61:
|contenu={{Random portal component|max=8|header=Nhân vật chọn lọc|subpage=Nhân vật chọn lọc}}
|contenu={{Random portal component|max=8|header=Nhân vật chọn lọc|subpage=Nhân vật chọn lọc}}
}}
}}
{{/Modèle Cadre_1
</div>
|titre=Bài viết chọn lọc

|logo=Crystal Clear app ktip.png
{{/box-header|''WikiProjects''|Portal:History/WikiProjects|}}
{{Portal:History/WikiProjects}}
|lien=Chủ đề:Lịch sử/WikiProjects
|contenu={{Chủ đề:Lịch sử/WikiProjects}}
{{/box-footer|}}
}}

{{/Modèle Cadre_1
{{/box-header|''Things you can do''|Portal:History/Things you can do|}}
|titre=Bài viết chọn lọc
{{Portal:History/Things you can do}}
|logo=Crystal Clear app ktip.png
{{/box-footer|}}
|lien=Chủ đề:Lịch sử/Bạn có thể làm gì
</div>
|contenu={{Chủ đề:Lịch sử/Bạn có thể làm gì}}

}}
{{/box-header|''Categories''|Portal:History/Categories|}}
{{/Modèle Cadre_1
{{Portal:History/Categories}}
|titre=Bài viết chọn lọc
{{/box-footer|}}
|logo=Crystal Clear app ktip.png

|lien=Chủ đề:Lịch sử/Danh mục
|contenu={{Chủ đề:Lịch sử/Danh mục}}
}}
</div>
</div>



Phiên bản lúc 09:04, ngày 6 tháng 7 năm 2011

Représentation de la muse Clio, symbole de l'histoire Cổng tri thức

Lịch sử

« Lịch sử là gì? Là tiếng vang của quá khứ đến tương lai, là sự phản xạ của tương lai về quá khứ. » — Victor Hugo
Chủ đề liên quan
    Tiền sử    Thời kỳ cổ đại     Trung cổ     Cận đại     Hiện đại
Le portail Histoire Tous les portails connexes à l'histoire Sous-portail Historiographie
Historia của Nikolaos Gyzis

Historia của Nikolaos Gyzis

Lịch sử là môn học về nghiên cứu và phân tích những sự kiện đã xảy ra. Sự kiện bao gồm sự kiện bản thể luận và sự kiện nhận thức luận nên do đó, trong thực tế, chỉ có một số sự kiện lịch sử được xem là "thật". Đa số các nhà nghiên cứu các sự kiện lịch sử này (thường được gọi là sử gia) tin rằng quan điểm hiện tại của chúng ta có thể đổi cách hiểu những sự kiện xưa. Vì thế cách giải thích những sự kiện xưa thay đổi thường xuyên qua các thời kỳ. Những giải thích dựa theo các nguồn gốc "căn bản" – những văn kiện được viết ra vào lúc đó hay gần sau lúc đó – thường được xem là có giá trị nhất.

Lịch sử ít nhất có hai nghĩa. Thứ nhất là sự biến đổi của vật tồn tại trong hiện thực được diễn đạt khác đi và định nghĩa là Lịch sử. Tuy nhiên việc bảo tồn quá trình đó là không có và cuối cùng biến mất. Một ý nghĩa khác của lịch sử là chỉ kết quả ghi chép lại với đối tượng là sự biến chuyển đang dần biến mất đó tức là ghi chép lịch sử. Như vậy cái trước được gọi là nghĩa rộng: toàn thể các sự kiện, cái thứ hai được gọi là sách lịch sử. Các nhà nghiên cứu đều có mong muốn nghiên cứu sâu lịch sử và dự đoán tương lai.

Tuy nhiên cả ghi chép lịch sử cũng không có khả năng ghi lại trung thực toàn bộ những gì diễn ra trong quá khứ vì nó chịu sự chi phối của lượng thông tin và độ chính xác của thông tin mà người chép sử có; phương pháp luận, định kiến chính trị, hệ tư tưởng, nhân sinh quan, các giá trị đạo đức của anh ta và nhất là bối cảnh chính trị xã hội mà anh ta đang sống. Tất cả những yếu tố này trở thành bộ lọc và lăng kính bóp méo sự thật lịch sử. Sử học chỉ là một cách tiếp cận của nhà sử học đối với những sự kiện trong quá khứ chứ không phải là sự phản ánh chính xác những sự kiện đó như chúng từng xảy ra. Edward Hallett Carr trong tác phẩm Lịch sử là gì? đã chỉ ra điều đó. Chính vì vậy các ghi chép trong chính sử bao gồm sự phản tỉnh hay bất lợi cho kẻ thắng thường có độ tin cậy cao hơn.

Chủ đề:Lịch sử/Bài viết chọn lọc ModifierBài viết chọn lọc

USS Nevada (BB-36)

USS Nevada (BB-36), chiếc tàu chiến thứ hai của Hải quân Hoa Kỳ được đặt theo tên của tiểu bang thứ 36 của Hoa Kỳ, là chiếc dẫn đầu trong số hai chiếc thiết giáp hạm thuộc lớp Nevada; chiếc tàu chị em với nó chính là chiếc Oklahoma. Được hạ thủy vào năm 1914, Nevada là một cú nhảy vọt trong kỹ thuật tàu chiến hạng nặng, với bốn trong trong số các đặc tính của nó hiện diện trên tất cả các thiết giáp hạm Mỹ sau này: tháp pháo với ba khẩu súng chính, súng phòng không, thay thế than bằng dầu làm nhiên liệu, và nguyên tắc “tất cả hoặc không có gì” khi thiết kế vỏ giáp. Các đặc tính này làm cho Nevada trở thành chiếc thiết giáp hạm “Siêu Dreadnought” đầu tiên của Hải quân Mỹ.

