Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phước Long (huyện)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 44: Dòng 44:


==Nông thôn mới==
==Nông thôn mới==

* Huyện Phước Long là một trong 5 huyện (Nam Đàn - tỉnh Nghệ An, Hải Hậu - tỉnh Nam Định, '''Phước Long - tỉnh Bạc Liêu''', Phú Ninh - tỉnh Quảng Nam, K'Bang - tỉnh Gia Lai) được Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới Trung ương chọn làm điểm chỉ đạo điểm của cả nước về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2015.


* Vào tháng 1 năm 2018, huyện Phước Long đã được công nhận là huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
* Vào tháng 1 năm 2018, huyện Phước Long đã được công nhận là huyện đạt chuẩn nông thôn mới.

Phiên bản lúc 15:32, ngày 3 tháng 2 năm 2019

Phước Long
Huyện
Huyện Phước Long
Bản đồ huyện Phước Long (màu đỏ)
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Cửu Long
TỉnhBạc Liêu
Huyện lỵẤp Hành Chính, Thị trấn Phước Long
Phân chia hành chính1 thị trấn, 7 xã
Thành lập20/05/1920
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDPhạm Thanh Hải
Chủ tịch HĐNDĐặng Tiến Út
Chủ tịch UBMTTQTrần Thanh Khôi
Chánh án TANDHồng Văn Bào
Viện trưởng VKSNDTrần Quốc Tuấn
Địa lý
Tọa độ: 9°24′B 105°24′Đ / 9,4°B 105,4°Đ / 9.4; 105.4
Phước Long trên bản đồ Việt Nam
Phước Long
Phước Long
Vị trí huyện Phước Long trên bản đồ Việt Nam
Diện tích404,8 km²
Dân số (2018)
Tổng cộng123.000 người
Mật độ304 người/km²
Dân tộcKinh, Hoa, Khmer
Khác
Mã hành chínhVN-55
Mã bưu chính96xxxx
Mã điện thoại291
Biển số xe94-E1, 94-AH

Phước Long là một huyện nằm ở phía Bắc Quốc Lộ 1A của tỉnh Bạc Liêu. Huyện lỵ là thị trấn Phước Long.

Phát triển đô thị

  • Huyện Phước Long được nâng cấp thành thị xã và là một trong 4 đô thị loại IV của tỉnh Bạc Liêu, có hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hợp lý, hiện đại, tạo nên mạng lưới hoàn chỉnh, liên hoàn, liên kết giữa các phương thức vận tải ở đô thị và nông thôn và giữa các đô thị của Phước Long với các đô thị khác trong tỉnh và khu vực.
  • Phấn đấu đến năm 2020 thị trấn Phước Long đạt chuẩn đô thị loại IV, đô thị Phó Sinh, Chủ Chí đạt chuẩn đô thị loại V, dự kiến thành lập thêm thị trấn Phó Sinh (từ xã Phước Long) và thị trấn Chủ Chí (từ xã Phong Thạnh Tây B). Huyện Phước Long có 3 thị trấn (tăng 2 thị trấn).
  • Trong năm 2020 huyện Phước Long có 3 thị trấn: Phước Long, Phó Sinh, Chủ Chí và 7 xã: Hưng Phú, Phước Long, Vĩnh Thanh, Vĩnh Phú Đông, Vĩnh Phú Tây, Phong Thạnh Tây A, Phong Thạnh Tây B.
  • Đến năm 2030 huyện Phước Long dự kiến hoàn thành các tiêu chí của đô thị loại IV và được nâng lên thành thị xã Phước Long trực thuộc tỉnh Bạc Liêu.

