Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Tôn Hoàn”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 19: Dòng 19:


==Tham chính==
==Tham chính==
Tình hình trong thời kỳ quân quản (1963-1967) sau khi nền Đệ nhất Cộng hòa sụp đổ có nhiều biến động liên tục. Tướng [[Dương Văn Minh]] lên làm quốc trưởng nhưng đến Tháng Giêng năm [[1964]] thì tướng [[Nguyễn Khánh]] làm cuộc chỉnh lý, nắm quyền tối cao. Tướng Nguyễn Khánh vốn có cảm tình với [[đảng Đại Việt]] liền gửi thông điệp mời Nguyễn Tôn Hoàn về làm thủ tướng.<ref name=obit/> Chủ ý của Nguyễn Khánh là dùng thế lực của Đại Việt làm hậu thuẫn nhưng việc không thành.<ref name=k355/> Trong khi đó Nguyễn Tôn Hoàn cũng thất bại, không lập được Nội các<ref name=s2367/> vì đảng Đại Việt đã phân hóa thành nhiều nhóm, không thống nhất được nhân sự để tham chính. Có thành phần thì không chịu tòng phục một lãnh tụ cũ nay đột nhiên về nước nắm quyền.<ref name=k355/> Tướng Khánh, nhân danh chủ tịch [[Hội đồng Quân nhân Cách mạng (Việt Nam, 1963)|Hội đồng Quân nhân Cách mạng]] mới tự giao cho mình chức thủ tướng còn Nguyễn Tôn Hoàn làm Đệ nhất Phó Thủ tướng, đảm nhiệm chương trình bình định nông thôn và quản nhiệm năm bộ, trong đó có Bộ Nội vụ và Bộ Quốc phòng. Trong những công việc chính của Nguyễn Tôn Hoàn là tổ chức lại hệ thống [[Ấp Chiến lược]] cũ thành "Ấp Đời mới" để đối phó với [[Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam|lực lượng Cộng sản]].<ref name=k355>Karnow, p. 355.</ref><ref name=s2367>Shaplen, pp. 236&ndash;237.</ref>
Tình hình trong thời kỳ quân quản (1963-1967) của Việt Nam Cộng hòa sau khi nền Đệ nhất Cộng hòa sụp đổ có nhiều biến động liên tục. Tướng [[Dương Văn Minh]] lên làm quốc trưởng nhưng đến Tháng Giêng năm [[1964]] thì tướng [[Nguyễn Khánh]] làm cuộc chỉnh lý, nắm quyền tối cao. Tướng Nguyễn Khánh vốn có cảm tình với [[đảng Đại Việt]] liền gửi thông điệp mời Nguyễn Tôn Hoàn về làm thủ tướng.<ref name=obit/> Chủ ý của Nguyễn Khánh là dùng thế lực của Đại Việt làm hậu thuẫn nhưng việc không thành.<ref name=k355/> Trong khi đó Nguyễn Tôn Hoàn cũng thất bại, không lập được Nội các<ref name=s2367/> vì đảng Đại Việt đã phân hóa thành nhiều nhóm, không thống nhất được nhân sự để tham chính. Có thành phần thì không chịu tòng phục một lãnh tụ cũ nay đột nhiên về nước nắm quyền.<ref name=k355/> Tướng Khánh, nhân danh chủ tịch [[Hội đồng Quân nhân Cách mạng (Việt Nam, 1963)|Hội đồng Quân nhân Cách mạng]] mới tự giao cho mình chức thủ tướng còn Nguyễn Tôn Hoàn làm Đệ nhất Phó Thủ tướng, đảm nhiệm chương trình bình định nông thôn và quản nhiệm năm bộ, trong đó có Bộ Nội vụ và Bộ Quốc phòng. Trong những công việc chính của Nguyễn Tôn Hoàn là tổ chức lại hệ thống [[Ấp Chiến lược]] cũ thành "Ấp Đời mới" để đối phó với [[Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam|lực lượng Cộng sản]].<ref name=k355>Karnow, p. 355.</ref><ref name=s2367>Shaplen, pp. 236&ndash;237.</ref>


