Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quận 8”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của 2402:800:634D:3EC2:2498:D86:FF13:4272 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Zanyhe
Thẻ: Lùi tất cả
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 11: Dòng 11:
| kinh giây = 40
| kinh giây = 40
| diện tích = 19,18 km²<ref name=MS/>
| diện tích = 19,18 km²<ref name=MS/>
| dân số = 451.290 người
| dân số = 451.300 người
| thời điểm dân số = 2018
| thời điểm dân số = 2019
| dân số thành thị = 100%
| dân số thành thị = 100%
| dân số nông thôn =0%
| dân số nông thôn =0%

Phiên bản lúc 15:25, ngày 13 tháng 6 năm 2019

Quận 8
Quận
Vị trí quận 8 trong Thành phố Hồ Chí Minh
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐông Nam Bộ
Thành phốThành phố Hồ Chí Minh
Trụ sở UBND4 Phạm Thế Hiển, Đường 1011 Phường 05, Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh
Phân chia hành chínhToàn quận có 16 phường[1].
Đại biểu quốc hội
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDTrần Quang Thảo
Chủ tịch HĐNDNgô Thành Tuấn
Địa lý
Tọa độ: 10°43′24″B 106°37′40″Đ / 10,72333°B 106,62778°Đ / 10.72333; 106.62778
Quận 8 trên bản đồ Thành phố Hồ Chí Minh
Quận 8
Quận 8
Vị trí Quận 8 trên bản đồ Thành phố Hồ Chí Minh
Quận 8 trên bản đồ Việt Nam
Quận 8
Quận 8
Vị trí Quận 8 trên bản đồ Việt Nam
Diện tích19,18 km²[1]
Dân số (2019)
Tổng cộng451.300 người
Thành thị100%
Nông thôn0%
Mật độ23.530 người/km²
Dân tộcViệt (84,4%), Hoa (11%)
Khác
Mã hành chính776[1]
Biển số xe59L1-L2
WebsiteTrang chính thức

Quận 8 là một quận nội thành, nằm ở phía tây nam của Thành phố Hồ Chí Minh. Quận 8 có hình dáng thon dài theo hướng Đông Bắc-Tây Nam vì bị chia cắt mạnh bởi một hệ thống kênh rạch chằng chịt.

Vị trí địa lý

  • Quận 8 được tạo thành bởi dải cù lao bên trái và dải đất ven huyện Bình Chánh
  • Phía Bắc giáp Quận 5Quận 6 với ranh giới tự nhiên là kênh Tàu Hũ và kênh Ruột Ngựa.
  • Phía Đông giáp Quận 7 với ranh giới tự nhiên là rạch Ông Lớn; Đông Bắc giáp Quận 4.
  • Phía Tây giáp Quận Bình Tân.
  • Phía Nam giáp Huyện Bình Chánh, ranh giới Sông Ba Đồ
  • Quận 8 có hình dáng khá kỳ lạ. Phía nửa bên trái quận là dải đất chính bị kênh rạch chia cắt thành 5 dải đất nhỏ giống như 5 cù lao. Còn dải đất bên phải có đầu lớn phía đông (khu vực đó là trung tâm của quận), sau đó dải đất ấy kéo dài về phía nam, khu vực ở giữa rất hẹp, cuối dải đất ấy là chợ đầu mối Bình Điền.

Lịch sử

Địa danh Quận 8 chỉ mới xuất hiện các đây gần nửa thế kỷ, nhưng địa bàn của Quận 8 ngày nay đã có cách đây trên 300 năm cùng với lịch sử vùng đất Gia Định lúc bấy giờ khi Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam lập ra phủ Gia Định với 2 huyện Phước Long và Tân Bình, thì vùng Quận 8 lúc bây giờ thuộc về địa bàn Tân Long, huyện Tân Bình.

Trước năm 1976, địa bàn quận 8 ngày nay bao gồm quận 7 và quận 8 cũ.

