Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trận An Lộc”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TuiuVN (thảo luận | đóng góp)
Đã lùi lại sửa đổi 54457956 của TuiuVN (thảo luận)
Thẻ: Lùi sửa
Dòng 10: Dòng 10:
|commander1=[[Tập tin:FNL Flag.svg|22px]] [[Bùi Thanh Vân]]{{fact|date=7-2014}}<br>[[Tập tin:FNL Flag.svg|22px]] [[Nguyễn Thới Bưng]]{{fact|date=7-2014}}<br>[[Tập tin:FNL Flag.svg|22px]] [[Nguyễn Thế Trị]]
|commander1=[[Tập tin:FNL Flag.svg|22px]] [[Bùi Thanh Vân]]{{fact|date=7-2014}}<br>[[Tập tin:FNL Flag.svg|22px]] [[Nguyễn Thới Bưng]]{{fact|date=7-2014}}<br>[[Tập tin:FNL Flag.svg|22px]] [[Nguyễn Thế Trị]]
|commander2=[[Lê Văn Hưng]]<br>[[Hồ Trung Hậu]]
|commander2=[[Lê Văn Hưng]]<br>[[Hồ Trung Hậu]]
|strength1=5.000 (ban đầu)<br>15.000 (tổng đơn vị)<br>48 xe tăng (gồm cả 17 xe tăng chiến lợi phẩm thu được của đối phương)
|strength1=15.000 (ban đầu)<br>35.000 (toàn chiến dịch)<br>48 xe tăng (gồm cả 17 xe tăng chiến lợi phẩm thu được của đối phương)
|strength2=[[Tập tin:Flag of South Vietnam.svg|22px]] '''Việt Nam Cộng Hòa:''' 7.500 (lúc ban đầu)<ref>Andrew Wiest, ed. Lâm Quang Thi. ''Rolling Thunder In A Gentle Land''. Chapter 6. Oxford: Osprey Publishing, 2006</ref><br>Hơn 25.000 (lực lượng tăng viện)<br>Hàng trăm xe tăng, xe thiết giáp<br> [[Tập tin:Flag of the United States.svg|22px]] '''Hoa Kỳ:''' Hơn 1.000 máy bay và trực thăng các loại<br>Không quân hỗ trợ 12.115 phi vụ ném bom, 6.473 phi vụ trực thăng và 268 phi vụ [[B-52]]<br>Pháo binh bắn yểm trợ 678.000 viên 105mm và 148.329 viên pháo 155mm<ref>{{chú thích web | url = https://books.google.com.vn/books?id=yQTm8SnzPxsC&pg=PA188&dq=an+loc+arvn+lost+30+tanks&hl=vi&sa=X&redir_esc=y#v=onepage&q=an%20loc%20arvn%20lost%2030%20tanks&f=false | tiêu đề = Hell in An Loc | author = | ngày = | ngày truy cập = 8 tháng 2 năm 2018 | nơi xuất bản = Google Books | ngôn ngữ = }}</ref><br>40.000 tấn bom các loại<ref>Có một “Điện Biên Phủ trên không” ở An Lộc, báo Quân đội Nhân dân số ra ngày 29-12-2012</ref>
|strength2=[[Tập tin:Flag of South Vietnam.svg|22px]] '''Việt Nam Cộng Hòa:''' 7.500 (lúc ban đầu)<ref>Andrew Wiest, ed. Lâm Quang Thi. ''Rolling Thunder In A Gentle Land''. Chapter 6. Oxford: Osprey Publishing, 2006</ref><br>Hơn 25.000 (lực lượng tăng viện)<br>Hàng trăm xe tăng, xe thiết giáp<br> [[Tập tin:Flag of the United States.svg|22px]] '''Hoa Kỳ:''' Hơn 1.000 máy bay và trực thăng các loại<br>Không quân hỗ trợ 12.115 phi vụ ném bom, 6.473 phi vụ trực thăng và 268 phi vụ [[B-52]]<br>Pháo binh bắn yểm trợ 678.000 viên 105mm và 148.329 viên pháo 155mm<ref>{{chú thích web | url = https://books.google.com.vn/books?id=yQTm8SnzPxsC&pg=PA188&dq=an+loc+arvn+lost+30+tanks&hl=vi&sa=X&redir_esc=y#v=onepage&q=an%20loc%20arvn%20lost%2030%20tanks&f=false | tiêu đề = Hell in An Loc | author = | ngày = | ngày truy cập = 8 tháng 2 năm 2018 | nơi xuất bản = Google Books | ngôn ngữ = }}</ref><br>40.000 tấn bom các loại<ref>Có một “Điện Biên Phủ trên không” ở An Lộc, báo Quân đội Nhân dân số ra ngày 29-12-2012</ref>
|casualties1=Theo [[Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam]]: khoảng 2.000 chết, 5.000 bị thương <ref>Hồ sơ cục Quân y: Chiến dịch Nguyễn Huệ 4/1972 - 1/1973: 13.412 thương binh chiếm 26,83% quân số; trong đó đợt 1 là 6.214 chiếm 13,42% quân số. Số tử vong hoả tuyến toàn chiến dịch được ghi nhận là 3.961 chiếm 7,92% quân số</ref>
|casualties1=Theo [[Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam]]: khoảng 2.000 chết, 5.000 bị thương <ref>Hồ sơ cục Quân y: Chiến dịch Nguyễn Huệ 4/1972 - 1/1973: 13.412 thương binh chiếm 26,83% quân số; trong đó đợt 1 là 6.214 chiếm 13,42% quân số. Số tử vong hoả tuyến toàn chiến dịch được ghi nhận là 3.961 chiếm 7,92% quân số</ref>
Dòng 45: Dòng 45:
Thường trực tại Bộ chỉ huy còn có:[[Hoàng Văn Thái]], [[Phạm Hùng]], [[Trần Độ]] và [[Hoàng Cầm (tướng)|Hoàng Cầm]]<ref name="ReferenceA">Bộ Tư lệnh miền-Hồ Sĩ Thành, Trần Thị Nhung-Nhà xuất bản Trẻ</ref>.<blockquote>Lực lượng [[Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam|Quân Giải phóng miền Nam]] cho chiến dịch Nguyễn Huệ được chuẩn bị kỹ lưỡng: Sư đoàn 5, 7, 9; Trung đoàn bộ binh 24, 271<ref>Trong quá trình thực hiện chiến dịch, 2 trung đoàn 24 và 271 tổ chức thành đoàn C30B, hay còn gọi là Đoàn Bình Long</ref>; Trung đoàn đặc công 429; 2 Trung đoàn 28 và 42 Pháo binh Miền; 2 tiểu đoàn Tăng thiết giáp 20 và 21 và Đại đội 33 độc lập; Đại đội 52 Cao xạ tự hành; 4 tiểu đoàn pháo phòng không. Đội hình tấn công ban đầu lên tới 15.000 quân (Chiến dịch Nguyễn Huệ sử dụng 40.000 quân). Đóng ở phía sau bộ tư lệnh Miền, [[Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam|Quân Giải phóng miền Nam]] chỉ còn 3 trung đoàn dự bị cuối cùng: 201, 205 và 207, nhưng cuối chiến dịch chỉ điều được trung đoàn 205 tăng cường phòng thủ cho sư đoàn 7.
Thường trực tại Bộ chỉ huy còn có:[[Hoàng Văn Thái]], [[Phạm Hùng]], [[Trần Độ]] và [[Hoàng Cầm (tướng)|Hoàng Cầm]]<ref name="ReferenceA">Bộ Tư lệnh miền-Hồ Sĩ Thành, Trần Thị Nhung-Nhà xuất bản Trẻ</ref>.<blockquote>Lực lượng [[Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam|Quân Giải phóng miền Nam]] cho chiến dịch Nguyễn Huệ được chuẩn bị kỹ lưỡng: Sư đoàn 5, 7, 9; Trung đoàn bộ binh 24, 271<ref>Trong quá trình thực hiện chiến dịch, 2 trung đoàn 24 và 271 tổ chức thành đoàn C30B, hay còn gọi là Đoàn Bình Long</ref>; Trung đoàn đặc công 429; 2 Trung đoàn 28 và 42 Pháo binh Miền; 2 tiểu đoàn Tăng thiết giáp 20 và 21 và Đại đội 33 độc lập; Đại đội 52 Cao xạ tự hành; 4 tiểu đoàn pháo phòng không. Đội hình tấn công ban đầu lên tới 15.000 quân (Chiến dịch Nguyễn Huệ sử dụng 40.000 quân). Đóng ở phía sau bộ tư lệnh Miền, [[Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam|Quân Giải phóng miền Nam]] chỉ còn 3 trung đoàn dự bị cuối cùng: 201, 205 và 207, nhưng cuối chiến dịch chỉ điều được trung đoàn 205 tăng cường phòng thủ cho sư đoàn 7.