Nông thôn mới

  • Huyện Phước Long là một trong 5 huyện (Nam Đàn - tỉnh Nghệ An, Hải Hậu - tỉnh Nam Định, Phước Long - tỉnh Bạc Liêu, Phú Ninh - tỉnh Quảng Nam, K'Bang - tỉnh Gia Lai) được Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới Trung ương chọn làm điểm chỉ đạo điểm của cả nước về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2015.
  • Vào tháng 1 năm 2018, huyện Phước Long đã được công nhận là huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
  • Mục tiêu mà huyện Phước Long quyết tâm phấn đấu là sẽ về đích sớm hơn 5 năm so với lộ trình của tỉnh đề ra. Cụ thể, đến cuối năm 2019, huyện sẽ có 4 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới kiểu mẫu, gồm: Hưng Phú, Vĩnh Thanh, Vĩnh Phú Đông và Vĩnh Phú Tây. Đến cuối năm 2020, thị trấn Phước Long và 2 xã cuối cùng của huyện là Phong Thạnh Tây A và Phong Thạnh Tây B sẽ trở thành xã nông thôn mới kiểu mẫu. Quyết tâm chính trị mà huyện Phước Long phấn đấu là trở thành địa phương đầu tàu của tỉnh trong xây dựng NTM kiểu mẫu.

Quy hoạch

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Phước Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 vừa được UBND tỉnh Bạc Liêu phê duyệt tại Quyết định số 180/QĐ-UBND.

Quy hoạch, phấn đấu đến năm 2020:

  • Tổng sản phẩn trên địa bàn bình quân đầu người đạt khoảng 82-83 triệu đồng/người.
  • Tích lũy nội bộ nền kinh tế so với tổng sản phẩm trên địa bàn đạt 29-30%.
  • Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân mỗi năm từ 1,5-2%.
  • 100% số trường phổ thông đạt chuẩn quốc gia.
  • 100% hộ dân được sử dụng điện.
  • Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm còn 10%.
  • Có 8 bác sĩ và 2 dược sĩ đại học/10.000 dân, 20 giường bệnh/10.000 dân.
  • 100% dân số đô thị sử dụng nước sạch, trong đó, 70% từ hệ thống cấp nước tập trung với tiêu chuẩn 100 lít/người/ngày đêm.
  • Khu vực nông thôn 100% dân số sử dung nước sạch đạt tiêu chuẩn quốc gia với mức 60-80 lít/người/ngày đêm.

Mục tiêu đến năm 2030:

  • Có cơ cấu kinh tế tương đối hiện đại, kinh tế phát triển năng động, ổn định, sản xuất xã hội có tính cạnh tranh cao.
  • Kinh tế tăng trưởng với tốc độ khá cao, bình quân 10-11%/năm thời kỳ 2021-2030.
  • Quy mô nền kinh tế năm 2030 lớn hơn 2,2-2,3 lần so năm 2020.
  • Thu nhập bình quân đầu người đạt 8.700-9.000 USD.
  • Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng hiện đại, hiệu quả, từng bước hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức.

Địa lý

Địa giới hành chính huyện Phước Long:

Huyện Phước Long có diện tích tự nhiên là 404,8 km2; dân số là 123.000 người, mật độ dân số 304 người/km2, gồm 3 dân tộc chính là Kinh, Khmer, Hoa sống đan xen với nhau (trong đó dân tộc Kinh có 118.169 người; dân tộc Hoa 250 người; dân tộc Khmer 4.065 người; dân tộc khác 20 người.

Hành chính

Trong huyện có 8 đơn vị hành chính cấp xã gồm thị trấn Phước Long và các xã Hưng Phú, Phong Thạnh Tây A, Phong Thạnh Tây B, Phước Long, Vĩnh Phú Đông, Vĩnh Phú Tây, Vĩnh Thanh.