Nevada đã phục vụ trong cả hai cuộc chiến tranh thế giới: trong những tháng cuối cùng của Thế chiến thứ nhất, Nevada đặt căn cứ tại vịnh Bantry, Ireland để bảo vệ các đoàn tàu vận tải đi và đến nước Anh. Trong Thế chiến thứ hai, nó là một trong những thiết giáp hạm bị kẹt lại bên trong vịnh khi Hải quân Nhật tấn công Trân Châu Cảng. Nó là chiếc thiết giáp hạm duy nhất di chuyển được trong cuộc tấn công, khiến cho nó trở thành “điểm sáng duy nhất trong ngày ảm đạm và suy sụp đó” của nước Mỹ. Dù vậy, nó vẫn bị đánh trúng một quả ngư lôi và ít nhất sáu trái bom trong khi di chuyển ra khỏi nơi neo đậu hàng thiết giáp hạm, buộc nó phải tự mắc cạn gần bờ. Sau khi được trục vớt và hiện đại hóa tại xưởng hải quân Puget Sound, Nevada phục vụ trong việc hộ tống các đoàn tàu vận tải tại vùng biển Đại Tây Dương, và yểm trợ hỏa lực cho nhiều cuộc tấn công đổ bộ tại Normandie và tại miền Nam nước Pháp; trong trận Iwo Jimatrận Okinawa tại mặt trận Thái Bình Dương. [ Đọc tiếp ]

Lịch sử/Hình ảnh chọn lọc ModifierHình ảnh chọn lọc

Hình ảnh chọn lọc

Bản đồ dùng cho quân sựthương mại do Müllhaupt, Fritz thực hiện năm 1885 mô tả biên giới của Pháp-Đức cùng các nước lân cận như Bỉ, Hà LanThụy Sĩ.

Ảnh: Müllhaupt, Fritz

Chủ đề:Lịch sử/Bạn có biết ModifierBạn có biết

Bạn có biết

Abraham Lincoln
Abraham Lincoln
Chủ đề:Lịch sử/Nhân vật chọn lọc ModifierBài viết chọn lọc

Nhân vật chọn lọc

William Wilberforce

William Wilberforce (24 tháng 8 năm 175929 tháng 7 năm 1833), là chính khách, nhà hoạt động từ thiện, và là nhà lãnh đạo phong trào bãi nô. Quê quán ở Hull, Yorkshire, Wilberforce khởi đầu sự nghiệp chính trị từ năm 1780, trở thành nghị sĩ độc lập trong Quốc hội đại diện cho Yorkshire từ 1784 đến 1812.

Năm 1785, những trải nghiệm tâm linh đem ông đến đức tin Cơ Đốc và trở thành tín hữu Cơ Đốc theo trào lưu Tin Lành. Những trải nghiệm này đã dẫn đến những thay đổi quan trọng trong lối sống, và giúp ông cống hiến phần còn lại của cuộc đời cho lý tưởng cải cách xã hội. Năm 1787, Wilberforce có cơ hội tiếp xúc với Thomas Clarkson và một nhóm hoạt động bãi nô, trong đó có Granville Sharp, Hannah More, và Lord Middleton. Họ đã thuyết phục Wilberforce chấp nhận mục tiêu đấu tranh của phong trào bãi nô, và ít lâu sau ông trở thành một trong những nhà lãnh đạo phong trào tại Anh. Ông đứng đầu chiến dịch vận động bãi nô tại Quốc hội, một nỗ lực kéo dài cho đến khi luật chống buôn bán nô lệ được thông qua năm 1807.

Wilberforce tin tưởng rằng tôn giáo, đạo đức, và giáo dục là những yếu tố quyết định trong cải cách xã hội. Ông tham gia tích cực vào các hoạt động như vận động cho việc thành lập Hội Trấn áp Tội phạm, giới thiệu Cơ Đốc giáo tại Ấn Độ, thiếp lập khu định cư cho người nô lệ được giải phóng ở Sierra Leone, thành lập Hội Truyền giáo Hội thánh, và Hội chống hành hạ súc vật.

Trong những năm cuối đời, Wilberforce tiếp tục ủng hộ cuộc đấu tranh chống chế độ nô lệ cho đến năm 1826, khi ông phải từ nhiệm khỏi Quốc hội vì lý do sức khỏe. Nỗ lực của Wilberforce đã dẫn đến việc ban hành Đạo luật Bãi nô năm 1883, tuyên bố bãi bỏ chế độ nô lệ trên lãnh thổ Đế chế Anh. Wilberforce từ trần chỉ ba ngày sau khi nghe tin báo cho biết đạo luật chắc chắn sẽ được thông qua tại Quốc hội và được an táng tại Tu viện Westminster cạnh người bạn thân của ông William Pitt. [ Đọc tiếp ]

Tẩy sạch vùng nhớ đệm máy chủ