Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vân Canh”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cái dòng chú thích này đặt không được đúng chỗ lắm, nếu chú thích thì để vào.
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 12: Dòng 12:
| kinh giây =
| kinh giây =
| diện tích = 797 km²
| diện tích = 797 km²
| dân số = 65.320 người<ref>Gis Chính phủ</ref>
| dân số = 115.160 người<ref>Gis Chính phủ</ref>
| thời điểm dân số = 2015
| thời điểm dân số = 2018
| dân số thành thị =
| dân số thành thị =
| dân số nông thôn =
| dân số nông thôn =

Phiên bản lúc 11:42, ngày 24 tháng 5 năm 2019

Vân Canh
Huyện
Huyện Vân Canh
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngDuyên hải Nam Trung Bộ
TỉnhBình Định
Huyện lỵthị trấn Vân Canh
Phân chia hành chính1 thị trấn và 6 xã
Thành lập24\8\1981
Địa lý
Diện tích797 km²
Dân số (2018)
Tổng cộng115.160 người[1]
Dân tộcKinh, Ba Na

Vân Canh là huyện miền núi, nằm về phía Tây Nam tỉnh Bình Định.

Địa lý

Phía Nam giáp huyện Đồng Xuân, Đông Nam giáp thị xã Sông Cầu (đều thuộc tỉnh Phú Yên).

Phía Bắc giáp thị xã An Nhơn và huyện Tây Sơn.

Phía Đông giáp thành phố Quy Nhơn, Đông Bắc giáp huyện Tuy Phước.

Phía Tây giáp huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai.

Diện tích đất tự nhiên 798 km², dân sồ 28.935 người (đến 31.12. 2017), mật độ dân số thấp chỉ có hơn 36 người/km².

Có 3 dân tộc cùng chung sống là dân tộc Kinh, dân tộc Chăm và dân tộc Ba Na; trong đó dân tộc Chăm tập trung chủ yếu ở xã Canh Hòa, dân tộc Bana tập trung ở các xã Canh Liên, Canh Thuận, Canh Hiệp với dân số chiếm trên 40% so tổng dân số. Ngưòi Chăm (Chăm Hroi) ở Vân Canh có quan hệ mật thiết và có quá trình phát triển vừa chung vừa riêng rất đáng được chú ý trong cộng đồng người Chăm trong cả nước. Người Chăm ở Vân Canh sống xen cư với người Bana và người Kinh; họ có khá nhiều tên gọi khác nhau như Chăm Hroi, Hroi, Aroi, Chăm Đắc Rây, Chăm Hơđang, Chăm Đèo...Có thể gốc gác người Chăm ở Vân Canh vốn là người Chàm cổ. Những người Chàm cổ này sau sự kiện thất bại của Vương quốc Chiêm Thành ở thành Đồ Bàn đã chạy dạt lên đây rồi tụ cư lại. Trong quá trình sinh sống do tách biệt cộng đồng ban đầu, do ảnh hưởng của người Bana sống trước đó nên trong văn hoá của bộ phận Chăm miền núi này dần xuất hiện những yếu tố văn hoá mới. Cũng có thể người Chăm này vốn là nhóm người địa phương của người Chàm cổ có mặt ở Vân Canh trước đó. Trong quá trình phát triển đã mang yếu tố văn hoá của nguồn cội, đồng thời mang yếu tố văn hoá khác do môi trường sống tạo nên.

Hành chính

Có 7 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có thị trấn Vân Canh mới được thành lập và các xã Canh Hiển, Canh Hiệp, Canh Hòa, Canh Liên, Canh Thuận, Canh Vinh.

Giao thông

Phần lớn các xã của huyện Vân Canh nằm trên tuyến đường Diêu Trì - Mục Thịnh mới được nâng cấp nên giao thông khá thuận lợi; trong những năm gần đây phong trào bê tông hóa giao thông nông thôn phát triển nên đường sá có phần được cải thiện đáng kể, trừ địa bàn xã Canh Liên giao thông còn khó khăn. Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có đường sắt Việt Nam đi qua với ga Vân Canh.

Đây cũng là địa phương có dự án Đường cao tốc Bình Định – Nha Trang đi qua đang được xây dựng.

Kinh tế

Đời sống nhân dân còn khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao. Đất đai bị bạc màu và thiếu nước tưới nên chủ yếu sản xuất lúa nước 1 vụ và màu. Trong những năm gần đây, cây mía phát triển khá, là vùng nguyên liệu mía của Nhà máy đường Bình Định, nên đời sống nhân dân được cải thiện một bước. Khu vực Canh Liên có đồng cỏ rộng, khả năng phát triển bò đàn. Ở đây còn là khu vực có diện tích rừng tự nhiên còn khá và đang phát triển rừng trồng.[2]

Lịch sử

Huyện Vân Canh được tái lập ngày 24-8-1981 do tách ra từ huyện Phước Vân cũ, ban đầu gồm 4 xã: Canh Hiệp, Canh Hòa, Canh Liên, Canh Thuận.

Ngày 23-9-1981, chuyển 2 xã Canh Hiển và Canh Vinh (tách ra từ xã Phước Thành) thuộc huyện Tuy Phước về huyện Vân Canh quản lý.

Ngày 19-4-2002, thành lập thị trấn Vân Canh - thị trấn huyện lỵ huyện Vân Canh trên cơ sở 1.396,61 ha diện tích tự nhiên và 2.861 nhân khẩu của xã Canh Thuận; 599,26 ha diện tích tự nhiên và 2.334 nhân khẩu của xã Canh Hiệp.

Tham khảo

  1. ^ Gis Chính phủ
  2. ^ “Cổng thông tin điện tử tỉnh Bình ĐỊnh”. Cổng thông tin điện tử tỉnh Bình ĐỊnh. Chú thích có tham số trống không rõ: |dead-url= (trợ giúp)

Bản mẫu:Danh sách xã, phường, thị trấn (Bình Định)