Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ōsaka (thành phố)”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
WikitanvirBot (thảo luận | đóng góp)
n r2.7.1) (robot Thêm: gd:Osaka
Dòng 1: Dòng 1:
{{otheruses|Osaka (định hướng)}}
{{otheruses|Osaka (định hướng)}}
{| cellpadding="2" style="float: right; width: 280px; background: #c19e9e; margin-left: 1em; border-spacing: 1px;"
{| cellpadding="2" style="float: right; width: 280px; background: #c19e9e; margin-left: 1em; border-spacing: 1px;"
! colspan="2" | Osaka - 大阪
! colspan="2" | Osaka<br />大阪<br />Đại Phản
|- style="background: #ffffff;" align="center"
|- style="background: #ffffff;" align="center"
| colspan="2" | [[Tập tin:Osaka city view 01.jpg|280px|Hình chân trời Osaka]]
| colspan="2" | [[Tập tin:Osaka city view 01.jpg|280px|Hình chân trời Osaka]]

Phiên bản lúc 00:37, ngày 19 tháng 9 năm 2011

Osaka
大阪
Đại Phản
Hình chân trời Osaka
Basisdaten
Quốc gia: Nhật Bản
Đảo: Honshū
Vùng: Kinki / Kansai
Tỉnh: Ōsaka
Tọa độ: Bản mẫu:Coord dms
Vị trí ở Nhật Bản: Vị trí Osaka ở Nhật Bản
Diện tích: 221,96 km²
Dân số: 2.628.776 (27 tháng 12, 2005)
Mật độ dân số: 11.893 người/km²
Mã bưu điện: 530-XXXX
Mã điện thoại: 06
Khu hành chính: 25 khu
Địa chỉ tòa thị chính: 〒530-8201
Ōsaka-shi, Kita-ku,
Nakanoshima 1-3-20
Website: http://www.city.osaka.jp/
Địa chỉ thư điện tử:
Thị trưởng: Junichi Seki
Ký hiệu thành phố
Cây: Anh đào
Hoa: Păng xê (hoa bướm)
Tòa nhà chọc trời Umeda
Kaiyukan

Thành phố Ōsaka (大阪市 Ōsaka-shi?, Đại Phản Thị) là thành phố trung tâm hành chính của phủ Ōsaka và là thành phố lớn thứ ba ở Nhật Bản với dân số 2,7 triệu người. Thành phố Ōsaka nằm ở vùng Kinki trên đảo Honshu, ngay cửa sông Yodo trên vịnh Ōsaka.

Ōsaka vốn dĩ đã là trung tâm thương mại của Nhật Bản, và bây giờ nó vẫn là trung tâm công nghiệphải cảng chính, trái tim của vùng đô thị Kansai với dân số lên đên 18,644 triệu người.

Lịch sử

Khu vực hiện nay gồm cả thành phố Ōsaka, vốn có tên gọi là Naniwa (viết là 難波, 浪華 hay 浪花), và hiện nay ở Ōsaka vẫn có một phường tên là Naniwa (浪速) và Namba (難波). Thiên hoàng Kōtoku đã dời đô từ Asuka (tứcc Nara) về Ōsaka.[1] Ông đặt khu vực này làm trung tâm, đặt tên là Naniwa-no-miya. Vùng này luôn luôn là đường liên kết có tính sống còn, cả trên bộ lẫn dưới biển, giữa Yamato (tỉnh Nara ngày nay), Hàn QuốcTrung Quốc.

Những nghiên cứu lịch sử cho rằng người Yamato (người Nhật) đã đến cửa sông Yodo lần đầu vào năm 663. Naniwa được Thiên hoàng Temmu thành lập năm 683, trên vùng đất mà bây giờ là phường Hōenzaka thuộc Osaka. Vào thế kỉ thứ 7 và 8, có khi Naniwa là nơi xây cung điện của một vài ông vua. Thành phố này cũng là một trong những hải cảng đầu tiên có sự giao lưu văn hoákinh tế với nhà Đường ở Trung Quốc.

Năm 1496, Phật tử Jodo Shinshu đã thành lập tổng hành dinh, chùa Ishiyama Hongan-ji trên những cung điện Hoàng gia Naniwa cũ đã bị phá huỷ. Năm 1570, Oda Nobunaga bao vây ngôi chùa này. Các nhà tu hành cuối cùng phải bỏ chùa đi vào năm 1580. Ngôi chùa đã bị Toyotomi Hideyoshi san bằng để lấy chỗ xây lâu đài của mình, thành Ōsaka.

Không có tài liệu rõ ràng về việc cái tên Ōsaka thay thế tên Naniwa, nhưng những tài liệu viết tay cũ nhất có xuất hiện cái tên này, khoảng những năm 1496, được tìm thấy trong chùa Ishiyama Hongan-ji. Lúc đó, tên này được phát âm là Ōzaka. Dần dần, âm "z" phát âm nhẹ dần, đồng thời âm "o" (ō) dài cũng phát âm ngắn đi.

