Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thủ tướng Canada”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
VietLong (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 39: Dòng 39:


==Vấn đề tập trung quyền lực==
==Vấn đề tập trung quyền lực==
[[Hình:Trudeau-Turner-Campbell-Chretien-Clark.jpg|thumb|300px|phải|Hình 5 Thủ tướng Canada (1968-2003): [[Pierre Trudeau]], [[John Turner]], [[Kim Campbell]], [[Jean Chrétien]] và [[Joe Clark]] (''trái sang phải'')]]
Vì Thủ tướng Canada có nhiều nhiệm vụ quan trọng như trên, đã có nhiều người quan tâm đến việc tập trung quá nhiều quyền lực vào trong chức vụ này. Điển hình là đề nghị thay đổi nội quy của Hạ viện cho phép các nghị viên của Hạ viện có nhiều tự do hơn, thay vì phải tuân theo quyết định của đảng mình; các đề nghị thay đổi hiến pháp để Thượng viện được dân bầu lên và để có một hội đồng quốc hội có quyền phủ quyết các đề nghị của Thủ tướng cho các ghế chánh án của Tối cao Pháp viện.
Vì Thủ tướng Canada có nhiều nhiệm vụ quan trọng như trên, đã có nhiều người quan tâm đến việc tập trung quá nhiều quyền lực vào trong chức vụ này. Điển hình là đề nghị thay đổi nội quy của Hạ viện cho phép các nghị viên của Hạ viện có nhiều tự do hơn, thay vì phải tuân theo quyết định của đảng mình; các đề nghị thay đổi hiến pháp để Thượng viện được dân bầu lên và để có một hội đồng quốc hội có quyền phủ quyết các đề nghị của Thủ tướng cho các ghế chánh án của Tối cao Pháp viện.



Phiên bản lúc 06:36, ngày 14 tháng 4 năm 2007

Thủ tướng Canada (tiếng Anh: Prime Minister of Canada; tiếng Pháp: Premier ministre du Canada), là người đứng đầu Chính phủ Canada và lãnh tụ (leader) của đảng với nhiều ghế nhất trong Hạ nghị viện (House of Commons; Chambre des communes) của Quốc hội.

Nơi cư ngụ chính thức của Thủ tướng là ngôi nhà 24 Sussex Drive tại Ottawa, Ontario; văn phòng chính thức của Thủ tướng nằm trong Tòa nhà Quốc hội, cũng tại Ottawa. Thủ tướng hiện thời của Canada là Stephen Harper.

Bài này nằm trong loạt bài về:
Chính trị và chính phủ
Canada
Chính phủ

Tiêu chuẩn và cách tuyển chọn

Bất cứ người công dân nào của Canada 18 tuổi trở lên đều có thể trở thành Thủ tướng. Tuy không bắt buộc nhưng theo tiền lệ thì Thủ tướng phải là một nghị viên của Hạ nghị viện, mặc dù trong lịch sử Canada đã có 2 nghị viên của Thượng nghị viện (Senate; Sénat) từng là Thủ tướng của Canada. Hơn nữa, khả năng dùng được cả tiếng Pháptiếng Anh, trong 50 năm gần đây, đã thành một điều kiện hầu hết dân Canada đòi hỏi từ các người lãnh đạo như Thủ tướng.

Nếu Thủ tướng chưa là nghị viên của Hạ viện, hay Thủ tướng bị thất cử cho ghế của chính mình, thì một nghị viên cùng đảng với một ghế chắc chắn sẽ từ chức để Thủ tướng có thể ra tranh cử (và dễ dàng đắc cử) cho ghế đó. Tuy nhiên, trong trường hợp đảng cầm quyền thay đổi lãnh tụ trong một thời gian ngắn trước một cuộc tổng tuyển cử, và người lãnh tụ mới không phải là một nghị viên của Hạ viện, thì họ sẽ đợi cho cuộc tổng tuyển cử đó. Thí dụ, vào năm 1984 đảng Tự do có lãnh tụ mới sau khi Pierre Trudeau từ chức Thủ tướng để về hưu giữa nhiệm kỳ; lãnh tụ mới, John Turner, trở thành Thủ tướng mà không phải là một nghị viên Hạ viện. (Ba tháng sau, sau cuộc tổng tuyển cử, John Turner tuy đã thắng ghế cho chính mình nhưng không đủ số ghế để thành lập chính phủ).

