Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trận Waterloo”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 104: Dòng 104:
Một điều cốt lõi là thành bại của lối tiến quân kỵ binh với số lượng lớn này phụ thuộc vào sự khiếp sợ của đối phương.<ref>Weller 1992, pp. 211,212</ref> Nếu bộ binh có thể giữ vững được đội hình phòng thủ và không hoảng sợ thì kỵ binh cũng không gây được thiệt hại đáng kế gì. Thực ra thì nếu pháo binh Pháp có thể phá vỡ được hàng ngũ của các đội hình hình vuông này quân thì kỵ binh có thể xâm nhập và tiêu diệt chúng. Thế nhưng sự gắn kết giữa pháo binh và kỵ binh Pháp trong các đợt tấn công này là không tốt, khi mà pháo binh không tiến đủ gần để bắn hiệu quả.<ref>Adkin 2001, pp. 252,361.</ref> Quân Pháp bị chặn đứng bởi bộ binh Anh, những trận pháo kích của pháo binh Anh (buộc họ phải xuống đồi để tái hợp đội ngũ), và các cuộc phản công của lực lượng kỵ binh Anh còn sót lại. Sau nhiều đợt tấn công thì họ đã bị tổn thất đáng kể, và nhiều chỉ huy đã bị thương khi trực tiếp chỉ huy ở hàng đầu.<ref>Weller 1992, p. 114</ref><ref>Houssaye 1900, p. 522</ref>
Một điều cốt lõi là thành bại của lối tiến quân kỵ binh với số lượng lớn này phụ thuộc vào sự khiếp sợ của đối phương.<ref>Weller 1992, pp. 211,212</ref> Nếu bộ binh có thể giữ vững được đội hình phòng thủ và không hoảng sợ thì kỵ binh cũng không gây được thiệt hại đáng kế gì. Thực ra thì nếu pháo binh Pháp có thể phá vỡ được hàng ngũ của các đội hình hình vuông này quân thì kỵ binh có thể xâm nhập và tiêu diệt chúng. Thế nhưng sự gắn kết giữa pháo binh và kỵ binh Pháp trong các đợt tấn công này là không tốt, khi mà pháo binh không tiến đủ gần để bắn hiệu quả.<ref>Adkin 2001, pp. 252,361.</ref> Quân Pháp bị chặn đứng bởi bộ binh Anh, những trận pháo kích của pháo binh Anh (buộc họ phải xuống đồi để tái hợp đội ngũ), và các cuộc phản công của lực lượng kỵ binh Anh còn sót lại. Sau nhiều đợt tấn công thì họ đã bị tổn thất đáng kể, và nhiều chỉ huy đã bị thương khi trực tiếp chỉ huy ở hàng đầu.<ref>Weller 1992, p. 114</ref><ref>Houssaye 1900, p. 522</ref>


Cuối cùng thì Ney cũng hiểu rằng chỉ có quân kỵ binh không thì không làm được gì. Ông bắt đầu tổ chức một cuộc tấn công kết hợp, sử dụng sư đoàn Bachelu và trung đoàn của Tissot, thuộc quân đoàn II của Reille (khoảng 6.500 bộ binh). Cuộc đột kích này vẫn tiến theo đường cũ của các đợt tấn công vừa rồi.<ref name="Adkin">Adkin 2001, p. 361.</ref> Uxbridge dẫn Lữ đoàn Gia đình tới ngăn họ lại, nhưng không phá vỡ được bộ binh Pháp, và phải rút lui với những thương vong từ súng của quân Pháp. Quân kết hợp kỵ binh-bộ binh của Pháp tiếp tục bị đánh chặn bởi pháo kích từ pháo binh và lữ đoàn bộ binh của Adam, và cuối cùng phải rút lui.<ref name="Adkin"/> Mặc dù trong đợt tấn công này thì kỵ binh Pháp ít gây được thương vong cho khu trung tâm của Wellington, những đợt pháo kích vào các đội hình hình vuông đã làm được chuyện đó. Tất cả kỵ binh của Wellington, ngoại trừ một lực lượng ở tận cùng phía trái, đều đã tham chiến ở mặt trận này và hứng chịu nhiều tổn thất. Tình thế nguy khốn lúc này của quân Anh khiến lữ đoàn kỵ binh hussar Cumberland xứ Hanover đã tháo chạy khỏi chiến trường và chạy thẳng về Brussels, vừa chạy vừa loan tin cảnh báo.<ref>Siborne 1990, p. 465</ref>
Cuối cùng thì Ney cũng hiểu rằng chỉ có quân kỵ binh không thì không làm được gì. Ông bắt đầu tổ chức một cuộc tấn công kết hợp, sử dụng sư đoàn Bachelu và trung đoàn của Tissot, thuộc quân đoàn II của Reille (khoảng 6.500 bộ binh). Cuộc đột kích này vẫn tiến theo đường cũ của các đợt tấn công vừa rồi.<ref name="Adkin">Adkin 2001, p. 361.</ref> Uxbridge dẫn Lữ đoàn Gia đình tới ngăn họ lại, nhưng không phá vỡ được bộ binh Pháp, và phải rút lui với những thương vong từ súng của quân Pháp. Quân kết hợp kỵ binh-bộ binh của Pháp tiếp tục bị đánh chặn bởi pháo kích từ pháo binh và lữ đoàn bộ binh của Adam, và cuối cùng phải rút lui.<ref name="Adkin"/> Mặc dù trong đợt tấn công này thì kỵ binh Pháp ít gây được thương vong cho khu trung tâm của Wellington, những đợt pháo kích vào các đội hình hình vuông đã làm được chuyện đó. Tất cả kỵ binh của Wellington, ngoại trừ một lực lượng ở tận cùng phía trái, đều đã tham chiến ở mặt trận này và hứng chịu nhiều tổn thất. Tình thế nguy khốn lúc này của quân Anh khiến lữ đoàn kỵ binh hussar của Cumberland xứ Hanover đã tháo chạy khỏi chiến trường và chạy thẳng về Brussels, vừa chạy vừa loan tin cảnh báo.<ref>Siborne 1990, p. 465</ref>


Cũng cùng lúc với đợt tấn công kết hợp của Ney ở trung tâm, phần còn lại trong quân đoàn I của d'Erlon đã đánh chiếm được La Haye Sainte.<ref>Beamish 1995, p. 367.</ref> Lúc này Ney hạ lệnh cho các khẩu pháo do ngựa kéo tiến về trung tâm của Wellington và bắt đầu pháo kích dữ dội vào các đội hình bộ binh hình vuông.<ref name="Siborne"/> Trung đoàn 27 bị tiêu diệt, còn trung đoàn 30 và 73 tổn thất nghiêm trọng và phải hợp cùng nhau để tạo thành một đội hình hình vuông mới có thể đứng vững được.
Cũng cùng lúc với đợt tấn công kết hợp của Ney ở trung tâm, phần còn lại trong quân đoàn I của d'Erlon đã đánh chiếm được La Haye Sainte.<ref>Beamish 1995, p. 367.</ref> Lúc này Ney hạ lệnh cho các khẩu pháo do ngựa kéo tiến về trung tâm của Wellington và bắt đầu pháo kích dữ dội vào các đội hình bộ binh hình vuông.<ref name="Siborne"/> Trung đoàn 27 bị tiêu diệt, còn trung đoàn 30 và 73 tổn thất nghiêm trọng và phải hợp cùng nhau để tạo thành một đội hình hình vuông mới có thể đứng vững được.

Phiên bản lúc 20:34, ngày 16 tháng 12 năm 2011

Trận Waterloo
Một phần của Các cuộc chiến tranh Napoléon

Trận chiến Waterloo, qua nét vẽ của William Sadler
Thời gian18 tháng 6 1815
Địa điểm
Kết quả Chiến thắng lớn cho Liên minh thứ bảy
Tham chiến
Pháp Đế chế Pháp Liên minh thứ bảy:
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Anh
Vương quốc Phổ Phổ
Hà Lan Hà Lan
Hannover Hannover
Nassau
Brunswick
Chỉ huy và lãnh đạo
Pháp Napoléon Bonaparte Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Công tước Wellington
Vương quốc Phổ Gebhard von Blücher
Lực lượng
72.000[1] 118.000
Quân Anh và đồng minh 68.000[1]
Phổ 50.000[2]
Thương vong và tổn thất
25.000 chết hoặc bị thương; 7.000 bị bắt; 15.000 mất tích[3] 22.000 chết hoặc bị thương[4]

Trận Waterloo diễn ra vào ngày Chủ nhật 18 tháng 6 năm 1815 tại một địa điểm gần Waterloo, thuộc Bỉ ngày nay. Quân đội Pháp dưới sự chỉ huy của Hoàng đế Napoléon Bonaparte đã bị đánh bại bởi liên quân của Liên minh thứ bảy, bao gồm quân Anh và đồng minh do Công tước Wellington chỉ huy và quân Phổ do Thống chế Gebhard Leberecht von Blücher chỉ huy. Đây là trận đánh kết thúc chiến dịch Waterloo và cũng là trận đánh cuối cùng của Napoléon. Là một chiến thắng toàn diện của quân Đồng minh,[5] thất bại ở trận đánh này đã đặt dấu chấm hết cho ngôi vị Hoàng đế Pháp của Napoléon và Vương triều Một Trăm ngày của ông. Chiến thắng quyết định này khắc họa sâu sắc thiên tài của Quận công Wellington, khiến cho tiếng tăm của ông trở nên lừng lẫy khắp châu Âu. [6]

Sau khi Napoléon trở lại nắm quyền vào năm 1815, các nước chống lại ông đã cùng nhau thành lập Liên minh thứ bảy, và bắt đầu điều động quân đội. Hai lực lượng lớn dưới quyền của Wellington and von Blücher tiến sát biên giới phía đông bắc nước Pháp. Napoléon quyết định tấn công để tiêu diệt họ trước khi họ kết hợp cùng các thành viên khác trong Liên minh để tiến hành một cuộc xâm lăng vào nước Pháp. Trận Waterloo chính là cuộc chiến quyết định trong chiến dịch Waterloo 3 ngày (từ 16-19 tháng 6 năm 1815) này.