Để yểm trợ cho chủ lực, có 63 đơn vị bộ đội địa phương ở các tỉnh đội cùng phối hợp chiến đấu, nhưng sự tham gia của du kích lại khá hạn chế do chiến trường diễn ra chủ yếu trong khu vực đô thị. Lực lượng này đóng vai trò chủ chốt về hậu cần, trinh sát cho lực lượng chính quy.</blockquote>Trực tiếp chỉ huy các đơn vị chiến đấu tại trận An Lộc có lệnh Công Trường 9 [[Nguyễn Thới Bưng]] và lệnh Công Trường 7 Bùi Thanh Vân. Trận đánh An Lộc do toàn bộ đội hình sư đoàn 9 tấn công, một phần của chiến dịch Nguyễn Huệ.
Để yểm trợ cho chủ lực, có 63 đơn vị bộ đội địa phương ở các tỉnh đội cùng phối hợp chiến đấu, nhưng sự tham gia của du kích lại khá hạn chế do chiến trường diễn ra chủ yếu trong khu vực đô thị. Lực lượng này đóng vai trò chủ chốt về hậu cần, trinh sát cho lực lượng chính quy.</blockquote>Trực tiếp chỉ huy các đơn vị chiến đấu tại trận An Lộc có đoàn trưởng sư đoàn 9 [[Nguyễn Thới Bưng]] và sư đoàn trưởng đoàn 5 Bùi Thanh Vân. Trận đánh An Lộc do toàn bộ đội hình sư đoàn 9 tấn công, một phần của chiến dịch Nguyễn Huệ.


