Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bảng xếp hạng bóng đá nam FIFA”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 830: Dòng 830:
=== Thay đổi năm 1999 ===
=== Thay đổi năm 1999 ===


{{chính|Hệ thống bảng xếp hạng FIFA giai đoạn 1999-2006}}
Từ khi BXH ban đầu được giới thiệu, 1 đội nhận được 1 điểm cho 1 trận hòa và 3 điểm cho 1 trận thắng trong các trận thi đấu được [[FIFA]] công nhận, cũng tương tự như hệ thống tính điểm trong các giải đấu. Đây là 1 phương pháp tính toán khá đơn giản, nhưng [[FIFA]] đã nhanh chóng nhận ra rằng có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến các trận đấu [[quốc tế]]. Để đáp ứng các mục tiêu công bằng, khách quan và để so sánh chính xác sức mạnh tương xứng của nhiều [[quốc gia]] khác nhau, hệ thống được cập nhật. Các thay đổi chủ yếu như sau:
Từ khi BXH ban đầu được giới thiệu, 1 đội nhận được 1 điểm cho 1 trận hòa và 3 điểm cho 1 trận thắng trong các trận thi đấu được [[FIFA]] công nhận, cũng tương tự như hệ thống tính điểm trong các giải đấu. Đây là 1 phương pháp tính toán khá đơn giản, nhưng [[FIFA]] đã nhanh chóng nhận ra rằng có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến các trận đấu [[quốc tế]]. Để đáp ứng các mục tiêu công bằng, khách quan và để so sánh chính xác sức mạnh tương xứng của nhiều [[quốc gia]] khác nhau, hệ thống được cập nhật. Các thay đổi chủ yếu như sau:
* bảng xếp hạng điểm được tăng cường bởi 10 nhân tố.
* bảng xếp hạng điểm được tăng cường bởi 10 nhân tố.

Phiên bản lúc 23:40, ngày 6 tháng 2 năm 2019

Top 20 trên bảng xếp hạng tính tới ngày 20 tháng 12 năm 2018[1]
Hạng Thay đổi Đội tuyển Điểm
1 Giữ nguyên  Bỉ 1727
2 Giữ nguyên  Pháp 1726
3 Giữ nguyên  Brasil 1676
4 Giữ nguyên  Croatia 1634
5 Giữ nguyên  Anh 1631
6 Giữ nguyên  Bồ Đào Nha 1614
7 Giữ nguyên  Uruguay 1609
8 Giữ nguyên  Thụy Sĩ 1599
9 Giữ nguyên  Tây Ban Nha 1591
10 Giữ nguyên  Đan Mạch 1589
11 Giữ nguyên  Argentina 1582
12 Giữ nguyên  Colombia 1575
13 Giữ nguyên  Chile 1568
14 Giữ nguyên  Thụy Điển 1560
15 Giữ nguyên  Hà Lan 1560
16 Giữ nguyên  Đức 1558
17 Giữ nguyên  México 1540
18 Giữ nguyên  Ý 1539
19 Giữ nguyên  Wales 1525
20 Giữ nguyên  Peru 1518
*Thay đổi so với bảng xếp hạng ngày 20 tháng 11 năm 2018
Xem bảng xếp hạng tại FIFA.com

Bảng xếp hạng FIFA (BXH FIFA) là hệ thống xếp hạng dành cho các đội tuyển bóng đá nam trong các Liên đoàn bóng đá. Các đội bóng quốc gia thành viên của FIFA, nơi điều hành các hoạt động bóng đá trên toàn thế giới, được xếp hạng dựa trên kết quả các trận đấu và đội có nhiều thắng lợi nhất sẽ được xếp hạng cao nhất. 1 hệ thống điểm được sử dụng, điểm được thưởng dựa trên kết quả các trận đấu quốc tế được FIFA công nhận. Trước hệ thống hiện nay, BXH được dựa trên thành tích của đội bóng trong 4 năm gần nhất, với nhiều kết quả gần hơn và nhiều trận đấu quan trọng hơn thì có ảnh hưởng nặng hơn cho việc giúp mang lại vị trí cao cho đội bóng.

Hệ thống xếp hạng được sửa chữa sau World Cup 2006 với thông báo quan trọng về chuỗi xếp hạng mới được đưa ra vào ngày 12 tháng 6 năm 2009. Sự thay đổi quan trọng nhất là những vị trí bây giờ được dựa trên kết quả qua 4 năm trước thay vì 8 năm. Sự thay đổi được hiểu là để đáp lại sự chỉ trích cho rằng những thứ hạng không thể hiện cân xứng với sức mạnh thực tế của các đội tuyển. (Xem phần Những sự chỉ trích).

Những hệ thống khác đã được đặt ra, giống như hệ số Elo bóng đá thế giới, dựa trên hệ thống hệ số Elo dùng trong cờ vuacờ vây, xếp hạng các đội trên cơ sở tất cả các thời kì. UFWC (Giải vô địch bóng đá thế giới không chính thức) xếp hạng các đội vào số trận bảo vệ danh hiệu vô không chính thức của đội bóng, một phần thưởng được nghĩ ra chỉ duy nhất mục đích đó.

Bảng xếp hạng

Các nước có điểm xuất sắc (hạng 1-10)

Hạng Quốc gia Điểm Hạng Quốc gia Điểm
1  Đức 1602 6  Tây Ban Nha 1231
2  Brasil 1483 7  Ba Lan 1209
3  Bồ Đào Nha 1358 8  Thụy Sĩ 1190
4  Argentina 1348 9  Pháp 1183
5  Bỉ 1325 10  Chile 1162

Các nước có điểm rất cao (hạng 11-30)

Hạng Quốc gia Điểm Hạng Quốc gia Điểm
11  Peru 1128 21  Uruguay 924
12  Đan Mạch 1099 22  Iceland 910
13  Colombia 1078 23  Sénégal 884
14  Ý 1052 24  Hoa Kỳ 867
15  Anh 1047 24  Bắc Ireland 867
16  México 1032 26  Costa Rica 850
17  Croatia 1018 27  Tunisia 838
18  Thụy Điển 998 28  Slovakia 817
19  Wales 985 29  Áo 815
20  Hà Lan 952 30  Paraguay 812

