Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phúc Yên”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Tập tin Phuc_Yen.jpg đã bị bỏ ra khỏi bài viết vì nó đã bị xóa ở Commons bởi Jcb vì lý do: Copyright violation; see Commons:Licensing (F1).
Dòng 5: Dòng 5:
| cỡ logo =
| cỡ logo =
| ghi chú logo =
| ghi chú logo =
| hình = Phuc Yen.jpg
| hình =
| cỡ hình =
| cỡ hình =
| ghi chú hình =
| ghi chú hình =

Phiên bản lúc 16:52, ngày 14 tháng 3 năm 2019

Phúc Yên là một thành phố đô thị loại III trực thuộc tỉnh Vĩnh Phúc.

Thành phố Phúc Yên là đô thị cửa ngõ của tỉnh Vĩnh Phúc, được xác định như là một trong những đô thị vệ tinh của Vùng thủ đô Hà Nội; là trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng, thể dục thể thao và đào tạo, là trung tâm kinh tế công nghiệp- dịch vụ, trung tâm khoa học kỹ thuật và công nghệ, giữ vị trí chiến lược quan trọng về phát triển công nghiệp và thương mại - du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc, góp phần kết nối giao lưu phát triển kinh tế với vùng thủ đô Hà Nội.

Vị trí địa lý

Thành phố Phúc Yên nằm ở phía Đông Nam tỉnh Vĩnh Phúc, phía Đông Bắc của Thủ đô Hà Nội, cách trung tâm thủ đô 45 Km. Phúc Yên có chiều dài theo trục Bắc - Nam 24 km, từ phường Hùng Vương đến đèo Nhe, xã Ngọc Thanh giáp với tỉnh Thái Nguyên.

Địa giới hành chính thành phố Phúc Yên:

Thành phố Phúc Yên có hệ thống giao thông đa dạng: đường bộ có các tuyến Quốc lộ 2, Quốc lộ 23, đường xuyên Á Hà Nội - Lào Cai đi qua; có đường sắt Hà Nội - Lào Cai, giáp cảng hàng không quốc tế Nội Bài, tạo điều kiện cho Phúc Yên tiềm lực, lợi thế để mở rộng thị trường, thu hút đầu tư, giao lưu kinh tế, văn hoá. Thành phố Phúc Yên nằm ở phía Đông Nam tỉnh Vĩnh Phúc, phía Đông Bắc của Thủ đô Hà Nội, cách trung tâm thủ đô 30 Km. Thành phố Phúc Yên có chiều dài theo trục Bắc - Nam 24 km, từ phường Hùng Vương đến đèo Nhe, xã Ngọc Thanh giáp với tỉnh Thái Nguyên.

Thành phố Phúc Yên là một đô thị lớn của tỉnh Vĩnh Phúc, đạt tiêu chuẩn đô thị loại III vào năm 2013 và theo quy hoạch là đô thị loại II vào năm 2020, loại I vào năm 2025, là trung tâm công nghiệp, thương nghiệp, du lịch và dịch vụ tổng hợp của tỉnh, đồng thời còn là một trong những trung tâm của vùng.

Thành phố Phúc Yên còn có hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hệ thống cung cấp dịch vụ tương đối hoàn chỉnh.

Điều kiện tự nhiên

Địa hình

Thành phố Phúc Yên có địa hình đa dạng, tổng diện tích là 12.029,55 ha, chia thành 2 vùng chính là vùng đồi núi bán sơn địa (Ngọc Thanh, Cao Minh, Xuân Hoà), diện tích 9700 ha; vùng đồng bằng gồm các phường: Nam Viêm, Tiền Châu, Phúc Thắng, Hùng Vương, Trưng Trắc, Trưng Nhị, diện tích 2300 ha, có hồ Đại Lải và nhiều đầm hồ khác có thể phát triển các loại hình du lịch.

Địa chất

Nhìn chung, đất đai của thành phố Phúc Yên không nhiều, không giàu chất dinh dưỡng nhưng lại nằm gần kề thủ đô Hà Nội cho nên tài nguyên đất của thành phố đã trở thành tài nguyên có giá trị kinh tế cao.

Tài nguyên khoáng sản quý hiếm của thành phố hầu như không có gì ngoài  đá granit, nước mặt và nước ngầm phong phú đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai.

Khí hậu, thủy văn

Thành phố Phúc Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ bình quân năm là 23 °C, có nét đặc trưng nóng ẩm, mưa nhiều về mùa hè, hanh khô và lạnh kéo dài về mùa đông. Khí hậu tương đối thuận lợi cho phát triển nông nghiệp đa dạng.