==== Binh lực VNCH gồm: ====
==== Binh lực VNCH gồm: ====
Dòng 168: Dòng 168:


==Đợt tấn công lần thứ 6==
==Đợt tấn công lần thứ 6==
Sau 4 tiếng đồng hồ pháo kích, đồng thời xếp đặt lại đội ngũ, bộ đội Quân Giải phóng lợi dụng thời tiết xấu với những cơn mưa nặng hạt để tấn công đồng loạt từ cả ba mặt Ðông Bắc, Tây và Nam. Trong 3 ngày giao tranh, Quân Giải phóng chịu nhiều thương vong trong các trận đánh trên đường phố, chưa kể số tổn thất to lớn vì [[Boeing B-52 Stratofortress|B-52]]. Về phía QLVNCH chịu nhiều thiệt hại (riêng quân Biệt Cách Dù đã là 68 chết và 130 bị thương), [[Lực lượng Biệt cách dù Việt Nam Cộng hòa|Biệt Cách Dù]] phải tạo dựng được một nghĩa trang để chôn cất người chết nằm sát ngôi chợ Bình Long cũ.
Sau 4 tiếng đồng hồ pháo kích, đồng thời xếp đặt lại đội ngũ, bộ đội Quân Giải phóng lợi dụng thời tiết xấu với những cơn mưa nặng hạt để tấn công đồng loạt từ cả ba mặt Ðông Bắc, Tây và Nam. Trong 3 ngày giao tranh, Quân Giải phóng chịu nhiều thương vong trong các trận đánh trên đường phố, chưa kể số tổn thất to lớn vì [[Boeing B-52 Stratofortress|B-52]]. Về phía QLVNCH chịu nhiều thiệt hại (68 chết và 130 bị thương), [[Lực lượng Biệt cách dù Việt Nam Cộng hòa|Biệt Cách Dù]] phải tạo dựng được một nghĩa trang để chôn cất người chết nằm sát ngôi chợ Bình Long cũ.