Nguyễn Tôn Hoàn cũng có nhiều công trong việc thành lập Bộ Phát triển Sắc tộc, mở cuộc thanh lọc chống tham nhũng và tìm cách chuyển giao sang chính phủ dân sự. Trong khi đó [[Chiến tranh Việt Nam|chiến cuộc]] càng mãnh liệt, thu hút toàn sự chú ý của [[Hoa Kỳ]] và [[Hội đồng Quân lực (Việt Nam, 1964)|Hội đồng Quân lực]] nên Nguyễn Tôn Hoàn vì không là quân nhân dần bị loại khỏi chức vụ bình định nông thôn.<ref name=obit/><ref name=s245>Shaplen, p. 245.</ref> Địa vị của Nguyễn Tôn Hoàn càng bị lu mờ trong khi tướng Nguyễn Khánh được sự ủng hộ đắc lực hơn của [[đồng minh]] Hoa Kỳ.<ref>Blair, p. 132.</ref>
Nguyễn Tôn Hoàn cũng có nhiều công trong việc thành lập Bộ Phát triển Sắc tộc, mở cuộc thanh lọc chống tham nhũng và tìm cách chuyển giao sang chính phủ dân sự. Trong khi đó [[Chiến tranh Việt Nam|chiến cuộc]] càng mãnh liệt, thu hút toàn sự chú ý của [[Hoa Kỳ]] và [[Hội đồng Quân lực (Việt Nam, 1964)|Hội đồng Quân lực]] nên Nguyễn Tôn Hoàn vì không là quân nhân dần bị loại khỏi chức vụ bình định nông thôn.<ref name=obit/><ref name=s245>Shaplen, p. 245.</ref> Địa vị của Nguyễn Tôn Hoàn càng bị lu mờ trong khi tướng Nguyễn Khánh được sự ủng hộ đắc lực hơn của [[đồng minh]] Hoa Kỳ.<ref>Blair, p. 132.</ref>

Phiên bản lúc 16:13, ngày 18 tháng 8 năm 2011

Nguyễn Tôn Hoàn (1917-2001) là một bác sĩ y khoa, chính khách Việt Nam, và nhiều lần giữ vị trí lãnh tụ của Đại Việt Quốc dân Đảng. Ông cũng từng giữ chức Bộ trưởng Thanh niên trong chính phủ Quốc gia Việt Nam (1950) và Phó Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa (1964).

Thân thế

Nguyễn Tôn Hoàn quê ở Tây Ninh, Nam Kỳ, xuất thân từ một gia đình theo đạo Công giáo. Ông theo học y khoa ở Trường Đại học Đông Dương, Hà Nội nơi ông bắt đầu hoạt động chính trị trong giới sinh viên. Năm 1939 ông tham gia thành lập Đại Việt Quốc dân Đảng[1], và nhanh chóng nổi lên như một lãnh đạo của đảng này.

Hoạt động chính trị

Khi quân Nhật tiếng vào Đông Dương, đã hậu thuẫn cho một số đảng phái chính trị chống Pháp, trong đó có Đại Việt Quốc dân Đảng. Năm 1944, Đại Việt Quốc Dân Đảng kết hợp với Đại Việt Quốc xã, Đại Việt Duy dân, Đại Việt Dân chính thành lập một mặt trận chung với tên gọi là Đại Việt Quốc gia Liên minh với mục đích liên kết với Nhật để đánh Pháp. Về sau, còn có thêm sự gia nhập của Tân Việt Nam Quốc dân Đảng. Khi Nhật đảo chánh Pháp vào ngày 9 tháng 3 năm 1945, Đại Việt Quốc gia Liên minh đứng ra lập Ủy ban Chính trị Bắc Kỳ mong tiếp quản quyền điều hành từ tay người Nhật. Tuy nhiên chính phủ Tokyo chọn duy trì thể chế quân chủ của triều đình Huế và cho thành lập chính phủ Trần Trọng Kim. Thủ tướng Trần Trọng Kim cho lập Ủy ban Giám đốc Chính trị Miền Bắc, trong đó có sự tham gia của Nguyễn Tường Long là một lãnh đạo của Đại Việt Quốc gia Liên minh, với nhiệm vụ ổn định tình hình ở Bắc Bộ. Tuy nhiên, trước khi Ủy ban kịp hoạt động thì lực lượng Việt Minh đã giành được chính quyền, vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị khiến Ủy ban mất cơ sở hoạt động, phải giải tán. Đại Việt Quốc gia Liên minh cũng tan rã vì các đảng thành viên không nhất trí quan điểm hành động trong giai đoạn mới.

Năm 1945, chính phủ Việt Minh do có chuẩn bị và tổ chức tốt đã chớp thời cơ giành được chính quyền. Do việc hợp tác với ngừoi Nhật trước đây, chính phủ Việt Minh đã kết tội Đại Việt Quốc dân đảng và ra lệnh giải tán đảng này. Yếu thế hơn hẳn, Đại Việt Quốc dân đảng cùng với Việt Nam Quốc dân đảngĐại Việt Dân Chính Đảng thành lập Mặt trận Quốc dân Đảng Việt Nam để chống lại chính phủ Việt Minh. Tuy nhiên, Mặt trận không hoạt động hiệu quả do mâu thuẫn giữa cách thức hành động của các thành viên dẫn đến tan rã. Bên cạnh đó, nhằm ổn định tình hình để rảnh tay tập trung chống Pháp, các lãnh đạo Việt Minh cũng thực hiện nhiều biện pháp để tiễu trừ các đảng phái chống đối.