Các nước có điểm cao (31-60)

Hạng Quốc gia Điểm Hạng Đội Điểm
31  Ai Cập 805 46  Montenegro 681
32  Cộng hòa Ireland 798 47  Hy Lạp 680
32  Iran 798 48  Cộng hòa Séc 677
32  Scotland 798 49  Bolivia 674
35  Ukraina 781 50  Ghana 657
36  Serbia 756 51  Nigeria 640
37  Bosna và Hercegovina 753 52  Venezuela 639
38  Úc 747 53  Hungary 630
39  CHDC Congo 740 54  Jamaica 625
40  Maroc 738 55  Panama 621
41  România 737 56  Haiti 607
42  Thổ Nhĩ Kỳ 735 57  Nhật Bản 600
43  Bulgaria 719 58  Algérie 588
44  Burkina Faso 705 59  Na Uy 573
45  Cameroon 696 60  Hàn Quốc 570

Các nước có điểm khá (hạng 61-100)

Hạng Quốc gia Điểm Hạng Quốc gia Điểm
61  Bờ Biển Ngà 562 81  Nam Phi 433
62  Albania 553 82  Bénin 427
63  Ả Rập Xê Út 543 83  Luxembourg 407
64  Nga 534 83  Curaçao 407
65  Guinée 532 85  Liban 404
66  Phần Lan 531 86  Guiné-Bissau 403
67  Cabo Verde 530 87  Trinidad và Tobago 402
68  Honduras 525 88  Libya 399
69  Slovenia 522 89  Estonia 397
70  Ecuador 508 90  Armenia 383
71  Trung Quốc 498 91  Síp 373
72  Mali 493 92  Belarus 372
73  UAE 476 93  Gabon 370
74  Zambia 468 94  Canada 369
75  Uganda 448 95  Quần đảo Faroe 364
76  Bắc Macedonia 446 96  Cộng hòa Congo 362
77  Syria 442 97  Sierra Leone 360
78  Uzbekistan 441 98  Israel 355
79  Iraq 438 99  Mauritanie 354
80  Palestine 434 100  El Salvador 352

Các nước có điểm trung bình (hạng 101-140)

Hạng Quốc gia Điểm Hạng Quốc gia Điểm
101  Oman 351 121  New Zealand 267
102  Việt Nam 331 122  Latvia 266
103  Qatar 329 122  Togo 266
104  Gruzia 322 124  Philippines 263
105  Ấn Độ 320 125  Malawi 260
106  Kenya 317 126  Tajikistan 255
107  Jordan 313 126  CHDCND Triều Tiên 255
108  Madagascar 309 128  Suriname 245
108  Niger 309 129  Guatemala 242
110  Mozambique 304 130  Thái Lan 236
111  Saint Kitts và Nevis 303 131  Comoros 235
112  Zimbabwe 298 132  Trung Phi 233
113  Rwanda 295 133  Eswatini 225
114  Turkmenistan 292 134  Liberia 224
115  Bahrain 282 135  Đài Bắc Trung Hoa 223
115  Kyrgyzstan 282 136  Sudan 221
117  Azerbaijan 281 137  Kazakhstan 220
118  Namibia 274 138  Andorra 215
119  Nicaragua 273 139  Antigua và Barbuda 209
120  Yemen 268 140  Myanmar 203

Các nước có điểm thấp (hạng 141-170)

Hạng Quốc gia Điểm Hạng Quốc gia Điểm
141  Angola 201 155  Maldives 144
142  Burundi 197 157  Vanuatu 141
143  Ethiopia 196 158  Belize 135
144  Hồng Kông 189 159  Mauritius 134
145  Lesotho 188 160  Papua New Guinea 126
146  Guinea Xích Đạo 187 161  Grenada 125
147  Tanzania 182 162  Cộng hòa Dominica 121
148  Afghanistan 181 162  Indonesia 121
149  Litva 179 164  Gambia 120
150  Botswana 172 165  Guyana 117
151  Quần đảo Solomon 152 166  Puerto Rico 112
152  Tahiti 149 167  Moldova 111
153  Nam Sudan 148 168  Tchad 110
154  New Caledonia 146 168  Fiji 110
155  Barbados 144 168  Dominica 110

Các nước có điểm rất thấp (hạng 171-200)

Hạng Quốc gia Điểm Hạng Quốc gia Điểm
171  Nepal 102 186  Djibouti 64
172  Singapore 101 187  Bhutan 55
173  Campuchia 100 187  Mông Cổ 55
174  Malaysia 99 189  Kuwait 52
174  Saint Lucia 99 190  Brunei 45
174  Saint Vincent và Grenadines 99 191  Đông Timor 44
177  Kosovo 97 192  Seychelles 43
178  São Tomé và Príncipe 94 192  Guam 43
179  Aruba 92 194  Samoa thuộc Mỹ 38
180  Cuba 91 194  Samoa 38
181  Liechtenstein 86 194  Quần đảo Cook 38
182  Lào 82 197  Bangladesh 37
183  Bermuda 72 198  Quần đảo Virgin thuộc Mỹ 26
184  Malta 66 199  Montserrat 20
185  Ma Cao 65 200  Sri Lanka 16

Các nước có điểm kém (hạng 201-206)

Hạng Quốc gia Điểm Hạng Quốc gia Điểm
201  Pakistan 15 206  Bahamas 0
202  Quần đảo Turks và Caicos 13 206  Eritrea 0
202  Quần đảo Cayman 13 206  Gibraltar 0
204  San Marino 11 206  Somalia 0
205  Quần đảo Virgin thuộc Anh 6 206  Tonga 0
206  Anguilla 0

Phân hạng theo từng châu lục

Top 10 nước có chỉ số điểm cao nhất

Châu Phi

Hạng Đội Điểm Phân loại Hạng Đội Điểm Phân loại
24  Tunisia 1498 Rất cao 47  Cameroon 1416 Cao
24  Sénégal 1498 Rất cao 49  Nigeria 1410 Cao
37  CHDC Congo 1456 Cao 52  Burkina Faso 1408 Cao
45  Ghana 1424 Cao 63  Mali 1360 Khá
46  Maroc 1418 Cao 65  Ai Cập 1355 Khá