Gần 40 ngày đã trôi qua, lực lượng tấn công của Quân Giải phóng dù đã được chuẩn bị kỹ càng cũng gặp khó khăn do lương thực và đạn dược ngày càng thiếu hụt cho một trận chiến quá lâu dài với một cường độ khốc liệt như vậy. Bom đạn hàng ngày tàn phá các vị trí tiếp liệu, đánh phá các đường tiếp tế. Vũ khí, đạn dược mỗi ngày một hao hụt, đã mất hàng chục xe tăng và số thương vong không được bổ sung... Bao nhiêu sự khó khăn dồn dập trong lúc hậu phương lại quá xa. Mỗi ngày qua đi là gánh nặng càng thêm chồng chất.
Gần 40 ngày đã trôi qua, lực lượng tấn công của Quân Giải phóng dù đã được chuẩn bị kỹ càng cũng gặp khó khăn do lương thực và đạn dược ngày càng thiếu hụt cho một trận chiến quá lâu dài với một cường độ khốc liệt như vậy. Bom đạn hàng ngày tàn phá các vị trí tiếp liệu, đánh phá các đường tiếp tế. Vũ khí, đạn dược mỗi ngày một hao hụt, đã mất hàng chục xe tăng và số thương vong không được bổ sung... Bao nhiêu sự khó khăn dồn dập trong lúc hậu phương lại quá xa. Mỗi ngày qua đi là gánh nặng càng thêm chồng chất.

Phiên bản lúc 03:31, ngày 1 tháng 7 năm 2019

Trận An Lộc
Một phần của Chiến tranh Việt Nam
Thời gian13 tháng 4 - 20 tháng 7 năm 1972
Địa điểm
Kết quả Hoa KỳViệt Nam Cộng hoà tuy giữ được thị xã nhưng bị Quân giải phóng miền Nam Việt Nam bao vây cô lập
Tham chiến
Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam Quân lực Việt Nam Cộng Hòa
Không quân Hoa Kỳ
Chỉ huy và lãnh đạo
Bùi Thanh Vân[cần dẫn nguồn]
Nguyễn Thới Bưng[cần dẫn nguồn]
Nguyễn Thế Trị
Lê Văn Hưng
Hồ Trung Hậu
Lực lượng
15.000 (ban đầu)
35.000 (toàn chiến dịch)
48 xe tăng (gồm cả 17 xe tăng chiến lợi phẩm thu được của đối phương)
Việt Nam Cộng Hòa: 7.500 (lúc ban đầu)[1]
Hơn 25.000 (lực lượng tăng viện)
Hàng trăm xe tăng, xe thiết giáp
Hoa Kỳ: Hơn 1.000 máy bay và trực thăng các loại
Không quân hỗ trợ 12.115 phi vụ ném bom, 6.473 phi vụ trực thăng và 268 phi vụ B-52
Pháo binh bắn yểm trợ 678.000 viên 105mm và 148.329 viên pháo 155mm[2]
40.000 tấn bom các loại[3]
Thương vong và tổn thất
Theo Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam: khoảng 2.000 chết, 5.000 bị thương [4]

