Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Wikimedia Commons”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
FoxBot (thảo luận | đóng góp)
WikitanvirBot (thảo luận | đóng góp)
n r2.7.1) (Bot: Sửa kk:Ортаққор
Dòng 122: Dòng 122:
[[pam:Wikimedia Commons]]
[[pam:Wikimedia Commons]]
[[ka:ვიკისაწყობი]]
[[ka:ვიკისაწყობი]]
[[kk:Ортаққор]]
[[kk:Wikimedia Ортаққоры]]
[[sw:Wikimedia Commons]]
[[sw:Wikimedia Commons]]
[[ku:Wikimedia Commons]]
[[ku:Wikimedia Commons]]

Phiên bản lúc 00:14, ngày 14 tháng 12 năm 2011

Wikimedia Commons
Biểu trưng Wikimedia Commons
Ảnh chụp màn hình Wikimedia Commons
Loại website
kho dữ liệu phương tiện
Chủ sở hữuQuỹ Hỗ trợ Wikimedia
Tạo bởicộng đồng Wikimedia
Websitecommons.wikimedia.org
Thương mạiKhông
Yêu cầu đăng kýKhông bắt buộc
(cần đăng nhập để tải dữ liệu)
Bắt đầu hoạt động7 tháng 9 năm 2004
Giấy phép nội dung
tự do

Wikimedia Commons (cũng được gọi tắt là Commons hay Wikicommons) là kho hình ảnh, âm thanh, và tập tin phương tiện khác có nội dung tự do. Dự án này trực thuộc Quỹ Hỗ trợ Wikimedia. Các tập tin được truyền lên kho này được sử dụng ở các wiki khác của Wikimedia, kể cả Wikipedia, Wikibooks, và Wikinews, giống như các tập tin được truyền thẳng lên các wiki đó.

Dự án này do Erik Möller đề nghị vào tháng 3 năm 2004 và mở cửa ngày 7 tháng 9 năm 2004. Kho dùng chung này được thiết lập với một lý do quan trọng là để không cần phải làm việc nhiều lần quá giữa các dự án và phiên bản ngôn ngữ của Wikimedia, bởi vì một tập tin phải được truyền lên nhiều lần trên nhiều wiki riêng trước khi Commons được thành lập. Tính năng để sử dụng những tập tin của Commons ở dự án nào của Wikimedia được thực hiện và bật lên vào tháng 10 năm 2004.[1]

Vẫn có thể truyền tập tin thẳng lên một wiki riêng, nhưng tại vì Commons có quy định tác quyền ngặt hơn phần nhiều dự án khác, tính năng truyền lên vẫn được giữ ở những wiki đó để truyền lên những tập tin không được vào Commons, như là hình ảnh được sử dụng hợp lý. Vào năm 2006, Wikimedia Commons nói riêng không cho phép truyền lên tập tin dưới điều kiện sử dụng hợp lý hay giấy phép phi tự do, chẳng hạn như các giấy phép mà hạn chế sử dụng thương mại hoặc cấm làm tác phẩm phái sinh. Các giấy phép hợp với dự án có Giấy phép Văn bản Tự do GNU (GFDL) và các loại giấy phép Attribution (ghi công) và ShareAlike (phát hành cùng giấy phép) của Creative Commons; dự án này cũng nhận các tập tin thuộc phạm vi công cộng và các tập tin mà Wikimedia giữ quyền.

Hình ảnh tiêu biểu

Các mốc đạt được

  • 30 tháng 11 năm 2006, 1 triệu tập tin phương tiện.
  • 9 tháng 10 năm 2007, 2 triệu tập tin phương tiện.
  • 16 tháng 7 năm 2008, 3 triệu tập tin phương tiện.
  • 4 tháng 3 năm 2009, 4 triệu tập tin phương tiện.
  • 2 tháng 9 năm 2009, 5 triệu tập tin phương tiện.
  • 27 tháng 1 năm 2010, 1 triệu thành viên đăng kí và 8 triệu trang.
  • 31 tháng 1 năm 2010, 6 triệu tập tin phương tiện.
  • 17 tháng 7 năm 2010, 7 triệu tập tin phương tiện.
  • 1 tháng 1 năm 2011, 8 triệu tập tin phương tiện.
  • 23 tháng 2 năm 2011, 9 triệu tập tin phương tiện.
  • 15 tháng 4 năm 2011, 10 triệu tập tin phương tiện.

Chú thích

  1. ^ “Wikimedia Commons support enabled”. Truy cập 13 tháng 3. Đã bỏ qua tham số không rõ |accessyear= (gợi ý |access-date=) (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)

Xem thêm

  • Creative Commons, dự án cung cấp nhiều loại giấy phép nội dung tự do và thư mục về tác phẩm có nội dung tự do
  • Lưu trữ Internet, có sưu tập video trên mạng lớn nhất mà có thể truy nhập miễn phí
  • Dự án Gutenberg, sưu tập văn kiện lớn nhất có nội dung tự do (có cả sách và bản nhạc)
  • Ourmedia, lưu trữ tư liệu thuộc sở hữu cộng đồng

Liên kết ngoài