Nhiệt độ không khí có các đặc  trưng sau:

Cực đại trung bình năm là 20,5 °C

Cực đại tuyệt đối 41,6 °C

Cực tiểu tuyệt đối 3,1 °C

Độ ẩm không khí tương đối trung bình năm là 83%, độ ẩm cực tiểu tuyệt đối là 16%.

Hướng gió chủ đạo về mùa đông là Đông – Bắc, về mùa hè là Đông – Nam, vận tốc gió trung bình năm là 2,4 m/s. Vận tốc gió cực đại có thể xảy ra theo chu kỳ thời gian 5 năm là 25 m/s; 10 năm là 32 m/s, 20 năm là 32 m/s.

Hành chính

Thành phố Phúc Yên có 10 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 8 phường: Đồng Xuân, Hùng Vương, Nam Viêm, Phúc Thắng, Tiền Châu, Trưng Nhị, Trưng Trắc, Xuân Hòa và 2 xã: Cao Minh, Ngọc Thanh.

Dân số

Thành phố Phúc Yên có 82.730 người (1/1/2004), mật độ dân số trung bình là 700 người/km².

Năm 2008 là 104.092 người, mật độ dân số là 870 ng/km².

Năm 2018 là 155.500 người (bao gồm cả quy đổi), mật độ dân số là 1260 ng/km².

Tốc độ tăng dân số tự nhiên của thành phố so với cùng kỳ năm trước đạt khoảng 1,93%. Dân số của thành phố trong những năm qua có xu hướng tăng nhanh ở khu vực thành thị và tăng không nhiều ở nông thôn. Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên so với cùng kỳ năm trước đạt khoảng 1,9%.

Lịch sử

Phúc Yên được thành lập ngày 31 tháng 10 năm 1905, là tỉnh lị tỉnh Phúc Yên. Trong kháng chiến chống Pháp, chuyển thành thị trấn rồi được tái lập làm thị xã ngày 1 tháng 2 năm 1955.

Ngày 26 tháng 6 năm 1976, một lần nữa Phúc Yên chuyển thành thị trấn thuộc huyện Yên Lãng, tỉnh Vĩnh Phú. Khi huyện Yên Lãng hợp nhất với huyện Bình Xuyên thành huyện Mê Linh, thì thị trấn Phúc Yên trở thành huyện lị của huyện Mê Linh.

Từ năm 1978 đến năm 1991 thị trấn Phúc Yên cùng với huyện Mê Linh chuyển về Hà Nội. Sau đó thị trấn Phúc Yên lại trở về tỉnh Vĩnh Phú, rồi thuộc tỉnh Vĩnh Phúc (từ năm 1996).

Thị xã Phúc Yên được tái lập theo Nghị định số 153/NĐ-CP ngày 9 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ trên cơ sở tách 2 thị trấn Phúc Yên, Xuân Hòa và 5 xã: Ngọc Thanh, Cao Minh, Nam Viêm, Phúc Thắng, Tiền Châu thuộc huyện Mê Linh (từ năm 2008, huyện Mê Linh thuộc về Hà Nội) và chính thức ra mắt hoạt động từ ngày 1 tháng 1 năm 2004. Khi mới thành lập, thị xã Phúc Yên có 5 phường: Hùng Vương, Phúc Thắng, Trưng Nhị, Trưng Trắc, Xuân Hòa và 4 xã: Cao Minh, Nam Viêm, Ngọc Thanh, Tiền Châu.

Ngày 4 tháng 4 năm 2008, chia phường Xuân Hòa thành 2 phường: Xuân Hòa và Đồng Xuân.

Ngày 21 tháng 1 năm 2013, Bộ Xây dựng đã ra Quyết định số 93/QĐ-BXD về việc công nhận thị xã Phúc Yên là đô thị loại 3 trực thuộc tỉnh Vĩnh Phúc.

Ngày 7 tháng 2 năm 2018, chuyển 2 xã Tiền Châu và Nam Viêm thành 2 phường có tên tương ứng và chuyển thị xã Phúc Yên thành thành phố Phúc Yên.

Điều kiện tự nhiên

Thành phố Phúc Yên có địa hình đa dạng, có cả nông thôn và đô thị, có vùng đồi rừng, bán sơn địa, vùng đồng bằng, có hồ Đại Lải diện tích 525 ha bước đầu đã định hình là khu du lịch; ngoài ra còn có các đầm hồ khác như đầm Láng, đầm Rượu, sông Cà Lồ,... có thể phát triển các loại hình du lịch vui chơi giải trí, du lịch thắng cảnh, du lịch sinh thái, kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản.