Ðơn vị hành chính cấp xã Thị trấn
Phước Long

Hưng Phú

Phong Thạnh Tây A

Phong Thạnh Tây B

Phước Long

Vĩnh Phú Đông

Vĩnh Phú Tây

Vĩnh Thanh
Diện tích (km²) 46,07 36,91 56,64 59,07 79,16 49,46 50,85 37,44
Dân số (người) 18.555 11.923 9.436 9.192 11.957 15.052 12.082 13.529
Mật độ dân số (người/km²) 403 323 167 156 151 304 238 361
Số đơn vị hành chính 11 ấp 9 ấp 6 ấp 7 ấp 9 ấp 11 ấp 11 ấp 14 ấp
Năm thành lập 1979 1990 2003 2003 1987 1990 1990 1979
Loại đô thị Đô thị loại V

Bảng thống kê đơn vị hành chính từ năm 1920 - 2020:

Bảng thống kê
Năm Số đơn vị hành chính
Số xã Số thị trấn Tổng
1920 14 2 16
1958 9 2 11
1961 8 2 10
1963 4 2 6
1978 19 1 20
2000 6 1 7
2003 7 1 8
2020(Dự kiến) 7 3 10

Kinh tế

Phước Long là huyện vùng nông thôn sâu của tỉnh Bạc Liêu, được tái lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 16/10/2000, theo Nghị định số 51 của Chính phủ. Huyện có 07 xã, 01 thị trấn; diện tích tự nhiên 41.619 ha, 26.079 hộ, dân số 119.411 người, gồm 03 dân tộc chủ yếu là kinh, hoa và khơme.

Trong những năm qua, kinh tế xã hội của huyện có những bước phát triển vượt bậc. Từ một huyện khó khăn, Phước Long trở thành đơn vị cấp huyện có nền kinh tế phát triển thứ ba của tỉnh, xếp sau tỉnh lị là Thành phố Bạc Liêu và Thị xã Giá Rai. Tuy nhiên nếu xét theo sự phát triển đồng đều kinh tế giữa các xã trong 1 huyện thì Phước Long đứng hàng thứ 2, sau Thành phố Bạc Liêu.

Thị trấn Phước Long không chỉ là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện mà còn là trung tâm của tiểu vùng Tây - Bắc tỉnh Bạc Liêu. Thị Trấn Phước Long cùng với 3 đơn vị khác là Thành phố Bạc Liêu, Thị trấn Hòa Bình (huyện Hòa Bình), phường Hộ Phòng (Thị xã Giá Rai) tạo thành tứ giác kinh tế, động lực phát triển kinh tế của cả tỉnh. Theo quy hoạch, năm 2015 Thị trấn sẽ là đô thị loại IVtầm nhìn đến năm 2020 là một thị xã hiện đại, tiềm năng.

Huyện có khá nhiều trung tâm thương mại, chợ tương đối lớn trong tỉnh như: Phước Long, Phó Sinh, Chủ Chí, Trưởng Tòa hình thành tại các đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh. Năm 2018, tăng trưởng kinh tế của huyện Phước Long đạt 8,25% (vượt 0,51% chỉ tiêu nghị quyết) và tổng giá trị sản xuất đạt gần 13.000 tỷ đồng (vượt 4,85%). Thu nhập bình quân đầu người đạt 48,9 triệu đồng/năm (vượt 7,47% chỉ tiêu nghị quyết đề ra)… Kết quả đó tạo tiền đề tốt để Phước Long tiếp tục tăng trưởng nhanh, trở thành địa phương đi đầu của tỉnh trong thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn.

Xã hội

  • Giáo dục: Nền giáo dục và y tế huyện Phước Long phát triển nhất nhì trong các đơn vị của tỉnh Bạc Liêu. Về giáo dục, tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THPT hàng năm của huyện điều thuộc top đầu của tỉnh. Theo thống kê của trường Đại học Cần Thơ - trường đại học uy tín nhất Đồng bằng sông Cửu Long - trong 3 năm 2008, 2009, 2010 số học sinh Phước Long trúng tuyển vào trường nhiều nhất tỉnh Bạc Liêu. Hiện tại huyện có 2 trường THPT là THPT Võ Văn Kiệt và THPT Trần Văn Bảy, hơn 50 trường Trung học cơ sở, tiểu học và mầm non đạt chuẩn.
  • Y tế: huyện có 1 bệnh viện đa khoa đặt tại thị trấn huyện lị với đội ngũ y, bác sĩ giỏi không chỉ đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân trong huyện mà còn cả huyện Hồng Dân trong những năm qua, mặt khác 100% xã của huyện có trạm y tế thường xuyên cấp phát thuốc và chữa bệnh cho người dân.