Napoléon trì hoãn trận đánh đến trưa ngày 18 tháng 6 để chờ mặt đất khô ráo. Quân của Wellington, bố trí dọc tuyến đường Brussels trên dốc núi Mont-Saint-Jean, đã chống trả nhiều đợt tấn công dữ dội của quân Pháp. Nhờ có sự triển khai đội hình đúng đắn của quân Anh, quân Pháp không những bị đánh lui mà còn bị tổn hại nặng nề.[7] Cho đến chiều tối, quân Phổ kéo tới và xuyên thủng cánh phải của Napoléon. Lúc đó quân của Wellington cũng phản công và khiến quân Pháp phải rút lui trong rối loạn. Lực lượng liên quân truy đuổi sau đó tiến vào Pháp và phục hồi vương vị cho Louis XVIII. Napoléon phải thoái vị và bị lưu đày tới đảo Saint Helena, nơi ông qua đời vào năm 1821.

Trận huyết chiến ở Waterloo được coi là một trong những trận đánh khốc liệt nhất trong các cuộc chiến tranh của Napoléon.[8] Sự cứu viện kịp thời của lực lượng Quân đội Phổ là một thành tích định đoạt cho chiến thắng quyết định của quân Đồng minh tại Waterloo hủy diệt Napoléon I.[9] Ngoài ra, chiến thắng vĩ đại ấy khắc họa sức chiến đấu xuất sắc của lực lượng Bộ binh Anh - điều mà bản thân Wellington cũng nắm rõ.[10] Để đạt được chiến thắng lừng vang, các chiến sĩ của ông đã thực hiện tinh thần kỷ cương rất mực siêu việt.[11] Sau chiến thắng vinh hiển, ông trở thành vị anh hùng chói lọi của đất nước Anh.[9] Chiến trường của trận đánh Waterloo ngày nay nằm ở nước Bỉ, cách Brussels 8 dặm (12 km), và cách thị trấn của Waterloo khoảng một dặm (1.6 km). Một khu vực tưởng niệm nhân tạo được gọi là Đồi sư tử (Lion's Mound) đã được dựng lên ở đây, khiến địa hình của chiến trường bị thay đổi so với lúc xảy ra trận đánh.

Bối cảnh lịch sử

Sau thất bại của Napoléon trong chiến dịch ở Nga, các nước châu Âu liên kết lại để cùng tấn công nước Pháp. Napoléon bị đánh bại ở trận Leipzig vào tháng 10 năm 1813, và sau đó Liên minh thứ sáu tận dụng cơ hội này để xâm lược Pháp vào năm 1814. Napoléon buộc phải thoái vị và bị lưu đày tới đảo Elba. Thế nhưng con người đầy tham vọng này không chịu ngồi yên. Biết được dân chúng Pháp vẫn ủng hộ mình, tháng 4 năm 1815, Napoléon đã bí mật trốn khỏi nơi giam cầm quay trở về nước. Nhận được tin, vua Louis XVIII đã cử quân đội đến bắt giữ ông. Thế nhưng trong mắt người dân và binh lính Pháp lúc bấy giờ thì Napoléon vẫn là một người anh hùng đã mang về vinh quang cho nước Pháp. Hầu hết các tướng hoặc kính phục hoặc nể sợ tài năng quân sự của Napoléon, vì thế hết đoàn quân này đến đoàn quân khác được cử đi để bắt Napoléon cuối cùng lại quay về dưới quyền chỉ huy của hoàng đế cũ.[12] Chỉ trong vòng ba tuần, Napoléon đã khôi phục được quyền lực của mình.

Vào ngày 13 tháng 3 năm 1815, sáu ngày trước khi Napoléon về đến Paris, các cường quốc tại Hội nghị Vienna tuyên bố ông là kẻ ngoài vòng pháp luật.[13] Bốn ngày sau đó, Anh, Nga, Áo, Phổ cùng nhau điều động quân đội để tấn công Napoléon, với mỗi nước kể trên đều góp không dưới 150.000 quân.[14][15] Biết rằng khả năng dùng thương lượng để ngăn cản các nước thuộc Liên minh thứ bảy xâm lược Pháp là không thể, Napoléon chỉ còn lại hy vọng cuối cùng là tấn công trước khi họ kết hợp với nhau. Nếu tiêu diệt được quân Liên minh ở phía nam Brussels trước khi họ được tăng viện thì Napoléon sẽ có thể buộc người Anh quay về biển và đánh bật người Phổ khỏi cuộc chiến. Một khi Anh và Phổ đã thất bại rồi thì Napoléon có thể tiến hành đàm phán với Áo và Nga để duy trì cục diện.[16] Một điều đáng lưu ý nữa là ở Bỉ có rất nhiều người nói tiếng Pháp ủng hộ ông, một chiến thắng của Pháp có thể thúc đẩy một cuộc cách mạng thân Pháp ở đó. Quân Anh ở Bỉ cũng chỉ là lực lượng hạng hai; vì phần lớn những binh sĩ giỏi nhất của họ trong cuộc chiến ở bán đảo Iberia đã được đưa tới Mỹ cho cuộc chiến năm 1812.[17]

Chiến dịch Waterloo

Bản đồ chiến dịch Waterloo

Lúc đầu, Wellington dự định chống trả lại kế hoạch bao vây của Napoléon bằng cách di chuyển tới Mons theo tuyến đường tây nam Brussels.[18] Hành quân như vậy sẽ khiến ông bị cắt đứt liên lạc với căn cứ ở Ostend, nhưng cái lợi của nó là ông sẽ ở gần quân của Blücher hơn. Thế nhưng Napoléon đã sử dụng gián điệp khiến Wellington nảy sinh mối lo sợ về việc đánh mất con đường tiếp vận từ các cảng biển.[19] Sau đó ông chia quân thành ba đạo: cánh trái do thống chế Ney chỉ huy, cánh phải do thống chế Grouchy chỉ huy, và quân dự phòng do chính ông chỉ huy. Ngày 15 tháng 6, quân Pháp vượt biên giới gần Charleroi và tiêu diệt các tiền đồn của quân Liên minh, giúp Napoléon chiếm được vị trí giữa Wellington và Blücher để ngăn họ hội quân với nhau.

Chỉ đến cuối đêm 15 tháng 6 thì Wellington mới xác định rõ mũi tấn công chính của quân Pháp là ở Charleroi. Tới đầu ngày 16 tháng 6 thì ông nhận được công hàm của Quận công xứ Orange (danh hiệu của Thái tử Hà Lan lúc đó) và rất choáng váng trước tốc độ tiến quân của Napoléon. Ông vội đưa quân tới Quatre Bras, nơi Quận công xứ Orange đang trấn thủ cùng với lữ đoàn của Quận công Bernhard xứ Saxe-Weimar chống lại cánh quân của tướng Ney.[20] Ney nhận lệnh phải chiếm giao lộ ở Quatre Bras để nếu cần thiết có thể kéo quân về phía đông hợp cùng Napoléon.

Trong cùng lúc này thì Napoléon tiến đánh quân Phổ trước. Vào ngày 16, với quân dự bị và cánh phải, ông đánh bại quân Phổ của tướng Blücher tại trận Ligny. Trung quân của quân Phổ phải lùi bước trước những đợt tấn công mạnh mẽ của quân Pháp, nhưng hai cánh của họ vẫn giữ được vị trí. Trong lúc đó thì Ney giao chiến với Quận công Orange tại giao lộ Quatre Bras. Khi quân của Quận công Orange đang dần bị đẩy lui thì Wellington kịp tới chi viện và đánh bật Ney để chiếm lấy giao lộ vào đầu buổi tối cùng ngày. Thế nhưng đã quá trễ để chi viện cho quân Phổ, lúc này đã bị đánh bại. Thất bại của quân Phổ khiến vị trí của Wellington ở Quatre Bras là không trụ lại được, vì vậy mà ông đã cho quân rút về phía bắc trong ngày hôm sau, tới một vị trí phòng thủ mà ông đã trinh sát được vào năm ngoái: dãy đồi Mont-Saint-Jean, phía nam làng Waterloo và rừng Sonian.[21]

Việc rút lui của quân Phổ khỏi Ligny đã không bị quân Pháp ngăn trở, và có lẽ cũng không được họ chú ý kỹ.[22] Phần lớn hậu quân Phổ vẫn giữ vị trí cho tới nửa đêm, và một số đơn vị không di chuyển cho tới sáng hôm sau, hoàn toàn bị quân Pháp bỏ qua.[22] Sự thiếu cảnh giác của quân Pháp đã khiến quân Phổ có được một quyết định chiến thuật quan trọng là không rút về phía đông theo dọc đường dây liên lạc của họ. Thay vì vậy, họ di chuyển về phía bắc, song song với hướng di chuyển của Wellington, vẫn trong khoảng cách nhận tiếp vận và giữ liên lạc với ông ta. Quân Phổ tập trung quanh quân đoàn IV của Von Bülow, vốn không phải tham chiến ở Ligny và đóng tại một vị trí vững chãi ở phía nam Wavre.[22] Paul K. Davis cho rằng việc tướng Ney không chiếm sớm được giao lộ Quatre Bras chính là nguyên nhân khiến quân Pháp không đánh lui được quân Phổ một cách hiệu quả. Nếu làm được việc đó, Ney có khả năng nhanh chóng tới trợ chiến cùng Napoléon để tấn công vào sườn của quân Phổ, qua đó chí ít cũng làm họ phải rút chạy về phía đông.[23]

Napoléon cùng quân dự bị khởi hành muộn vào ngày 17 tháng 6 và hợp cùng tướng Ney ở Quatre Bras, dự định tiến đánh Wellington, nhưng lúc này ông đã rút quân. Quân Pháp đuổi theo Wellington, nhưng cả hai bên chỉ có một cuộc đụng độ kỵ binh chớp nhoáng tại Genappe vừa khi trời đêm đổ mưa. Trước khi rời Ligny thì Napoléon đã lệnh cho Grouchy, tướng chỉ huy cánh phải, mang 33.000 quân đuổi theo quân Phổ đang rút lui. Việc khởi hành muộn, sự thiếu chắc chắn về hướng di chuyển của quân Phổ, và sự mơ hồ trong các mệnh lệnh đã khiến Grouchy không kịp ngăn cản quân Phổ tới Wavre, nơi mà từ đó họ có thể tiến quân để hỗ trợ Wellington.[24] Vào cuối ngày 17, quân của Wellington đã tới vị trí định trước ở Waterloo, với đại quân của Napoléon bám theo sau. Quân Phổ của Blücher thì đang ở xung quanh Wavre, khoảng tám dặm về phía đông thành phố.