Nhiệm kỳ

Thủ tướng của Canada không có nhiệm kỳ nhất định. Bất cứ lúc nào người giữ chức vụ này cũng có thể từ chức vì các lý do cá nhân hay lý do khác, tuy nhiên Thủ tướng bắt buộc phải từ chức khi một đảng khác chiếm được số ghế đa số trong Hạ viện. Việc này có thể xảy ra sau các cuộc tuyển cử để điền khuyết các ghế trống hay khi một hay nhiều nghị viên trong đảng nắm chính quyền ly khai để gia nhập các đảng đối lập.

Ngoài ra, khi đảng nắm chính quyền bị bỏ phiếu bất tín nhiệm tại một buổi họp của Quốc hội thì Thủ tướng có hai lựa chọn:

  1. từ chức để một đảng khác thành lập chính phủ, nhưng
  2. thông thường hơn, yêu cầu vị Toàn quyền giải tán Quốc hội và gọi một cuộc tổng tuyển cử.

Sau cuộc tổng tuyển cử, nếu một đảng khác chiếm được nhiều ghế hơn (nhưng không phải là số ghế đa số) thì Thủ tướng vẫn được quyền thành lập chính phủ bằng cách liên minh với các đảng khác để đạt được số ghế đa số. Nếu không thành lập được liên minh thì Thủ tướng phải từ chức để đảng với nhiều ghế nhất thành lập chính phủ - đây sẽ là một chính phủ thiểu số.

Một cuộc tổng tuyển cử phải được gọi bởi chính phủ đương nhiệm 5 năm sau kỳ tổng tuyển cử trước; tuy nhiên Thủ tướng có quyền yêu cầu vị Toàn quyền giải tán Quốc hội và gọi tổng tuyển cử bất cứ lúc nào trong thời hạn 5 năm đó. Theo thông lệ khi một chính phủ đa số đang tại quyền thì tổng tuyển cử thường được gọi trong khoảng 3,5-5 năm sau, hay khi có các trường hợp đặc biệt (như kỳ tổng tuyển cử năm 1988 để xem dân chúng Canada có bằng lòng cho chính phủ ký Thỏa ước Mậu dịch Tự do (Free Trade Agreement) với Hoa Kỳ). Khi một chính phủ thiểu số đang tại quyền thì tổng tuyển cử có thể xảy ra bất cứ lúc nào vì họ dễ bị lật đổ bởi một cuộc bầu bất tín nhiệm tại Quốc hội (chính phủ thiểu số của Joe Clark chỉ tồn tại 9 tháng trong thời gian 1979-1980).

Nhiệm vụ và quyền lực

Vì chức vụ Thủ tướng có nhiều quyền lực nhất trong chính phủ của Canada nên nhiều người lầm tưởng đây là chức vụ quốc trưởng. Quốc trưởng của Canada, theo hiến pháp, là Nữ hoàng Elizabeth II. Thủ tướng, do đó, là người đứng đầu chính phủ nhưng không phải là người đứng đầu quốc gia.

Hơn thế nữa, vai trò của Thủ tướng không được nhắc đến trong Hiến pháp của Canada. Các quyền lực mà Thủ tướng được trao cho là để thi hành các nhiệm vụ của vị Toàn quyền; thí dụ, chỉ có vị đại diện này, thay mặt Nữ hoàng, có quyền giải tán Quốc hội hay tấn phong các bộ trưởng nhưng quyết định giải tán hay tấn phong là do Thủ tướng. Nói một cách khác, người đứng đầu về hành pháp tại Canada là vị Toàn quyền nhưng người này chỉ thi hành các nhiệm vụ hành pháp của mình theo quyết định hay yêu cầu của Thủ tướng.

Về mặt lập pháp, Thủ tướng có một vai trò rất quan trọng vì là người lãnh đạo của đảng có nhiều ghế nhất trong Hạ viện, nơi mà đại đa số các đạo luật bắt đầu. Trước khi được mang ra bàn cãi tại Hạ viện, các dự luật phải được chấp thuận bởi toàn thể Nội các nhưng Thủ tướng là người quyết định thế nào là "chấp thuận". Khi được mang ra thảo luận, Thủ tướng có thể dùng số ghế của đảng mình trong Quốc hội để dẫn lái cuộc thảo luận theo ý mình.