Bắc, Trung Mỹ và Caribê

Hạng Đội Điểm Phân loại Hạng Đội Điểm Phân loại
16  México 1032 Rất cao 56  Haiti 607 Cao
24  Hoa Kỳ 867 Rất cao 68  Honduras 525 Khá
26  Costa Rica 752 Rất cao 83  Curaçao 407 Khá
54  Jamaica 625 Cao 87  Trinidad và Tobago 402 Khá
55  Panama 621 Cao 94  Canada 369 Khá

Nam Mỹ

Hạng Đội Điểm Phân loại Hạng Đội Điểm Phân loại
2  Brasil 1483 Xuất sắc 21  Uruguay 924 Rất cao
4  Argentina 1348 Xuất sắc 30  Paraguay 812 Rất cao
10  Chile 1162 Xuất sắc 49  Bolivia 674 Cao
11  Peru 1128 Rất cao 52  Venezuela 639 Cao
13  Colombia 1078 Rất cao 70  Ecuador 508 Khá

Châu Á

Hạng Đội Điểm Phân loại Hạng Đội Điểm Phân loại
23  Iran 893 Rất cao 65  Uzbekistan 579 Khá
45  Úc 689 Cao 75  UAE 459 Khá
46  Nhật Bản 684 Cao 77  Trung Quốc 441 Khá
51  Hàn Quốc 662 Cao 79  Iraq 435 Khá
61  Ả Rập Xê Út 601 Khá 82  Syria 423 Khá

Châu Âu

Hạng Đội Điểm Phân loại Hạng Đội Điểm Phân loại
1  Đức 1609 Xuất sắc 10  Bỉ 1194 Xuất sắc
4  Bồ Đào Nha 1332 Xuất sắc 11  Tây Ban Nha 1114 Rất cao
5  Thụy Sĩ 1329 Xuất sắc 12  Ý 1059 Rất cao
7  Ba Lan 1319 Xuất sắc 13  Anh 1051 Rất cao
9  Pháp 1199 Xuất sắc 15  Croatia 1007 Rất cao

Châu Đại Dương

Hạng Đội Điểm Phân loại Hạng Đội Điểm Phân loại
121  New Zealand 267 Trung bình 160  Papua New Guinea 126 Thấp
151  Quần đảo Solomon 152 Thấp 168  Fiji 110 Thấp
152  Tahiti 149 Thấp 194  Quần đảo Cook 38 Rất thấp
154  New Caledonia 146 Thấp 194  Samoa 38 Rất thấp
157  Vanuatu 141 Thấp 194  Samoa thuộc Mỹ 38 Rất thấp

Top 10 nước có số điểm thấp nhất

Châu Phi

Hạng Đội Điểm Phân loại Hạng Đội Điểm Phân loại
206  Somalia 0 Kém 168  Tchad 110 Thấp
206  Eritrea 0 Kém 164  Gambia 120 Thấp
192  Seychelles 43 Rất thấp 159  Mauritius 134 Thấp
186  Djibouti 64 Rất thấp 153  Nam Sudan 148 Thấp
178  São Tomé và Príncipe 94 Rất thấp 150  Botswana 172 Thấp

Bắc, Trung, Nam Mỹ và Caribe

Hạng Đội Điểm Phân loại Hạng Đội Điểm Phân loại
206  Anguilla 0 Kém 199  Montserrat 20 Rất thấp
206  Bahamas 0 Kém 198  Quần đảo Virgin thuộc Mỹ 26 Rất thấp
205  Quần đảo Virgin thuộc Anh 6 Kém 183  Bermuda 72 Rất thấp
202  Quần đảo Turks và Caicos 13 Kém 180  Cuba 91 Rất thấp
202  Quần đảo Cayman 13 Kém 179  Aruba 92 Rất thấp

Châu Á

Hạng Đội Điểm Phân loại Hạng Đội Điểm Phân loại
201  Mông Cổ 6 Kém 185  Pakistan 72 Rất thấp
192  Nepal 49 Rất thấp 184  Brunei 74 Rất thấp
195  Ma Cao 44 Rất thấp 182  Đài Bắc Trung Hoa 80 Rất thấp
188  Bhutan 67 Rất thấp 181  Campuchia 83 Rất thấp
194  Sri Lanka 45 Rất thấp 180  Indonesia 84 Rất thấp

Châu Âu

Hạng Đội Điểm Phân loại Hạng Đội Điểm Phân loại
205  Gibraltar 0 Kém 162  Malta 143 Thấp
201  Andorra 7 Kém 155  Maldives 172 Thấp
198  San Marino 28 Rất thấp 142  Luxembourg 237 Thấp
168  Kosovo 135 Thấp 136  Bắc Macedonia 257 Thấp
164  Liechtenstein 135 Thấp 129  Kazakhstan 266 Trung bình

Châu Đại Dương

Hạng Đội Điểm Phân loại Hạng Đội Điểm Phân loại
206  Tonga 0 Kém 186  Fiji 68 Rất thấp
194  Samoa thuộc Mỹ 38 Rât thấp 182  New Caledonia 80 Rất thấp
194  Samoa 38 Rất thấp 167  Samoa 128 Thấp
194  Quần đảo Cook 38 Rất thấp 167  Samoa thuộc Mỹ 128 Thấp
168 Polynésie thuộc Pháp Tahiti 56 tHÁThhấp 167  Quần đảo Cook 128 Thấp

Lịch sử

Các đội dẫn đầu bảng xếp hạng FIFA

Vào tháng 12 năm 1992, FIFA lần đầu tiên công bố 1 danh sách thứ tự xếp hạng của các liên đoàn thành viên quy định 1 cơ sở để so sánh sức mạnh của các đội bóng. Từ tháng 8 năm sau, với sự tài trợ từ Coca Cola, danh sách được cập nhật thường xuyên hơn, được công bố trong đa số các tháng.[2] Những thay đổi quan trọng được tiến hành vào năm 1999 và 1 lần nữa vào năm 2006, để chống lại các chỉ trích nhằm vào hệ thống.[3] Số thành viên của FIFA tăng lên từ 167 thành 208 từ khi BXH ra đời. Trong lịch sử có một số trường hợp thành viên bị loại khỏi bảng xếp hạng vì không thi đấu 1 trận đấu quốc tế được công nhận nào trong hơn 4 năm, đó là São Tomé và Príncipe (từ tháng 12 năm 2007 đến tháng 11 năm 2011) và Papua New Guinea (từ tháng 7 đến tháng 9 năm 2011).