Điều kiện xã hội

Thành phố Phúc Yên có nguồn lao động dồi dào, lao động trong độ tuổi chiếm trên 60% tổng dân số; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp chiếm trong tổng cơ cấu không cao.

Thành phố Phúc Yên còn có hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hệ thống cung cấp dịch vụ tương đối hoàn chỉnh. Trên địa bàn thành phố có trên 500 cơ quan, doanh nghiệp, các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, dạy nghề của trung ương, của tỉnh, của Hà Nội, là điều kiện thuận lợi để Phúc Yên khai thác các thế mạnh, phát triển kinh tế xã hội.

Kinh tế

Cơ cấu kinh tế của thành phố Phúc Yên được xác định là: công nghiệp-dịch vụ, du lịch – nông, lâm nghiệp.

Thành phố Phúc Yên có nhiều tiềm năng, lợi thế để thu hút đầu tư phát triển kinh tế xã hội.Kinh tế trên địa bàn luôn đạt mức tăng trưởng cao, 5 năm gần đây bình quân tăng 23,05%/năm, trong đó, công nghiệp tăng 21,78%; dịch vụ tăng 25,57%; nông nghiệp tăng 5,37%/năm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố luôn cao hơn mức bình quân chung của tỉnh. Cơ cấu kinh tế của thành phố trong những năm vừa qua chuyển biến theo hướng tích cực, có sự chuyển dịch phù hợp với xu thế chung của toàn tỉnh, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Năm 2013, Thương mại- Dịch vụ: 7,44%; Công nghiệp - xây dựng: 92,23%; Nông, lâm nghiệp: 0,51%; Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ - du lịch trong cơ cấu kinh tế là 99,51%. Tổng thu ngân sách các thành phần kinh tế trên địa bàn chiếm trên 2/3 tổng thu Ngân sách của tỉnh Vĩnh Phúc. Thành phố Phúc Yên luôn xứng đáng là vùng trọng điểm kinh tế, là đầu tàu kinh tế của Vĩnh Phúc.

Văn hóa

Trên toàn địa bàn thành phố Phúc Yên, đến nay đã có 18 di tích lịch sử văn hoá đã được xếp hạng. Trong đó có 6 di tích cấp quốc gia gồm: Đền Ngô Miễn (phường Phúc Thắng), Chùa Bảo Sơn (phường Nam Viêm), Đình Khả Do (phường Nam Viêm), Đình Cao Quang (xã Cao Minh), Chiến khu cách mạng Ngọc Thanh (xã Ngọc Thanh), Đình Đạm Xuyên (phường Tiền Châu). 12 di tích cấp tỉnh gồm: Chùa Cấm (chùa Báo Ân) thuộc phường Trưng Nhị, Đình chùa Nam Viêm (phường Nam Viêm),  Đình Thanh Lộc (xã Ngọc Thanh), Đền Đồng Chằm (xã Ngọc Thanh),  Đền Ngọc Mỗ (xã Ngọc Thanh),  Đình Xuân Hoà (xã Cao Minh), Khu lăng mộ Đỗ Nhân Tăng - Trần Công Tước (phường Phúc Thắng), Đền Thiện (phường Phúc Thắng), Đình - chùa Hiển Lễ (xã Cao Minh), Đình Đức Cung (xã Cao Minh), Đình Yên Điềm (xã Cao Minh), Đền Đạm Nội (phường Tiền Châu).

Thành phố Phúc Yên từ lâu đã có nhiều người đỗ đạt khoa bảng, tiêu biểu là tướng công Ngô Miễn (1371-1407). Ông là tiến sĩ xuất thân khoa bảng cuối đời Trần, là người tham gia tích cực trong cuộc sống cách tân dưới triều Hồ Quý Ly, được thăng tới chức Đặc tiến quân sử, vinh tộc đại phu, kiêm xương phủ tổng quản Chi Lăng, thượng thư lệnh, Đồng Bình Chuông quốc trọng sự, ông đã có công to lớn giúp nhân dân địa phương ổn định kinh tế, phát triển sản xuất, tổ chức cho dân di cư, lập ấp, khai khẩn đất hoang vùng bờ biển Sơn Nam (Phủ Thiên Trường) lập nên các xã Xuân Hùng, Xuân Thuỷ, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định ngày nay. Khi nhà Minh xâm lược nước ta, Ngô Miễn cùng Vua tôi nhà Hồ, trực tiếp kháng chiến chống giặc Minh. Cuộc kháng chiến thất bại, ông không chịu khuất phục quy hàng đã cùng vợ tuẫn tiễn tại cửa biển Kỳ La (Nghệ An) năm ông 36 tuổi.

