Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tị nạn”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
n Đã lùi lại sửa đổi của 58.187.167.50 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của 213.37.1.165
Thẻ: Lùi tất cả
Dòng 12: Dòng 12:
Tổ chức đầu tiên lập ra để đối phó với vấn đề tỵ nạn là [[Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn|Cao ủy Tỵ nạn]] của [[Hội Quốc Liên]] vào năm 1921. Cuộc nội chiến ở Nga ngay sau [[Cách mạng Tháng Mười]] năm 1917 đã tạo ra khoảng một triệu rưởi dân Nga bỏ nước để tránh chính quyền [[Chủ nghĩa cộng sản|Cộng sản]]. Năm 1923 thì Cao ủy lãnh thêm nhiệm vụ cứu trợ dân [[Armenia]] ở Tiểu Á trong cuộc thanh trừng diệt chủng của [[Thổ Nhĩ Kỳ]].
Tổ chức đầu tiên lập ra để đối phó với vấn đề tỵ nạn là [[Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn|Cao ủy Tỵ nạn]] của [[Hội Quốc Liên]] vào năm 1921. Cuộc nội chiến ở Nga ngay sau [[Cách mạng Tháng Mười]] năm 1917 đã tạo ra khoảng một triệu rưởi dân Nga bỏ nước để tránh chính quyền [[Chủ nghĩa cộng sản|Cộng sản]]. Năm 1923 thì Cao ủy lãnh thêm nhiệm vụ cứu trợ dân [[Armenia]] ở Tiểu Á trong cuộc thanh trừng diệt chủng của [[Thổ Nhĩ Kỳ]].


===Chiến tranh thế giới thứ hai ===
Htttttgggggghhgggg
[[Chiến tranh thế giới thứ hai]] đánh dấu một bước rẽ với con số dân tỵ nạn lên cao và ảnh hưởng một vùng rộng lớn. Năm 1943 phe [[Khối Đồng Minh thời Chiến tranh thế giới thứ hai|Đồng Minh]] cho thành lập Quyền vụ Cứu trợ và Phục hồi Liên quốc (''United Nations Relief and Rehabilitation Administration'', UNRAA) để giúp ổn định những khu vực mới được giải phóng khỏi vòng kiểm soát của phe [[Phe Trục|Trục (đệ nhị thế chiến)]]. Công tác này bao gồm việc định cư hơn bảy triệu dân sơ tán nay cần được hồi hương. Số khoảng một triệu người không muốn hồi hương thì cần trại tạm trú.

[[Hội nghị Potsdam]] năm 1945 cũng hoạch định lại biên giới ở Âu châu khiến 15 triệu dân Đức bỗng nhiên thuộc thẩm quyền của nhà chức trách mới của [[Ba Lan]], [[Tiệp Khắc]], và [[Hungary|Hung Gia Lợi]]. Trong khi đó [[Hội nghị Yalta]] có ghi điều kiện buộc hồi hương hàng triệu dân Nga về [[Liên Xô]].<ref>[http://www.fff.org/freedom/0895a.asp Repatriation — The Dark Side of World War II]</ref>


===Nam Á===
===Nam Á===

Phiên bản lúc 15:54, ngày 11 tháng 5 năm 2019

Tỵ nạn hay tị nạn là một trường hợp phải chạy trốn qua một xứ khác, nơi khác để thoát cảnh hiểm nguy, ngược đãi, hoặc bắt bớ bởi một chính quyền cai trị độc tài ở chốn cư ngụ. Người tỵ nạn là người thực hiện hành động tỵ nạn (tránh nạn) đó.

Lịch sử

Dân tỵ nạn Nga năm 1942 trong trận Stalingrad thời Chiến tranh thế giới thứ hai

Khái niệm tỵ nạn đã có từ thời cổ đại khi người chạy trốn có thể tìm đến nơi thần quyền như ở một ngôi đền để lánh nạn mà không bị bắt. Thời Trung cổ, ở châu Âu cũng ghi nhận có một số luật lệ quy định quyền lánh nạn ở chốn tôn nghiêm thờ phụng.

Trong sử Việt thì có chép việc vua Lý Huệ Tông sau khi nhường ngôi cho con là Công chúa Chiêu Thánh và rồi nhà Lý mất ngôi về tay nhà Trần thì cựu hoàng Huệ Tông vào tu ở chùa Chân Giáo để tránh sự phiền nhiễu chính trị. Tuy không bị bắt, Huệ Tông cũng bị Trần Thủ Độ làm áp lực tinh thần và phải treo cổ tự vẫn, hưởng dương 33 tuổi.

Qua nhiều thế kỷ, lịch sử từng ghi những đợt di dân để lánh nạn như vào năm 1685 ở PhápSắc lệnh Fontainebleau (Édit de Fontainebleau) khi vua Louis XIV xuống chiếu cấm đạo Tin Lành khiến hàng trăm nghìn giáo dân Huguenot phải bỏ quê hương trốn sang các nước Anh, Thụy Sĩ, Hà Lan, Đức, v.v. Ở Đông Âu thì có những đợt cấm đạo Do Thái làm hơn hai triệu dân đạo ở Nga phải bỏ chạy vào những thập niên cuối thế kỷ 19.

Tổ chức đầu tiên lập ra để đối phó với vấn đề tỵ nạn là Cao ủy Tỵ nạn của Hội Quốc Liên vào năm 1921. Cuộc nội chiến ở Nga ngay sau Cách mạng Tháng Mười năm 1917 đã tạo ra khoảng một triệu rưởi dân Nga bỏ nước để tránh chính quyền Cộng sản. Năm 1923 thì Cao ủy lãnh thêm nhiệm vụ cứu trợ dân Armenia ở Tiểu Á trong cuộc thanh trừng diệt chủng của Thổ Nhĩ Kỳ.

