Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Khí hậu vùng cực”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n AlphamaEditor, Excuted time: 00:00:18.8000000
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi qua ứng dụng di động Sửa đổi từ ứng dụng Android
Dòng 1: Dòng 1:
{{chú thích trong bài}}
[[Tập tin:Tia nắng mặt trời.svg|nhỏ|320px|Bức xạ từ Mặt Trời có cường độ thấp hơn tại các khu vực vùng cực do nó phải di chuyển xa hơn trong khí quyển và chiếu sáng trên một diện tích lớn hơn.]]
[[Tập tin:Tia nắng mặt trời.svg|nhỏ|320px|Bức xạ từ Mặt Trời có cường độ thấp hơn tại các khu vực vùng cực do nó phải di chuyển xa hơn trong khí quyển và chiếu sáng trên một diện tích lớn hơn.]]
Các khu vực với kiểu '''khí hậu vùng cực''' được đặc trưng bằng sự thiếu vắng mùa hè ấm áp, nghĩa là không có các tháng với nhiệt độ trung bình là 10 °C hay cao hơn.
Các khu vực với kiểu '''khí hậu vùng cực''' được đặc trưng bởi sự thiếu vắng của mùa hè ấm áp, nghĩa là không có các tháng với nhiệt độ trung bình là 10°C hay cao hơn. Các khu vực có khí hậu vùng cực bao phủ hơn 20% diện tích [[Trái đất]]. Hầu hết các khu vực này đều cách xa đường xích đạo và trong trường hợp đó, ngày mùa đông rất ngắn và ngày hè cực kỳ dài (hoặc kéo dài suốt cả mùa hoặc lâu hơn).

Khí hậu vùng cực bao gồm mùa hè mát mẻ và mùa đông rất lạnh, dẫn đến sự hình thành [[Đài nguyên|lãnh nguyên]], [[Sông băng|sông băng]] hoặc một lớp băng vĩnh cửu hoặc bán vĩnh cửu.

== Các kiểu ==
== Các kiểu ==
Có hai kiểu khí hậu vùng cực khác nhau. Ít khắc nghiệt hơn trong số này là khí hậu [[đài nguyên|lãnh nguyên]] (hay khí hậu tundra), diễn ra tại những khu vực có ít nhất 1 tháng có [[nhiệt độ]] trung bình trên điểm đóng băng (0 °C), trong khi kiểu thứ hai- khắc nghiệt hơn, được biết dưới các tên gọi như "khí hậu [[chỏm băng]]" hay "khí hậu băng giá vĩnh cửu" — được đặc trưng bằng nhiệt độ trung bình quanh năm luôn dưới điểm đóng băng.
Có hai kiểu khí hậu vùng cực khác nhau. Ít khắc nghiệt hơn trong số này là khí hậu [[đài nguyên|lãnh nguyên]] (hay khí hậu tundra), diễn ra tại những khu vực có ít nhất 1 tháng có [[nhiệt độ]] trung bình trên điểm đóng băng (0 °C), trong khi kiểu thứ hai- khắc nghiệt hơn, được biết dưới các tên gọi như "khí hậu [[chỏm băng]]" hay "khí hậu băng giá vĩnh cửu" — được đặc trưng bằng nhiệt độ trung bình quanh năm luôn dưới điểm đóng băng.

Phiên bản lúc 05:59, ngày 31 tháng 5 năm 2019

Bức xạ từ Mặt Trời có cường độ thấp hơn tại các khu vực vùng cực do nó phải di chuyển xa hơn trong khí quyển và chiếu sáng trên một diện tích lớn hơn.

Các khu vực với kiểu khí hậu vùng cực được đặc trưng bởi sự thiếu vắng của mùa hè ấm áp, nghĩa là không có các tháng với nhiệt độ trung bình là 10°C hay cao hơn. Các khu vực có khí hậu vùng cực bao phủ hơn 20% diện tích Trái đất. Hầu hết các khu vực này đều cách xa đường xích đạo và trong trường hợp đó, ngày mùa đông rất ngắn và ngày hè cực kỳ dài (hoặc kéo dài suốt cả mùa hoặc lâu hơn).

Khí hậu vùng cực bao gồm mùa hè mát mẻ và mùa đông rất lạnh, dẫn đến sự hình thành lãnh nguyên, sông băng hoặc một lớp băng vĩnh cửu hoặc bán vĩnh cửu.

Các kiểu

Có hai kiểu khí hậu vùng cực khác nhau. Ít khắc nghiệt hơn trong số này là khí hậu lãnh nguyên (hay khí hậu tundra), diễn ra tại những khu vực có ít nhất 1 tháng có nhiệt độ trung bình trên điểm đóng băng (0 °C), trong khi kiểu thứ hai- khắc nghiệt hơn, được biết dưới các tên gọi như "khí hậu chỏm băng" hay "khí hậu băng giá vĩnh cửu" — được đặc trưng bằng nhiệt độ trung bình quanh năm luôn dưới điểm đóng băng.

Hiệu ứng

Các kiểu khí hậu vùng cực tạo ra kết quả là sự vắng mặt của cây thân gỗ tại những khu vực có khí hậu như vậy, chúng cũng có thể bị che phủ bằng các sông băng hay các lớp băng vĩnh cửu hay bán vĩnh cửu.

Ví dụ

Trên Trái Đất, châu lục duy nhất mà khí hậu vùng cực cực đại (EF – khí hậu chỏm băng) chi phối là châu Nam Cực. Gần như tất cả diện tích của Greenland cũng có kiểu khí hậu EF này. Những khu vực ven biển khác của châu Nam Cực và Greenland mà không có kiểu khí hậu này thì "chỉ có" kiểu khí hậu lãnh nguyên (ET) ít khắc nghiệt hơn.

Phần xa nhất về phía bắc của đại lục Á-Âu, từ vùng duyên hải xa nhất về phía đông bắc của bán đảo Scandinavia và kéo dài về phía đông tới eo biển Bering, một phần lớn diện tích của miền bắc Siberi và Bắc Iceland có khí hậu lãnh nguyên. Một diện tích lớn ở miền bắc Canada và miền bắc Alaska cũng có khí hậu tương tự, nhưng thay đổi thành khí hậu chỏm băng ở phần xa nhất về phía bắc của Canada. Khu vực xa nhất về phía nam của Nam Mỹ (quần đảo Tierra del Fuego) nơi tiếp giáp với eo biển Drake và các đảo cận kề Nam cực như quần đảo Nam Shetlandquần đảo Falkland có khí hậu lãnh nguyên (ET), với độ khắc nghiệt thấp hơn của kiểu khí hậu tại những khu vực có vĩ độ tương đương tại Bắc bán cầu. Tại các khu vực khác của Trái Đất, nhiều ngọn núi cao có khí hậu mà trong đó cũng không có tháng nào có nhiệt độ trung bình là 10 °C hay cao hơn, nhưng điều này là do độ cao gây ra, kiểu khí hậu đó được gọi là khí hậu núi cao. Các kiểu khí hậu vùng cực cũng được ghi nhận ở một số hành tinh khác, như Sao Hỏa, với các chỏm băng có thể nhận thấy trên cả hai cực của nó.

Xem thêm

Tham khảo

Liên kết ngoài