Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phạm Gia Triệu”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Copy à
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1: Dòng 1:
'''Phạm Gia Triệu''' (1918-1990) là một sĩ quan cấp cao trong [[Quân đội Nhân dân Việt Nam]], hàm [[Thiếu tướng]], [[Giáo sư]], [[Tiến sĩ]], nguyên Phó Viện trưởng [[Bệnh viện Trung ương Quân đội 108|Viện Quân y Trung ương Quân đội 108]]<ref>{{Chú thích web|url = http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/phong-su/cac-vi-tuong-quan-y-tham-lang-giu-loi-the-hy-po-crat-tiep-theo-va-het/143778.html|title = Các vị tướng quân y: Thầm lặng giữ lời thề Hy-pô-crat (Tiếp theo và hết)}}</ref><ref>{{Chú thích web|url = http://langhanhthien.com/news/view/24/Thieu-tuong,-Anh-hung-LLVT,-Giao-su-Pham-Gia-Trieu-(1918-1990)-.2ht|title = Thiếu tướng, Anh hùng LLVT, Giáo sư Phạm Gia Triệu (1918-1990)}}</ref><ref>{{Chú thích web|url = http://www.tienphong.vn/giao-duc/lang-co-nhieu-cha-con-cung-la-giao-su-755851.tpo|title = Làng có nhiều cha, con cùng là giáo sư}}</ref><ref>{{Chú thích web|url = http://benhvien108.vn/TinBai/4238/Tiep-buoc-truyen-thong-xung-danh-anh-hung|title = Tiếp bước truyền thống- xứng danh anh hùng}}</ref>
'''Phạm Gia Triệu''' (1917-1990) là một sĩ quan cấp cao trong [[Quân đội Nhân dân Việt Nam]], hàm [[Thiếu tướng]], [[Giáo sư]], [[Tiến sĩ]], nguyên Phó Viện trưởng [[Bệnh viện Trung ương Quân đội 108|Viện Quân y Trung ương Quân đội 108]]<ref>{{Chú thích web|url = http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/phong-su/cac-vi-tuong-quan-y-tham-lang-giu-loi-the-hy-po-crat-tiep-theo-va-het/143778.html|title = Các vị tướng quân y: Thầm lặng giữ lời thề Hy-pô-crat (Tiếp theo và hết)}}</ref><ref>{{Chú thích web|url = http://langhanhthien.com/news/view/24/Thieu-tuong,-Anh-hung-LLVT,-Giao-su-Pham-Gia-Trieu-(1918-1990)-.2ht|title = Thiếu tướng, Anh hùng LLVT, Giáo sư Phạm Gia Triệu (1918-1990)}}</ref><ref>{{Chú thích web|url = http://www.tienphong.vn/giao-duc/lang-co-nhieu-cha-con-cung-la-giao-su-755851.tpo|title = Làng có nhiều cha, con cùng là giáo sư}}</ref><ref>{{Chú thích web|url = http://benhvien108.vn/TinBai/4238/Tiep-buoc-truyen-thong-xung-danh-anh-hung|title = Tiếp bước truyền thống- xứng danh anh hùng}}</ref>


== Thân thế và sự nghiệp ==
== Thân thế và sự nghiệp ==
Ông sinh ngày 15 tháng 1 năm 1918, quê tại làng Hành Thiện, huyện Xuân Trường, tỉnh [[Nam Định]]
Ông sinh ngày 15 tháng 1 năm 1917, quê tại làng Hành Thiện, huyện Xuân Trường, tỉnh [[Nam Định]]


Ông mồ côi cha mẹ từ nhỏ, nhà có ba anh chị em tự đùm bọc nuôi dưỡng nhau học hành. Riêng Phạm Gia Triệu bắt đầu học chữ nho ở làng, rồi được chú ruột là dược sĩ Phạm Tư Tề, một nhân sĩ yêu nước nuôi ăn học ở Nam Định.
Ông mồ côi cha mẹ từ nhỏ, nhà có ba anh chị em tự đùm bọc nuôi dưỡng nhau học hành. Riêng Phạm Gia Triệu bắt đầu học chữ nho ở làng, rồi được chú ruột là dược sĩ Phạm Tư Tề, một nhân sĩ yêu nước nuôi ăn học ở Nam Định.

Phiên bản lúc 14:02, ngày 6 tháng 5 năm 2019

Phạm Gia Triệu (1917-1990) là một sĩ quan cấp cao trong Quân đội Nhân dân Việt Nam, hàm Thiếu tướng, Giáo sư, Tiến sĩ, nguyên Phó Viện trưởng Viện Quân y Trung ương Quân đội 108[1][2][3][4]

Thân thế và sự nghiệp

Ông sinh ngày 15 tháng 1 năm 1917, quê tại làng Hành Thiện, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định

Ông mồ côi cha mẹ từ nhỏ, nhà có ba anh chị em tự đùm bọc nuôi dưỡng nhau học hành. Riêng Phạm Gia Triệu bắt đầu học chữ nho ở làng, rồi được chú ruột là dược sĩ Phạm Tư Tề, một nhân sĩ yêu nước nuôi ăn học ở Nam Định.

Học xong cấp 2, Phạm Gia Triệu lên Hà Nội vừa đi làm, vừa học hết tú tài; sau đó, đi dạy thêm vào buổi tối, phụ giúp gia đình người chú để có tiền theo học tại Trường Y Hà Nội.

Năm 1943, Phạm Gia Triệu được công nhận là sinh viên nội trú dự bị, rồi chính thức của các bệnh viện ở Hà Nội, chủ yếu là Bệnh viện Yersin (Việt Đức ngày nay) và Bệnh viện De Lanessan (Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 ngày nay).

