Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thống Nhất”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Soạn thảo trực quan Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 35: Dòng 35:
| web = [http://thongnhat.dongnai.gov.vn/ Trang thông tin điện tử]
| web = [http://thongnhat.dongnai.gov.vn/ Trang thông tin điện tử]
}}
}}
'''Thống Nhất''' là một huyện trung du miền núi thuộc tỉnh [[Đồng Nai]].
'''Thống Nhất''' là một huyện trung du nằm trung tâm tỉnh [[Đồng Nai]].


==Vị trí==
==Vị trí==
Dòng 71: Dòng 71:
==Đặc điểm==
==Đặc điểm==
*Khí hậu và đất đai thuận lợi cho phát triển các loại cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày như đậu nành, thuốc lá, cà phê, cao su...
*Khí hậu và đất đai thuận lợi cho phát triển các loại cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày như đậu nành, thuốc lá, cà phê, cao su...
*Có điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật: điện, nước, giao thông,... (có [[Quốc lộ 1A]], [[Quốc lộ 20]] và tuyến đường sắt chạy qua), có sức thu hút đầu tư từ bên ngoài. Trong tương lai sẽ có tuyến [[đường cao tốc Sài Gòn – Đà Lạt]] và tuyến [[đường cao tốc Dầu Giây – Long Thành – TP Hồ Chí Minh]] đi qua (là tuyến đường huyết mạch trên trục giao thông Bắc - Nam, vùng [[Tây Nguyên|Tây nguyên]] và các vùng kinh tế trọng điểm trong khu vực).
*Có điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật: điện, nước, giao thông,... (có [[Quốc lộ 1A]], [[Quốc lộ 20]], [[đường cao tốc Dầu Giây – Long Thành – TP Hồ Chí Minh]] và tuyến đường sắt đi qua), có sức thu hút đầu tư từ bên ngoài. Trong tương lai sẽ có tuyến [[Đường cao tốc Dầu Giây – Đà Lạt|đường cao tốc Dầu Giây – Đà Lạt]] đi qua (là tuyến đường huyết mạch trên trục giao thông Bắc - Nam, vùng [[Tây Nguyên|Tây nguyên]] và các vùng kinh tế trọng điểm trong khu vực).
*Có điều kiện phát triển mạnh mẽ trên cả ba lĩnh vực: nông nghiệp, công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.
*Có điều kiện phát triển mạnh mẽ trên cả ba lĩnh vực: nông nghiệp, công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.
Huyện Thống Nhất là nơi có nhiều người công giáo cư ngụ, nhiều tín đồ tôn giáo sống ở [[Bàu Hàm]], [[Gia Kiệm]],...
Huyện Thống Nhất là nơi có nhiều người công giáo cư ngụ, nhiều tín đồ tôn giáo sống ở [[Bàu Hàm]], [[Gia Kiệm]],...

Phiên bản lúc 17:42, ngày 6 tháng 3 năm 2019

Thống Nhất
Huyện
Huyện Thống Nhất
Cổng vào trung tâm hành chính huyện Thống Nhất
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐông Nam Bộ
TỉnhĐồng Nai
Trụ sở UBNDKhu Trung tâm Hành chính Huyện Thống Nhất, Xã Xuân Thạnh, huyện Thống Nhất.
Phân chia hành chính10 xã
Thành lập2003
Địa lý
Tọa độ: 10°57′5″B 107°8′48″Đ / 10,95139°B 107,14667°Đ / 10.95139; 107.14667
Thống Nhất trên bản đồ Việt Nam
Thống Nhất
Thống Nhất
Vị trí huyện Thống Nhất trên bản đồ Việt Nam
Diện tích247,19 km²
Dân số (2009)
Tổng cộng146.932 người
Khác
Mã hành chính738
Biển số xe60-B7 xxx.xx
WebsiteTrang thông tin điện tử

Thống Nhất là một huyện trung du nằm ở trung tâm tỉnh Đồng Nai.

Vị trí

Phía Bắc giáp huyện Định Quán, phía Đông giáp Thị xã Long Khánh, phía Nam giáp huyện Long Thành và huyện Cẩm Mỹ, phía tây giáp huyện Trảng Bom.

Đây cũng là địa phương có dự án Đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đi qua đang được xây dựng.

Hành chính

Huyện gồm 10 xã trực thuộc: Bàu Hàm 2, Gia Tân 1, Gia Tân 2, Gia Tân 3, Gia Kiệm, Hưng Lộc, Lộ 25, Quang Trung, Xuân Thiện, Xuân Thạnh.

Hầu hết 10 xã của huyện Thống Nhất đều là vùng sâu, vùng xa trong đó có 2 xã đặc biệt khó khăn là xã Xuân Thiện và xã Xuân Thạnh.