Theo Quân lực Việt Nam Cộng hòa:2.280 chết
2.091 mất tích
8.564 bị thương[5]
38 xe tăng và xe thiết giáp, 32 khẩu pháo bị phá hủy
10 máy bay, 20 trực thăng bị bắn rơi[5][6]

Theo Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam: Hơn 8.000 thiệt mạng[7]:188

Trận An Lộc là trận chiến tại An Lộc[8]. Đây là một trận chiến mà phía Việt Nam Cộng hòa xem là đợt 2 trong Chiến dịch Hè 1972 hay "Mùa Hè Đỏ Lửa" trong Chiến tranh Việt Nam [9]. Về phía Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, thì đây là một trận đánh hiệp đồng binh chủng trong đợt 1 của Chiến dịch Nguyễn Huệ (1 tháng 4 năm 1972 - 19 tháng 1 năm 1973).

An Lộc là địa bàn quân sự chiến lược tối quan trọng đối với Quân lực Việt Nam Cộng hòa vì đây là cửa ngõ Tây Bắc ngăn Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam tiến về thủ đô Sài Gòn sau khi quận lỵ Lộc Ninh rơi vào tay họ ngày 7 tháng 4 năm 1972.

Phía Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam tấn công trực tiếp thị xã An Lộc gồm có Sư đoàn 9, 2 trung đoàn pháo binh 28 và 42, 4 tiểu đoàn pháo phòng không[10] và tiểu đoàn tăng thiết giáp 20, về sau tăng cường thêm tiểu đoàn tăng thiết giáp 21[11]. Tham chiến ở vòng ngoài là Sư đoàn 5, 7 và Đoàn C30B.

Phòng thủ thị trấn An Lộc, phía Quân lực Việt Nam Cộng hòa có Sư đoàn 5 Bộ binh, Liên đoàn 3 Biệt động quân cùng lực lượng Nhân dân Tự vệĐịa phương quân tỉnh Bình Long. Trong quá trình diễn ra trận đánh, Hoa Kỳ dùng trực thăng chở thêm hàng ngàn quân Việt Nam Cộng hòa vào An Lộc, đồng thời huy động gần 20.000 quân tìm cách giải vây bằng cách đánh theo Đường 13. Ngoài ra, Không quân Hoa Kỳ yểm trợ bằng gần 1.000 máy bay và trực thăng các loại, từ ném bom, vận tải tới chuyển thương.

Đợt tấn công đầu tiên do Sư đoàn 9 Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam khai pháo. Vì tin rằng sẽ chiếm được An Lộc, cùng ngày hôm đó tại Paris, Ngoại trưởng Nguyễn Thị Bình, trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Hội nghị Paris, tuyên bố chỉ trong vòng 10 ngày nữa An Lộc sẽ là thủ đô của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

Bối cảnh trước trận đánh

Tháng 8 năm 1971, Bộ Chính trị Đảng lao động Việt Nam ra Nghị quyết mở cuộc tiến công chiến lược 1972 trên các hướng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Trị Thiên (chiến dịch Trị Thiên), trong đó Đông Nam Bộ là hướng tiến công chính nhằm tiêu diệt 1 lực lượng quân sự lớn và mở rộng vùng chiếm được. Chủ trương ở Đông Nam Bộ là đánh gục Quân đoàn III và lực lượng tổng trù bị của Việt Nam Cộng hòa.

Cuối tháng 2, khi quá trình chuẩn bị đã hoàn tất, Bộ Tư lệnh Miền quyết định mở chiến dịch Nguyễn Huệ với lực lượng hùng hậu tương đương cấp Quân đoàn.