Lực lượng các bên

Công tước Wellington, chỉ huy quân Anh và đồng minh

Có ba lực lượng chính tham gia vào trận đánh: quân Pháp Armée du Nord dưới quyền Napoléon, một lực lượng quân đội đa quốc gia dưới quyền Wellington, và quân Phổ dưới quyền Blücher. Quân Pháp có khoảng 69.000 người, gồm 48.000 bộ binh, 14.000 kỵ binh, và 7.000 pháo binh, cùng 250 khẩu pháo.[25] Napoléon đã từng dùng lệnh cưỡng bách tòng quân trong quá khứ, nhưng ông không sử dụng phương pháp này vào năm 1815. Tất cả binh sĩ của Napoléon lúc đó đều là các cựu binh lão luyện từng tham chiến cùng ông ít nhất là một chiến dịch trước đây, và nay họ đều tự nguyện trở về dưới trướng ông. Lực lượng quân kỵ binh của Napoléon rất đông đảo và mạnh mẽ, gồm 14 trung đoàn kỵ binh nặng mặc giáp và bảy trung đoàn kỵ binh đánh giáo. Quân Liên minh lúc đó không có binh sĩ giáp nặng và Wellington cũng chỉ có một ít kỵ binh đánh giáo.

Wellington tự nhận về lực lượng của mình là "tệ hại, yếu đuối, trang bị kém, và ban chỉ huy rất thiếu kinh nghiệm".[26] Ông có 67.000 quân, gồm 50.000 bộ binh, 11.000 kỵ binh, và 6.000 pháo binh, với 150 khẩu pháo. 25.000 binh sĩ trong lực lượng của ông là người Anh, và 6.000 thuộc Quân đoàn Đức của Nhà vua (King's German Legion, một đội quân Anh mà thành phần gồm những người Đức lưu vong). Tất cả binh sĩ Anh đều là lính thường trực, và chỉ có 7.000 trong đó từng tham chiến ở bán đảo Iberia.[27] Ngoài ra thì 17.000 binh sĩ là từ Hà Lan và Bỉ, 11.000 từ Hanover, 6.000 từ Brunswick, và 3.000 từ Nassau.[28]

Tướng Phổ von Blücher

Nhiều binh sĩ trong quân đội của Wellington còn khá thiếu kinh nghiệm.[29] Quân đội Hà Lan mới được tái thành lập vào năm 1815, sau khi Napoléon thất bại. Ngoại trừ quân Anh và lực lượng đến từ Hanover và Brunswick từng chiến đấu ở Tây Ban Nha cùng quân Anh, phần còn lại của quân đội Liên minh này là những người từng đứng trong hàng ngũ quân Pháp và các đồng minh của Napoléon. Wellington cũng không có đủ kỵ binh, chỉ có bảy trung đoàn từ Anh và ba trung đoàn kỵ binh Hà Lan. Công tước xứ York đã áp đặt nhiều vị sĩ quan của mình cho Wellington, trong đó có vị phó chỉ huy chỉ đứng hàng thứ hai sau ông là Bá tước xứ Uxbridge. Vị này chỉ huy kỵ binh và được Wellington cho phép triển khai kế hoạch của đội quân này theo ý mình. William cũng giao cho Hoàng tử Frederik của Hà Lan (em của Quận công xứ Orange) đóng 17.000 quân tại Halle, cách chiến trường tám dặm về phía tây. Họ không tham gia trận đánh mà đóng ở đó để đề phòng khi trận đánh thất bại và Wellington phải rút lui.

Quân Phổ thì đang trong công cuộc tái tổ chức. Số kỵ binh mà Blücher có trong tay còn khá non kinh nghiệm và thiếu trang bị.[1] Pháo binh cũng đang trong quá trình cải tổ và không đạt hiệu quả tối đa; pháo và các thiết bị vẫn còn phải vận chuyển từ xa tới trong và sau trận đánh.[1] Mặc dù có những thiếu hụt như vậy nhưng ban chỉ huy của quân Phổ rất chuyên nghiệp và tài giỏi. Các sĩ quan này được đào tạo từ bốn trường được phát triển chính cho mục đích này (chiến tranh với Napoléon) và vì vậy đều trải qua quá trình huấn luyện tương tự nhau. Hệ thống vững chắc này là tương phản với những mệnh lệnh mơ hồ và mâu thuẫn trong quân Pháp. Hệ thống này giúp đảm bảo cho ba phần tư binh sĩ của họ tập trung chăm chú suốt 24 giờ trước trận Ligny, và sau khi bại trận thì quân Phổ vẫn bảo đảm vấn đề tiếp vận, tập hợp lại và tiến về Waterloo trong vòng 48 giờ.[30] Hai quân đoàn rưỡi của quân Phổ (48.000 quân) đã tham chiến ở Waterloo. Hai lữ đoàn của Friedrich von Bülow thuộc quân đoàn IV tấn công tướng Lobau vào lúc 16 giờ 30, còn quân đoàn I của Zieten và quân đoàn II của Georg von Pirch thì tham chiến vào lúc 18 giờ.

Chiến trường

Công tước Wellington đã chọn phía nam ngôi làng Waterloo để làm nơi quyết chiến. Quân Anh đóng ở phía bắc chiến trường, đối diện với họ là quân Pháp do Napoléon chỉ huy. Vốn là một nhà quân sự tài năng, Wellington hiểu rằng, với đội quân thiếu kinh nghiệm chiến đấu mà ông đang nắm trong tay, đối đầu trực diện với Napoléon là tự sát. Vì thế, Wellington đã chọn biện pháp phòng thủ và chiến trường Waterloo là một địa điểm rất phù hợp với ý đồ này.

Vùng đất diễn ra trận đánh ngày nay đã rất khác xưa, trong hình là Đồi sư tử, một công trình tưởng niệm.

Waterloo là môt vị trí phòng thủ vững chãi.[31] Nó bao gồm một dãy đồi chạy theo hướng đông-tây, vuông góc và bị cắt làm hai bởi tuyến đường chính dẫn tới Brussels. Dọc theo phần đỉnh của dãy đồi là con đường mòn Ohain. Gần giao lộ với con đường Brussels là một cây du, cũng là vị trí trung tâm của Wellington và là nơi ông đóng tại đó để chỉ huy trong gần cả ngày. Wellington dàn quân bộ binh ngay phía sau đỉnh dãy đồi, theo đường Ohain. Dùng sườn dốc ngược, như cách mà ông đã từng làm trước đây, Wellington che giấu được quân lực của mình, ngoại trừ các lính bắn súng quấy nhiễu và các pháo binh (các lính bắn súng quấy nhiễu thì phải hoạt động ở chiến trường mở, còn pháo binh thì phải nã từ trên cao xuống mới có hiệu quả cao).[32] Chiều dài của chiến trường cũng là khá ngắn, chỉ khoảng hai dặm rưỡi (4 km). Điều này giúp Wellington có thể bố trí quân lực một cách có chiều sâu, và ông đã thực hiện như vậy với cánh phải và trung tâm, hướng về làng Braine-l'Alleud. Ở cánh trái thì ông bố trí mỏng hơn, với hy vọng quân Phổ sẽ đến trợ chiến kịp thời.[33]

Phía trước đỉnh đồi, có ba vị trí có thể gia cố để phòng thủ. Một ở xa phía cánh phải là lâu đài, khu vườn, và thái ấp Hougoumont. Đó là một khu nhà kiểu đồng quê to lớn và được xây cất cẩn thận, được che giấu dưới cây cối. Khu nhà hướng về phía bắc dọc một đường mòn trũng bị che phủ mà có thể được tiếp tế. Ở phía cực trái là làng nhỏ Papelotte. Cả Hougoumont và Papelotte đều được gia cố và đưa người tới để trấn thủ, điều này giúp các sườn của quân Wellington trở nên vững vàng hơn. Ở phía tây đường chính, và phía trước phần còn lại của lực lượng của Wellington, là nông trang và thái ấp La Haye Sainte, nơi được gia cố với 400 bộ binh nhẹ của Quân đoàn Lê dương Đức của Nhà vua.[34] Bên kia đường là một mỏ cát bỏ hoang, nơi lữ đoàn thiện xạ 95 được bố trí để bắn từ xa.[35] Với các vị trí như vậy thì đội quân tấn công vào sẽ gặp nhiều khó khăn. Nếu muốn chọc sườn vào bên phải sẽ phải chạm trán với cứ điểm Hougoumont, nếu muốn đánh vào bên phải của khu trung tâm sẽ phải di chuyển giữa hai làn đạn từ Hougoumont và La Haye Sainte. Tấn công vào bên trái của khu trung tâm sẽ phải chịu sự tấn công từ La Haye Sainte và mỏ cát liên hợp với nó, còn nếu muốn thọc sườn từ cánh trái thì sẽ phải chiến đấu trên những đường phố và hàng rào của Papelotte, và một số mảnh đất rất ướt.

