Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phan Đình Phùng, Mỹ Hào”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 34: Dòng 34:


==Địa giới hành chính==
==Địa giới hành chính==
Phan Đình Phùng nằm ở phía tây bắc của huyện Mỹ Hào.
Phường Phan Đình Phùng nằm ở phía tây bắc thị Mỹ Hào, có vị trí địa lý:
*[[Hướng Bắc|Phía bắc]] giáp các xã [[Đại Đồng, Văn Lâm|Đại Đồng]] và [[Việt Hưng, Văn Lâm|Việt Hưng]], huyện [[Văn Lâm]].
*[[Hướng Bắc|Phía bắc]] giáp các xã [[Đại Đồng, Văn Lâm|Đại Đồng]] và [[Việt Hưng, Văn Lâm|Việt Hưng]], huyện [[Văn Lâm]]
*[[Hướng Đông|Phía đông]] giáp các xã Việt Hưng, [[Lương Tài, Văn Lâm|Lương Tài]], huyện Văn Lâm và xã [[Cẩm Xá]], huyện Mỹ Hào.
*[[Hướng Đông|Phía đông]] giáp các xã Việt Hưng, [[Lương Tài, Văn Lâm|Lương Tài]], huyện Văn Lâm và xã [[Cẩm Xá]], huyện Mỹ Hào
*[[Hướng Nam|Phía nam]] giáp các xã Cẩm Xá, [[Nhân Hòa, Mỹ Hào|Nhân Hòa]] và thị trấn [[Bần Yên Nhân]], huyện Mỹ Hào.
*[[Hướng Nam|Phía nam]] giáp xã Cẩm Xá, và các phường [[Nhân Hòa, Mỹ Hào|Nhân Hòa]], [[Bần Yên Nhân]]
*[[Hướng Tây|Phía tây]] giáp xã [[Minh Hải]], huyện Văn Lâm.
*[[Hướng Tây|Phía tây]] giáp xã [[Minh Hải]], huyện Văn Lâm.



Phiên bản lúc 17:00, ngày 12 tháng 3 năm 2019

Phan Đình Phùng là một phường thuộc thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên, Việt Nam.

Phan Đình Phùng
Phường
Phường Phan Đình Phùng
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
TỉnhHưng Yên
Thị xãMỹ Hào
Thành lập2019
Địa lý
Diện tích7,50km2[1]
Dân số (1999)
Tổng cộng6.843 người[2]
Mật độ912 người/km2
Dân tộcKinh...
Khác
Mã hành chính12106[3]

Địa giới hành chính

Phường Phan Đình Phùng nằm ở phía tây bắc thị xã Mỹ Hào, có vị trí địa lý:

Giao thông

Xã Phan Đình Phùng có tỉnh lộ 196 và tỉnh lộ 259 chạy qua.

Kinh tế

Kinh tế tiểu thủ công nghiệp với nhiều làng nghề truyền thống có từ lâu đời. Sau nhiều năm chiến tranh tàn phá nhưng giờ đã được khôi phục lại và đang đóng góp một phần lớn vào thu nhập của nhân dân như nghề mộc làng Đừng, nghề hàng sáo làng Vàng (Hoàng Lê), nghề đốt gạch ngói, đan thúng mủng, cơ khí chế tạo, rèn đúc....

Dân Cư

Dân cư chủ yếu là người Kinh, Hoa.... sống quần tụ trong các trại sau phát triển thành các làng mạc đông đúc.

Đặc Sản

Cốm, bánh chưng, bánh cuốn, bánh giày, thúng mủng, đồ gỗ làng Đừng, tương...

Kim Huy

Làng Da (Thôn Kim Huy)

- Là trung tâm của xã Phan Đình Phùng nơi giao cắt của tuyến đường 206, 207, phía Bắc có con sông Bần - Cẩm Xá chảy qua. phía Đông Bắc giáp với thôn Ngọc Trì, phía Tây Bắc giáp với thôn Nghĩa Trang (làng Chương). Từ năm 2016 với định hướng trở thành phường Phan Đình Phùng, thôn Kim Huy cũng được đầu tư nâng cấp trở thành trung tâm của phường với các tuyến đường DH12 (thay đường 206) chạy từ ngã ba Lạng (Minh Hải), đến Dương Quang ngang qua cắt đường DH13(đường 207) từ ngã ba thôn Rừng (Dị Sử) đến đường sắt DH16 (TT Như Quỳnh - Lương Tài (Văn Lâm)). Các trường đóng trên địa bàn thôn: Trường THCS Phan Đình Phùng, trường Tiểu học Phan Đình Phùng, trường Mầm non Phan Đình Phùng. Các công trình công cộng đóng trên địa bàn: HDND-UBND xã Phan Đình Phùng, trạm Y tế xã Phan Đình Phùng, Bưu điện xã Phan Đình Phùng. Hiện nay đầu tư các tuyến đường DH12 để cho các doanh nghiệp xin đất xây dựng nhà xưởng.

- Đại hội chi bộ nhiệm kỳ 2017-2020 đã diễn ra ngày 15/07/2017 bầu ra được ban Chi ủy: Phạm Minh Tuấn (Bí thư CB), Nguyễn Văn Lợi (phó BTCB), Trần Thị Ái (UV)

- Phía Đông giáp thôn Yên Xá (xã Phan Đình Phùng), phía Nam giáp với thôn Hoàng Lê (xã Phan Đình Phùng)

- phía Tây giáp với thôn Thanh Khê (xã Minh Hải) và thôn Phúc Xá (xã Phan Đình Phùng).