Trước lúc diễn ra trận đánh, Quốc lộ 13 đã bị Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam kiểm soát. Lúc này An Lộc bị cô lập, quân VNCH muốn chi viện chỉ còn cách dụng đường không.[12] Ngày 05/04/1972, Quân Giải phóng mở chiến dịch Nguyễn Huệ. Ngày 07/04 Quân Giải phóng đã làm chủ hoàn toàn quận Lộc Ninh, thọc sâu đánh sang quận Chơn Thành và bao vây chặt thị xã An Lộc.[7]

Bộ chỉ huy chiến dịch của Quân Giải phóng gồm:

Thường trực tại Bộ chỉ huy còn có:Hoàng Văn Thái, Phạm Hùng, Trần ĐộHoàng Cầm[13].

Lực lượng Quân Giải phóng miền Nam cho chiến dịch Nguyễn Huệ được chuẩn bị kỹ lưỡng: Sư đoàn 5, 7, 9; Trung đoàn bộ binh 24, 271[14]; Trung đoàn đặc công 429; 2 Trung đoàn 28 và 42 Pháo binh Miền; 2 tiểu đoàn Tăng thiết giáp 20 và 21 và Đại đội 33 độc lập; Đại đội 52 Cao xạ tự hành; 4 tiểu đoàn pháo phòng không. Đội hình tấn công ban đầu lên tới 15.000 quân (Chiến dịch Nguyễn Huệ sử dụng 40.000 quân). Đóng ở phía sau bộ tư lệnh Miền, Quân Giải phóng miền Nam chỉ còn 3 trung đoàn dự bị cuối cùng: 201, 205 và 207, nhưng cuối chiến dịch chỉ điều được trung đoàn 205 tăng cường phòng thủ cho sư đoàn 7. Để yểm trợ cho chủ lực, có 63 đơn vị bộ đội địa phương ở các tỉnh đội cùng phối hợp chiến đấu, nhưng sự tham gia của du kích lại khá hạn chế do chiến trường diễn ra chủ yếu trong khu vực đô thị. Lực lượng này đóng vai trò chủ chốt về hậu cần, trinh sát cho lực lượng chính quy.

Trực tiếp chỉ huy các đơn vị chiến đấu tại trận An Lộc có sư đoàn trưởng sư đoàn 9 Nguyễn Thới Bưng và sư đoàn trưởng sư đoàn 5 Bùi Thanh Vân. Trận đánh An Lộc do toàn bộ đội hình sư đoàn 9 tấn công, một phần của chiến dịch Nguyễn Huệ.

Binh lực VNCH gồm:

  • Liên đoàn 3 biệt động quân
  • 3 trung đoàn bộ binh 8, 7 và 52

Trước Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, Quân lực Việt Nam Cộng hòa có lợi thế phòng thủ đô thị và ưu thế về trang thiết bị với sự yểm trợ từ Không quân Hoa Kỳ.

Các diễn biến trước trận đánh

Lúc 1 giờ sáng ngày 1 tháng 4, Đoàn C30B Quân giải phóng gồm Trung đoàn 24 và 271, phối thuộc Đại đội xe tăng 33 tấn công cứ điểm Sa Mát, do Chiến đoàn 49 Quân lực Việt Nam Cộng hòa trấn giữ, với mục đích nghi binh. Tuy bị bất ngờ, nhưng lực lượng đồn trú cũng đã chống trả mãnh liệt, dùng M-72 bắn hỏng 3 xe tăng. Rạng sáng ngày 5 tháng 4 năm 1972, vào lúc bình minh, Bộ Tư lệnh Chiến dịch hạ quyết tâm:

"Phải chiếm An Lộc trước ngày 20 tháng 4 năm 1972, nghĩa là phải đè nặng áp lực tối đa lên một vùng hơn 100 km nằm về phía Bắc Sài Gòn, để cầm chân một số lớn lực lượng nòng cốt của địch tại đây."