Cùng thời với tướng công Ngô Miễn còn có tiến sĩ Nguyễn Tôn Miệt người Phúc Thắng thành phố Phúc Yên. Ông đỗ tiến sĩ năm 1481 và là thành viên của hội tao đàn, tác phẩm của ông để lại đời sau còn có 8 bài thơ chữ Hán trong cuốn sách: "Toàn việt thi lục". Đất Phúc Thắng còn lưu giữ lại nhiều di sản văn hoá vật thể và phi vật thể, điển hình là tấm bia thời Lý Cao Tông niên hiệu Trị Bình Long ứng thứ 5 (1209).

Quy hoạch

Thành phố Phúc Yên đang tiến hành quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế–xã hội; quy hoạch chung đô thị thành phố đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; trong quy hoạch phát triển đô thị kết hợp với phát triển công nghiệp, ưu tiên cho công nghiệp sạch, công nghiệp chế biến có sử dụng nhiều lao động. Cùng với quá trình quy hoạch tổng thể bước đầu các khu, cụm đô thị, cụm công nghiệp của thành phố đã dần được hình thành:

  • Cụm đô thị Phúc Thắng – Nam Viêm, quy mô 275 ha.
  • Cụm đô thị Hùng Vương, quy mô 100 ha.
  • Cụm đô thị Đầm Và, quy mô 70 ha.
  • Cụm đô thị Đồng Sơn tại phường Phúc Thắng, quy mô 36,9 ha.

Khu công nghiệp Phúc Thắng – Kim Hoa đã được đã được Chính phủ phê duyệt năm 1998 với diện tích trên 260 ha. Trong đó quy hoạch diện tích đất phường Phúc Thắng thuộc thành phố Phúc Yên là 50 ha.

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Phúc Yên đã và đang hình thành một số khu đô thị mới như khu đô thị Hùng Vương nằm trên địa bàn phường Tiền Châu, khu đô thị Đồng Sơn nằm trên địa bàn phường Phúc Thắng, khu đô thị TMS Land Hùng Vương nằm trên địa bàn phường Hùng Vương.

Giáo dục

Thành phố Phúc Yên là một trong những trung tâm giáo dục lớn của Vĩnh Phúc với một số trường ĐH, CĐ, TCCN....

  • Đại học Sư phạm Hà Nội 2
  • Cao đẳng Vĩnh Phúc
  • Cao đẳng công nghiệp Phúc Yên
  • Cao đẳng nghề Việt - Xô
  • CĐ CN và kinh tế HN (cơ sở 2)
  • TC Nghề kỹ thuật XD và nghiệp vụ
  • Đại học Kiến trúc Hà Nội (cơ sở 2 tại Xuân Hòa)
  • Trung cấp Kỹ thuật cơ điện
  • TT dạy nghề

Trên địa bàn thành phố có 4 trường THPT. Trong đó Trường THPT Hai Bà Trưng luôn lọt Top 100 trường THPT có kết quả thi đại học tốt nhất cả nước trong suốt nhiều năm, là cơ sở giáo dục có chất lượng đi đầu thành phố.

  • Trường THPT Hai Bà Trưng
  • Trường THPT Bến Tre
  • Trường THPT Xuân Hòa
  • Trường THPT Dân tộc Nội Trú Phúc Yên

Y tế

Các cơ sở y tế trên địa bàn có bệnh viện 74 TƯ (1.000 giường), BV đa khoa khu vực Phúc Yên (400 giường), Bệnh viện Giao thông vận tải, BV đa khoa TP (70 giường) Trung tâm Y tế thành phố, phòng khám Phúc Thắng, phòng khám đa khoa Hà Thành... các trạm y tế. Bình quân 11,4 giường/1.000 người.

Trung tâm thương mại

Trên địa bàn thành phố Phúc Yên có nhiều chợ, trung tâm thương mại lớn, các showroom ô tô xe máy phục vụ nhu cầu của người dân thành phố và các địa bàn lân cận như Mê Linh, Đông Anh, Sóc Sơn, Bình Xuyên, Yên Lạc

Siêu thị Lan Chi Mart, Phúc Yên Mart, Phúc Yên Plaza, Thành Nghĩa, chợ Phúc Yên, chợ Đồng Xuân, TTTM Đồng Sơn, TT nội thất Tùng Chi, Siêu thị điện máy Pico, Thế giới di động, Viettel Store, FPT Shop, Điện máy xanh, Siêu thị điện máy Mediamart.....

Chú thích

Liên kết ngoài

Bản mẫu:Các huyện thị Vĩnh Phúc

Bản mẫu:Các thành phố của Việt Nam Bản mẫu:Thị xã Phúc Yên