Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến tranh Trung–Nhật”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 7: Dòng 7:
|caption=Bản đồ vùng Nhật Bản chiếm đóng vào năm [[1940]].
|caption=Bản đồ vùng Nhật Bản chiếm đóng vào năm [[1940]].
|date=[[7 tháng 7]] năm [[1937]] — [[9 tháng 9]] năm [[1945]]
|date=[[7 tháng 7]] năm [[1937]] — [[9 tháng 9]] năm [[1945]]
|place=[[Trung Quốc]]
|place=[[Trung Quốc đại lục]]
|casus=Nhật Bản chiếm Mãn Châu (1931)<br>[[Sự kiện Lư Câu Kiều]] (1937)
|casus=Nhật Bản chiếm Mãn Châu (1931)<br>[[Sự kiện Lư Câu Kiều]] (1937)
|territory=Trung Hoa chiếm lại [[Mãn Châu]], [[Đài Loan]] và [[Bành Hồ]], nhưng phải chấp nhận việc [[Mông Cổ]] độc lập
|territory=Trung Hoa chiếm lại [[Mãn Châu]], [[Đài Loan]] và [[Bành Hồ]], nhưng phải chấp nhận việc [[Mông Cổ]] độc lập

Phiên bản lúc 06:40, ngày 27 tháng 1 năm 2019

Bản mẫu:FixBunching

Chiến tranh Trung-Nhật
Một phần của Chiến tranh Thái Bình Dương thuộc Chiến tranh thế giới thứ hai

Bản đồ vùng Nhật Bản chiếm đóng vào năm 1940.
Thời gian7 tháng 7 năm 19379 tháng 9 năm 1945
Địa điểm
Kết quả Nhật Bản đầu hàng phe đồng minh, Trung Quốc trở thành thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
Thay đổi
lãnh thổ
Trung Hoa chiếm lại Mãn Châu, Đài LoanBành Hồ, nhưng phải chấp nhận việc Mông Cổ độc lập
Tham chiến
Đài Loan
Trung Hoa Dân Quốc
và đồng minh của họ

Đế quốc Nhật Bản
Nhật Bản
và đồng minh của họ

Chỉ huy và lãnh đạo
Đài Loan Tưởng Giới Thạch
Đài Loan Trần Thành
Đài Loan Diêm Tích Sơn
Đài Loan Phùng Ngọc Tường
Đài Loan Lý Tông Nhân
Đài Loan Thang Ân Bá
Đài Loan Phó Tác Nghĩa
Đài Loan Vệ Lập Hoàng
Đài Loan Tiết Nhạc
Đài Loan Tôn Lập Nhân
Đài Loan Đỗ Duật Minh
Đài Loan Bạch Sùng Hy
Mao Trạch Đông
Bành Đức Hoài
Chu Đức
Hạ Long
Hoa Kỳ Joseph Stilwell
Hoa Kỳ Claire Chennault
Hoa Kỳ Albert Wedemeyer

Đế quốc Nhật Bản Thiên hoàng Hirohito
Đế quốc Nhật Bản Anami Korechika
Đế quốc Nhật Bản Yasuhiko Asaka
Đế quốc Nhật Bản Hata Shunroku
Đế quốc Nhật Bản Itagaki Seishiro
Đế quốc Nhật Bản Kan'in Kotohito
Đế quốc Nhật Bản Iwane Matsui
Đế quốc Nhật Bản Nishio Toshizo
Đế quốc Nhật Bản Okamura Yasuji
Đế quốc Nhật Bản Sugiyama Hajime
Đế quốc Nhật Bản Tojo Hideki

Đế quốc Nhật Bản Yoshijiro Umezu
Cờ của Chính phủ Uông Tinh Vệ Uông Tinh Vệ
Mãn Châu quốc Phổ Nghi
Lực lượng
  • 600.000 (1937)[3]
    *1.124.900 quân (1945) [4]
  • Thương vong và tổn thất
  • Quân Trung Hoa Dân Quốc
    Chết: 1.320.000
    Bị thương: 1.797.000
  • Quân Đảng Cộng sản Trung Quốc
    Chết:160.603
    Bị thương:290.467
    Mất tích: 87.208
    bị bắt: 45.989
  • 17.530.000 thường dân[5]
  • Theo Trung Quốc: Ước tính khoảng 2.100.000 thương vong, trong đó có khoảng 480.000 người chết[6]
  • Bản mẫu:FixBunching