Giao thông

Cơ sở hạ tầng giao thông của huyện phát triển tương đối toàn diện. Trên địa bàn huyện có các tuyến giao thông quan trọng như quốc lộ Quản Lộ - Phụng Hiệp nối thẳng từ Thị xã Ngã Bảy đến tỉnh Cà Mau (không đi qua Thành phố Bạc Liêu như Quốc lộ 1A), kênh xáng Quản Lộ - Phụng Hiệp - một trong những kênh xáng quan trọng nhất Đồng bằng sông Cửu Long được đào từ thời Pháp thuộc. Tỉnh lộ Vĩnh Mỹ - Phước Long nối liền đến thị trấn Ngan Dừa (huyện Hồng Dân), tỉnh lộ Phước Long - Phong Thạnh Tây B và hơn 90% đường nông thôn được trải nhựa, bê tông hóa. Hệ thống cầu cũng tương đối hoàn thiện.

Nguồn gốc địa danh Phước Long

Ban đầu, địa danh Phước Long chỉ là tên một làng thuộc tỉnh Rạch Giá. Sau này, thực dân Pháp thành lập quận và đặt tên là quận Phước Long do lấy theo tên gọi làng Phước Long vốn là nơi đặt quận lỵ.

Lịch sử

Thời Pháp thuộc

Quận Phước Long thuộc tỉnh Rạch Giá được thực dân Pháp thành lập vào ngày 20 tháng 5 năm 1920, gồm có hai tổng: Thanh Bình và Thanh Yên với tổng cộng 14 làng. Quận lỵ đặt tại làng Phước Long.

Ngày 24 tháng 11 năm 1925, quận Phước Long nhận thêm tổng Thanh Biên từ quận Gò Quao chuyển sang. Ngày 1 tháng 1 năm 1936, thực dân Pháp lập đại lý hành chánh An Biên thuộc tỉnh Rạch Giá, trụ sở đặt tại chợ Thứ Ba, gồm 1 tổng có tên là Thanh Biên trên cơ sở tách đất từ quận Phước Long trước đó. Ngày 1 tháng 8 năm 1939, Toàn quyền Đông Dương ban hành Nghị định nâng lên thành quận An Biên, đặt dưới quyền một quan chức người Pháp.

Năm 1947, quận Phước Long được chính quyền thực dân Pháp giao cho tỉnh Bạc Liêu. Cũng trong năm này, chính quyền kháng chiến của lực lượng Việt Minh quyết định đổi tên huyện Phước Long thành huyện Hồng Dân, ban đầu thuộc tỉnh Rạch Giá, do lấy theo tên người chiến sĩ cộng sản Trần Hồng Dân (1916 - 1946) đã hy sinh tại địa phương trước đó. Năm 1952, huyện Hồng Dân được giao cho tỉnh Bạc Liêu. Tháng 10 năm 1954, huyện Hồng Dân trở lại thuộc tỉnh Rạch Giá.

Tuy nhiên, chính quyền Quốc gia Việt Nam của Bảo Đại và sau đó là Việt Nam Cộng hòa không công nhận tên gọi "Hồng Dân" mà thay vào đó, vẫn sử dụng tên gọi quận Phước Long như cũ cho đến năm 1975.

Giai đoạn 1954-1975

Việt Nam Cộng hòa

Ngày 15 tháng 2 năm 1955, Thủ hiến Nam Việt của chính quyền Quốc gia Việt Nam (tiền thân của Việt Nam Cộng hòa) quyết định tạm sáp nhập vùng Chắc Băng và quận An Biên thuộc tỉnh Rạch Giá vào tỉnh Sóc Trăng. Ngày 24 tháng 5 năm 1955, quyết định sáp nhập ba quận An Biên, Phước Long và Chắc Băng để thành lập đặc khu An Phước thuộc tỉnh Sóc Trăng, nhưng không lâu sau lại cho giải thể đặc khu này.