Là một lãnh đạo của Đại Việt, Nguyễn Tôn Hoàn cũng nằm trong số cần phải diệt trừ. Do vậy, giữa năm 1946, ông lẩn trốn sang Trung Hoa[1], bấy giờ hãy còn do Trung Hoa Quốc dân Đảng kiểm soát.[1] Không lâu sau, khi người Pháp tái kiểm soát được hầu hết lãnh thổ Đông Dương, ông trở về nước và hoạt động ở Sài Gòn[1] Từ năm 1947, ông bắt đầu hoạt động trong "Liên minh Quốc gia", một tập hợp các đảng chính trị, mà Đại Việt là một thành viên, với chủ trương chống Việt Minh và thỏa hiệp với chính phủ Pháp, ủng hộ Giải pháp Bảo Đại[2] với hy vọng có thể được người Pháp trao trả độc lập[1][3]. Khi chính phủ Quốc gia Việt Nam được thành lập, Nguyễn Tôn Hoàn được bổ nhiệm làm Tổng trưởng Bộ Thanh niên và Thể thao. Ông được cho là người đã đưa môn bóng bàn vào Việt Nam.[1]

Trong khi đó Ngô Đình Diệm không đồng tình và lên án chính thể do quốc trưởng Bảo Đại chủ trương chỉ là hư danh chứ không có thực quyền. Sự rạn nứt này chấm dứt "Liên minh Quốc gia" giữa Ngô Đình Diệm và Nguyễn Tôn Hoàn.[3] Sau cũng vì thấu hiểu quyền lực hạn hẹp của Quốc gia Việt Nam chi phối bởi người Pháp, Nguyễn Tôn Hoàn và đảng Đại Việt rút khỏi chính phủ.[1]

Mùa hè năm 1953, Ngô Đình Nhu em của Ngô Đình Diệm mời các chính đảng chống cộng tham dự Đại hội Đoàn kết tìm một giải pháp khác ngoài Bảo Đại thì đảng Đại Việt cũng nhập cuộc. Đại hội này gây được nhiều thanh thế cho Ngô Đình Diệm và mở cuộc công kích đường lối của Bảo Đại.[4]

Lưu vong

Năm 1954 Ngô Đình Diệm lên làm thủ tướng của Quốc gia Việt Nam và tìm cách thống nhất quyền lực. Xung đột võ trang liền xảy ra giữa quân đội chính phủ và các giáo phái Hòa Hảo and Cao Đài cùng lực lượng Bình Xuyên. Sau khi Quốc trưởng Bảo Đại bị truất phế và Việt Nam Cộng hòa thành lập thì xung khắc này lôi cuốn luôn những tổ chức đối lập khác và Đảng Đại Việt, vì bị liệt danh là một thế lực cát cứ nên có lệnh cấm hoạt động. Căn cứ Ba Lòng của Đảng ở Quảng Trị bị triệt hạ. Nguyễn Tôn Hoàn cùng các lãnh tụ khác phải bỏ trốn; Nguyễn Tôn Hoàn lưu vong sang Pháp.[1] Mãi đến sau khi nền Đệ nhất Cộng hòa sụp đổ và Tổng thống Ngô Đình Diệm bị giết Nguyễn Tôn Hoàn mới trở lại chính trường.

Tham chính

Tình hình trong thời kỳ quân quản (1963-1967) của Việt Nam Cộng hòa sau khi nền Đệ nhất Cộng hòa sụp đổ có nhiều biến động liên tục. Tướng Dương Văn Minh lên làm quốc trưởng nhưng đến Tháng Giêng năm 1964 thì tướng Nguyễn Khánh làm cuộc chỉnh lý, nắm quyền tối cao. Tướng Nguyễn Khánh vốn có cảm tình với đảng Đại Việt liền gửi thông điệp mời Nguyễn Tôn Hoàn về làm thủ tướng.[1] Chủ ý của Nguyễn Khánh là dùng thế lực của Đại Việt làm hậu thuẫn nhưng việc không thành.[5] Trong khi đó Nguyễn Tôn Hoàn cũng thất bại, không lập được Nội các[6] vì đảng Đại Việt đã phân hóa thành nhiều nhóm, không thống nhất được nhân sự để tham chính. Có thành phần thì không chịu tòng phục một lãnh tụ cũ nay đột nhiên về nước nắm quyền.[5] Tướng Khánh, nhân danh chủ tịch Hội đồng Quân nhân Cách mạng mới tự giao cho mình chức thủ tướng còn Nguyễn Tôn Hoàn làm Đệ nhất Phó Thủ tướng, đảm nhiệm chương trình bình định nông thôn và quản nhiệm năm bộ, trong đó có Bộ Nội vụ và Bộ Quốc phòng. Trong những công việc chính của Nguyễn Tôn Hoàn là tổ chức lại hệ thống Ấp Chiến lược cũ thành "Ấp Đời mới" để đối phó với lực lượng Cộng sản.[5][6]