    Bản mẫu:FixBunching

    Bản mẫu:FixBunching

    Bản mẫu:FixBunching Chiến tranh Trung-Nhật là chiến tranh giữa Trung QuốcNhật Bản bắt đầu từ 7 tháng 7 năm 1937 khi quân Thiên hoàng tiến chiếm Bắc Trung Hoa, khởi đầu từ Sự kiện Lư Câu Kiều và kết thúc khi Nhật đầu hàng quân Đồng Minh ngày 9 tháng 9 năm 1945 vào cuối cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945). Đây là cuộc chiến tranh lớn nhất ở châu Á thế kỷ 20.[7]

    Bối cảnh lịch sử

    Nguồn gốc của chiến tranh Trung-Nhật có thể là Chiến tranh Thanh-Nhật diễn ra trong hai năm 1894-1895, khi Trung Quốc dưới triều Thanh, bị Nhật Bản đánh bại phải nhường Đài Loan và công nhận Triều Tiên độc lập qua Hiệp ước Shimonoseki (Mã Quan). Triều Thanh đang trong buổi hoàng hôn sụp đổ bởi các cuộc khởi nghĩa bên trong và chủ nghĩa đế quốc bên ngoài, trong lúc Nhật Bản đã trở thành một cường quốc sau công cuộc Minh Trị Duy tân.[8]. Trung Hoa Dân quốc được thành lập năm 1912 sau cuộc cách mạng Tân Hợi lật đổ triều Thanh. Nước Cộng hòa non trẻ thậm chí còn trở nên suy yếu hơn bởi sự xung đột của các quân phiệt. Một vài sứ quân thậm chí còn liên kết với nước ngoài nhằm nỗ lực quét sạch các đối thủ khác. Ví dụ, quân phiệt Trương Tác Lâm của Mãn Châu hợp tác rộng rãi với Nhật để nhận viện trợ quân sự và kinh tế.[9]

    Năm 1915, Nhật đưa ra 21 yêu sách nhằm tăng cường quyền lợi chính trị và thương mại ở Trung Quốc.[10] Tiếp sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Nhật giành lấy khu vực ảnh hưởng của Đế quốc Đức ở Sơn Đông.[11] Trung Quốc dưới thời chính phủ Bắc Dương còn bị chia cắt không thể chống lại sự xâm nhập của nước ngoài cho đến Chiến tranh Bắc phạt năm 1926 - 1928, do Trung Quốc Quốc dân đảng đối lập ở Quảng Châu tiến hành.[12]

    Ngày 18-9-1931, Nhật bắt đầu xâm lược Đông bắc Trung Quốc. Chính quyền Tưởng Giới Thạch chủ trương không kháng cự, nên chỉ trong vòng vài tháng toàn bộ vùng Mãn Châu (Đông bắc Trung Quốc) rộng lớn đã rơi vào tay Nhật. Sau đó, tháng 1/1932, Nhật tấn công Thượng Hải. Năm 1933, Nhật chiếm Nhiệt Hà và miền bắc Sát Cáp Nhĩ; năm 1935, chiếm miền đông bắc tỉnh Hà Bắc.

    Ngày l-8-1935, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc ra lời kêu gọi “đình chỉ nội chiến, đoàn kết chống Nhật”, được nhân dân hưởng ứng. Phong trào biểu tình thị uy chống Nhật lan rộng khắp trong nước. Từ tháng 5/1936, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã nhiều lần đề nghị Quốc dân đảng đình chiến, hợp tác thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất chống Nhật. Tuy nhiên, chính phủ Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch vẫn dồn sức tiêu diệt Đảng cộng sản Trung Quốc chứ không lo chống Nhật.