Về mặt tư pháp, Thủ tướng có quyền đề nghị các chánh án của tòa Tối cao Pháp viện để vị Toàn quyền tấn phong.

Ngoài Tối cao Pháp viện, Thủ tướng có quyền đề nghị các người để vị Toàn quyền tấn phong cho các chức vụ sau đây:

  • Nghị sĩ của Thượng nghị viện
  • Tổng giám đốc, giám đốc hay chủ tịch các công ty, cơ quan hay ngân hàng thuộc Nhà vua
  • Đại sứ của Canada
  • và nhiều chức vụ quan trọng khác trong chính phủ.

Và, quan trọng nhất, chính Thủ tướng đề nghị một người dân Canada để Nữ hoàng phong chức Toàn quyền.

Vấn đề tập trung quyền lực

Tập tin:Trudeau-Turner-Campbell-Chretien-Clark.jpg
Hình 5 Thủ tướng Canada (1968-2003): Pierre Trudeau, John Turner, Kim Campbell, Jean ChrétienJoe Clark (trái sang phải)

Vì Thủ tướng Canada có nhiều nhiệm vụ quan trọng như trên, đã có nhiều người quan tâm đến việc tập trung quá nhiều quyền lực vào trong chức vụ này. Điển hình là đề nghị thay đổi nội quy của Hạ viện cho phép các nghị viên của Hạ viện có nhiều tự do hơn, thay vì phải tuân theo quyết định của đảng mình; các đề nghị thay đổi hiến pháp để Thượng viện được dân bầu lên và để có một hội đồng quốc hội có quyền phủ quyết các đề nghị của Thủ tướng cho các ghế chánh án của Tối cao Pháp viện.

Tuy Thủ tướng có rất nhiều quyền lực nhưng, trên thực tế, bị ảnh hưởng và giới hạn bởi nhiều người, nhiều phía. Nếu không có sự chấp thuận của Nội các, hay một đồng thuận không đạt được giữa Thủ tướng và các thành viên của Nội các, Thủ tướng có thể bị đẩy về nghỉ hưu sớm hoặc mất chức thủ lãnh của đảng đang nắm chính quyền và, do đó, mất chức Thủ tướng. Ngay cả Thượng viện, tuy có vẻ không có nhiều quyền lực, cũng có thể làm trì hoãn các đạo luật của Thủ tướng đưa lên từ Hạ viện.

Nhưng quan trọng hơn hết, Canada là một liên bang mà quyền lực không hoàn toàn tập trung trong tay của chính phủ liên bang. Tất cả các thay đổi về hiến pháp phải có sự chấp thuận của các tỉnh bang (province) và các lãnh thổ tự trị (territory) - thường là qua một cuộc biểu quyết của các quốc hội của các đơn vị này. Tất cả các thay đổi về chính sách liên quan đến các quyền lực và quyền lợi của các tỉnh bang và lãnh thổ tự trị đòi hỏi các cuộc thảo luận và điều đình giữa họ và chính phủ liên bang.

Danh sách các Thủ tướng Canada

Tuy Sir John A. Macdonald được chính thức xem là Thủ tướng đầu tiên của Canada, vì ông là vị thủ tướng đầu tiên khi Canada thành lập liên bang, có nhiều nhà học giả xem Robert BaldwinLouis-Hippolyte Lafontaine là các người giữ địa vị này -- đây là hai người được bầu lên bởi Province of Canada trong Đế quốc Anh (bao gồm OntarioQuébec hiện nay) trước khi Province of Canada cùng các thuộc địa khác của Anh thành lập liên bang Canada.