Sau năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng hòa giải thể đặc khu An Phước, tái lập quận Phước Long thuộc tỉnh Ba Xuyên. Năm 1958, quận Phước Long gồm 2 tổng với 9 xã:

  • Tổng Thanh Bình có 5 xã: Phước Long, Vĩnh Phú, Ninh Hòa, Ninh Qưới, Vĩnh Hưng;
  • Tổng Thanh Yên có 4 xã: Phong Thạnh Tây, Ninh Thạnh Lợi, Lộc Ninh, Vĩnh Lộc.

Ngày 24 tháng 12 năm 1961, quận Phước Long được giao về cho tỉnh Chương Thiện mới được thành lập. Đồng thời, lập mới xã Vĩnh Tân thuộc quận Phước Long do tách đất từ hai xã Vĩnh Qưới và Tân Long cùng thuộc quận Thạnh Trị, tỉnh Ba Xuyên trước đó. Ngoài ra, xã Vĩnh Hưng và xã Vĩnh Phú, nguyên thuộc quận Phước Long lúc đó cũng được sáp nhập vào quận Giá Rai thuộc tỉnh Ba Xuyên. Riêng địa phận xã Vĩnh Phú được nhập thêm một phần đất của xã Ninh Qưới nằm về phía nam kinh Quản Lộ - Phụng Hiệp. Quận Phước Long khi đó gồm 2 tổng với 8 xã:

  • Tổng Thanh Bình gồm 4 xã: Phước Long, Ninh Hòa, Ninh Qưới, Vĩnh Tân;
  • Tổng Thanh Yên gồm 4 xã: Phong Thạnh Tây, Ninh Thạnh Lợi, Vĩnh Lộc, Lộc Ninh

Ngày 18 tháng 4 năm 1963, một phần đất của quận Phước Long được tách ra và hợp với một phần đất của quận Long Mỹ để thành lập thêm quận mới có tên là quận Kiến Thiện. Quận lỵ quận Kiến Thiện đặt tại Ngan Dừa, về mặt hành chánh lúc bấy giờ ấp Ngan Dừa thuộc xã Vĩnh Lộc. Đồng thời, xã Vĩnh Phú thuộc quận Giá Rai, tỉnh Ba Xuyên được sáp nhập trở lại vào quận Phước Long, tỉnh Chương Thiện. Bên cạnh đó, lại giao xã Vĩnh Tân về cho tổng Thanh Tuyền, quận Long Mỹ. Phân chia hành chánh quận Phước Long và quận Kiên Thiện năm 1963:

  • Quận Phước Long gồm 2 tổng với 4 xã:
    • Tổng Thanh Bình gồm 2 xã: Phước Long, Vĩnh Phú;
    • Tổng Thanh Yên gồm 2 xã: Phong Thạnh Tây, Ninh Thạnh Lợi;
  • Quận Kiên Thiện gồm 2 tổng với 7 xã:
    • Tổng Thiện Hạnh gồm 4 xã: Lộc Ninh, Ninh Hòa, Ninh Qưới, Vĩnh Lộc;
    • Tổng Trạch Thiện gồm 3 xã: Lương Tâm, Vĩnh Viễn, Xà Phiên

Ngày 8 tháng 9 năm 1964, Thủ tướng chính quyền mới của Việt Nam Cộng hòa ký Sắc lệnh số 254-NV quy định kể từ ngày 01 tháng 10 năm 1964 tái lập tỉnh Bạc Liêu. Quận Phước Long trở lại thuộc tỉnh Bạc Liêu, riêng quận Kiến Thiện vẫn thuộc tỉnh Chương Thiện cho đến năm 1975. Sau năm 1965, cấp tổng bị giải thể, các xã trực thuộc quận.