Quân Pháp bố trí trên những sườn dốc của một dãy đồi khác về phía nam. Napoléon không thể nhìn thấy các bố trí của Wellington, vậy nên ông dàn quân đối xứng theo tuyến đường Brussels. Ở cánh phải là quân đoàn I của tướng d'Erlon với 16.000 bộ binh và 1.500 kỵ binh, cộng thêm một đội kỵ binh dự bị 4.700 người. Ở cánh trái là quân đoàn II của tướng Reille với 13.000 bộ binh và 1.300 kỵ binh, cộng thêm một đội kỵ binh dự bị 4.600 người. Ở trung tâm, phía nam quán trọ La Belle Alliance là đội quân dự bị, bao gồm quân đoàn VI của tướng Lobau với 6.000 người, 13.000 bộ binh thuộc Đội Cận vệ, và 2.000 kỵ binh dự bị.[36] Ở phía sau bên phải của quân Pháp là làng lớn Plancenoit, và ở tận cùng bên phải là rừng Bois de Paris. Lúc đầu Napoléon chỉ huy cuộc chiến từ nông trại Rossomme, nơi ông có thể bao quát trận chiến, nhưng tới đầu buổi chiều thì chuyển tới một vị trí gần La Belle Alliance. Khi đó ông đã bị khuất tầm nhìn chiến trường và quyền chỉ huy trực tiếp được giao cho Ney.[37]

Trận đánh

Lược đồ trận đánh. Quân của Napoléon màu đò, quân của Wellington màu xanh, quân của Blücher màu xám.

Wellington nhận được tin phúc đáp từ Blücher, hứa sẽ mang ba quân đoàn tới giúp ông, đi tiên phong là quân đoàn IV dưới quyền Bülow.[38] Vào lúc 11 giờ, Napoléon vạch ra một kế hoạch tổng thể cho trận đánh: sư đoàn của Jerome sẽ tấn công Hougoumont để thu hút quân dự bị của Wellington,[39] các đại pháo sẽ nã vào trung tâm của quân Wellington từ 13 giờ, còn quân đoàn của d'Erlon sẽ phá vỡ cánh trái của Wellington để bao vây liên quân từ đông sang tây. Mục tiêu chủ đạo của kế hoạch này là đẩy quân Wellington về hướng biển, cách xa quân Phổ.[40]

Hougoumont

Sử gia Andrew Robert ghi nhận rằng: "Một điều thú vị về trận Waterloo là không ai biết chắc được về thời điểm bắt đầu của nó".[41] Wellington ghi lại trong các báo cáo của mình về trận đánh rằng "vào lúc 10 giờ sáng (Napoléon) đã mở một đợt tấn công ác liệt vào cứ điểm của chúng tôi tại Hougoumont".[42] Một số nguồn lại ghi nhận rằng cuộc chiến bắt đầu lúc 11 giờ 30.[43] Căn nhà và khu vực xung quanh nó được phòng thủ bởi bốn trung đội Cận vệ, còn khu rừng và công viên được gác bởi quân Jäger xứ Hanover và lực lượng 1/2 xứ Nassau.[44][45] Đợt tấn công đầu tiên từ lữ đoàn của Bauduin đã dọn quang khu rừng và công viên, nhưng bị chặn lại bởi pháo kích của quân Anh, còn bản thân Bauduin đã tử trận. Khi pháo binh của quân Anh bị lôi kéo vào một cuộc đấu pháo với pháo binh Pháp, một đợt tấn công thứ hai từ lữ đoàn của Soye (và những binh sĩ còn sót lại từ lữ đoàn của Bauduin) đã tới được cổng phía bắc của khu nhà. Một vài lính Pháp đã lọt được vào trong sân, trước khi cổng bị đánh chiếm lại. Lữ đoàn Cận vệ Coldstream 2 và quân Cận vệ 2/3 kịp tới và đẩy lui cuộc tấn công.

Cổng phía bắc Hougoumont, nơi xảy ra nhiều trận đụng độ dữ dội

Cuộc chiến tiếp tục diễn ra xung quanh Hougoumont suốt buổi chiều. Quân Pháp đổ xô tới khu vực xung quanh nó, và tiến hành những cuộc tấn công phối hợp để chống lại binh sĩ liên quân ở Hougoumont. Quân của Wellington đã phòng thủ khu nhà và con đường mòn từ đó dẫn về phía bắc. Tới buổi chiều thì Napoléon đích thân hạ lệnh phải pháo kích để đốt cháy khu nhà, khiến tất cả khu đó bị tiêu hủy hết, trừ nhà thờ.[46] Lữ đoàn của Du Plat tới phòng thủ con đường mòn, và phải làm chuyện đó mà không có sĩ quan cấp cao nào. Cuối cùng thì họ cũng được trợ chiến bởi trung đoàn bộ binh 71 của Anh. Sau đó có thêm lữ đoàn xứ Hanover của Hugh Halkett tới, và liên quân giữ được Hougoumont cho tới hết trận đánh. Wellington và tướng Macready đã dành nhiều lời bình luận về trận chiến ác liệt ở Hougoumont.[47][48]

Cuộc chiến ở Hougoumont thường được nhìn nhận là một cuộc tấn công để thu hút lực lượng dự bị của Wellington, nhưng sau đó tiến triển thành một cuộc giao tranh kéo dài cả ngày và thu hút cả lực lượng dự bị của Pháp.[49] Thực ra, chúng ta có thể tin được rằng cả Napoléon và Wellington đều cho rằng việc chiếm giữ Hougoumont là điều then chốt để giành lấy chiến thắng trong cả trận đánh.[46] Hougoumont là một nơi trên chiến trường mà Napoléon có thể quan sát rõ, và ông đã liên tục dồn quân tới đó cùng khu vực phụ cận trong suốt cả buổi chiều (tổng cộng là 33 tiểu đoàn và 14.000 binh sĩ). Tương tự như vậy, mặc dù chưa từng dồn một số lượng quân lớn vào bên trong khu nhà nhưng Wellington cũng đã đưa 21 tiểu đoàn (12.000 quân) tới trong cả buổi chiều để bảo vệ con đường mòn, giúp chuyển vận quân sĩ và đạn dược tới khu nhà. Ông cũng đã đưa một số pháo binh từ trung tâm đến yểm trợ Hougoumont,[50] và sau đó thừa nhận rằng chiến thắng của trận chiến phụ thuộc vào việc giữ được cổng Hougoumont.[51]

Đợt tấn công bộ binh đầu tiên của Pháp

80 đại pháo của Napoléon được đưa vào trung tâm. Chúng bắt đầu bắn vào lúc 11 giờ 50, theo Hill (chỉ huy quân đoàn II của liên quân),[52] trong lúc các nguồn khác cho rằng thời điểm chính xác là từ sau giữa trưa đến 13 giờ 30.[53] Các đại pháo này đều khá xa nên khó bắn chính xác, và từ vị trí của họ thì chỉ thấy được duy nhất sư đoàn Hà Lan (hầu hết quân đội liên quân đã được Wellington bố trí ở bên kia đồi, khuất tầm quân Pháp).[54] Thêm vào nữa là mặt đất mềm đã khiến đạn không nảy được xa, và cách bố trí của pháo binh Pháp là chia ra bao vây lực lượng của liên quân, nên mật độ các phát bắn không dày đặc. Ý định của Napoléon không phải là để gây tổn thất nặng nề cho đối thủ (vì muốn như vậy thì phải cất công tìm một vị trí bắn thuận lợi hơn), mà là để gây bất ngờ và làm ảnh hưởng đến sĩ khí của họ.[54]

Bộ binh Pháp tiến lên

Vào lúc 13 giờ, Napoléon thấy mũi tấn công đầu tiên của quân Phổ ở làng Lasne-Chapelle-Saint-Lambert, cách cánh phải của ông bốn hoặc năm dặm (khoảng ba giờ tiến quân).[55] Napoléon liền hạ lệnh cho tướng Soult gửi thư cho Grouchy mang quân tới chiến trường tiến đánh lực lượng này của quân Phổ.[56] Thế nhưng vào lúc đó thì Grouchy đang thi hành lệnh cũ của Napoléon và bám sát quân Phổ tới Wavre, và do đó ở quá xa chiến trường. Grouchy lúc này được bộ tướng là Gérard khuyên rằng nên "đi về hướng tiếng súng", nhưng ông vẫn làm theo lệnh cũ và đụng độ với quân đoàn III hậu quân của Phổ ở trận Wavre. Một điều nữa là thư của Soult phải tới sau 18 giờ mới tới được chỗ của Soult. Về mặt chiến lược, sự cứng nhắc của Grouchy đã khiến ông không kịp tới Waterloo để chặn đầu quân Phổ, mà chỉ bám theo sau đuôi họ, qua đó không thể thay đổi kết cục trận chiến.[57]

Tin rằng có thể đánh thắng quân Anh trước khi quân Phổ tới, Napoléon dùng bộ binh tấn công. Khoảng sau 13 giờ một chút, quân đoàn I của Pháp bắt đầu tiến công. Tương tự Ney, d'Erlon đã từng đụng độ Wellington ở Tây Ban Nha, và biết về chiến thuật ưa thích của vị tướng Anh này là dùng một lượng lớn lính bắn súng tầm ngắn để đẩy lui đội hình dọc của bộ binh. Thay vì dùng đội hình dọc chín tầng sát nhau, mỗi sư đoàn nhận lệnh phải tiến lên theo từng tiểu đoàn một, với khoảng cách giữa các tiểu đoàn là sát nhau. Điều này giúp họ tập trung được hỏa lực, nhưng không có chỗ để thay đổi đội hình.[58]

Lúc đầu chiến thuật này đã tỏ ra hiệu quả. Sư đoàn ở ngoài cùng bên trái, dưới quyền Donzelot, đã tiến tới La Haye Sainte. Khi một tiểu đoàn bắt đầu đụng độ kẻ địch, các tiểu đoàn theo sau tản ra về hai bên và thành công trong việc cô lập nông trại, với sự yểm trợ của lính kỵ binh giáp nặng. Quận công xứ Orange thấy rằng La Haye Sainte đã bị cắt rời ra, và cố gắng chi viện cho nó bằng cách điều tiểu đoàn xứ Hanover tới. Kỵ binh giáp nặng của Pháp nấp trong bãi rào súc vật đã phát hiện và nhanh chóng tiêu diệt hết nhóm quân này, rồi phi về phía sau La Haye Sainte tới gần sát tận đỉnh của dãy đồi, nơi họ tiếp tục bảo vệ phía trái của d'Erlon.