- Dân số: khoảng 600 người với 260 hộ khẩu.

- Các nghề thủ công truyền thống: đan lát thúng, rổ, rá; nghề mộc, hàn xì, nghề xây dựng.

- Thắng cảnh: Đình Kim Huy + chùa Bà Gia: đã được xem xét công nhận là quần thể di tích lịch sử cấp huyện năm 2017, và đang được kêu gọi ủng hộ mở rộng chùa, xây dựng thêm cơ sở vật chất lớn nhất khu vực, chỉ sau chùa Nôm (Đại Đồng - Văn Lâm).

Hoàng Lê

Hoàng Lê vốn là hai làng Vàng và Lê hợp lại, trước kia nơi đây từng là trung tâm của xã Phan Đình Phùng (sau này mới chuyển về thôn Kim Huy). Hoàng Lê vốn có truyền thống làm nghề say xát gạo, thu nhập của người dân không ngừng gia tăng, hiện nay Hoàng Lê đã trở thành làng có thu nhập thuộc loại cao so với các thôn khác trong xã. Làng có nhân vật lịch sử là Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên Lê Quý Quỳnh.

Làng Đừng (Quan Cù)

Vị trí địa lý

Làng Đừng là một làng cổ nằm ở đầu mạn Nam của xã Phan Đình Phùng.

  • phía bắc giáp thôn Hoàng Lê và xã Cẩm Xá.
  • phía nam giáp thôn An Tháp và Nguyễn Xá xã nhân hòa.
  • phía tây giáp làng Khuốc(Phan Đình Phùng), làng Chập(Nhân Hòa).
  • phía đông giáp làng Lọ xã Nhân Hòa.

Với diện tích khoảng 120 ha, dân số trên 1200 dân[cần dẫn nguồn], quần tụ trên một dải đất hình số 1 bám xung quanh một hồ rộng như một viên ngọc dạ lam. Đây là vùng đất thiêng với thế đất cao tựa thế hổ ngồi, là nơi nguyên khí tụ tập muôn đời.

Lịch sử

Làng Đừng vốn xưa kia là nhất xã nhất thôn, nhưng sau khi cách mạng tháng 8 giành thắng lợi làng đừng được sát nhật với các thôn khác và trở thành một thôn của xã Phan Đình Phùng. Đây là cái nôi sản sinh ra các nhà cách mạng lớn của tỉnh Hưng Yên.

Dân cư

Dân cư chủ yếu là người Kinh và một số nhỏ là người Hoa nhập cư. Họ sống ở đây khá lâu đời tạo nên một nét văn hóa cổ truyền đặc sắc.

Trong làng có các họ Nguyễn Khắc, Nguyễn Văn, Vũ, Trần, Đặng, Khúc, Hoàng. Nhưng đông nhất vẫn là dòng họ Nguyễn Khắc, chiếm 40% dân số trong làng, Nguyễn Văn chiếm khoảng 30%.

Kinh tế

Kinh tế thủ công nghiệp giữ vai trò chủ chốt và đóng góp khoảng 20 tỉ mỗi năm[cần dẫn nguồn]. Các xưởng thủ công nghiệp như: đồ gỗ, đốt gạch ngói, làm thúng, chăn nuôi,... Làng đã được công nhận là làng nghề mộc. Ngày nay bắt nhịp theo những xu hướng của kinh tế thị trường người dân nơi đây đã tiếp cận một cách nhạy bén để làm giàu bản thân và xã hội. Đời sống và bộ mặt nông thôn đang thay đổi theo từng ngày.

Đặc sản

Đồ gỗ thủ công mỹ nghệ, giò chả, bánh cuốn, tương, bánh chưng, gà ri, thúng mủng... Dân gian có câu: Tương làng Bần, thúng làng Đừng.

Nhân vật

Bí thư tỉnh ủy Trần Quang Tạo (Nguyễn Khắc Tạo).

Di tích

  • Chùa Thiên Ân tọa lạc ngay giữa Hồ Thì trên một đảo nhỏ, ở trung tâm làng Đừng. Với kiến trúc cổ kính mang dáng dấp của những ngôi chùa cổ Bắc Bộ.
  • Chùa Cao được xây dựng từ đầu thế kỷ 18, giờ chỉ còn là dấu tích trên một ngọn đồi cao nằm ở mạn Tây Nam của làng. Tương truyền nơi đây rất thiêng xưa kia thường có phật bà hiện linh, vì thế mà người dân trong làng thường lập đàn cầu mưa ở đây. Nơi đây từng là nơi quân Tàu yểm bùa và cất giữ nhiều vàng bạc châu báu. Nhưng vẫn chưa ai dám khai quật tìm kiếm. Vì thế người ta vẫn đồn đoán rằng dưới hầm sau của ngôi chùa bỏ hoang vẫn còn một kho báu chưa được khai quật...

Chú thích

  1. ^ Quyết định số 19/2006/QĐ-BTNMT ngày 01/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Danh mục địa danh các đơn vị hành chính Việt Nam thể hiện trên bản đồ.
  2. ^ Kết quả Tổng điều tra dân số năm 1999, dẫn theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTNMT.
  3. ^ Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bảng Danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam

Bản mẫu:Danh sách xã, thị trấn thuộc huyện Mỹ HàoYên Xá (Làng Dồi)

Vị trí địa lý: Nằm phía Nam xã Phan Đình Phùng

Thắng cảnh: Có di tích chùa Bà Đầu đang được xây dựng và tôn tạo lại.

(còn tiếp.....)