Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đế quốc Ba Tư”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Bot: no:Perserriket là một bài viết chất lượng tốt
n Bot: zh-classical:波斯 là một bài viết chất lượng tốt
Dòng 75: Dòng 75:
{{Link FA|it}}
{{Link FA|it}}
{{Liên kết bài chất lượng tốt|no}}
{{Liên kết bài chất lượng tốt|no}}
{{Liên kết bài chất lượng tốt|zh-classical}}


[[af:Persiese Ryk]]
[[af:Persiese Ryk]]

Phiên bản lúc 04:33, ngày 19 tháng 12 năm 2011

Đế quốc Ba Tư là một đế quốc tại Cao nguyên Iran và các khu vực xung quanh. Đế quốc Ba Tư là một loạt các đế quốc trong lịch sử cai trị vùng Cao nguyên Iran (Irān - “Đất của các chủng tộc Aryan”). Theo một số quyển sử do người Âu viết, đế quốc này bắt nguồn từ hai Vương quốc Đông Ba Tư (Parsua) và Tây Ba Tư (Anshan) do nhà Achaemenes (690–328 trước Công nguyên) trị vì. Nhà Achaemenes thuộc sắc tộc Ba Tư của người Aryan xuất phát từ khu vực tỉnh Pars của Iran ngày nay. Trong nghiên cứu lịch sử Đế quốc Ba Tư cổ đại, người ta thường bị lệ thuộc nhiều vào các nhà sử học Hy Lạp cổ đại, điển hình như các tác phẩm kinh điển của HerodotosXenophon. Số là người Ba Tư xưa chỉ thể hiện lòng sùng kính các vị vua của họ qua việc cúng tế tông miếu, chứ không viết sách vở gì cả. [1]

Tuy nhiên, một số người có tư tưởng “Đại dân tộc Iran”, liệt một số triều đại người ngoại quốc vào lịch sử Iran. Theo cách nhìn này đế quốc Ba Tư được khởi đầu với những người Media, sau khi họ cùng với người Babylonia tiêu diệt đế quốc Assyria, và khởi lập đế quốc Media. Vua xứ Anshan là Cyrus II (khoảng năm 575 - 529 trước Công Nguyên), tức Cyrus Đại Đế, lên nối ngôi vào năm 559 trước Công Nguyên) và đánh bại vua Media là Astyages tại Ecbatana, thống nhất hai dân tộc Ba Tư và Media thành một Đế quốc Achaemenes vào năm 550 trước Công Nguyên.[2] Với chiến thắng hiển hách này, người Ba Tư trở thành bá chủ của châu Á, vì họ là nỗi sở hãi của các lân bang hùng mạnh. Dường như Cyrus Đại Đế đã chinh phạt một Vương quốc lân cận và giết cả vua nước ấy.[3] Ông cũng thực hiện chiến thuật xuất sắc và dành chiến thắng vang dội, chinh phạt được Đế quốc Lydia vào nam 547 trước Công Nguyên.[4] Sau đó, ông tiêu diệt được Đế quốc Tân Babylonia, rôi đưa người Do Thái trở về Jerusalem.[4] Ông lập nên một Đế quốc Thế giới đầu tiên và để lại tiếng vang cho đến ngày nay.[5] Đế quốc Ba Tư trở thành đế quốc huy hoàng nhất trong mọi quốc gia châu Á đương thời, do đó nhân dân tôn vinh Cyrus Đại Đế là vị "Quốc tổ" của họ. [6]

Thời đó, còn rất nhiều vương quốc nhỏ, cương thổ gồm một hay vài thị trấn với chút ít đất chung quanh. Cyrus Đại đế chia đế quốc của ông thành 20 tỉnh (tiếng Ba Tư là xšaθra - Anh hóa là satrapy), mỗi tỉnh gồm nhiều tiểu vương quốc. Quan Tổng đốc mỗi tỉnh gọi là xšaθrapāvā (pāvā = người bảo vệ), phiên âm tiếng Anh là satrap, phiên âm tiếng Pháp là satrape. Do sự hiện hữu của nhiều tiểu vương đó, các vị Quốc vương Ba Tư cổ thường xưng hiệu là shahanshah, tức là “Vua của các vua” (tiếng Ba Tư shah có nghĩa là vua). Tỷ như vua Darius Đại Đế nhà Achaemenes, ông xưng: "Trẫm là Darius, Đức Vua vĩ đại, Đức Vua của các vua, Đức Vua của Ba Tư, Đức Vua của các quốc gia/dân tộc...".[7] Danh hiệu này còn đuợc Quốc vương Muhammad Reza Pahlavi (1941 - 1979) sử dụng, vào thế kỷ 20.

Tuy nhiên, với thời gian, số tiểu vương quốc trong lãnh thổ ngày càng ít đi. Danh hiệu shahanshah chỉ nhắc lại truyền thống nhiều hơn là có thực chất.