Thay đổi năm 1999

Từ khi BXH ban đầu được giới thiệu, 1 đội nhận được 1 điểm cho 1 trận hòa và 3 điểm cho 1 trận thắng trong các trận thi đấu được FIFA công nhận, cũng tương tự như hệ thống tính điểm trong các giải đấu. Đây là 1 phương pháp tính toán khá đơn giản, nhưng FIFA đã nhanh chóng nhận ra rằng có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến các trận đấu quốc tế. Để đáp ứng các mục tiêu công bằng, khách quan và để so sánh chính xác sức mạnh tương xứng của nhiều quốc gia khác nhau, hệ thống được cập nhật. Các thay đổi chủ yếu như sau:

  • bảng xếp hạng điểm được tăng cường bởi 10 nhân tố.
  • phương pháp tính được thay đổi để đem vào các nhân tố tính toán bao gồm:
    • số bàn thắng ghi được hay thừa nhận thua.
    • trận đấu sân nhà hay sân khách.
    • tính quan trọng của trận đấu hay cuộc thi.
    • sức mạnh khu vực của đối thủ.
  • một số điểm cố định được không nhất thiết trận đó thắng hay hòa.
  • đội thua vẫn có thể nhận điểm.

2 danh hiệu mới được giới thiệu như là một phần của hệ thống:

Sự thay đổi đó làm cho hệ thống BXH phức tạp hơn, nhưng nó giúp cải thiện độ chính xác bởi vì nó đã toàn diện hơn.

Thay đổi năm 2006

FIFA thông báo rằng hệ thống xếp hạng được cải tiến sau World Cup 2006. Thời gian đánh giá được giảm bớt từ 8 năm xuống còn 4 năm, và 1 phương pháp tính toán đơn giản hơn được sử dụng cho đến bây giờ để quyết định vị trí xếp hạng.[4] Lợi thế số bàn thắng ghi được trên sân nhà hay sân khách không còn đem vào để tính toán nữa. Các khía cạnh khác như tầm quan trọng của các loại trận khác nhau đã được xem xét lại. Bộ phương pháp tính toán và bảng xếp hạng sửa đổi đầu tiên được thông báo vào ngày 12 tháng 6 năm 2006.

Sự thay đổi này được bắt nguồn ít nhất là từ một phần của cuộc chỉ trích lan rộng dành cho hệ thống xếp hạng trước kia. Nhiều người yêu bóng đá có cảm giác rằng nó không chính xác, đặc biệt khi so sánh với các hệ thống xếp hạng khác và cho rằng nó không đáp ứng đủ để phản ánh những thay đổi trong thành tích của từng đội bóng. Các thứ hạng cao đầy bất ngờ gần đây của Cộng hoà SécMỹ đã vấp phải sự hoài nghi và ảnh hưởng tiêu cực đến sự tín nhiệm vào hệ thống dưới con mắt của nhiều nhà thể thao. Màn trình diễn nghèo nàn và việc bị loại sớm của 2 đội bóng trên tại vòng chung kết World Cup 2006 làm xuất hiện lên lòng tin vào các chỉ trích.

Các đội dẫn đầu

Từ khi hệ thống được giới thiệu, Đức là đội đầu tiên dẫn đầu sau khoảng thống trị kéo dài của họ khi đã 3 lần lọt vào trận chung kết của 3 VCK World Cup gần nhất và ho đã chiến thắng một trong 3 lần đó. Brasil nắm vị trí dẫn đầu trong hành trình đến World Cup 1994 sau khi thắng 8 và thua một trong 9 trận vòng loại, ghi được 20 bàn và để lọt lưới chỉ 4 bàn. Ý xếp đầu sau đó trong một thời gian ngắn khi đã hoàn thành thành công đợt vòng loại World Cup, sau đó đã bị Đức lấy lại. Sự thành công trong chiến dịch vòng loại dài giúp cho Brasil dẫn đầu BXH trong một thời gian ngắn. Đức lại dẫn đầu trong suốt VCK World Cup 1994, cho đến khi Brasil vô địch kì World Cup đó giúp họ có được một thời gian dẫn đầu rất lâu gần 7 năm cho đến khi họ bị vượt qua bởi Pháp, 1 đội mạnh trong thời gian đó khi đã vô địch World Cup 1998Euro 2000. Thành công tại World Cup 2002 giúp cho Brasil lấy lại vị trí đầu và giữ đến tháng 2 năm 2007, khi Ý trở lại dẫn đầu lần đầu tiên kể từ năm 1993 sau khi vô địch World Cup 2006 tổ chức tại Đức. Một tháng sau, Argentina lên thế chỗ Ý nhưng đã bị Ý lấy lại vào tháng 4. Sau chiến thắng tại Copa América 2007 vào tháng 7, Brasil trở lại nhưng chỉ 3 tháng sau vị trí này đã thuộc về Argentina. Vào tháng 7 năm 2008, Tây Ban Nha tiếp quản vị trí dẫn đầu lần đầu tiên sau khi vô địch Euro 2008. Brasil xếp thứ 6 nhưng đã trở lại dẫn đầu sau chiến thắng tại FIFA Confederations Cup 2009.

Mục đích của bảng xếp hạng

BXH được dùng bởi FIFA để xếp hạng sự phát triển và khả năng của các đội bóng thuộc các quốc gia thành viên, và đòi hỏi họ tạo nên "1 thước đo chính xác để so sánh các đội".[2] Chúng được dùng như một phần kết quả tính toán, hay 1 cơ sở toàn bộ để chọn hạt giống cho các giải đấu. Tại vòng loại World Cup 2010, BXH sẽ được sử dụng để chọn hạt giống cho các bảng trong các vòng loại khu vực thành viên bao gồm CONCACAF (sử dụng BXH tháng 5), CAF (sử dụng BXH tháng 7), và UEFA sử dụng BXH tháng 11 năm 2007.