Ngày 5 tháng 4 năm 1972, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam sử dụng lực lượng của sư đoàn 5, tăng cường Trung đoàn 3 Bộ binh (Sư đoàn 9), Trung đoàn pháo binh 28 và 2 đại đội xe tăng, do Thượng tá Bùi Thanh Vân [15] chỉ huy, tấn công mạnh vào Lộc Ninh là quận ở phía bắc An Lộc. Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam giao chiến với lực lượng phòng thủ của Chiến đoàn 9 Quân lực Việt Nam Cộng hòa (bao gồm Trung đoàn 9 Bộ Binh, 30 chiến xa của Thiết đoàn 5, có thêm các đơn vị Biệt động quân Biên phòng, Địa Phương Quân và Nghĩa quân ở Lộc Ninh). Do trận đánh kéo dài mà chưa chiếm được ưu thế, quân tấn công lui trở ra, pháo kích vào các ổ kháng cự của quân trú phòng. Đồng thời họ nghiên cứu lại trận đánh.

15 giờ ngày 6 tháng 4 năm 1972, một đơn vị trinh sát của Trung đoàn đặc công 429 bất ngờ tấn công phá hủy sân bay Quản Lợi, thăm dò từ phía bắc, đồng thời cắt đứt tuyến tiếp viện bằng đường không của An Lộc. Đoạn đường từ An Lộc đi Lộc Ninh bị gián đoạn hoàn toàn, chỉ có thể liên lạc bằng điện thoại. Đại tá Nguyễn Công Vĩnh, tư lệnh Chiến đoàn 9 Quân lực Việt Nam Cộng hòa điều 2 tiểu đoàn bộ binh và thiết giáp 1 đang phòng ngự căn cứ Hoa Lư (tiền đồn ở Bắc Lộc Ninh) về ứng cứu như bị rơi vào đúng trận địa phục kích của Sư đoàn 5 (F5). Bộ tư lệnh B2 tăng cường cho hướng này trung đoàn pháo hỗn hợp 40 (gồm pháo, cối và hỏa tiễn H12), 2 đại đội xe tăng hỗn hợp (PT-76T-54). Bộ đội sư đoàn 5 tiếp tục công kích, bắn cháy 18 xe tăng, 31 xe thiết giáp M113 và bắn rơi 8 máy bay trực thăng UH-1 của Quân lực Việt Nam Cộng hòa.

5 giờ 30 phút ngày 7 tháng 4 năm 1972, Quân Giải phóng mở đợt tấn công tổng lực vào chi khu Lộc Ninh. Sau 3 ngày bị tấn công và bị cắt đứt tiếp viện, quân trú phòng được lệnh di chuyển dần dần về phía Nam để lùi về An Lộc. Toàn bộ 30 chiến xa của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, một số bị phá hủy. Đến 14 giờ, Quân Giải phóng đã chiếm lĩnh hoàn toàn chi khu Lộc Ninh. Đại tá Nguyễn Công Vĩnh, Chiến đoàn trưởng Chiến đoàn 9 bị bắt sống. Ngày 8 tháng 4 năm 1972, Lộc Ninh hoàn toàn thuộc quyền kiểm soát của quân Giải phóng.

Chỉ trong vòng 3 ngày giao tranh, Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã có 600 binh sĩ chết chưa kể số bị thương hoặc bị bắt. Chiến đoàn 9 bị thiệt hại nặng, đại tá Nguyễn Công Vĩnh và trung tá Nguyễn Đức Dương, chỉ huy thiết đoàn 1 bị bắt. Hơn 100 xe tăng - xe thiết giáp chỉ còn hơn 30 chiếc thoát được về An Lộc.

Sư đoàn 7 xuất phát từ vùng biên giới Campuchia, đi vòng qua An Lộc, tiến xuống phong tỏa Quốc lộ 13 ở phía Nam An Lộc, tức là con đường bộ duy nhất tiếp tế cho thị trấn này, đồng thời uy hiếp các căn cứ Katum, Bổ Túc, Tống Lê Chân, Thiện Ngôn, phối hợp với Đoàn C30B để cầm chân Sư đoàn 25 Bộ binh Việt Nam Cộng hòa tại Tây Ninh, ngăn cản không cho tiếp viện An Lộc. Các đơn vị hạ quyết tâm: "Dựng bức tường thép trên Quốc lộ 13, không để 1 chiếc xe, 1 tên địch nào vượt qua trận địa".