Lịch sử

Thời Việt Nam Cộng Hòa, vùng đất hai huyện Thống Nhất và Trảng Bom ngày nay thuộc phạm vi ba quận Đức Tu (tỉnh Biên Hòa), Xuân Lộc và Kiệm Tân (tỉnh Long Khánh), gồm các xã: Hố Nai, Trảng Bom (quận Đức Tu), Dầu Giây, Hưng Lộc (quận Xuân Lộc), Gia Kiệm, Gia Tân, Bến Nôm (quận Kiệm Tân).

Về phía chính quyền cách mạng, địa bàn huyện Thống Nhất thuộc các huyện Vĩnh Cửu (tỉnh Biên Hòa) và Xuân Lộc (tỉnh Bà Rịa - Long Khánh). Tháng 10 năm 1973, huyện 21 được thành lập, gồm các xã nằm dọc lộ 1lộ 20: Hố Nai, Trảng Bom 1, Trảng Bom 2, Bàu Hàm 1, Bàu Hàm 2, Cây Gáo, Hưng Lộc, Gia Tân, Gia Kiệm, Võ Dõng, Túc Trưng. Sau đó, huyện 21 được đổi tên thành huyện Thống Nhất.

Từ năm 1976, huyện Thống Nhất thuộc tỉnh Đồng Nai, gồm 17 xã: An Viễn, Bàu Hàm 1, Bàu Hàm 2, Cây Gáo, Đồi 61, Gia Kiệm, Gia Tân, Giang Điền, Hố Nai 1, Hố Nai 2, Hố Nai 3, Hố Nai 4, Hưng Lộc, Lộ 25, Thanh Bình, Trảng Bom 1, Trảng Bom 2.

Ngày 23 tháng 12 năm 1978, chuyển 2 xã Hố Nai 1 (nay là phường Hố Nai) và Hố Nai 2 (nay là 2 phường Tân BiênTân Hòa) về thành phố Biên Hòa quản lý. Huyện Thống Nhất còn lại 15 xã: An Viễn, Bàu Hàm 1, Bàu Hàm 2, Cây Gáo, Đồi 61, Gia Kiệm, Gia Tân, Giang Điền, Hố Nai 3, Hố Nai 4, Hưng Lộc, Lộ 25, Thanh Bình, Trảng Bom 1, Trảng Bom 2.

Ngày 8 tháng 12 năm 1982, chia xã Gia Tân thành 3 xã: Gia Tân 1, Gia Tân 2, Gia Tân 3; chia xã Gia Kiệm thành 2 xã: Gia Kiệm và Quang Trung.

Ngày 29 tháng 8 năm 1994, chia xã Trảng Bom 1 thành thị trấn Trảng Bom và xã Sông Trầu; chia xã Trảng Bom 2 thành 3 xã: Đông Hòa, Tây Hòa, Trung Hòa; chia xã Hố Nai 4 thành 3 xã: Bắc Sơn, Bình Minh, Quảng Tiến; chia xã Hưng Lộc thành 2 xã: Hưng Lộc và Hưng Thịnh; chia xã Bàu Hàm 1 thành 2 xã: Bàu Hàm và Sông Thao.

Cuối năm 2002, huyện Thống Nhất có 1 thị trấn Trảng Bom và 24 xã: An Viễn, Bắc Sơn, Bàu Hàm, Bàu Hàm 2, Bình Minh, Cây Gáo, Đồi 61, Đông Hòa, Gia Kiệm, Gia Tân 1, Gia Tân 2, Gia Tân 3, Giang Điền, Hố Nai 3, Hưng Lộc, Hưng Thịnh, Lộ 25, Quảng Tiến, Quang Trung, Sông Thao, Sông Trầu, Tây Hòa, Thanh Bình, Trung Hòa.

Ngày 21 tháng 8 năm 2003, huyện Thống Nhất được tách thành 2 huyện: Thống Nhất và Trảng Bom; đồng thời tiếp nhận 2 xã Xuân Thiện và Xuân Thạnh của huyện Long Khánh vừa giải thể.

  • Huyện Trảng Bom có thị trấn Trảng Bom và 16 xã: An Viễn, Bắc Sơn, Bàu Hàm, Bình Minh, Cây Gáo, Đông Hòa, Đồi 61, Giang Điền, Hố Nai 3, Hưng Thịnh, Quảng Tiến, Sông Thao, Sông Trầu, Tây Hòa, Thanh Bình, Trung Hòa.
  • Huyện Thống Nhất có 10 xã: Bàu Hàm 2, Gia Tân 1, Gia Tân 2, Gia Tân 3, Gia Kiệm, Hưng Lộc, Lộ 25, Quang Trung, Xuân Thạnh, Xuân Thiện.