Chính quyền Cách mạng

Trong giai đoạn 1956-1975, địa bàn quận Phước Long của chính quyền Việt Nam Cộng hòa vẫn chính là huyện Hồng Dân của chính quyền Cách mạng. Tháng 10 năm 1957, do tỉnh Bạc Liêu bị giải thể, huyện Hồng Dân thuộc tỉnh Sóc Trăng. Tháng 11 năm 1973, Khu uỷ Tây Nam Bộ quyết định tái lập tỉnh Bạc Liêu, khi đó huyện Hồng Dân lại thuộc tỉnh Bạc Liêu cho đến năm 1976.

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, chính quyền quân quản Cộng hòa miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ đã giải thể quận Phước Long, đồng thời vẫn duy trì huyện Hồng Dân thuộc tỉnh Bạc Liêu cho đến đầu năm 1976. Lúc này, chính quyền Cách mạng cũng bỏ danh xưng "quận" có từ thời Pháp thuộc và lấy danh xưng "huyện" (quận và phường dành cho các đơn vị hành chánh tương đương khi đã đô thị hóa).

Từ năm 1976 đến nay

Tháng 2 năm 1976, Hồng Dân trở thành huyện thuộc tỉnh Minh Hải.

Ngày 29 tháng 12 năm 1978, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 326-CP[1] về việc phân vạch địa giới hành chính các huyện và thị xã thuộc tỉnh Minh Hải. Theo đó huyện Hồng Dân được chia thành 2 huyện, lấy tên là huyện Hồng Dân và huyện Phước Long.

  1. Huyện Hồng Dân có 16 xã, 1 thị trấn huyện lỵ. Phía bắc và phía đông giáp tỉnh Hậu Giang, phía tây giáp tỉnh Kiên Giang, phía nam giáp huyện Phước Long. Tuy nhiên trong văn bản không ghi rõ tên các xã, thực tế chỉ có 5 xã: Lộc Ninh, Ninh Hòa, Ninh Qưới, Ninh Thạnh Lợi, Vĩnh Lộc.
  2. Huyện Phước Long (mới thành lập) có 19 xã, 1 thị trấn huyện lỵ. Phía bắc giáp xã Ninh Thạnh Lợi, xã Ninh Quới (huyện Hồng Dân), phía đông giáp xã Vĩnh Hưng, xã Vinh Mỹ B (huyện Vĩnh Lợi), phía tây giáp xã Tân Phú (huyện Thới Bình), phía nam giáp xã Phong Thạnh và xã Phong Thạnh Đông (huyện Giá Rai). Tuy nhiên trong văn bản không ghi rõ tên các xã, thực tế chỉ có 4 xã: Phong Thạnh Tây, Phước Long, Vĩnh Phú Đông, Vĩnh Phú Tây.

Ngày 25 tháng 07 năm 1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 275-CP[2] về việc điều chỉnh địa giới một số xã của huyện Phước Long thuộc tỉnh Minh Hải:

  1. Chia xã Vĩnh Phú Đông thành bốn xã lấy tên là xã Vĩnh Phú Đông, xã Đông Phú, xã Hưng Phú và xã Đông Nam.
  2. Chia xã Vĩnh Phú Tây thành ba xã lấy tên là xã Vĩnh Thạnh, xã Vĩnh Hồng và xã Vĩnh Tiến.
  3. Chia xã Phước Long thành hai xã lấy tên là xã Phước Long và xã Phước Tây.
  4. Chia xã Phong Thạnh Tây thành ba xã lấy tên là xã Phong Dân, xã Phong Hòa và xã Phong Hiệp.
  5. Thành lập thị trấn huyện lỵ của huyện Phước Long lấy tên là thị trấn Phước Long.

Ngày 17 tháng 5 năm 1984, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 75-HĐBT[3] về việc sáp nhập huyện Hồng Dân và huyện Phước Long thành một huyện lấy tên là huyện Hồng Dân, tỉnh Minh Hải.