Lúc 13 giờ 30, d'Erlon bắt đầu tung thêm ba sư đoàn nữa vào trận, khoảng 14.000 quân trên một vùng 1.000 m để chống lại cánh trái của Wellington. Họ đã đụng độ với 6.000 quân địch. Tuyến đầu là lữ đoàn Hà Lan 1 của Bijlandt. Tuyến hai là quân Anh và quân xứ Hanover dưới quyền Thomas Picton, người đã cho quân ẩn nấp đằng sau đỉnh dãy đồi. Lữ đoàn của Bijlandt nhận lệnh phải để một số lính bắn súng quấy nhiễu đóng trên con đường mòn, trong khi phần còn lại của lữ đoàn sẽ nằm ngay sau con đường (họ nhận lệnh này từ lúc 9 giờ sáng).[59] Khi quân Pháp tiến quân, số quân bắn súng của Bijlandt rút lui về phía sau và cùng tiểu đoàn của mình bắn trả, nhưng rồi họ bị quân của d’Erlon đánh lui về phía sau. Quân Pháp sau đó tiến lên dốc, và khi đó, người của Picton đứng dậy và bắn đầu nã đạn vào họ. Quân Pháp bắn trả và thành công trong việc gây áp lực lên quân Anh. Mặc dù ở chính giữa bị chùn bước, cánh trái của d'Erlon bắt đầu đánh tan quân địch. Picton bị giết sau khi ra lệnh phản công, và quân Anh cùng quân xứ Hanover bắt đầu phải nhường đường trước số lượng đông đảo của quân Pháp.

Đợt xung kích của kỵ binh Anh

Ở trong tình thế quyết định này, Uxbridge lệnh cho hai lữ đoàn kỵ binh nặng (trước đó đã tâp hợp đằng sau đỉnh đồi mà không bị quân Pháp thấy) xung kích để hỗ trợ cho lực lượng bộ binh đang chịu áp lực to lớn. Lữ đoàn 1 (còn gọi là Lữ đoàn Gia đình, tức Household Brigade) được chỉ huy bởi đại tướng Edward Somerset và bao gồm trung đoàn Cận vệ Hoàng gia 1 và 2 (Life Guards), Đội Kỵ binh Cận vệ, và Đội Kỵ binh Dragoon Cận vệ của Nhà vua. Lữ đoàn 2 (còn gọi là Lữ đoàn Liên hiệp, tức Union Brigade) được chỉ huy bởi đại tướng William Ponsonby. Lữ đoàn này có tên gọi như vậy là vì bao gồm ba trung đoàn kỵ binh dragoon nặng tới từ ba nước khác nhau: Anh, Scotland, và Ireland. Các sử gia cho rằng quân Anh có những con ngựa tốt nhất thời bấy giờ (do các nước trên lục địa đã chinh chiến suốt 20 năm qua nên chịu nhiều tổn thất về ngựa) và được huấn luyện tốt về kỹ thuật đánh kiếm trên lưng ngựa. Mặc dù vậy nhưng kỵ binh Anh lại không có khả năng chiến thuật tốt và thua hẳn quân Pháp về khả năng dàn quân trong đội hình lớn.[60] Wellington từng nhận xét rằng: "Các sĩ quan kỵ binh của chúng tôi có biệt tài là gặp thứ gì cũng phi nước đại lên. Họ không bao giờ cân nhắc tình hình, không bao giờ nghĩ đến việc điều động binh sĩkhi gặp kẻ thù, và không bao giờ để lại quân dự bị."[60]

Kỵ binh Anh xung kích

Hai lữ đoàn này có khoảng 2.000 quân, và được dẫn đầu bởi chính Uxbridge. Lực lượng dự bị của họ khá ít ỏi: đội Kỵ binh Cận vệ đóng vai trò dự bị cho Lữ đoàn Gia đình, nhưng Lữ đoàn Liên hiệp thì chẳng có đội dự bị nào.[61] Uxbridge cũng ra lệnh cho các chỉ huy lữ đoàn phải tự điều động quân mình, vì lệnh của ông có thể sẽ không tới được.[62] Ngoài ra thì có vẻ như Uxbridge muốn chờ thêm cả lực lượng kỵ binh của Vandeleur, Vivian, và của Hà Lan để hỗ trợ cho quân mình. Về sau này thì ông đã bày tỏ sự hối tiếc đối với quyết định của mình khi đó là đích thân dẫn đầu đợt xung kích, và đáng ra thì ông nên tổ chức một đội dự bị để có thể yểm trợ họ.[63]

Lữ đoàn Gia đình vượt qua đỉnh đồi nơi quân Liên minh đang trấn thủ để tấn công xuống đồi. Lực lượng kỵ binh giáp nặng trấn thủ cánh trái của d'Erlon lúc này vẫn còn đang phân tán, bị đẩy về phía con đường mòn và phải tháo chạy.[64] Một số kỵ binh giáp nặng Pháp bị bao vây ở bờ dốc của đường mòn, với đại bộ phận bộ binh của họ ở phía trước, lữ đoàn thiện xạ 95 nhắm bắn họ từ phía bắc, và kỵ binh của Somerset vẫn gây áp lực lên họ từ phía sau.[65] Tiếp tục tấn công, quân ở cánh trái của Lữ đoàn Gia đình đã tiêu diệt được lữ đoàn của Aulard. Thế nhưng thay vì quay về thì họ lại tiếp tục vượt qua La Haye Sainte và phải đối mặt với lữ đoàn của Schmitz, khi mà ngựa của họ đã mệt mỏi.

Ở bên trái, Lữ đoàn Liên hiệp vượt qua bộ binh và bắt đầu xung kích. Đội kỵ binh Anh tiêu diệt lữ đoàn của Bourgeois, trong khi kỵ binh Ireland đánh bại một lữ đoàn khác thuộc sư đoàn của Quoit, còn kỵ binh Scotland tiêu diệt phần lớn lữ đoàn kỵ binh của Nogue.[66] Ở tận cùng bên trái của Wellington, sư đoàn của Durutte có thời gian để lập thành đội hình vuông và trấn thủ trước quân Scotland. Cũng như với Lữ đoàn Gia đình, các sĩ quan của Lữ đoàn Liên hiệp không thể thu quân lại được, và kỵ binh Scotland tiến tới tận khu vực đặt pháo của quân Pháp. Mặc dù không có thời gian lẫn phương tiện để vô hiệu hóa các khẩu pháo hay mang chúng đi, họ đã khiến nhiều pháo binh Pháp phải tháo chạy khỏi chiến trường.[67]

Napoléon nhanh chóng đáp trả bằng cách ra lệnh phản công với các lữ đoàn kỵ binh giáp nặng của Farine và Travers, cùng hai lữ đoàn kỵ binh đánh giáo của Jaquinot thuộc quân đoàn I. Lúc này thì kỵ binh của Anh đã sai lầm khi tiến quá xa, và kết quả là họ phải gánh chịu thương vong nặng nề.[68] Lữ đoàn Liên hiệp tổn thất nặng nề cả về binh sĩ và sĩ quan (gồm cả chỉ huy của họ là William Ponsonby và đại tá Hamilton của kỵ binh Scotland). Trung đoàn Cận vệ Hoàng gia 2 và Đội Kỵ binh Dragoon Cận vệ của Nhà vua thuộc Lữ đoàn Gia đình cũng đều tổn thất nặng nề (chỉ huy của Đội Kỵ binh Dragoon là Fuller cũng tử trận). Mặc dù vậy thì trung đoàn Cận vệ Hoàng gia 1 và Đội Kỵ binh Cận vệ vẫn còn giữ được đội hình và ít chịu thương vong. Một đợt phản công của kỵ binh dragoon nhẹ Anh và Hà Lan cùng kỵ binh hussar ở cánh trái, và lính bắn súng Hà Lan ở trung tâm, đã đẩy lùi kỵ binh Pháp.[69]

Có nhiều tranh cãi về sự hiệu quả mà kỵ binh phe liên quân đã tạo ra trên chiến trường, nhưng họ cũng đã đóng một vai trò nhất định.[70][71] Napoléon bị bắt sống 3.000 quân, nhưng điều cốt yếu là ông đã mất nhiều thời gian, khi mà quân Phổ bắt đầu xuất hiện ở cánh phải của ông. Napoléon đưa lực lượng dự bị, gồm quân đoàn IV của Lobau cùng hai sư đoàn kỵ binh (tổng cộng khoảng 15.000 quân), đến cầm chân quân Phổ. Như vậy, Napoléon đã dùng toàn bộ quân dự bị của mình, ngoại trừ Đội Cận vệ, và bây giờ ông không chỉ phải đánh thắng Welllington một cách nhanh chóng, mà còn với số lượng ít hơn.[1]

Kỵ binh Pháp tấn công

Kỵ binh Pháp tấn công quân Anh ở Quatre Bras trong chiến dịch Waterloo

Khoảng trước 16 giờ một chút, Ney để ý thấy một sự di tản ở trung tâm của Wellington. Đó chỉ là sự di chuyển các thương binh, nhưng ông tưởng nhầm rằng liên quân đang rút lui, và muốn tận dụng chuyện này. Vì quân đoàn của d'Erlon đã thất bại, Ney chỉ có thể tổ chức đợt tấn công bằng kỵ binh, khi mà phần lớn bộ binh Pháp đang tham chiến ở Hougoumont hoặc tới phòng thủ cánh phải của quân Pháp (chống Phổ).[72] Lực lượng của ông lúc đầu gồm quân đoàn kỵ binh dự bị của Milhaud và sư đoàn kỵ binh nhẹ của Lefebvre-Desnoëttes thuộc Đội Cận vệ Hoàng gia, sau đó được bổ sung thêm quân đoàn kỵ binh nặng của Kellermann và Guyot, tổng cộng khoảng 9.000 kỵ binh.[73] Quân của Wellington phòng thủ bằng cách lập thành đội hình hình vuông. Mặc dù dễ bị phá bởi đại pháo hay bộ binh, đội hình hình vuông này có thể chống trả lại kỵ binh hiệu quả, khi mà nó không thể bị bọc sườn, và ngựa không thể đột kích xuyên qua hàng lưỡi lê. Pháo binh của liên quân được đặt vào trung tâm của đội hình hình vuông.

