Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Micae Hoàng Đức Oanh”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n replaced: Gia Đình → Gia đình using AWB
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 63: Dòng 63:
}}
}}
{{danh xưng giám mục
{{danh xưng giám mục
| image = [[giữa|180px]]
| image = [[Tập tin:Huy hieu GM Micae Hoang Duc Oanh.jpg|giữa|180px]]
| danh hiệu = Đức Giám mục
| danh hiệu = Đức Giám mục
| trang trọng = Đức Giám mục, Đức Cha
| trang trọng = Đức Giám mục, Đức Cha

Phiên bản lúc 15:23, ngày 11 tháng 4 năm 2019

Giám mục
 Micae Hoàng Đức Oanh
Giám mục chính tòa Giáo phận Kon Tum
(2003 - 2015)
Tập tin:Giam muc Micae Hoang Duc Oanh.png
Giáo hộiCông giáo Rôma
Giáo tỉnhGiáo tỉnh Huế
Giáo phậnGiáo phận Kon Tum
TòaGiáo phận Kon Tum
Bổ nhiệm16 tháng 7 năm 2003
Tựu nhiệm18 tháng 8 năm 2003
Hết nhiệm7 tháng 10 năm 2015
Tiền nhiệmPhêrô Trần Thanh Chung
Kế nhiệmAloisiô Nguyễn Hùng Vị
Truyền chức
Thụ phong22 tháng 12 năm 1968
Tấn phong18 tháng 8 năm 2003
Thông tin cá nhân
Tên khai sinhHoàng Đức Oanh
Sinh23 tháng 10, 1938 (85 tuổi)
Hà Tây, nay là Hà Nội, Việt Nam
Quốc tịchViệt Nam Việt Nam
Hệ pháiCông giáo
Con cáiKhông
Nghề nghiệpTu sĩ Công giáo
Alma materTiểu chủng viện tại Hà Tây
(1952 - 1954)
Tiểu chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn
(1954 -)
Giáo hoàng Học viện Thánh Piô X Đà Lạt (1960 - 1969)
Khẩu hiệu"Cha chúng con"
Cách xưng hô với
Micae Hoàng Đức Oanh
Tập tin:Huy hieu GM Micae Hoang Duc Oanh.jpg
Danh hiệuĐức Giám mục
Trang trọngĐức Giám mục, Đức Cha
Thân mậtCha
Khẩu hiệu"Cha chúng con"
TòaGiáo phận Kon Tum

Micae Hoàng Đức Oanh (sinh 1938) là một Giám mục của Giáo hội Công giáo tại Việt Nam, nguyên Giám mục chính tòa Giáo phận Kon Tum.

Tiểu sử

Ông sinh ngày 23 tháng 10 năm 1938 tại Hà Tây (nay là Hà Nội), được rửa tội lấy tên thánh là Micae. Thuở nhỏ, ông theo học tiểu chủng viện từ năm 1952 đến 1954 tại thành phố này. Sau Hiệp định Genève 1954, ông di cư vào miền Nam và tiếp tục theo học tại tiểu chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn. Mãn tiểu chủng viện, vì là chủng sinh xuất sắc nên ông được tuyển chọn để theo học triết họcthần học tại Giáo hoàng Học viện Thánh Piô X Đà Lạt từ năm 1960 đến 1969, tốt nghiệp với văn bằng cử nhân thần học. Ông chịu chức linh mục ngày 22 tháng 12 năm 1968 tại Sài Gòn.

Sau khi tốt nghiệp Giáo hoàng Học viện, ông được bổ làm Phó xứ Thăng Thiên (Pleiku), kiêm Hiệu trưởng Trường Tư thục Minh Đức. Năm 1971, ông là Linh hướng và Giáo sư Tiểu chủng viện Thừa sai Kon Tum. Từ 1997 đến 2003, Chánh xứ Thánh Tâm. Từ tháng 10 năm 1996, ông kiêm Tổng đại diện Giáo phận Kon Tum.

Ngày 16 tháng 7 năm 2003, Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã bổ nhiệm linh mục Micae Hoàng Đức Oanh làm Giám mục chính tòa giáo phận Kon Tum, thay cho Giám mục Trần Thanh Chung nghỉ hưu[1]. Ông được tấn phong Giám mục ngày 28 tháng 8 năm 2003 tại Nhà thờ chính tòa Kon Tum, Giám mục chủ phong là Phêrô Trần Thanh Chung (nguyên Giám mục chính tòa Giáo phận Kon Tum).

Ngày 7 tháng 10 năm 2015, Giáo hoàng Phanxicô đã chấp thuận đơn từ nhiệm giám mục giáo phận Kontum của ông, theo điều 401, §1 của Bộ Giáo luật [2] và bổ nhiệm linh mục Aloisiô Nguyễn Hùng Vị làm Tân giám mục giáo phận này.[2]

Nhân các sự kiện thông qua luật đặc khu và an ninh mạng năm 2018, Giám mục Hoàng Đức Oanh đã viết thư ngỏ gửi ông Trần Đại Quang, nêu lên ý kiến của mình.[3]

Gia đình

Giám mục Micae Hoàng Đức Oanh là con út trong gia đình có 9 anh chị em, trong số các anh của ông có hai người là linh mục.[4] Người anh cả của Giám mục Oanh là linh mục Gioan Baotixita Hoàng Văn Minh, nguyên Bề trên tiên khởi của Tu Đoàn Naza Thủ Đức[5] và người anh thứ tám kế ông là Hilario Hoàng Đình Thiều, linh mục Bề trên đương kim của Tu đoàn Naza.[6]

Nhận xét

Giám mục kế vị ông Aloisiô Nguyễn Hùng Vị nhận xét ông:[7]

Vị tiền nhiệm của tôi là một con người mạnh mẽ và có trí khôn sắc bén. Nếu có ai muốn cạnh tranh với ngài chắc cảm thấy bị áp lực. Đối với tôi thì không vì ngài là bậc thầy của tôi. Trong nhiệm kỳ của ngài, ngài đã khai phá và gieo trồng.

Xem thêm

Tóm tắt chức vụ

Tiền nhiệm:
Phêrô Trần Thanh Chung
Giám mục chính tòa
Giáo phận Kon Tum

2003 - 2015
Kế nhiệm:
Aloisiô Nguyễn Hùng Vị

Chú thích