Ngoài ra BXH này còn dùng để quyết định người đoạt 2 giải thưởng cho các đội bóng quốc gia hàng năm dựa trên cơ sở thành tích trong BXH.

Những sự chỉ trích

Từ khi giới thiệu vào năm 1993, BXH FIFA đã là vấn đề của nhiều cuộc tranh luận, đặc biệt là về cách tính kết quả và những cách biệt thông thường về đẳng cấp và thứ hạng giữa một vài đội bóng. Ví dụ như Na Uy được xếp hạng 2 vào tháng 10 năm 1993tháng 7-8 năm 1995,[5]Mỹ xếp hạng 4 năm 2006, thực sự ngạc nhiên ngay cả với các cầu thủ của chính họ.[6] Tuy nhiên, những sự chỉ trích về BXH không chân thực vẫn tiếp diễn ngay cả sau khi đưa ra công thức tính mới, với việc Israel leo lên hạng 15 vào tháng 11 năm 2008 cũng làm cho báo chí nước này rất bất ngờ,[7][8][9] với việc Israel bỏ lỡ cơ hội lớn để chen chân vào top 10 sau khi thua Latvia tại lượt cuối của vòng loại.[10]

Trước tháng 7 năm 2006, một trong những chỉ trích chính là BXH được tính bởi thành tích của đội bóng trong vòng 8 năm, và vị trí xếp hạng của đội không liên quan gì đến thành tích gần đây của đội.[5][11] Sự chỉ trích này được giảm đôi chút với việc giới thiệu công thức tính mới, kết quả được tính trong 4 năm, giới thiệu vào tháng 7 năm 2006.

Sự thiếu sót được nhận thấy trong hệ thống của FIFA đã bắt đầu cho sự hình thành một số BXH khác từ những nhà thống kê về bóng đá [5] bao gồm Hệ số Elo bóng đáRSSSF (Tổ chức thống kê nghiệp dư bóng đá thế giới).

Phương pháp tính toán gần đây

Sau World Cup 2006, 1 thủ tục tính toán mới sửa lại của BXH FIFA được công bố; đó là một thủ tục được đơn giản đáng kể. BXH mới được soạn ra để đáp lại sự chỉ trích từ các phương tiện truyền thông.[2] Cuộc họp có sự tham dự của các nhân viên FIFA và các nhà chuyên môn, và một lượng lớn các nghiên cứu được quản lý bởi nhóm người này, kết quả của các nghiên cứu sẽ nằm trong hệ thống mới.[2] Hệ thống mới được phê chuẩn tại Leipzig vào ngày 7 tháng 12 năm 2005 bởi ủy ban hành pháp của FIFA. Những thay đổi đáng chú ý bao gồm giảm đi lợi thế sân nhà-sân khách và số bàn thắng từ cách tính, và đơn giản hóa nhiều khía cạnh của hệ thống.

Hệ thống này, giống như các hệ thống trước, là rất giống các hệ thống của các giải vô địch quốc gia, dù những thay đổi bảo đảm rằng nó sẽ tiếp tục đại diện cho thành tích các đội bất chấp thi đấu với số trận khác nhau mỗi năm, và gặp các đội với sức mạnh khác nhau. Các nhân tố có trong cách tính như sau:

  • Kết quả trận đấu
  • Cấp bậc của trận đấu
  • Sức mạnh của đối thủ
  • Sức mạnh khu vực.

Kết quả thực tế của đội là điểm trung bình đạt được trong năm; các trận từ 4 năm trước được cân nhắc, với số điểm sẽ cao hơn nếu các trận được thi đấu gần hơn. Đội bóng phải thi đấu ít nhất 5 trận trong vòng 12 tháng để tăng thêm điểm.

Thắng, hòa hoặc thua

Trong những năm trước, một hệ thống cho điểm rắc rối được sử dụng, dựa vào đối thủ mạnh thế nào, và hiệu số bàn thắng-thua; thua mà được thêm điểm chỉ khi gặp đội mạnh hơn, nếu đạt được một trận đấu tốt. Với hệ thống mới này thì sự cho điểm đơn giản hơn: 3 điểm cho một trận thắng, 1 điểm cho một trận hòa và 0 điểm cho một trận thua, tương tự với các hệ thống của các giải quốc gia trên toàn thế giới.

Trong các trận đấu phân định thắng thua bằng loạt sút penalty 11m thì đội thắng được 2 điểm, đội thua được 1 điểm.

Kết quả Điểm
Thắng (không penalty) 3
Thắng (penalty) 2
Hòa 1
Thua (penalty) 1
Thua (không penalty) 0

Loại trận

Các trận đấu khác nhau có tính chất quan trọng khác nhau, và FIFA đã đánh giá điều đó bằng cách sử dụng hệ thống phụ, trong đó trận quan trọng nhất là vòng chung kết World Cup,[12] và thấp nhất là các trận giao hữu. FIFA muốn công nhận các trận giao hữu cũng quan trọng, từ khi họ hình thành các trận nửa chính thức tính trong bảng xếp hạng.[13] Dù thế nào, FIFA không có kế hoạch điều chỉnh cho các đội ngay tức khắc trong các giải quan trọng.[14][15]

Số nhân về loại trận như sau:

Loại trận Số nhân
Giao hữu x 1,0
Vòng loại World Cup và các châu lục x 2,5
Vòng chung kết các châu lục và FIFA Confederations Cup x 3,0
Các trận trong vòng chung kết World Cup x 4,0

Sức mạnh của đối thủ

Hiển nhiên, một chiến thắng trước đối thủ có thứ hạng cao là một thành tích đáng kể hơn nhiều một chiến thắng trước đối thủ có thứ hạng thấp hơn, vì thế cho nên sức mạnh của đối thủ cũng là một nhân tố tính toán.

Hệ thống mới dùng nhân tố sức mạnh đó dựa trên BXH. Hệ thống cũ thì dựa trên chênh lệch điểm số. Công thức tính là:

trong đó:

  • HS là hệ số sức mạnh của đội
  • TH là thứ hạng của đội

Các ngoại lệ như đội hạng 1 có hệ số nhân là 2, và các đội từ hạng 150 trở xuống được quy cho hệ số nhân tối thiểu là 0.5.