Những bộ binh Anh thuật lại là đã có 12 đợt tấn công, nhưng có vẻ như họ đã tính cả những đợt nhỏ trong cùng một đợt tấn công, vì vậy mà con số thực chắc chắn là nhỏ hơn nhiều. Kellerman nhận ra sự vô ích của đợt tấn công và cố giữ lữ đoàn bắn súng tinh nhuệ của ông lại, nhưng Ney đã kiên quyết tung họ vào trận.[74] Một sĩ quan Anh đã ghi lại những cảm xúc của ông khi chứng kiến thế tấn công mạnh mẽ của quân Pháp.[75]

Một điều cốt lõi là thành bại của lối tiến quân kỵ binh với số lượng lớn này phụ thuộc vào sự khiếp sợ của đối phương.[76] Nếu bộ binh có thể giữ vững được đội hình phòng thủ và không hoảng sợ thì kỵ binh cũng không gây được thiệt hại đáng kế gì. Thực ra thì nếu pháo binh Pháp có thể phá vỡ được hàng ngũ của các đội hình hình vuông này quân thì kỵ binh có thể xâm nhập và tiêu diệt chúng. Thế nhưng sự gắn kết giữa pháo binh và kỵ binh Pháp trong các đợt tấn công này là không tốt, khi mà pháo binh không tiến đủ gần để bắn hiệu quả.[77] Quân Pháp bị chặn đứng bởi bộ binh Anh, những trận pháo kích của pháo binh Anh (buộc họ phải xuống đồi để tái hợp đội ngũ), và các cuộc phản công của lực lượng kỵ binh Anh còn sót lại. Sau nhiều đợt tấn công thì họ đã bị tổn thất đáng kể, và nhiều chỉ huy đã bị thương khi trực tiếp chỉ huy ở hàng đầu.[78][79]

Cuối cùng thì Ney cũng hiểu rằng chỉ có quân kỵ binh không thì không làm được gì. Ông bắt đầu tổ chức một cuộc tấn công kết hợp, sử dụng sư đoàn Bachelu và trung đoàn của Tissot, thuộc quân đoàn II của Reille (khoảng 6.500 bộ binh). Cuộc đột kích này vẫn tiến theo đường cũ của các đợt tấn công vừa rồi.[74] Uxbridge dẫn Lữ đoàn Gia đình tới ngăn họ lại, nhưng không phá vỡ được bộ binh Pháp, và phải rút lui với những thương vong từ súng của quân Pháp. Quân kết hợp kỵ binh-bộ binh của Pháp tiếp tục bị đánh chặn bởi pháo kích từ pháo binh và lữ đoàn bộ binh của Adam, và cuối cùng phải rút lui.[74] Mặc dù trong đợt tấn công này thì kỵ binh Pháp ít gây được thương vong cho khu trung tâm của Wellington, những đợt pháo kích vào các đội hình hình vuông đã làm được chuyện đó. Tất cả kỵ binh của Wellington, ngoại trừ một lực lượng ở tận cùng phía trái, đều đã tham chiến ở mặt trận này và hứng chịu nhiều tổn thất. Tình thế nguy khốn lúc này của quân Anh khiến lữ đoàn kỵ binh hussar của Cumberland xứ Hanover đã tháo chạy khỏi chiến trường và chạy thẳng về Brussels, vừa chạy vừa loan tin cảnh báo.[80]

Cũng cùng lúc với đợt tấn công kết hợp của Ney ở trung tâm, phần còn lại trong quân đoàn I của d'Erlon đã đánh chiếm được La Haye Sainte.[81] Lúc này Ney hạ lệnh cho các khẩu pháo do ngựa kéo tiến về trung tâm của Wellington và bắt đầu pháo kích dữ dội vào các đội hình bộ binh hình vuông.[72] Trung đoàn 27 bị tiêu diệt, còn trung đoàn 30 và 73 tổn thất nghiêm trọng và phải hợp cùng nhau để tạo thành một đội hình hình vuông mới có thể đứng vững được.

Quân Phổ tham chiến: các quân đoàn của Bülow và Zieten tấn công

Tập tin:Attacking the Prussians in the Battle of Waterloo, 1863.jpg
Quân đội Phổ tấn công Plancenoit

Quân đoàn đầu tiên của Phổ tới tham chiến là quân đoàn IV của Bülow. Ông dự định tấn công Plancenoit để lấy nơi đây làm điểm tựa để đánh vào hậu quân Pháp. Kế hoạch của Blücher là sẽ chiếm Frichermont bằng cách sử dụng đường Bois de Paris.[82] Blücher và Wellington đã liên lạc với nhau từ 10 giờ sáng và thống nhất việc quân Phổ sẽ tiến vào Frichermont nếu trung quân của Wellington bị tấn công.[83][84] Bülow nhận thấy rằng con đường tới Plancenoit được để ngỏ và lúc đó là 16 giờ 30.[82] Vào thời điểm mà kỵ binh Pháp ở trung tâm đang tấn công ác liệt nhất, lữ đoàn 15 thuộc quân đoàn IV của Phổ được cử tới để nối kết với lực lượng Nassau ở cánh trái Wellington ở Frichermont–La Haie, với một đội pháo do ngựa kéo và thêm một lữ đoàn pháo binh nữa triển khai ở phía trái của họ, để hỗ trợ.[85]

Napoléon lúc này đã phái quân đoàn của Lobau đi ngăn cản Bülow. Lữ đoàn 15 Phổ đánh bật Lobau khỏi Frichermont rồi tiến lên cao điểm Frichermont, nã pháo vào quân Pháp, rồi sau đó tiến tới Plancenoit. Việc này làm Lobau phải rút lui về vùng xung quanh Plancenoit, nghĩa là phía sau cánh phải của đại quân Pháp, và đe dọa con đường duy nhất để rút lui của họ. Napoléon tung cả tám tiểu đoàn Cận vệ trẻ để tiếp viện Lobau, sau đó lại thêm hai tiểu đoàn cận vệ nữa. Quân Pháp tạm chiếm lại ngôi làng, trước khi 30.000 quân Phổ dưới quyền quân đoàn IV của Bülow và quân đoàn II của Pirch kéo tới tấn công Plancenoit lần nữa. Cuộc giằng co ở đây vẫn còn tiếp diễn.

Cuối buổi chiều, quân đoàn I Phổ lớn mạnh của Zieten đã tới phía bắc La Haie. Ông định tiến quân về phía đại quân của Phổ gần Plancenoit, nhưng viên tướng Müffling của Wellington khuyên ông nên tới hỗ trợ cho cánh trái của Wellington. Sự xuất hiện của Zieten giúp Wellington có thể rút bớt kỵ binh ở cánh trái qua hỗ trợ khu trung tâm.[86] Quân đoàn I của Phổ tấn công quân Pháp ở trước Papelotte, và tới 19 giờ 30 thế trận của quân Pháp đã bị bẻ cong thành móng ngựa, với các mốc là Hougoumont ở cánh trái, Plancenoit ở cánh phải, và trung tâm ở La Haie.[87] Quân Pháp của Durutte phải rút lui ra sau Smohain, sau đó tiếp tục bị quân tăng viện Phổ đánh lui. Lữ đoàn 13 và 15 của Phổ tới đánh bật hẳn quân Pháp khỏi Frichermont.[88] Sư đoàn của Durutte lúc này phải tháo chạy, và quân đoàn I Phổ tiến chiếm tuyền đường Brussels, cũng là đường rút lui duy nhất của Pháp.

Đợt tấn công của Đội Cận vệ của Hoàng đế

Napoleon nói chuyện với các Cận vệ trước khi họ xuất phát.
Tình hình từ 17:30 tới 20:00

Lúc này, với việc trung tâm của Wellington đã sơ hở sau khi La Haye Sainte thất thủ, và Plancenoit tạm thời cầm cự được. Napoléon đưa vào tham chiến đội dự bị cuối cùng của mình, và cũng là lực lượng thiện chiến nhất và chưa từng bị đánh bại, Đội Cận vệ của Hoàng đế (Imperial Guard). Đợt tấn công vào lúc 19 giờ 30 này có nhiệm vụ phải phá vỡ trung tâm của Wellington và chia cắt ông ta khỏi quân Phổ. Mặc dù được nhắc tới nhiều trong lịch sử quân sự, việc có chính xác bao nhiêu đơn vị tham gia vào đợt tấn công này là chưa rõ. Ba tiểu đoàn Cận vệ già (Old Guard) bám theo sau lực lượng này, nhưng chỉ đóng vai trò dự bị và không trực tiếp tấn công liên quân.[89]

Vượt qua trận mưa đạn, 3.000 quân Cận vệ tiến về phía tây La Haye Sainte và chia thành ba nhóm để tấn công. Một nhóm, bao gồm hai tiểu đoàn lính ném lựu đạn (Grenadier), đánh bại tiền quân của Wellington gồm quân Anh, Brunswick, và Nassau để tiến lên. Sư đoàn kỵ binh Hà Lan còn sung sức của Chassé được lệnh tới tham chiến. Chassé nã pháo vào họ, nhưng không ngăn được bước tiến của các Cận vệ. Sử dụng ưu thế hơn người, ông cho quân tấn công và đẩy lui họ.[90]

Ở phía tây, 1.500 quân Anh do Maitland chỉ huy nằm rạp xuống để tránh quân Pháp. Khi nhóm tấn công thứ hai của đội Cận vệ tới, họ đứng bật dậy để nã đạn vào quân Pháp, gây nên những tổn thất to lớn. Quân Pháp dàn ra để đánh trả, nhưng đã mất đội hình. Nhóm Cận vệ thứ ba tới hỗ trợ và đã đẩy lui được lính Anh, nhưng sau đó bị đánh bại khi trung đoàn bộ binh nhẹ 52 của Anh áp sát sườn và bắn vào họ.[90][91] Những người còn sống trong đội Cận vệ bắt đầu rút chạy xuống đồi. Đó là lần đầu tiên, và cũng là lần duy nhất mà đội Cận vệ phải rút lui khi chưa có lệnh. Một sự hoảng sợ lan truyền khắp quân Pháp: "Đội Cận vệ rút lui rồi. Hãy tự cứu lấy mình!" ("La Garde recule. Sauve qui peut!"). Wellington lúc này đứng lên ra lệnh tổng tiến công. Quân của ông tiến lên và tấn công quân Pháp đang tháo chạy.