Chiến tranh thế giới thứ hai

Chiến tranh thế giới thứ hai đánh dấu một bước rẽ với con số dân tỵ nạn lên cao và ảnh hưởng một vùng rộng lớn. Năm 1943 phe Đồng Minh cho thành lập Quyền vụ Cứu trợ và Phục hồi Liên quốc (United Nations Relief and Rehabilitation Administration, UNRAA) để giúp ổn định những khu vực mới được giải phóng khỏi vòng kiểm soát của phe Trục (đệ nhị thế chiến). Công tác này bao gồm việc định cư hơn bảy triệu dân sơ tán nay cần được hồi hương. Số khoảng một triệu người không muốn hồi hương thì cần trại tạm trú.

Hội nghị Potsdam năm 1945 cũng hoạch định lại biên giới ở Âu châu khiến 15 triệu dân Đức bỗng nhiên thuộc thẩm quyền của nhà chức trách mới của Ba Lan, Tiệp Khắc, và Hung Gia Lợi. Trong khi đó Hội nghị Yalta có ghi điều kiện buộc hồi hương hàng triệu dân Nga về Liên Xô.[1]

Nam Á

Cũng sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Đế quốc Anh tuyên bố giải thể thuộc địa Ấn Độ và chia xứ đó thành Ấn ĐộHồi Quốc vì lý do tôn giáo. Hàng chục triệu người phải di cư: dân đạo Hồi bỏ sang Hồi Quốc và dân đạo Ấn tràn sang Ấn Độ, tổng cộng ước đoán là 10 đến 12 triệu (có thể lên đến 20 triệu) vượt biên giới năm 1947 để chọn xứ sở mới.[2]

Chiến tranh Việt Nam

Sau khi Sài Gòn sụp đổ kết thúc nền cộng hòa tại Việt Nam, chính quyền cộng sản mới khi lên cầm quyền đã tiến hành thực hiện hàng loạt các chính sách sau thống nhất (mà sau này chính họ cũng xem đó là các chính sách sai lầm và ấu trĩ) như quốc hữu hóa tài sản tư, các cuộc đổi tiền ở miền nam Việt Nam, "ngăn sông cấm chợ", phân biệt xuất thân gia đình, bắt ép người từng làm việc cho chế độ cũ đi cải tạo, hệ thống kinh tế kế hoạch tập trung, bao cấp,... Những điều đó đã làm cho kinh tế của Việt Nam trở nên tụt hậu trầm trọng, đời sống của người dân lâm vào cảnh vô cùng khó khăn, chế độ mới được nhiều người dân cho là thiếu tự do. Ngoài ra sau 1975 Việt Nam còn phải hứng chịu thêm hai cuộc chiến tranh gồm Chiến tranh biên giới Tây Nam với Khơ-me đỏ (1979-1989) và Chiến tranh biên giới phía Bắc với Trung Quốc (1979) đã khiến tình hình càng thêm trầm trọng. Vì vậy tổng kết từ cuối năm 1975 đến năm 1995 trải qua 20 năm đã có khoản hơn 839.000 người dân Việt đã rời bỏ Việt Nam chạy trốn cộng sản đến các trại tỵ nạn (chủ yếu bằng đường thủy và đường bộ), chưa kể số người đã thiệt mạng trên đường vượt biên. Cuộc tị nạn này được họ xác định với mục đích là tìm đường đến tự do. Cuộc di tản đầu tiên được thực hiện bởi Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ với chiến dịch Gió lốc nhằm di tản bằng trực thăng người Mỹ và người Việt Nam ra khỏi Sài Gòn, miền Nam Việt Nam. Tiếp đến là hàng loạt người Việt Nam tự tìm cách vượt biên bằng đường thủy và đường bộ đến các trại tị nạn ở các nước châu Á khác như Singapore, Thái Lan, Philippines, Hongkong, Nam Hàn, Nhật Bản,... Tình hình tị nạn xảy ra tương tự với những người phi cộng sản ở LàoCampuchia.

Cuộc tị nạn này được nhiều người trên thế giới biết đến với thuật ngữ "thuyền nhân" (Boat people).

Hiện tình

Dân làng chạy trốn chiến tranh tại Bắc Kivu, Congo năm 2008

Hàng năm vào ngày Tị nạn Thế giới, Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn UNHCR xuất bản một báo cáo hàng năm về số lượng người tị nạnngười tản cư trên toàn thế giới đã bị buộc phải rời bỏ nhà cửa do chiến tranh, xung đột và khủng bố. Theo báo cáo năm 2014, vào thời điểm cuối năm 2013 có hơn 51 triệu người đang chạy trốn hoặc bị trục xuất, trong đó có hơn 33 triệu người đàn ông, phụ nữ và trẻ em di tản trong khu vực các quốc gia riêng của họ ("người tản cư nội địa"). Như vậy, số lượng người tị nạn đã đạt mức cao nhất kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai. Sự gia tăng với hơn sáu triệu người so với năm trước chủ yếu là do cuộc chiến ở Syria. Tại châu Phi, số người tị nạn, di tản và bị trục xuất cũng tăng đáng kể, đặc biệt là ở Cộng hòa Trung PhiNam Sudan. Quốc gia đang thu nhận số người chạy trốn nhiều nhất là Pakistan, IranLi-băng.[3]

Xem thêm

Chú thích