    Ngày 4/12/1936, 2 tướng của Quốc dân đảng là Trương Học LươngDương Hổ Thành được lệnh của Tưởng Giới Thành tấn công đại bản danh của Đảng cộng sản tại Diên An. Do ủng hộ phong trào kháng chiến chống Nhật của Đảng cộng sản Trung Quốc nên 2 ông cố tình trì hoãn việc tiến công. Ngày 6/12, hai tướng thỉnh cầu Tưởng Giới Thạch đình chỉ nội chiến và cùng Đảng cộng sản chống Nhật nhưng bị Tưởng cự tuyệt. Do căm ghét thái độ "hàng Nhật chống Cộng" của Tưởng, tối 12/12/1936 hai tướng cho quân bao vây Hoa Thanh trì và bắt sống Tưởng cùng bộ hạ đưa về Tây An tống giam, đó chính là Sự biến Tây An. Sau sự kiện này, Tưởng Giới Thạch đã phải đồng ý hợp tác với Đảng cộng sản Trung Quốc để kháng chiến chống Nhật.

    Diễn biến

    Ngày 7-7-1937, quân đội Nhật tấn công bất ngờ vào Lư Câu Kiều ở ngoại ô phía nam Bắc Bình (Bắc Kinh). Không đầy một tháng sau vụ Lư Cầu Kiều, Bắc Kinh, Thiên Tân đều rơi vào tay Nhật. Đến tháng 3-1938, Hoa Bắc bị chiếm gần hết. Ở Hoa Trung, tháng 11-1937, Nhật chiếm Thượng Hải; tháng 12 chiếm Nam Kinh. Đến tháng 10-1938, Vũ Hán, Quảng Châu đều rơi vào tay Nhật.

    Ngày 15-7-1937, Đảng Cộng sản ra Tuyên ngôn Quốc-Cộng hợp tác chống Nhật. Ngày 22-9, do chịu sức ép dư luận, Quốc dân đảng phải chính thức công bố bản Tuyên ngôn đó.

    Trong 8 năm chiến tranh, quân đội Quốc Dân Đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc đã hợp tác với nhau. Đảng Cộng sản Trung Quốc tiến hành nhiều trận đánh với Nhật và chịu tổn thất lớn trước một đạo quân trang bị tốt hơn của Nhật Bản, tuy nhiên chiến thuật du kích của họ cũng phát huy hiệu quả khiến quân Nhật sa lầy. Để tỏ thiện chí hợp tác, Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng cử một phần lực lượng tới trợ giúp cho hàng ngũ của Quốc dân đảng (xem Tân Tứ quânSư đoàn Cộng sản của Quân đội Cách mạng Quốc dân). Hai bên thỏa thuận đơn vị này được Quốc dân đảng cho mang huy hiệu giống binh sĩ của họ để được di chuyển trong cùng do Quốc dân đảng kiểm soát, nhưng công tác chỉ huy thì vẫn do Đảng Cộng sản nắm giữ.

    Trong khi quân Quốc dân đảng rút lui thì lực lượng vũ trang của Đảng Cộng sản ở vùng Tây Bắc (lúc này được đổi tên là Bát lộ quân) và ở vùng Hoa Nam (được gọi là Tân tứ quân) đã thực hiện hiện phương châm độc lập tiến hành chiến tranh nhân dân, tiến vào vùng địch hậu, phát động nhân dân mở rộng chiến tranh du kích, lập nhiều khu căn cứ địa chống Nhật. Hơn 30.000 bát lộ quân vượt Hoàng Hà tiến về Hoa Bắc, 12.000 tân tứ quân tiến về phía bắc và nam Trường Giang. Cuối tháng 9/1937, sư đoàn 115 của Bát lộ quân đã đánh thắng tại Trận Bình Hình quan (Sơn Tây), tiêu diệt hơn 3.000 quân tinh nhuệ của Nhật. Đây là chiến thắng quân sự đầu tiên của người Trung Quốc trong cuộc chiến, có ý nghĩa cổ vũ tinh thần người dân cả nước.