Dự kiến đến năm 2020, các xã: Hưng Lộc, Bàu Hàm 2, Xuân Thạnh, Quang Trung sẽ được điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập thị trấn Dầu Giây - thị trấn huyện lỵ huyện Thống Nhất.

Đặc điểm

  • Khí hậu và đất đai thuận lợi cho phát triển các loại cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày như đậu nành, thuốc lá, cà phê, cao su...
  • Có điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật: điện, nước, giao thông,... (có Quốc lộ 1A, Quốc lộ 20, đường cao tốc Dầu Giây – Long Thành – TP Hồ Chí Minh và tuyến đường sắt đi qua), có sức thu hút đầu tư từ bên ngoài. Trong tương lai sẽ có tuyến đường cao tốc Dầu Giây – Đà Lạt đi qua (là tuyến đường huyết mạch trên trục giao thông Bắc - Nam, vùng Tây nguyên và các vùng kinh tế trọng điểm trong khu vực).
  • Có điều kiện phát triển mạnh mẽ trên cả ba lĩnh vực: nông nghiệp, công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.

Huyện Thống Nhất là nơi có nhiều người công giáo cư ngụ, nhiều tín đồ tôn giáo sống ở Bàu Hàm, Gia Kiệm,...

Hiện nay huyện Thống Nhất đang triển khai đầu tư xây dựng khu đô thị Dầu Giây Center City nằm trên địa bàn xã Xuân Thạnh.

Giao thông

Hệ thống giao thông chính của huyện là đường bộ và đường sắt. Các tuyến đường bộ trên địa bàn huyện gồm có các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, đường huyện và hệ thống đường giao thông thông nông thôn các xã.

Về quốc lộ có 2 tuyến chính là QL1 và QL20 đi qua với chiều dài 25.5 km, kết cấu đường bê tông nhựa. Hai tuyến quốc lộ giao cắt nhau tại ngã ba Dầu Giây. Tỉnh lộ có 3 tuyến với tộng chiều dài 29,1 km các tuyến đường đã được nâng cấp lên đường nhựa.

Hệ thống đường huyện quản lý gồm có 9 tuyến chính, tổng chiều dài 54,1 km, lộ giới 19 mét. Trong đó chỉ có 9,25 km mặt đường được tráng nhựa và bê tông xi măng, còn lại 44,85 km đang là đường đất và đường cấp phối sỏi.

Hệ thống đường xã: Hiện trạng trên địa bàn các xã có trên 152 tuyến tổng chiều dài hơn 320 km đường giao thông nông thôn nội ô liên ấp thuộc các xã quản lý, trong đó 20,91% tráng hoặc bê tông xi măng. Nhìn chung chất lượng chưa đảm bảo nhu cầu đi lại, lưu thông và vận chuyển hàng hoá của địa phương. Mặt đường rộng từ 3-5 mét chủ yếu là đường đất, đường cấp phối sỏi đỏ. Nhờ có chương trình đầu tư của chương trình 135 đối với các xã đặc biệt khó khăn nên các tuyến đường kliên ấp của 2 xã Xuân Thạnh và Xuân Thiện đã cơ bản được nhựa hoá.

Đây cũng là địa phương có đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây đi qua và có dự án Đường cao tốc Dầu Giây – Đà Lạt đi qua đang được xây dựng.

Hệ thống điện

Hệ thống lưới điện của huyện hiện tại được cấp từ 3 chi nhánh điện lực đó là: Điện lực Thống Nhất, điện lực Long Khánh và điện lực Định Quán. Lưới điện 22-15KV trên địa bàn huyện được xây dựng và cải tạo từ những năm gần đây và sử dụng bằng loại dây AC-20 do ngành điện đầu tư theo tiêu chuẩn quốc gia. Tuy nhiên, các tuyến trung thế chủ yếu tập trung theo các tuyến trục đường chính, một số tuyến đường xương cá ít dân cư và vùng sản xuất nông nghiệp còn chưa được phủ lưới điện trung thế. Do đó, năng lượng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, vùng cây ăn trái vẫn phải sử dụng nhiều nguồn năng lượng cung cấp từ máy phát của hộ gia đình. v.v.

Hệ thống chiếu sáng công cộng đã được lắp đặt tại khu tập trung đông dân cư dọc quốc lộ 20 và khu vực ngã ba Dầu Giây dọc QL1A. Cụ thể đoạn Quốc lộ 20 có… bóng đèn cao áp 250W, trụ bê tông lưới thép từ trung tâm xã Quang trung đến hết địa bàn xã Gia Tân 1+ Gia Tân 2. Khu vực ngã ba Dầu Giây có… bóng cao áp 250W bằng trụ điện ngầm.

Chú thích

Bản mẫu:Các huyện thị thuộc tỉnh Đồng Nai