Các Cận vệ còn sống tập trung quanh ba tiểu đoàn dự bị ở nam La Haye Sainte, để đánh trận cuối cùng. Quân Pháp tấn công và đẩy họ tháo chạy về hướng La Belle Alliance. Trong cuộc tháo chạy này, một vài Cận vệ đã được chiêu hàng, và họ đáp lại bằng câu nói nổi tiếng "Đội Cận vệ chỉ có chết, chứ không đầu hàng!" ("La Garde meurt, elle ne se rend pas!").[92]

Quân Pháp tan vỡ

Quân đoàn II và IV của quân Phổ dồn sức để tấn công trọng điểm Plancenoit. Quân Pháp ở đây chiến đấu rất cố gắng nhưng rồi cũng phải thoái lui, và vị trí chiến lược này bị quân Phổ chiếm giữ.[93] Để mất vị trí này cũng có nghĩa là trung tâm quân Pháp đã bị áp sát. Lúc này thì cả ba cánh phải, trái, và trung tâm của quân Pháp đều đã bại trận. Lực lượng duy nhất của quân Pháp còn chưa tan vỡ là hai tiểu đoàn Cận vệ già ở La Belle Alliance, và các lực lượng dự bị cuối cùng bao gồm các vệ sĩ bảo vệ Napoléon. Ông hy vọng sẽ tái tập hợp quân Pháp đằng sau họ, nhưng khi cuộc tháo chạy biến thành sự hỗn loạn thì chính họ cũng phải rút lui, mỗi đội rút dần theo đội hình hình vuông để chống lại kỵ binh liên quân. Chấp nhận rằng trận đánh đã thất bại, Napoléon hiểu rằng ông phải rút đi. Lữ đoàn của Adam đánh vào lực lượng quân Pháp ở bên trái quán trọ, trong khi quân Phổ tấn công lực lượng còn lại.

Lúc hoàng hôn, hai đội hình vuông của quân Pháp dần bị đẩy lui, vẫn còn giữ được hàng ngũ, nhưng những khẩu pháo và tất cả những gì còn lại đều đã rơi vào tay địch. Xung quanh lực lượng Cận vệ này là hàng ngàn lính Pháp tháo chạy trong hỗn loạn. Kỵ binh liên quân truy đuổi quân địch tới tận 23 giờ, và cướp được cỗ xe của Napoléon với những viên kim cương mà sau này được đính lên vương miên của vua Phổ.[94] 78 khẩu pháo bị liên quân thu giữ và 2.000 tù nhân bị bắt sống, trong đó bao gồm cả nhiều tướng Pháp.[95] Những ghi chép của Ney đã miêu tả cảnh quân Pháp rút lui trong hỗn loạn, nhưng vẫn rất dũng cảm.[96] Hai tướng lãnh tối cao của Liên minh là Blücher và Wellington gặp nhau trong đêm tối, chào mừng nhau như những người chiến thắng.[97]

Kết cục và ý nghĩa

"Buổi sáng sau trận Waterloo", tranh của John Heaviside Clarke

Sử gia Peter Hofschröer viết rằng Wellington và Blücher đã gặp nhau ở Genappe vào lúc 22 giờ, đánh dấu kết thúc của trận chiến.[98] Vài nguồn khác cho rằng cuộc gặp mặt diễn ra vào lúc 21 giờ gần trụ sở chỉ huy của Napoléon, quán trọ La Belle Alliance. Tổn thất của Wellington là 15.000, còn tổn thất của Blücher là 7.000. Napoléon mất 25.000 quân, và 8.000 quân bị bắt làm tù binh.

Vào ngày 19 tháng 6, tướng Grouchy của Pháp đánh bại tướng Thielemann của Phổ ở Wavre, nhưng lúc này trận đánh Waterloo đã kết thúc nên ông phải đưa quân rút lui. Wellington, Blücher và các lực lượng quân Liên minh khác tiến về Paris, trong lúc Thống chế Davout bị đánh bại tại Issy trong trận chiến cuối cùng của thời Napoléon. Napoléon phải thoái vị lần hai vào ngày 24 tháng 6. Hiệp ước Paris được ký vào ngày 20 tháng 11 năm 1815. Louis XVIII được trở lại ngai vàng, còn Napoléon phải lưu đày tới đảo Saint Helena, nơi ông qua đời vào năm 1821.[99] Về phần các tướng lĩnh Pháp, một số ít quay trở lại phục vụ cho Louis XVIII, còn lại hầu hết đều bị hành quyết vì tội phản quốc. Chỉ huy quân Phổ là tướng von Blücher sống những ngày cuối cùng trong sự hân hoan khi đã đánh bại kẻ tử thù của mình, ông mất năm 1822. Còn vị tướng thắng trận Wellington sau đó đã trở thành Thủ tướng Anh.

Tướng Baron Jomini, một trong những tác giả hàng đầu chuyên viết về các cuộc chiến của Napoléon, đã đưa ra bốn nguyên nhân rất có sức thuyết phục để diễn giải về thất bại của Napoléon ở Waterloo. Chúng bao gồm sự tiếp viện kịp thời và khả năng phối hợp tốt của quân Phổ (được giúp sức bởi quyết định hành quân sai lầm của phía Pháp),[100] sự vững chắc đáng khâm phục của bộ binh Anh cùng sự bình tĩnh và tự tin của các tướng lĩnh, thời tiết xấu đã làm đất nhão ra khiến những đòn tấn công quyết định của quân Pháp bị trì hoãn và chỉ được tung ra vào lúc 13 giờ, và cách tiến quân sai lầm của quân đoàn đầu tiên bên phía Pháp.[101] Ngoài ra, bản thân vị danh tướng thắng trận là Quận công Wellington cũng hiểu rõ sức chiến đấu hiệu quả của lực lượng Bộ binh của ông. Trong Chiến dịch Waterloo này, một lần khi được hỏi rằng nhân tố quyết định cho chiến thắng sẽ là gì, ông trỏ tay vào một chiến sĩ Bộ binh Anh và nói : "Đây, mọi sự đều phụ thuộc vào việc chúng ta có nên sử dụng cái này hay không. Cho Ta đủ nó, và Ta tin chắc". Trong khi ấy, ông ít đề cao các quân chủng khác hơn.[10] Cũng giống như Quân đội Phổ của nhà vua Friedrich II Đại Đế trong trận Leuthen hồi năm 1757, các chiến sĩ của Wellington trong trận huyết chiến tại Waterloo đã thực hiện kỷ luật rất chuẩn mực. [11]

Ngoài ra, chiến thắng huy hoàng tại Waterloo đã khắc họa sâu sắc thiên tài của Quận công Wellington. Cuộc chiến đấu phòng vệ của ông trận huyết chiến này vẻ vang hơn bất kỳ một trận đánh nào khác của ông, góp phần đưa ông trở thành một tên tuổi lừng lẫy trên toàn cõi châu Âu.[6] Dĩ nhiên, sự cứu viện kịp thời của Quân đội Phổ đóng vai trò định đoạt cho chiến thắng oanh liệt của ông, nhưng dầu sao chăng nữa thì ông cũng xứng đáng trở thành người hủy diệt cuối cùng của Napoléon I và là vị anh hùng sáng chói của nước Anh. Sau chiến thắng vinh quang, dần dần từ một vị chiến tướng kỳ tài, ông trở thành một biểu tượng cao đẹp của đất nước Anh.[9] Trận ác chiến tại Waterloo là một trận chiến có ý nghĩa quyết định trong lịch sử. Nó đánh dấu kết thúc cho một loạt những cuộc chiến tranh đã khiến châu Âu rối loạn trong hơn 25 năm, kể từ sau Cách mạng Pháp năm 1789. Nó cũng đã chấm dứt binh nghiệp và sự nghiệp chính trị của Napoléon Bonaparte, một trong các tướng lãnh và chính trị gia vĩ đại nhất trong lịch sử. Cuối cùng, nó đã bắt đầu nửa thế kỷ hòa bình ở châu Âu, cho tới trước khi cuộc chiến tranh vùng Crimea bùng nổ. Sử gia Edward Creasy xếp trận Waterloo vào trong danh sách 15 trận chiến có ý nghĩa quan trọng nhất trong lịch sử (từ trận Marathon đến trận Waterloo).

Do trận đánh này mà từ "Waterloo" trở thành một từ lóng trong tiếng Anh, có nghĩa là "thất bại".