Nguyễn Tôn Hoàn cũng có nhiều công trong việc thành lập Bộ Phát triển Sắc tộc, mở cuộc thanh lọc chống tham nhũng và tìm cách chuyển giao sang chính phủ dân sự. Trong khi đó chiến cuộc càng mãnh liệt, thu hút toàn sự chú ý của Hoa KỳHội đồng Quân lực nên Nguyễn Tôn Hoàn vì không là quân nhân dần bị loại khỏi chức vụ bình định nông thôn.[1][7] Địa vị của Nguyễn Tôn Hoàn càng bị lu mờ trong khi tướng Nguyễn Khánh được sự ủng hộ đắc lực hơn của đồng minh Hoa Kỳ.[8]

Từ địa vị tham chính, Nguyễn Tôn Hoàn dần quay sang lập trường đối kháng, chỉ trích chính phủ. Giữa năm 1964 khi giáo dân Công giáo xuống đường biểu tình thì Nguyễn Tôn Hoàn ngấm ngầm ủng hộ nhóm biểu tình và lên án tướng Khánh và đại sức Hoa Kỳ là Henry Cabot Lodge, Jr. đã thiên vị Phật giáo để áp bức Thiên Chúa giáo.[9] Ông còn tìm cách huy động đảng Đại Việt lật đổ chính phủ của Nguyễn Khánh nhưng âm mưu này chỉ trong thời kỳ phôi thai thì bị bỏ dở.[10]

Lưu vong lần thứ hai

Tháng Chín năm 1964 Nguyễn Tôn Hoàn từ chức Phó Thủ tướng, lưu vong sang Nhật Bản rồi lại sang Pháp.[1][11] Được một năm thì ông lại bỏ Pháp vì bất đồng với đường lối ngoại giao của Pháp đối với Việt Nam Cộng hòa rồi sang Mỹ định cư năm 1965.[1]

Ở Hoa Kỳ ông làm giảng viên tiếng Việt tại một số cơ sở của Quân đội Hoa Kỳ. Ngoài ra ông mở nhà hàng Việt Nam. Ông mất ngày 19 tháng 9 năm 2001Mountain View, California.[1] Ông không ngừng lên tiếng chống đối chính phủ của đảng Cộng sản Việt Nam.[1]

Chú thích

  1. ^ a b c d e f g h i j k l m n Lewis, Paul (26 tháng 9 năm 2001). “Dr. Nguyen Ton Hoan, Pro-Independence Vietnamese Official, Is Dead”. The New York Times. |url= trống hay bị thiếu (trợ giúp); |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
  2. ^ Miller, p. 439.
  3. ^ a b Miller, p. 440.
  4. ^ Miller, pp. 452–453.
  5. ^ a b c Karnow, p. 355.
  6. ^ a b Shaplen, pp. 236–237.
  7. ^ Shaplen, p. 245.
  8. ^ Blair, p. 132.
  9. ^ Shaplen, p. 246.
  10. ^ Shaplen, pp. 268–269.
  11. ^ Shaplen, p. 282.

Tham khảo

  • Blair, Anne E. (1995). Lodge in Vietnam: A Patriot Abroad. New Haven, Connecticut: Yale University Press. ISBN 0300062265.
  • Hammer, Ellen J. (1987). A Death in November. New York City, New York: E. P. Dutton. ISBN 0-525-24210-4.
  • Jones, Howard (2003). Death of a Generation. New York City, New York: Oxford University Press. ISBN 0-19-505286-2.
  • Karnow, Stanley (1997). Vietnam: A history. New York City, New York: Penguin Books. ISBN 0-670-84218-4.
  • Miller, Edward (2004). “Vision, Power and Agency: The Ascent of Ngo Dinh Diem”. Journal of Southeast Asian Studies. Singapore: Cambridge University Press. 35 (3): 433–458. doi:10.1017/S0022463404000220. Đã bỏ qua tham số không rõ |month= (trợ giúp)
  • Shaplen, Robert (1965). The Lost Revolution: Vietnam 1945–1965. London: André Deutsch.

Liên kết