  • Ví dụ 1: thứ hạng của đội là 8:

vậy hệ số nhân của đội là 1,92.
  • Ví dụ 2: thứ hạng của đội là 125:

vậy hệ số nhân của đội là 0,75.
  • Ví dụ 3: thứ hạng của đội là 188:

Dưới hạng 150, nên hệ số nhân của đội là 0,5.

Vị trí xếp hạng được lấy dựa trên BXH FIFA công bố gần nhất trước trận đấu.[16]

BXH công bố trước tháng 7 năm 2006 là quá khứ và không dùng cho công thức tính mới. Để thay thế, FIFA đã lấy BXH năm 1996 để áp dụng cho công thức mới và bây giờ dùng BXH mới để tính toán.[17]

Xem chi tiết sự giảm điểm của các đội bóng trong top 20 BXH tháng 11 năm 2007.[18]

Sức mạnh khu vực

Ngoài hệ số về thứ hạng, FIFA còn cân nhắc về sức mạnh cân xứng của các liên đoàn thành viên trong cách tính. Mỗi liên đoàn được cho thêm hệ số từ 0.85 đến 1.0, dựa trên thánh tích của các liên đoàn trong 3 kì World Cup gần nhất. Các hệ số đó như sau:[19]

Liên đoàn Trước World Cup 2006 Từ World Cup 2006 đến nay
UEFA (châu Âu) 1.00 0,99
CONMEBOL (Nam Mĩ) 0.98 1,00
CONCACAF (Bắc, Trung Mĩ và Caribê) 0.85 0,85
AFC (châu Á) 0.85 0,85
CAF (châu Phi) 0.85 0,85
OFC (châu Đại Dương) 0.85 0,85

Hệ số trong cách tính là số trung bình cộng hệ số của 2 liên đoàn của 2 đội thi đấu:

trong đó:

  • KV là hệ số nhân sức mạnh của khu vực
  • D1 là sức mạnh khu vực của đội thứ nhất
  • D2 là sức mạnh khu vực của đội thứ hai.

Thời gian đánh giá

Các trận trong vòng 4 năm (48 tháng) sẽ được cho điểm, nhưng có điểm tặng thêm cho các trận gần nhất. Trước đây thới gian tính là 8 năm. Điểm thêm về thới gian như sau:

Thời gian Hệ số nhân
Trong vòng 12 tháng x 1,0
Từ 12-24 tháng x 0.5
Từ 24-36 tháng x 0.3
Từ 36-48 tháng x 0.2

Công thức xếp hạng

Số điểm cuối cùng cho một trận đấu được nhân với 100 và làm tròn đến hàng số nguyên.

trong đó:

  • DXH là số điểm được tính.
  • KQ là kết quả trận đấu. (xem phần kết quả)
  • LT là tính chất quan trọng của trận đấu. (xem phần loại trận)
  • HS là sức mạnh của đối thủ. (xem phần sức mạnh của đối thủ)
  • KV là sức mạnh khu vực. (xem phần sức mạnh khu vực)

Kết quả của tất cả trận đấu trong năm được tính trung bình (5 trận gần nhất). Điểm trung bình trong 4 năm, tính bởi hệ số nhân trên, được cộng thêm vào để đạt được số điểm cuối cùng.

Ví dụ

Những ví dụ dưới đây sử dụng các đội bóng và các liên đoàn bóng đá giả thiết, và các trận đấu được thừa nhận trong vòng 12 tháng:

  • Amplistan được xếp thứ 2 thế giới và là thành viên của liên đoàn bóng đá XYZ (hệ số 1.0);
  • Bestrudia được xếp thứ 188 thế giới và là thành viên của liên đoàn bóng đá ABC (hệ số 0.88);
  • Conesto được xếp thứ 39 thế giới và là thành viên của liên đoàn bóng đá QRS (hệ số 0.98);
  • Delphiz được xếp thứ 30 thế giới và là thành viên của liên đoàn bóng đá HIJ (hệ số 0.94).

Trận giao hữu gi­ữa Amplistan và Bestrudia. Amplistan thắng 2–1.

Trận Đội Điểm kết quả Loại trận Sức mạnh của đối thủ Sức mạnh khu vực Điểm xếp hạng
Amplistan gặp Bestrudia (giao hữu)
Kết quả: 2–1
Amplistan
Bestrudia
3
0
1.0
1.0
0.50
1.98
0.94
0.94
141
0

Bestrudia được 0 điểm vì thua trận, nên tất cả các nhân tố nhân với hệ số là 0.

Số điểm của Amplistan được tính như sau:

  • 3 điểm cho 1 trận thắng;
  • hệ số về loại trận là 1.0 (trận giao hữu);
  • hệ số về sức mạnh của đối thủ là 0.50 (Bestrudia xếp hạng 188 nên có hệ số tối thiểu là 0.50);
  • hệ số về sức mạnh khu vực là 0.94 (hệ số trung bình của 2 liên đoàn);
  • hệ số nhân là 100.

Một vài ví dụ:

Trận Đội Điểm kết quả Loại trận Sức mạnh của đối thủ Sức mạnh khu vực Điểm xếp hạng
Amplistan gặp Bestrudia (giao hữu)
Kết quả: 1–2
Amplistan
Bestrudia
0
3
1.0
1.0
0.50
1.98
0.94
0.94
0
558
Amplistan gặp Bestrudia (giao hữu)
Kết quả: 1–1
Amplistan
Bestrudia
1
1
1.0
1.0
0.50
1.98
0.94
0.94
47
186
Amplistan gặp Bestrudia (VCK World Cup)
Kết quả: 2–1
Amplistan
Bestrudia
3
0
4.0
4.0
0.50
1.98
0.94
0.94
564
0
Amplistan gặp Bestrudia (VCK World Cup)
Kết quả: 1–1 (Bestrudia thắng bằng penalties)
Amplistan
Bestrudia
1
2
4.0
4.0
0.50
1.98
0.94
0.94
188
1488
Amplistan gặp Conesto (giao hữu)
Kết quả: 1–2
Amplistan
Conesto
0
3
1.0
1.0
1.61
1.98
0.99
0.99
0
588
Conesto gặp Delphiz (VCK cúp châu lục)
Kết quả: 4–0
Conesto
Delphiz
3
0
2.5
2.5
1.70
1.61
0.96
0.96
1224
0
Conesto gặp Delphiz (VCK cúp châu lục)
Kết quả: 0–1
Conesto
Delphiz
0
3
2.5
2.5
1.70
1.61
0.96
0.96
0
1159
Conesto gặp Amplistan (VCK World Cup)
Kết quả: 0–0 (Amplistan thắng bằng penalties)
Conesto
Amplistan
1
2
4.0
4.0
1.98
1.61
0.99
0.99
784
1275

Conesto được nhiều điểm hơn so với Bestrudia trong trận gặp cùng Amplistan vì có hệ số khu vực cao hơn.