Thời Việt Nam Cộng hòa

Ngày 27 tháng 3 năm 1959, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa ban hành Nghị định số 110-NV về việc phân chia sáu quận đang có của Đô thành Sài Gòn thành tám quận mới: Nhứt, Nhì, Ba, Tư, Năm, Sáu, Bảy và Tám (trừ ba quận: Nhứt, Nhì, Ba giữ nguyên, các quận còn lại đều đổi tên và thay đổi địa giới hành chính):

  • Quận 7 (quận Bảy): một phần địa giới của quận 5 cũ; có 06 phường: Bến Đá, Bình Đông, Cây Sung, Hàng Thái, Phú Định, Rạch Cát;
  • Quận 8 (quận Tám): phần địa giới thuộc quận 4 cũ, phía nam Kênh Tàu Hủ; có 05 phường: Bình An, Chánh Hưng, Hưng Phú, Rạch Ông, Xóm Củi.

Sự phân chia hành chính này của quận Bảy và quận Tám vẫn giữ nguyên cho đến ngày 29 tháng 4 năm 1975.

Từ năm 1975 đến nay

Sau khi Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tiếp quản Đô thành Sài Gòn và các vùng lân cận vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, ngày 3 tháng 5 năm 1975 thành phố Sài Gòn - Gia Định được thành lập. Lúc này, quận 7 (quận Bảy) và quận 8 (quận Tám) cùng thuộc thành phố Sài Gòn - Gia Định cho đến tháng 5 năm 1976.

Ngày 20 tháng 5 năm 1976, tổ chức hành chánh thành phố Sài Gòn - Gia Định được sắp xếp lần hai (theo quyết định số 301/UB ngày 20 tháng 5 năm 1976 của Ủy ban Nhân dân Cách mạng thành phố Sài Gòn - Gia Định). Theo đó, quận Bảy và quận Tám cũ hợp nhất lại thành quận 8 cho đến ngày nay. Lúc này, các phường cũ đều giải thể, lập các phường mới có diện tích, dân số nhỏ hơn và mang tên số. Quận 8 chia ra 22 phường, đánh số từ 1 đến 22.

Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VI, kỳ họp thứ 1 chính thức đổi tên thành phố Sài Gòn - Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh. Quận 8 trở thành quận trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 14 tháng 2 năm 1987, theo Quyết định số 33-HĐBT[2] của Hội đồng Bộ trưởng, quận 8 giải thể 22 phường hiện hữu, thay thế bằng 16 phường mới, đánh số từ 1 đến 16. Sự phân chia đơn vị hành chính này giữ ổn định cho đến ngày nay:

1.Sáp nhập một phần phường 3 cũ với phường 2 cũ thành 1 phường lấy tên là phường 2.

2. Sáp nhập phần còn lại của phường 3 cũ với phường 4 cũ thành 1 phường lấy tên là phường 3.

3. Sáp nhập phường 5 cũ với phường 6 cũ và một phần phường 7 cũ thành 1 phường lấy tên là phường 4.

4. Sáp nhập phần còn lại của phường 7 cũ với phường 8 cũ thành 1 phường lấy tên là phường 5.

5. Đổi tên phường 9 cũ thành phường 6.

6. Đổi tên phường 22 cũ thành phường 7.

7. Đổi tên phường 10 cũ thành phường 8.

8. Sáp nhập một phần phường 12 cũ với phường 11 cũ thành 1 phường lấy tên là phường 9.

9. Sáp nhập phần còn lại của phường 12 cũ với phường 13 cũ thành 1 phường lấy tên là phường 10.

10. Sáp nhập phường 15 cũ, một phần phường 16 cũ với phường 14 cũ thành một phường lấy tên là phường 11.

11. Sáp nhập phần còn lại của phường 15 cũ với phường 17 cũ thành 1 phường lấy tên là phường 12.

12. Đổi tên phần còn lại của phường 16 cũ thành phường 13.

13. Sáp nhập một phần phường 19 cũ với phường 18 cũ thành 1 phường lấy tên là phường 14.

14. Sáp nhập phần còn lại của phường 19 cũ với phường 20 cũ thành 1 phường lấy tên là phường 15.

15. Đổi tên phường 21 cũ thành phường 16.

Thông tin thêm về các phường

  • Phường Rạch Ông cũ: các phường 1, 2 và 3 hiện nay
  • Phường Chánh Hưng cũ: các phường 4 và 5 hiện nay
  • Phường Bình An cũ: phường 6 hiện nay
  • Phường Hưng Phú cũ: các phường 8, 9 và 10 hiện nay
  • Phường Xóm Củi cũ: các phường 11, 12 và 13 hiện nay
  • Phường Hàng Thái và phường Bến Đá cũ (thuộc quận 7 cũ): phường 7 hiện nay
  • Phường Cây Sung cũ (thuộc quận 7 cũ): phường 14 hiện nay
  • Phường Bình Đông (thuộc quận 7 cũ): phường 15 hiện nay
  • Phường Phú Định cũ và phường Rạch Cát cũ (thuộc quận 7 cũ): phường 16 hiện nay

Hành chính

Quận được chia làm 16 phường:[3]: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16.