Các thời kỳ lịch sử

Như phần lớn các đế chế khác, ngôi hoàng đế được truyền từ cha sang con trai. Các thời kỳ được coi là thuộc đế chế Ba Tư gồm có:

Đế quốc Ba Tư
Tên thời kỳ Niên đại
Đế quốc Media (728 TCN - 550 TCN)
Nhà Achaemenes (551 TCN - 328 TCN)
Thuộc Macedonia (330 TCN - 310 TCN)
Nhà Seleukos (312 TCN - 63 TCN)
Nhà Arsaces (250 TCN - 226)
Nhà Sassanid (226 - 651)
Thuộc Ả Rập (651 - 821)
Các triều đại êmia tự chủ (821 - 1094)
Thuộc Thổ Nhĩ Kỳ (1027 - 1239)
Thuộc Mông Cổ (1255 - 1500)
Nhà Safavid (1500 - 1722)
Nhà Afshar (1736 - 1796)
Nhà Zand (1750 - 1794)
Nhà Qajar (1781 - 1925)
Nhà Pahlavi (1925 - 1979)

Trong suốt chiều dài của Lịch sử Iran, thời gian hiện hữu của các triều đại thuộc đế chế Ba Tư cộng chung được khoảng 1500 năm.

Khác với các đế quốc Assyria và Babylonia khi xưa, đời Cyrus Đại Đế, Đế quốc Ba Tư tiến hành chính sách tự do, thừa nhận phong tục tập quán của các dân tộc bị đô hộ. Có người thậm chí còn coi ông là một trong những vị sáng tổ của nhân quyền, do ông ban Thánh chỉ cho người Do Thái vốn bị người Babylon lưu đày được trở về quê hương sau khi ông tiêu diệt Babylonia vào năm 539 trước Công Nguyên. Ông thân chinh đem đại binh đi đánh Nữ hoàng Tomyris của người Massagetae vào năm 529 trước Công Nguyên, nhưng ông tử trận. Điều này thể hiện khó khăn của người Ba Tư trong việc đặt ách bá quyền lên vùng Trung Á.[8] Theo Herodotos, đây là cái kết của một nhà chinh phạt quá tham vọng, khát máu.[9] Nhưng vào năm 525 trước Công Nguyên, vua Cambyses II. chinh phạt Ai Cập. Người Ba Tư cướp phá tông miếu, gây cho giới tăng lữ Ai Cập căm phẫn.[10] Đời nhà Achaemenes, Ba Tư là nước lớn nhất thế giới. Diện tích của đế quốc này đạt đến cao điểm khoảng 7.500.000 km² dưới triều vua Darius Đại đế (522 - 485 trước Công Nguyên). Ba Tư cũng là đế quốc đầu tiên trong lịch sử có lãnh thổ trải rộng trên ba châu Á, Âu, Phi. Là một vị vua hùng tài đại lược, Darius Đại Đế đập tan tác nhiều kẻ thù của Đế quốc Ba Tư. Ông quyết định kéo quân đi chinh phạt vùng đất này để đem lại vinh quang cho Đế quốc, củng cố nền thống trị của Ba Tư ở vùng Trung Á.[5] Ông đã giành chiến thắng oanh liệt, bắt được cả vua của người SakaSkunkha (519 TCN).[11] Tại thời điểm ông qua đời, Đế quốc đã có biết bao dân tộc, tôn giáo. [12]

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ Josef Wiesehöfer, Ancient Persia, trang 43
  2. ^ Kaveh Farrokh, Shadows in the desert: ancient Persia at war, trang 9
  3. ^ Pierre Briant, From Cyrus to Alexander: A History of the Persian Empire, trang 34
  4. ^ a b Kaveh Farrokh, Shadows in the desert: ancient Persia at war, các trang 40-43.
  5. ^ a b Kaveh Farrokh, Shadows in the desert: ancient Persia at war, các trang 47-48.
  6. ^ Josef Wiesehöfer, Ancient Persia, trang 44
  7. ^ Josef Wiesehöfer, Ancient Persia, trang 29
  8. ^ Pierre Briant, From Cyrus to Alexander: A History of the Persian Empire, các trang 47-49.
  9. ^ Josef Wiesehöfer, Ancient Persia, trang 48
  10. ^ Josef Wiesehöfer, Ancient Persia, trang 2
  11. ^ Kaveh Farrokh, Shadows in the desert: ancient Persia at war, trang 56
  12. ^ Josef Wiesehöfer, Ancient Persia, trang 57

Tài liệu tham khảo

  • Kaveh Farrokh, Shadows in the desert: ancient Persia at war, Osprey Publishing, 2007. ISBN 1846031087.
  • Freeman-Greenville, G.S.P. Chronology of World History: A Calendar of Principal Events from 3000 B.C. to A.D. 1976. 2nd ed. London: Rex Collings, 1978.
  • Grun, Bernard. The Timetables of History: A Horizontal Linkage of People and Events. 3rd rev. ed. New York: Simon and Schuster, 1991.
  • Stokvis A.M.H.J., Manuel d'Histoire, de Généalogie et de Chronologie de tous les Etats du Globe depuis les temps les plus reculés jusqu'à nos jours, Leiden, 1888-1893 (ré-édition en 1966 par B.M.Israel)

Bản mẫu:Link FA Bản mẫu:Liên kết bài chất lượng tốt Bản mẫu:Liên kết bài chất lượng tốt