Đầu thời kỳ Minh Trị, chính phủ lần thứ hai thay đổi cách viết bằng Kanji tên Ōsaka, từ chữ 坂 thành 阪 bởi vì tên trước, nếu đọc rời rạc, sẽ thành "sẽ trở về với rác rưởi" (土に返る). Điều này yêu cầu trong cách đánh vần trang trọng hiện nay, tên cũ đó phải được sử dụng rất cẩn thận.

Ōsaka từng là trung tâm kinh tế quan trọng nhất của Nhật Bản trong một thời gian dài, với một lượng lớn dân số là tầng lớp thương gia. Trong thời kì Edo (1603-1867), Ōsaka trở thành một trong những thành phố chính ở Nhật, và trở về với vai trò lịch sử của nó là một hải cảng sống quan trọng. Phát triển song song với nền văn hoá đô thị của KyōtoEdo, Ōsaka cũng có những nhà sản xuất bunrakukabuki đặc trưng, và một cộng đồng nghệ thuật sống.

Chính phủ đã ra sắc lệnh công nhận Ōsaka là đô thị cấp quốc gia vào ngày 1 tháng 9 năm 1956.

Những điểm tham quan

Trung tâm Ōsaka được chia làm 2 phần: phần phía bắc Kita (北) và phía nam Minami (南). Một khu lẻ Umeda (梅田 –Mai Điền) nằm ở Kita, với khu giải trí quanh cầu Dotonbori, Công viên tam giác và Amerikamura ("làng Mỹ") ở Minami. Minami cũng là quê hương của cây cầu Shinsaibashi (心斎橋) và khu mua sắm Ebisubashi. Khu thuogn mại trung tâm, bao gồm toà ánngân hàng, nằm ở vùng Yodoyabashi và Honmachi (本町), giữa Kita và Minami. Khu này cũng có ga cuối, ví dụ như ga Tennoji (天王寺駅) và ga Kyobashi (京橋駅).

Ōsaka nổi tiếng với bunraku (nhà hát rối cổ truyền), nhà hát kịch kabuki, và manzai, một hình thức hiện đại của kịch hài đứng. Những điểm thu hút du khách còn có:

Kaiyukan

Kaiyukan (海遊館) là một phòng trưng bày trong vịnh Ōsaka, có 35.000 loài sống dưới nước trong 14 bể lớn. Cái lớn nhất trong số đó cũng là lớn nhất thế giới, chứa trong đó 5.400 tấn nước và là ngôi nhà của nhiều sinh vật biển khác nhau kể cả cá voicá mập.

Các địa điểm đáng chú ý

  • Quận Shinsekai và Tháp Tsutenkaku
  • Bảo tàng thành phố Ōsaka
  • Công viên Nakanoshima
  • Bảo tàng đồ sứ phương Đông – thành phố Ōsaka
  • Bảo tàng khoa học Ōsaka
  • Thư viện công cộng Nakanoshima
  • Quảng trường trung tâm Ōsaka
  • Bảo tàng đồ sứ và đồ gốm: thành lập năm 1982. Có 2.000 mảnh gốm ở đây, trong đó có cái là tài sản quốc gia. Ở đây cũng có một phòng trưng bày thiên nhiên chuyên về gốm sứ xanh ngọc Hàn Quốc.
  • Khu làng Hoa Kỳ (American Village)
  • Bảo tàng Hài kịch Kamigata và nghệ thuật biểu diễn tỉnh Ōsaka
  • Công viên Tennoji
  • Sở thú Tennoji
  • Bảo tàng nghệ thuật quốc gia, Ōsaka
  • Đền Shitenno
  • Công viên Sumiyoshi
  • Điện thờ Sumiyoshi Taisha
  • Trung tâm thương mại châu Á-Thái Bình Dương
  • Toà nhà WTC Osaka
  • Nơi sinh của Hiromitsu Ishida
  • Thị trấn Den Den
  • Mái vòm Osaka
  • Bảo tàng dân tộc học quốc gia (Minpaku)
  • Bảo tàng nhà nông nghiệp ở công viên Hattori Ryokuchi

Giao thông

Sân bay quốc tế Kansai là sân bay chính: nó nằm trên một hòn đảo nhân tạo hình chữ nhật ngoài khơi vịnh Osaka, phục vụ cho Osaka và các thành phố vệ tinh như Nara, Kobe và Kyoto. Sân bay có kết nối với trung tâm thành phố và ngoại ô.

Sân bay quốc tế Osaka ở Itami và Toyonaka vẫn là nơi đến của phần lớn các chuyến bay nội địa từ các miền khác.

Bên cạnh hệ thống đường tàu điện ngầm của thành phố Osaka, còn có mạng lưới của JR và những đường tàu tư nhân, để đi từ Osaka đến các tỉnh láng giềng. Đường tàu KeihanHankyu đi tới Kyoto, Hanshin và Hankyu đi tới Kobe, đường Kintetsu đi đến Nara và Nagoya, và đường Nankai để tới Wakayama.

Dân số

Năm 2005 dân số thành phố là 2.640.097 người, mật độ 11.894 người/km² (tổng diện tích 221,30 km²).