Tên Thời gian Được bầu Đảng Đại diện cho
1. Sir John A. Macdonald
Lần thứ 1 (của 2)
1 tháng 7, 1867 - 5 tháng 11, 1873 2 lần Tự do-Bảo thủ Kingston, Ontario
2. Alexander Mackenzie 7 tháng 11, 1873 - 8 tháng 10, 1878 1 lần Tự do Lambton, Ontario
*. Sir John A. Macdonald
Lần thứ 2 (của 2)
17 tháng 10, 1878 - 6 tháng 6, 1891 4 lần Bảo thủ Victoria, British Columbia; Carleton, OntarioKingston, Ontario
3. Sir John Abbott 16 tháng 6, 1891 - 24 tháng 11, 1892 0 Bảo thủ Inkerman, Québec
(Thượng nghị sĩ)
4. Sir John Thompson 5 tháng 12, 1892 - 12 tháng 12, 1894 0 Bảo thủ Antigonish, Nova Scotia
5. Sir Mackenzie Bowell 21 tháng 12, 1894 - 27 tháng 4, 1896 0 Bảo thủ Hastings, Ontario
(Thượng nghị sĩ)
6. Sir Charles Tupper 1 tháng 5, 1896 - 8 tháng 7, 1896 0 Bảo thủ Cape Breton, Nova Scotia
7. Sir Wilfrid Laurier 11 tháng 7, 1896 - 7 tháng 10, 1911 4 lần Tự do Quebec East, Québec
8. Sir Robert Laird Borden 10 tháng 10, 1911 - 10 tháng 7, 1920 2 lần Bảo thủ/Liên minh (từ 1917) Halifax, Nova Scotia; Kings, Nova Scotia
9. Arthur Meighen
Lần thứ 1 (của 2)
10 tháng 7, 1920 - 29 tháng 12, 1921 0 Liên minh/Tự do & Bảo thủ Quốc gia Portage La Prairie, Manitoba
10. William Lyon Mackenzie King
Lần thứ 1 (của 3)
29 tháng 12, 1921 - 28 tháng 6, 1926 2 lần Tự do York North, Ontario
*. Arthur Meighen
Lần thứ 2 (của 2)
29 tháng 6, 1926 - 25 tháng 9, 1926 0 Bảo thủ Portage La Prairie, Manitoba
*. William Lyon Mackenzie King
Lần thứ 2 (của 3)
25 tháng 9, 1926 - 7 tháng 8, 1930 1 lần Tự do Prince Albert, Saskatchewan
11. Richard Bedford Bennett 7 tháng 8, 1930 - 23 tháng 10, 1935 1 lần Bảo thủ Calgary West, Alberta
*. William Lyon Mackenzie King
Lần thứ 3 (của 3)
23 tháng 10, 1935 - 15 tháng 11, 1948 3 lần Tự do Prince Albert, Saskatchewan; Glengarry, Ontario
12. Louis St. Laurent 15 tháng 11, 1948 - 21 tháng 6, 1957 2 lần Tự do Quebec East, Québec
13. John Diefenbaker 21 tháng 6, 1957 - 22 tháng 4, 1963 3 lần Bảo thủ Tiến bộ Prince Albert, Saskatchewan
14. Lester B. Pearson 22 tháng 4, 1963 - 20 tháng 4, 1968 2 lần Tự do Algoma East, Ontario
15. Pierre Trudeau
Lần thứ 1 (của 2)
20 tháng 4, 1968 - 3 tháng 6, 1979 3 lần Tự do Mount Royal, Québec
16. Joe Clark 4 tháng 6, 1979 - 2 tháng 3, 1980 1 lần Bảo thủ Tiến bộ Yellowhead, Alberta
*. Pierre Trudeau
Lần thứ 2 (của 2)
3 tháng 3, 1980 - 30 tháng 6, 1984 1 lần Tự do Mount Royal, Québec
17. John Turner 30 tháng 6, 1984 - 17 tháng 9, 1984 0 Tự do Vancouver Quadra, British Columbia
18. Brian Mulroney 17 tháng 9, 1984 - 25 tháng 6, 1993 2 lần Bảo thủ Tiến bộ Manicouagan, Québec; Charlevoix, Québec
19. Kim Campbell 25 tháng 6, 1993 - 4 tháng 11, 1993 0 Bảo thủ Tiến bộ Vancouver Centre, British Columbia
20. Jean Chrétien 4 tháng 11, 1993 - 12 tháng 12, 2003 3 lần Tự do Saint-Maurice, Québec
21. Paul Martin 12 tháng 12, 2003 - 6 tháng 2, 2006 1 lần Tự do LaSalle-Émard, Québec
22. Stephen Harper 6 tháng 2, 2006 - nay 1 lần Bảo thủ Tây-nam Calgary, Alberta

Liên kết ngoài