Công thức tính toán giai đoạn 1999-2006

Vào năm 1999, FIFA giới thiệu một hệ thống tính toán được sửa đổi, kết hợp nhiều thay đổi trong sự trả lời những sự chỉ trích về bảng xếp hạng không thích hợp. Để xếp hạng tất cả các trận đấu, số bàn thắng và tính quan trọng của trận đấu được ghi lại, và được sử dụng cho thủ tục tính toán. Chỉ các trận của các đội tuyển quốc gia nam lớn tuổi mới được tính. Các hệ thống xếp hạng riêng rẽ được dùng cho các cấp khác như các đội tuyển nữ và tuyển trẻ, ví dụ như Bảng xếp hạng bóng đá nữ FIFA. Bảng xếp hạng bóng đá nữ đã và đang dựa một hệ thống như là một kiểu của Hệ số Elo bóng đá thế giới.[20]

Công thức tính toán giai đoạn 1993-1999

Công thức xếp hạng giai đoạn 1993-1999 rất đơn giản và nhanh chóng trở nên được chú ý đến vì thiếu các nhân tố phụ. Các đội nhận được 3 điểm cho 1 trận thắng và 1 điểm cho 1 trận hòa.

Giải thưởng

Mỗi năm FIFA trao 2 giải thưởng cho các quốc gia thành viên, dựa vào thành tích trên bảng xếp hạng. Đó là:

Đội bóng của năm

Đội bóng của năm được trao cho đội bóng mà có tổng số điểm nhận được trong 7 trận là tốt nhất. Bảng dưới đây cho biết 3 đội bóng hay nhất của từng năm.[21]

Năm Hạng nhất Hạng nhì Hạng ba
1993  Đức  Ý  Brasil
1994  Brasil  Tây Ban Nha  Thụy Điển
1995  Brasil  Đức  Ý
1996  Brasil  Đức  Pháp
1997  Brasil  Đức  Cộng hòa Séc
1998  Brasil  Pháp  Đức
1999  Brasil  Cộng hòa Séc  Pháp
2000  Brasil  Pháp  Argentina
2001  Pháp  Argentina  Brasil
2002  Brasil  Pháp  Tây Ban Nha
2003  Brasil  Pháp  Tây Ban Nha
2004  Brasil  Pháp  Argentina
2005  Brasil  Cộng hòa Séc  Hà Lan
2006  Brasil  Ý  Argentina
2007  Argentina  Brasil  Ý
2008  Tây Ban Nha  Đức  Hà Lan
2009  Tây Ban Nha  Brasil  Hà Lan
2010  Tây Ban Nha  Hà Lan  Đức
2011  Tây Ban Nha  Hà Lan  Đức
2012  Tây Ban Nha  Đức  Argentina
2013  Tây Ban Nha  Đức  Argentina
2014  Đức  Argentina  Colombia
2015  Bỉ  Argentina  Tây Ban Nha
2016  Argentina  Brasil  Đức
2017  Đức  Brasil  Bồ Đào Nha

Đội bóng tiến bộ nhất của năm

Đội bóng tiến bộ nhất của năm được trao cho đội bóng mà có sự thăng tiến trên bảng xếp hạng tốt nhất trong năm. Trong bảng xếp hạng FIFA, không đơn giản cho đội bóng nào để có thể vươn lên nhiều nhất, nhưng một công thức tính mới được đưa ra để giải thích các sự thật rằng nó trở nên khó kiếm nhiều điểm mà đội bóng có thể.[2] Công thức được dùng là số điểm có vào cuối năm (z) nhân với số điểm nhận được trong năm (y). Đội nào có chỉ số cao nhất trong công thức này sẽ nhận giải. Bảng dưới đây cho ta thấy top 3 đội tiến bộ nhất trong từng năm.[21]

Giải này không còn là một giải chính thức kể từ năm 2006.

Năm Hạng nhất Hạng nhì Hạng ba
1993  Colombia  Bồ Đào Nha  Maroc
1994  Croatia  Pháp  Uzbekistan
1995  Jamaica  Trinidad và Tobago  Cộng hòa Séc
1996  Nam Phi  Paraguay  Canada
1997  Nam Tư  Bosna và Hercegovina  Iran
1998  Croatia  Pháp  Argentina
1999  Slovenia  Cuba  Uzbekistan
2000  Nigeria  Honduras  Cameroon
2001  Costa Rica  Úc  Honduras
2002  Sénégal  Wales  Brasil
2003  Bahrain  Oman  Turkmenistan
2004  Trung Quốc  Uzbekistan  Bờ Biển Ngà
2005  Ghana  Ethiopia  Thụy Sĩ
2006  Ý  Đức  Pháp

Trong khi giải thưởng này không còn dùng vì sự thay đổi vào năm 2006, FIFA đã đưa ra một danh sách 'Những đội thăng tiến nhất' trong bảng xếp hạng từ năm 2007.[22]. Công thức tính dựa vào sự thay đổi điểm số trong năm (khác với công thức dùng trong thời gian từ 1993 đến 2006). Kết quả của các năm sau cũng có cônh thức tính cũng tương tự.