Người dân Osaka nói một thứ tiếng địa phương mà người Nhật gọi là giọng Osaka (Osaka-ben), có nhiều điều khác đi so với tiếng Nhật chuẩn, ví dụ như cách dùng hậu tố hen thay vì dùng nai cho thể phủ định.

Khoảng 118.000 cư dân nước ngoài hợp pháp ở đây. 91.500 cư dân Hàn Quốc phần lớn tập trung ở phường Ikuno, nơi đây có khu phố Hàn Quốc lớn Tsuruhashi.

Kinh tế

Trong lịch sử, Osaka là trung tâm thương mại ở Nhật Bản, đặc biệt là trong thời kì trung cổ và cận đại. Ngày nay, nhiều công ty lớn đã chuyển trụ sở chính về Tokyo đặc biệt là từ cuối những năm 1990, nhưng có 1 vài công ty vẫn đặt ở Osaka. Sau đây là một vài công ty ở Osaka.

Capcom
Daimaru
Ezaki Glico
Đường sắt Hankyu
Tàu điện Hanshin
ITOCHU
Kintetsu Corporation
Công ty điện lực Kansai
Keyence
Matsushita (Panasonic)
Tàu điện Nankai
Nissin
Nova
Osaka Gas
Resona Holdings, Inc.
Roland
Sanyo
Sharp
Suntory
Takashimaya
Công ty Đường sắt Tây Nhật Bản

Giáo dục

Các trường tiểu họctrung học cơ sở công lập ở Osaka điều hành bởi Phòng giáo dục thành phố Osaka.

Các trường trung học phổ thông công lập được điều hành bởi Sở giáo dục phủ Osaka.

Thành phố Osaka có một số lượng lớn các trường đại học, nhưng do sự phát triển của các trường cao đẳng nên nhiều trường đại học đã chọn giải pháp chuyển ra ngoại thành. Osaka vẫn là trung tâm của giáo dục cấp cao ở Nhật bản, có thể so sánh với Kyoto hay Tokyo. ở tỉnh osaka có các trường đại học quốc lập ,công lập như sau

Đại học Osaka
Đại học thành phố Osaka
Đại học tỉnh Osaka (tên chính thức là đại học phủ lập osaka)
Đại học giáo dục Osaka

Văn hoá

Nhiều người cho rằng người dân ở Osaka có được hiểu biết là do những người không phải ở Osaka, đặc biệt là người Tokyo. Phần lớn người dân Osaka cảm thấy một sự chia rẽ lớn giữa họ với những người Nhật vùng Kanto. Nhiều người phát cáu lên khi người Tokyo có thể đem Osaka ra làm trò cười chỉ dựa vào 1 chương trình TV kể về thành phố của họ. Một ví dụ rõ ràng của chuyện này là khi nghệ sĩ hài kịch ở Tokyo (sinh ra ở Shikoku) là Saibara Rieko, trên một chương trình truyền hình, đã cảnh báo rằng ai muốn đến Osaka thì nên biết nước máy ở đó rất dơ bẩn và không nên uống. Điều này đã tác động mạnh tới Công ty cấp nước Osaka. Họ đã mời Saibara đến Osaka để thử một show diễn: bịt mắt bà lại và đố bà có thể nhận ra nước máy ở Osaka với nước máy ở Tokyo và nước khoáng. Trò thử này được chiếu trên tivi, nhưng Công ty cấp nước Osaka đã phải thất vọng vì Saibara đã nhận ra nước ở Osaka. Tuy nhiên, một lời xin lỗi được đưa ra và Saibara nói rằng nước ở Osaka cũng không tệ lắm.

Osaka nổi tiếng với đồ ăn, có một câu dân gian nói là "bạn muốn thấy Kimono thì đến Kyoto, còn muốn ăn thì hãy đến Osaka" (京の着倒れ、大阪の食い倒れ).

Ấm thực vùng Osaka bao gồm okonomiyaki (bánh cake chiên), takoyaki (bạch tuộc tẩm bột nướng), udon (một loại mì), món sushi địa phương và những thức ăn Nhật bản truyền thống khác. Người ta nói có nguyên một ngành công nghiệp phục vụ ẩm thực ở Osaka, có cả những món ăn trên trung bình, được phục vụ nhanh mà rẻ.

Là một thành phố lớn, thành phố công nghiệp, người Osaka luôn nghĩ lúc nào cũng là giờ làm việc. Một người Osaka điển hình không bao giờ chờ đúng đèn giao thông để qua đường nếu ở đó không nhiều xe cộ. Họ cũng là những người đi bộ nhanh nhất Nhật Bản - tốc độ trung bình 1,6 m/s (hơn cả người Tokyo cũng đi nhanh nhưng với vận tốc 1,56 m/s).

Các thành phố kết nghĩa

Osaka có 8 thành phố kết nghĩa [1].

Các thành phố kết nghĩa:

Các thành phố hữu nghị và hợp tác:

Osaka có nhiều cảng kết nghĩa.

Chú thích