Năm 1949, ông được điều về trường y tá trưởng, rồi Trường Quân y sĩ của Bộ.

Năm 1950, ông được cử tham gia chiến dịch Biên giới với Đội điều trị I phục vụ trận đánh Đông Khê và suốt chiến dịch. Đến chiến dịch Điện Biên Phủ, cùng với Bác sĩ Bộ trưởng Vũ Đình Tụng, ông tham gia chỉ đạo kỹ thuật mổ xẻ cho các cơ sở cấp cứu.

Từ năm 1950 đến năm 1954, ông tham gia kháng chiến chống Pháp lần lượt giữ các chức vụ: Trưởng ban Quân y Chiến khu Đông Triều (Đệ tứ Chiến khu) rồi Trưởng ban Quân y Trong đoàn 98. 

Từ năm 1955 đến năm 1960, ông được cử đi làm nghiên cứu sinh Y học tại Liên Xô chuyên ngành phẫu thuật thần kinh và nhận được học vị tiến sĩ năm 1957. 

Sau khi về nước, từ năm 1960 đến năm 1983 ông giữ chức vụ Viện phó Viện Quân y Trung ương Quân đội 108

Từ năm 1984, ông thôi giữ các chức vụ quản lý và là chuyên gia cao cấp ngành Ngoại khoa, Quân y cho đến khi mất năm 1990

Thiếu tướng (1985)

Những người con của ông

GS. Phạm Gia Triệu có 4 người con trai: Phạm Mạnh Long, Phạm Mạnh Lương, Phạm Gia Lượng và Phạm Hòa Bình. Trước hết phải kể đến sự giống cha “như đúc” của người con trai út. Nếu như 3 người anh khi lớn lên đều theo các ngành nghề khác, thì PGS.TS. Phạm Hòa Bình tiếp nối một cách hoàn hảo nghề y của cha, với phần lớn cuộc đời công tác tại nơi cha làm việc trước kia là Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Và ông cũng trở thành một chuyên viên đầu ngành của quân đội về phẫu thuật thần kinh. Quân hàm Thiếu tướng, giống như cha, ông từng nhiều năm giữ chức vụ Phó Giám đốc về ngoại của bệnh viện. Cần nói thêm, năm 1987, BS. Phạm Hòa Bình sang nước bạn làm nghiên cứu sinh, cũng bảo vệ thành công luận án tiến sĩ y học tại Viện Bourdenko (Liên Xô) và giáo sư hướng dẫn chính là bạn học của cha ngày trước. Hiện nay, Thiếu tướng, PGS.TS. Phạm Hòa Bình tuy đã có quyết định nghỉ hưu, nhưng theo đề nghị của trên, vẫn tiếp tục ở lại làm Giám đốc chuyên môn của Trung tâm mổ theo yêu cầu của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Người con trai đầu của ông đang là bác sĩ ngoại khoa tại bệnh viện này và sắp sửa bảo vệ tiến sĩ y khoa về phẫu thuật chỉnh hình hàm mặt. Hàng ngày sau giờ làm việc, ông cũng có sở thích thể thao như cha, thường tập hai môn bơi lội và quần vợt.

Hai kỹ sư Phạm Mạnh Long và Phạm Gia Lượng kế thừa từ người cha  đức tính hăng say công việc và trong đời sống thường nhật cũng tích cực luyện tập, rèn luyện thân thể. Riêng người con thứ hai, TS. Phạm Mạnh Lương thì còn giống cha hơn ở nghị lực vượt qua bệnh tật. Năm 1982, Thượng úy Phạm Mạnh Lương bảo vệ thành công học vị tiến sĩ tại Học viện Pháo binh Penza, Liên Xô. Về nước, ông làm việc tại Viện Kỹ thuật quân sự, Viện Tên lửa. Bệnh tật đến với ông cũng bất ngờ như cha gặp phải ngày trước. Đầu tiên là một lần bị đau ruột thừa cấp, cuộc phẫu thuật diễn ra thuận lợi tại Viện Quân y 108. Rồi ông bị thoát vị đĩa đệm cột sống, đã có lúc phải ngồi xe lăn. Kiên trì tập theo hướng dẫn của thầy thuốc, ông đã đi lại được bình thường. Năm 2014, bỗng dưng ông bị mắc chứng trào ngược dạ dày và đau rát vùng thực quản. Xét nghiệm phát hiện có polyp ở thực quản, sinh thiết thấy “tế bào lạ”. Căn bệnh ung thư hiện hữu, ông phải mổ cắt polyp và thường xuyên định kỳ kiểm tra, uống thuốc chữa bệnh. Bên cạnh việc tuân thủ các quy định của bác sĩ, trong đời thường ông luôn giữ nếp sống lạc quan, yêu đời và thường xuyên tập luyện nâng cao thể trạng. Ham thích nhiều môn thể thao, nhưng rồi ông chọn bóng bàn vì môn này vận động khá nhẹ nhàng, thích hợp với độ tuổi gần 70. Hàng ngày vào buổi chiều, ông đều đặn đến câu lạc bộ chơi dăm ba séc bóng bàn, rồi ngồi đàm đạo vui vẻ với bạn bè. Đến nay đã qua hơn 4 năm, sức khỏe của ông ổn định, tiến triển theo chiều hướng ngày càng tốt lên.

Chú thích

  1. ^ “Các vị tướng quân y: Thầm lặng giữ lời thề Hy-pô-crat (Tiếp theo và hết)”.
  2. ^ “Thiếu tướng, Anh hùng LLVT, Giáo sư Phạm Gia Triệu (1918-1990)”.
  3. ^ “Làng có nhiều cha, con cùng là giáo sư”.
  4. ^ “Tiếp bước truyền thống- xứng danh anh hùng”.