Một dãy nhà xây bên dòng kênh Tàu Hũ thuộc quận 8.

Trong đó, phường 5 là trung tâm của quận.

Đường phố

Số 16

1107

318

An Dương Vương

Âu Dương Lân

Ba Đình

Bến Bình Đông

Bến Mễ Cốc

Bến Phú Định

Bình Đông

Bình Đức

Bình Hưng

Bông Sao

Bùi Huy Bích

Bùi Minh Trực

Cây Sung

Chánh Hưng

Dương Bá Trạc

Đặng Chất

Đào Cam Mộc

Đình An Tài

Hoài Thanh

Hoàng Kim Giao

Hưng Phú

Lê Quang Kim

Lê Thành Phương

Liên Tỉnh

Liên Tỉnh 5

Lương Văn Can

Lưu Hữu Phước

Lưu Quý Kỳ

Lý Đạo Thành

Mạc Vân

Mai Hắc Đế

Mễ Cốc

Nguyễn Chế Nghĩa

Nguyễn Duy

Nguyễn Ngọc Cung

Nguyễn Nhược Thi

Nguyễn Sĩ Cố

Nguyễn Thị Tần

Nguyễn Văn Linh

Phạm Hùng

Phạm Thế Hiển

Phong Phú

Phú Định

Quốc Lộ 50

Rạch Cát

Số 1

Số 41

Tạ Quang Bửu

Trần Nguyên Hãn

Trịnh Quang Nghị

Trương Đình Hội

Tùng Thiện Vương

Tuy Lý Vương

Vĩnh Nam

Võ Văn Kiệt

Xóm Củi

Tên đường của quận Tám trước 1975

Đường Chánh Hưng nay là đường Phạm Hùng.

Đường Sở Rác nay là đường Âu Dương Lân

Một phần bến Nguyễn Duy (từ bến Ngô Sĩ Liên đến cuối đường) nay là đường Lưu Hữu Phước.

Một phần đường Cần Giuộc (từ đường Đinh Hòa đến đường Nguyễn Duy) nay là đường Cao Xuân Dục.

Đường Vũ Phạm Hàm nay là đường Rạch Cát.

Dân số

Cư dân của Quận 8 đông nhất là người Kinh chiếm khoảng 85,4%, người Hoa cũng có mặt ở Quận 8 từ rất sớm với tỷ lệ khoảng hơn 11%; ngoài ra còn có người Chăm, Khơ-me chiếm khoảng hơn 0,3%. Các tầng lớp dân cư ở Quận 8 phần lớn theo đạo Phật (35%) với 52 chùa được xây dựng khắp nơi. Một số tôn giáo khác cũng không ít tín đồ như: đạo Thiên Chúa (11,5%) với 12 nhà thờ, Tin Lành (0,4%) có 5 nhà thờ, Cao Đài (0,48%) có 2 thánh thất, Đạo Hồi (0,52%) có 2 thánh đường…

Cư dân quận 8 phần lớn sống tập trung trên 5 cù lao phía bên trái và đầu dải đất phía đông ở bên phải.

Hiện nay trên địa bàn quận 8 đã và đang hình thành một số khu đô thị mới như khu đô thị Zen Home, khu đô thị The Pega Suite, khu đô thị Harbor City, khu đô thị Nam Phát Riverside, khu đô thị Conic Lộc Phát, khu đô thị The Sun City Ba Tơ, khu đô thị Phú Thịnh Riverside,Căn hộ Heaven City view,Căn hộ Sunshine Avenue,Căn hộ High Intela,...

Chú thích

  1. ^ a b c “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.
  2. ^ “Quyết định 33”. Truy cập 6 tháng 10 năm 2015.
  3. ^ Quận 8, Theo trang Chính phủ Việt Nam.

Bản mẫu:Đơn vị hành chính Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh Bản mẫu:Đơn vị hành chính Thành phố Hồ Chí Minh