Năm Tiến bộ nhất Thứ hai Thứ ba
2007  Mozambique  Na Uy  New Caledonia
2008  Tây Ban Nha  Montenegro  Nga
2009  Brasil  Algérie  Slovenia
2010  Hà Lan  Montenegro  Botswana
2011  Wales  Sierra Leone  Bosna và Hercegovina
2012  Colombia  Ecuador  Mali
2013  Ukraina  Armenia  Hoa Kỳ
2014  Đức  Slovakia  Bỉ
2015  Thổ Nhĩ Kỳ  Hungary  Nicaragua
2016  Pháp  Peru  Ba Lan
2017  Đan Mạch  Thụy Điển  Bolivia

Lịch trình xếp hạng

Bảng xếp hạng được công bố hàng tháng, thường vào ngày thứ Năm. Hạn chót cho các trận đấu để được cân nhắc là ngày thứ Năm trước ngày công bố.[23] Bảng xếp hạng cập nhật ngày 19 tháng 7 năm 2018 đã bị hủy sau khi triển khai phương pháp tính toán mới.

Lịch công bố BXH 2019[24]
Ngày công bố
7 tháng 2
4 tháng 4
14 tháng 6
18 tháng 7
19 tháng 9
24 tháng 10
28 tháng 11
19 tháng 12

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ “The FIFA/Coca-Cola World Ranking – Ranking Table”. FIFA. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2018.
  2. ^ a b c d e “Thủ tục trong Bảng xếp hạng FIFA”. FIFA.com. Fédération Internationale de Football Association. Truy cập 28 tháng 3 năm 2008.
  3. ^ “Bảng xếp hạng FIFA sửa lại”. FIFA.com. Fédération Internationale de Football Association. 6 tháng 7 năm 2006. Bản gốc lưu trữ 7 tháng 12 năm 2008. Truy cập 28 tháng 3 năm 2008.
  4. ^ “Sự mong đợi to lớn”. FIFA.com. Fédération Internationale de Football Association. 17 tháng 5 năm 2006. Bản gốc lưu trữ 12 tháng 6 năm 2008. Truy cập 28 tháng 3 năm 2008.
  5. ^ a b c “Điều khó hiểu trong bảng xếp hạng”. BBC Sport. 21 tháng 12 năm 2000.
  6. ^ “FIFA sửa lại bảng xếp hạng mới”. AP. 2 tháng 6 năm 2006.
  7. ^ “Chủ tịch FIFA khen ngợi sự làm việc của IFA”. The Jerusalem Post. 29 tháng 8 năm 2008. Truy cập 13 tháng 2 năm 2009. Blatter cũng được hỏi về vị trí không chính xác của Israel. Mặc dù không có tham gia 1 cuộc thi đấu quan trọng nào trong 38 năm, Israel vẫn được xếp hang 16 thế giới, xếp trên cả một số đội như Hi Lạp, Thụy Điển, Đan Mạch và Anh, vừa mới tụt 2 bậc.
  8. ^ “Bóng đá: Bảng xếp hạng FIFA chứng kiến Israel leo lên hạng 15 một cách đầy bất ngờ”. The Jerusalem Post. 13 tháng 12 năm 2008. Truy cập 13 tháng 2 năm 2009. Israel tiếp tục thăng tiến trên BXH của FIFA, leo lên hạng 15-vị trí tốt nhất của họ. Điều ngạc nhiên là một đội bóng chưa từng lọt vào bất kì giải đấu lớn nào trong 38 năm qua kể từ World Cup 1970, lại xếp trên một số đội như Hi Lạp (18), Nigeria (22), Thụy Điển (29), Scotland (33), Đan Mạch (34) và CH Ai Len (36).
  9. ^ “Lời mới nhất: Đã đến lúc giải thoát cho bảng xếp hạng FIFA”. The Jerusalem Post. 14 tháng 11 năm 2008. Truy cập 13 tháng 2 năm 2009. Israel vươn lên hạng 16 trong BXH mới nhất của FIFA, trên cả Mexico (25), Nigeria (22), Mỹ (24) và Colombia (40), chỉ đáp ứng một phần cho tính hiệu quả của BXH.
  10. ^ “Xem lại bảng xếp hạng FIFA tháng 11 năm 2008 (II)”. Football-Rankings.info. 20 tháng 10 năm 2008. Truy cập 13 tháng 2 năm 2009. Israel sẽ cải thiện (một lần nữa!) vị trí tốt nhất của họ, vượt qua hạng 15. Nếu họ thắng (thay vì hòa) trong trận gặp Latvia, họ sẽ ngang bằng với Nga (hạng 8).
  11. ^ “FIFA Rankings”. Travour.com. 1 tháng 6 năm 2006. Bản gốc lưu trữ 7 tháng 7 năm 2006.
  12. ^ Từ vòng chung kết nghĩa là 'giải đấu cuối cùng' (trái với các giải vòng loại)
  13. ^ “Bảng xếp hạng FIFA: Vào trọng tâm” (PDF). FIFA.com. Fédération Internationale de Football Association. 7 tháng 6 năm 2006. Truy cập 21 tháng 7 năm 2007.
  14. ^ “Thay đổi của bảng xếp hạng năm 2006: Thường xuyên hỏi về bảng xếp hạng FIFA” (PDF). Fédération Internationale de Football Association. Truy cập 21 tháng 6 năm 2007.
  15. ^ Tuy nhiên, chủ nhà World Cup 2010, Nam Phi cũng tham dự Vòng loại khu vực châu Phi mặc dù được đặc cách lọt thẳng; nguyên nhân là vì CAF kết hợp vòng loại World Cup với vòng loại CAN CUP nên Nam Phi phải tham gia 2 vòng loại chẳng dính dáng gì đến nhau. Nam Phi cuối cùng đã bị loại khỏi CAN CUP.
  16. ^ Sai sót trong bảng xếp hạng FIFA tháng 11 năm 2008 (II)
  17. ^ FIFA đã tính nhầm... hay họ cố tình?
  18. ^ Kết quả bảng xếp hạng FIFA tháng 11,2007
  19. ^ Số điểm được tính như thế nào?
  20. ^ “Hệ thống xếp hạng bóng đá nữ”. FIFA.com. Fédération Internationale de Football Association. Truy cập 28 tháng 4 năm 2008.
  21. ^ a b Giải thưởng Đội bóng của năm trên website của RSSSF
  22. ^ Top các đội thăng tiến nhiều nhất trong năm trên website của FIFA(PDF)
  23. ^ Men's Ranking Procedure on the FIFA website
  24. ^ The FIFA/Coca-Cola World Ranking

Liên kết ngoài