Ngày 06 tháng 11 năm 1996, Quốc hội Việt Nam ban hành Nghị quyết về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh [4], theo đó chia tỉnh Minh Hải thành hai tỉnh là tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau. Khi đó huyện Hồng Dân trở thành huyện của tỉnh Bạc Liêu.

Ngày 25 tháng 9 năm 2000, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 51/2000/NĐ-CP, về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Hồng Dân để thành lập huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu. Theo đó, thành lập huyện Phước Long trên cơ sở 40.482 ha diện tích tự nhiên và 101.322 nhân khẩu của huyện Hồng Dân. Huyện Phước Long có 40.482 ha diện tích tự nhiên và 101.322 nhân khẩu; gồm 7 đơn vị hành chính trực thuộc là các xã: Phong Thạnh Nam, Phước Long, Vĩnh Phú Tây, Vĩnh Thanh, Vĩnh Phú Đông, Hưng Phú và thị trấn Phước Long.

Ngày 24 tháng 12 năm 2003, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 166/2003/NĐ-CP, về việc thành lập xã, phường thuộc các huyện Vĩnh Lợi, Phước Long, Hồng Dân, Giá Rai, Đông Hải và thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. Theo đó, chia xã Phong Thạnh Nam thuộc huyện Phước Long thành xã Phong Thạnh Tây A và xã Phong Thạnh Tây B. Huyện Phước Long chính thức có 8 đơn vị hành chánh trực thuộc như ngày nay.

Kết nghĩa

Một góc hồ Đồng Chương - Nho Quan

Du lịch

Huyện Phước Long có 4 khu du lịch sinh thái (vườn) tổng diện tích 9 ha, trong đó:

  • Thị trấn Phước Long 1 vườn, 2 ha (ấp Long Hoà).
  • Xã Vĩnh Phú Tây 2 vườn, 04 ha (ấp Bình Hổ).
  • Xã Phong Thạnh Tây A 1 vườn, 03 ha (ấp 8B) có các loài chim sinh sống chủ yếu là: Cò, Vạc, Diệt, Còng Cọc và Cò Quắm.

Các di tích lịch sử - văn hóa:

  • Đền thờ Trần Quang Diệu: Tọa lạc tại Ấp 1, xã Phong Thạnh Tây A, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu đền thờ được xây dựng năm 1917 theo lối kiến trúc đình làng Nam Bộ với có diện tích 800m2. UBND tỉnh Bạc Liêu xếp hạng là di tích Lịch sử cấp tỉnh năm 2000.
  • Chùa Cosđon (Chùa monisereysophol cosdon): là chùa Phật Giáo Theravada (Nam Tông) Khmer Việt Nam. Tọa lạc tại Ấp Bình Bảo,xã Vĩnh Phú Tây, huyện Phước Long, Tỉnh Bạc Liêu. Thành lập vào ngày 05 tháng 02 năm 1903 trên phần đất với diện tích 50.000m2 do gia đình ông tá điền chủ Che hiến cúng thuộc ấp Bình Bảo, xã Vĩnh Phú Tây, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu.
  • Bia Chiến Thắng Mỹ Trinh: là bia tưởng niệm chiến thắng trận đánh Đại đội 915 ( năm 1972) tại ấp Mỹ Trinh, xã Hưng Phú, huyện Phước Long. Bia Chiến Thắng Mỹ Trinh có diện tích là 3.500m2, trong đó diện tích được xây dựng là 2.400m2 được bàn giao và đưa vào sử dụng năm 2008.
  • Chùa Đìa Muồng (CHÙA SÊ-RÂY VONG-SA CHEY-YA-RAM): Tọa lạc tại ấp Vĩnh Lộc, xã Vĩnh Phú Đông, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu được xây dựng năm 1956 với diện tích đất là 16.760m2.

Xem thêm

Chú thích