    Do trang bị yếu cũng như sự hợp tác lỏng lẻo giữa Quốc Dân đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc nên cuộc chiến của Trung Quốc gặp nhiều khó khăn. Quân Quốc dân Đảng chủ yếu tham chiến ở khu vực Đông Nam, trong khi Đảng Cộng sản chủ yếu tham chiến ở khu vực Đông Bắc. Tuy lực lượng nhỏ hơn nhiều so với Quốc Dân đảng song quân của Đảng Cộng sản tỏ ra tác chiến hiệu quả hơn do có tinh thần chiến đấu cao hơn và biết sử dụng chiến tranh du kích, các chiến khu của họ được giữ vững trong chiến tranh. Bất chấp những thiệt hại khi chiến đấu chống Nhật, lực lượng của Đảng Cộng sản đã tăng từ 92.000 quân (năm 1937) lên 900.000 quân (năm 1945), chưa kể hàng triệu du kích do họ chỉ đạo. Ngoài ra, uy tín Đảng Cộng sản còn được nâng cao, họ nhận được sự ủng hộ của đông đảo người dân do những thành tích chiến đấu trong công cuộc kháng Nhật, đây sẽ là nguyên nhân chính Đảng Cộng sản đánh bại Quốc dân đảng trong nội chiến Trung Quốc lần 2.

    Trong khi đó, quân Quốc Dân đảng không biết phát động chiến tranh du kích mà thường đánh trực diện kiểu quy ước với quân Nhật. Do kém hơn quân Nhật cả về trang bị lẫn tinh thần chiến đấu nên kết quả là quân Quốc Dân đảng thường bị thất trận, họ chịu một loạt thất bại lớn tại Trận Thượng Hải (1937), Trận Từ Châu, Trận Vũ Hán, Trận Nam Xương... Quốc Dân đảng đã phải bỏ thủ đô Nam Kinh để chạy tới Trùng Khánh và để mất vùng duyên hải Đông nam với nhiều thành phố lớn như Thượng Hải, Nam Kinh, Quảng Châu... Quân đội tưởng Giới Thạch từng bước phải rút lui và cuối cùng tập trung tại khu vực Tây Nam Trung Quốc để bảo toàn lực lượng. Uy tín của Quốc Dân đảng trong nhân dân bị suy sụp do những thất bại này. Một số chiến lược tiêu cực của Quốc Dân đảng cũng gây mất lòng dân, như Sự kiện phá đê Hoa Viên Khẩu để ngăn quân Nhật, nhưng đã khiến 500.000 dân thường thiệt mạng vì lũ lụt.

    Tám năm chiến tranh gây ra tổn thất lớn cho Trung Quốc về nhân mạng, ước từ 15 đến 25 triệu. Người Nhật đã thực hiện Chiến dịch Hoa huệ vàng nhằm lấy đi số vàng bạc trên khắp châu Á trong đó bao gồm cả Trung Quốc. Số vàng lấy được tại Trung Quốc đã được chuyển về Nhật an toàn hơn các phần ở Đông Nam Á.