Tài liệu tham khảo

Chú thích

  1. ^ a b c d e Hofschröer, pp. 72–73[ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “Hofschröer” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  2. ^ Chesney 1907, p. 4.
  3. ^ Barbero, p.420
  4. ^ Barbero, p.419. Quân của Wellington: 3.500 chết; 10.200 bị thương; 3.300 mất tích.
    Quân của Blücher: 1.200 chết; 4.400 bị thương; 1.400 mất tích.
  5. ^ Hilaire Belloc, Waterloo, trang 13
  6. ^ a b Hilaire Belloc, Waterloo, trang 157
  7. ^ Philip J. Haythornthwaite, Wellington: the Iron Duke, trang 78
  8. ^ Gunther Erich Rothenberg, The art of warfare in the age of Napoleon, trang 81
  9. ^ a b c Philip J. Haythornthwaite, Wellington: the Iron Duke, trang 83
  10. ^ a b Philip J. Haythornthwaite, Wellington: the Iron Duke, trang 151
  11. ^ a b Alexander Kott, Battle of cognition: the future information-rich warfare and the mind of the commander, trang 13
  12. ^ McLynn 1998, p.605
  13. ^ Timeline: The Congress of Vienna, the Hundred Days, and Napoleon's Exile on St Helena, Center of Digital Initiatives, Brown University Library
  14. ^ Hamilton-Williams, David p. 59
  15. ^ McLynn 1998, p.607
  16. ^ 100 Decisive Battles from Ancient Times to the Present, Paul K. Davis, p.298
  17. ^ Chandler 1966, tr. 1016, 1017, 1093
  18. ^ Siborne 1990, p. 82.
  19. ^ Hofschröer 2005, pp. 136–160
  20. ^ Longford 1971, p. 508.
  21. ^ Longford 1971, p. 527.
  22. ^ a b c Chesney 1907, p. 136.
  23. ^ 100 Decisive Battles from Ancient Times to the Present, Paul K. Davis, p.298-299
  24. ^ 100 Decisive Battles from Ancient Times to the Present, Paul K. Davis, p.299
  25. ^ Barbero 2005, p. 75.
  26. ^ Longford 1971, p. 485
  27. ^ Longford 1971, p. 484
  28. ^ Barbero 2005, pp. 75–76.
  29. ^ Longford 1971, p. 486
  30. ^ Hofschröer 2005, pp. 60–62.
  31. ^ Bản đồ chiến trường Waterloo
  32. ^ Barbero 2005, pp. 78,79.
  33. ^ Barbero 2005, p. 80.
  34. ^ Barbero 2005, p. 149.
  35. ^ Parry 1900, p. 58.
  36. ^ Barbero 2005, pp. 83–85.
  37. ^ Barbero 2005, p. 91.
  38. ^ Longford 1971, pp. 535,536
  39. ^ Fletcher 1994, p. 20.
  40. ^ Barbero 2005, pp. 95–98.
  41. ^ Roberts 2005, p. 55
  42. ^ Wellesley 1815
  43. ^ Fitchett 2006, Chapter: King-making Waterloo "The hour at which Waterloo began, though there were 150,000 actors in the great tragedy, was long a matter of dispute. The Duke of Wellington puts it at 10:00. General Alava says half-past eleven, Napoleon and Drouet say noon, and Ney 13:00. Lord Hill may be credited with having settled this minute question of fact. He took two watches with him into the fight, one a stop-watch, and he marked with it the sound of the first shot fired, and this evidence is now accepted as proving that the first flash of red flame which marked the opening of the world-shaking tragedy of Waterloo took place at exactly ten minutes to twelve."
  44. ^ Cách ghi: 1/2 nghĩa là tiểu đoàn 1 cùng trung đoàn 2. Tương tự cho các ký hiệu bên dưới.
  45. ^ Barbero 2005, pp. 113–114.
  46. ^ a b Barbero 2005, p. 298.
  47. ^ Booth 1815, p. 10, "I had occupied that post with a detachment from General Byng's brigade of Guards, which was in position in its rear; and it was some time under the command of Lieutenant-Colonel MacDonald, and afterwards of Colonel Home; and I am happy to add that it was maintained, throughout the day, with the utmost gallantry by these brave troops, notwithstanding the repeated efforts of large bodies of the enemy to obtain possession of it."
  48. ^ Creasy 1877, Chapter XV, "When I reached Lloyd's abandoned guns, I stood near them for about a minute to contemplate the scene: it was grand beyond description. Hougoumont and its wood sent up a broad flame through the dark masses of smoke that overhung the field; beneath this cloud the French were indistinctly visible. Here a waving mass of long red feathers could be seen; there, gleams as from a sheet of steel showed that the cuirassiers were moving; 400 cannon were belching forth fire and death on every side; the roaring and shouting were indistinguishably commixed—together they gave me an idea of a labouring volcano. Bodies of infantry and cavalry were pouring down on us, and it was time to leave contemplation, so I moved towards our columns, which were standing up in square."
  49. ^ Longford 1971, pp. 552–554
  50. ^ Barbero 2005, pp. 305,306.
  51. ^ Roberts 2005, p. 57
  52. ^ Fitchett 2006, Chapter: King-making Waterloo, "Lord Hill may be credited with having settled this minute question of fact. He took two watches with him into the fight, one a stop-watch, and he marked with it the sound of the first shot fired ... At ten minutes to twelve the first heavy gun rang sullenly from the French ridge"
  53. ^ Barbero 2005, p. 131.
  54. ^ a b Barbero 2005, p. 130.
  55. ^ Barbero 2005, p. 136.
  56. ^ Barbero 2005, p. 145.
  57. ^ 100 Decisive Battles from Ancient Times to the Present, p.300
  58. ^ Barbero 2005, p. 165.
  59. ^ Nguồn tư liệu về hoạt động của nhóm quân Hà Lan không rõ ràng nên xin không mô tả chi tiết về họ.
  60. ^ a b Barbero 2005, tr. 85–187.
  61. ^ Barbero 2005, p. 188.
  62. ^ Glover, Letter 16, Frederick Stovin (ADC to Sir Thomas Picton)
  63. ^ Siborne 1993, Letter 5.
  64. ^ Barbero 2005, p. 426, note 18
  65. ^ Siborne 1990, pp. 410,411.
  66. ^ Barbero 2005, pp. 198–204.
  67. ^ Barbero 2005, p. 211.
  68. ^ Siborne 1990, pp. 425–426.
  69. ^ Barbero 2005, pp. 219–223.
  70. ^ Siborne 1993, Letters: 18, 26, 104.
  71. ^ Siborne 1993, p. 38.
  72. ^ a b Siborne 1990, p. 439.
  73. ^ Adkin 2001, p. 356
  74. ^ a b c Adkin 2001, p. 359. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “Adkin” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  75. ^ About four P.M. the enemy's artillery in front of us ceased firing all of a sudden, and we saw large masses of cavalry advance: not a man present who survived could have forgotten in after life the awful grandeur of that charge. You discovered at a distance what appeared to be an overwhelming, long moving line, which, ever advancing, glittered like a stormy wave of the sea when it catches the sunlight. On they came until they got near enough, whilst the very earth seemed to vibrate beneath the thundering tramp of the mounted host. One might suppose that nothing could have resisted the shock of this terrible moving mass. They were the famous cuirassiers, almost all old soldiers, who had distinguished themselves on most of the battlefields of Europe. In an almost incredibly short period they were within twenty yards of us, shouting "Vive l'Empereur!" The word of command, "Prepare to receive cavalry", had been given, every man in the front ranks knelt, and a wall bristling with steel, held together by steady hands, presented itself to the infuriated cuirassiers. Gronow 1862
  76. ^ Weller 1992, pp. 211,212
  77. ^ Adkin 2001, pp. 252,361.
  78. ^ Weller 1992, p. 114
  79. ^ Houssaye 1900, p. 522
  80. ^ Siborne 1990, p. 465
  81. ^ Beamish 1995, p. 367.
  82. ^ a b Hofschröer 1999, p. 116
  83. ^ Hofschröer 1999, p. 95
  84. ^ Chesney 1907, p. 165
  85. ^ Hofschröer 1999, p. 117
  86. ^ Hofschröer 1999, p. 125
  87. ^ Hofschröer 1999, p. 139
  88. ^ Hofschröer 1999, p. 141.
  89. ^ Adkin 2001, p. 391.
  90. ^ a b Chesney 1907, pp. 178,179
  91. ^ Parry 1900, p. 70
  92. ^ Về việc ai nói ra câu nói này thì còn nhiều tranh cãi. Câu nói này thường được cho là của tướng Pierre Cambronne, theo các ghi chếp của Balison de Rougemont trong Journal General vào 24 tháng 6 năm 1815 (Shapiro (2006) p. 128), mặc dù theo Boller p. 12 thì ông đáp trả là "Merde!" (kiểu như "Chết tiệt!"). Parry 1900, p. 70 cho là câu này là của tướng Michel. Theo Elting, J.R. Swords Around a Throne: Napoleon's Grande Armée. (Da Capo Press, press ed. 1997. pg.657) thì câu này là do một tờ báo Pháp tự nghĩ ra.
  93. ^ Hofschröer 1999, p. 145
  94. ^ Hofschröer 1999, p. 151
  95. ^ Hofschröer 1999, p. 150
  96. ^ Booth 1815, p. 74, There remained to us still four squares of the Old Guard to protect the retreat. These brave grenadiers, the choice of the army, forced successively to retire, yielded ground foot by foot, till, overwhelmed by numbers, they were almost entirely annihilated. From that moment, a retrograde movement was declared, and the army formed nothing but a confused mass. There was not, however, a total rout, nor the cry of sauve qui peut, as has been calumniously stated in the bulletin
  97. ^ Booth 1815, p. 23
  98. ^ Hofschröer 1999, p. 151
  99. ^ Hofschröer 1999, pp. 274–276,320
  100. ^ Napoléon đã đánh giá sai tình hình quân Phổ sau chiến thắng ở Ligny của ông. Ông nên để quân của Grouchy ở lại cánh phải của mình, thay vì đuổi theo quân địch để rồi rớt lại sau lưng họ. Nếu có 30.000 quân của Grouchy ở cánh phải, lực lượng này có thể chặn được quân Phổ chi viện để Napoléon toàn tâm đánh quân Wellington.
  101. ^ Jomini 1864, pp. 223,224

Bản mẫu:Link FA


Bản mẫu:Liên kết bài chất lượng tốt