    Trang web của Pháp luân công thì cho rằng chính việc phát xít Nhật đem quân tấn công Trung Quốc vào năm 1937 đã gián tiếp giúp cho Đảng Cộng sản tăng cường lực lượng. Đến thời điểm đó, lực lượng hai bên là rất chênh lệch, tuy nhiên cuộc xâm lược của Nhật đã khiến cho Tưởng Giới Thạch buộc phải tạm thời liên kết với Đảng Cộng sản để tiến hành kháng chiến, do đó Đảng Cộng sản đã tránh được mũi nhọn tấn công của Quốc dân Đảng. Sau khi cuộc nội chiến kết thúc và Đảng Cộng sản lên nắm quyền lãnh đạo Trung Quốc, Mao Trạch Đông đã rất nhiều lần "cảm ơn" quân đội Nhật đã gián tiếp "giúp" ông và ĐCS đánh bại Quốc dân Đảng. Vào năm 1970, khi trả lời phỏng vấn của nhà báo Mỹ Edgar Snow, Mao Trạch Đông đã nói rằng: "Nếu không có sự giúp đỡ của người Nhật, cuộc cách mạng [của Đảng Cộng sản] tại Trung Quốc sẽ không thể thành công. Tôi đã nói điều này với một người Nhật, một nhà tư bản, tên là Saburo Nanxiang. Ông ấy nói với tôi rằng: 'Chúng tôi xin lỗi vì đã xâm lược Trung Quốc'. Tôi nói với ông ấy rằng: 'Đừng nói vậy, ngược lại, Nhật Bản đã giúp chúng tôi (những người Cộng sản) rất nhiều', đặc biệt là các quân phiệt Nhật Bản và Nhật hoàng. Các ông chiếm hơn một nửa Trung Quốc, người dân Trung Quốc đã đoàn kết chiến đấu với các ông, nhờ đó chúng tôi đã xây dựng được một triệu quân và kiểm soát được những vùng có 100 triệu dân. Đây không phải là sự giúp đỡ của các ông sao?". Trong một cuộc gặp vào năm 1972 để đàm phán về việc thiết lập quan hệ ngoại giao ở cấp đại sứ giữa 2 nước, khi Thủ tướng Nhật Tanaka Kakuei đưa ra lời xin lỗi vì đã xâm lược Trung Quốc vào năm 1937, Mao Trạch Đông đã trả lời rằng: "Các ông không phải nói lời xin lỗi, chính các ông đã giúp đỡ đất nước Trung Quốc, tại sao ư? Bởi vì nếu như Đế quốc Nhật Bản không phát động cuộc chiến xâm lược, làm thế nào những người cộng sản chúng tôi trở nên hùng mạnh? Làm sao chúng tôi có thể giành chính quyền, làm sao chúng tôi có thể đánh bại Tưởng Giới Thạch?... Nếu Nhật Bản không xâm chiếm Trung Quốc, chúng tôi không thể có được sự hợp tác với Quốc Dân Đảng, chúng tôi không thể phát triển, và cuối cùng lên nắm quyền, và cũng sẽ không có cuộc đàm phán ngày hôm nay tại Bắc Kinh" [13]

    Kết quả

    Chiến tranh đã chấm dứt do Nhật Bản đầu hàng phe Đồng minh vào tháng 8 năm 1945. Tuy Trung Quốc đã không thể thắng Nhật Bản trên lục địa châu Á trong cuộc chiến Trung - Nhật này nhưng chiến thắng chung cuộc của phe Đồng minh cũng khiến Trung Quốc trở thành nước thắng trận.

    Kết quả của cuộc chiến là Trung Quốc đã chiếm lại được Mãn Châu, Đài Loan và Bành Hồ, tuy nhiên Trung Quốc phải chấp nhận việc Mông Cổ độc lập. Ngoài ra, Trung Hoa Dân Quốc còn có ghế trong Hội đồng Thường trực của Liên Hiệp Quốc. Ghế này của Trung Hoa Dân Quốc sau đó được chuyển lại cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

    Chú thích

    1. ^ David Horner - Essential Histories 018 - The Second World War (1)Pacific[Osprey Essential Histories 018] Nhà xuất bản Osprey
    2. ^ Taylor, Jay, The Generalissimo, tr.645.
    3. ^ Nhật Bản trong chiến tranh Thái Bình Dương – Nhà xuất bản Công an Nhân dân tr 144
    4. ^ http://www.geocities.co.jp/WallStreet/2687/siryo/siryo16.html
    5. ^ Hsu Long-hsuen "Lịch sử của cuộc chiến tranh Trung-Nhật (1937-1945)" Đài Bắc 1972
    6. ^ Hà Bỉnh Lệ. Các nghiên cứu về dân số của Trung Quốc, 1368-1953. Cambridge: Harvard University Press, 1959.
    7. ^ Bix, Herbert P. (1992), “The Showa Emperor's 'Monologue' and the Problem of War Responsibility”, Journal of Japanese Studies, 18 (2): 295–363, doi:10.2307/132824
    8. ^ Wilson, Dick, When Tigers Fight: The story of the Sino-Japanese War, 1937-1945, tr.5
    9. ^ “Foreign News: Revenge?”. Time magazine. 13 tháng 8 năm 1923. Không cho phép mã đánh dấu trong: |publisher= (trợ giúp)
    10. ^ Hoyt, Edwin P., Japan's War: The Great Pacific Conflict, tr.45
    11. ^ Palmer and Colton, A History of Modern World, tr.725
    12. ^ Taylor, Jay, tr.57
    13. ^ 中共官方记载 毛泽东至少六次感谢日本侵华

    Liên kết ngoài


    Bản mẫu:CTTG2-stub