Lực lượng 2 bên ở thị trấn An Lộc

Sau khi chiếm được Lộc Ninh, Sư đoàn 5 hành quân tiến theo quốc lộ 13, uy hiếp mặt Bắc An Lộc. Một số đơn vị của sư đoàn này trực tiếp tham gia tấn công An Lộc. Sư đoàn 9 cũng xuất phát từ biên giới, là lực lượng chủ lực tấn công An Lộc. Sau khi hạ được cứ điểm cầu Cần Lê, tiến xuống và tấn công An Lộc từ phía Tây.

Đối với Quân lực Việt Nam Cộng hòa, Trước áp lực mỗi ngày một mạnh của địch, để tránh bị bao vây tiêu diệt, Chiến đoàn 52 phải rút bỏ Cần Lê, lui về phòng thủ mạn Tây Bắc An Lộc. Trung đoàn 8 còn nguyên vẹn quân số 2.500 binh sĩ phòng thủ ở hướng Bắc An Lộc - hướng tấn công chính của Quân Giải phóng, án ngữ điểm cao núi Đồng Long, cùng phối hợp chống đỡ hướng tấn công chính của Quân Giải phóng. Liên đoàn 3 Biệt động quân phòng thủ phía Đông, án ngữ điển cao Núi Gió. Trung đoàn 7 phòng thủ hướng Nam và Tây Nam, đề phòng tập hậu, đồng thời sẽ tập kích khi có điều kiện để mở thông tuyến tiếp viện từ phía Nam.

Tại tuyến phòng thủ An Lộc, lực lượng phòng thủ của Việt Nam Cộng hòa rơi vào thế bất lợi khi toàn bộ 24 khẩu đại bác 105mm của Tiểu đoàn 52 Pháo binh Việt Nam Cộng hòa đã bị pháo kích phá hủy gần hết, chỉ còn lại một khẩu duy nhất may mắn "còn sống sót". Ngoài ra, một pháo đội 6 khẩu của quân Nhảy dù được trực thăng vận xuống Đồi Gió, về phía Đông An Lộc, mấy ngày sau cũng bị quân Giải phóng tấn công và tiêu diệt.

Trong quá trình trận đánh, quân Việt Nam Cộng hòa được chi viện liên tục từ không quân Mỹ, trong đó quan trọng nhất là máy bay ném bom hạng nặng B-52.

Diễn biến trận đánh An Lộc đợt đầu tiên

Trước sức ép gia tăng của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam vào thị xã An Lộc, Tổng tham mưu trưởng và Tư lệnh Quân đoàn III Việt Nam Cộng hòa đã điều động binh lực tiếp viện cho An Lộc. Toàn bộ Lữ đoàn 1 Nhảy Dù, với ba tiểu đoàn 5, 6 và 8 đang phòng ngự ở Sài Gòn được gởi đến tăng viện. Toàn bộ Sư đoàn 21 Bộ binh cùng với Trung đoàn 15 thuộc Sư đoàn 9 Bộ binh từ miền Tây cũng được trực thăng bốc lên Lai Khê.

Tuy nhiên, kể từ đây, quãng đường Chơn Thành đi Lộc Ninh đã bị tắc nghẽn. Các đơn vị tăng viện của Quân lực Việt Nam Cộng hòa cố tiến từng bước một để đến gần đơn vị bạn An Lộc, nhưng mỗi bước tiến đều liên tục bị các ổ phục kích ven đường đánh trả quyết liệt, chịu nhiều thương vong. Tiến lên không nổi, phải quay trở lại, để rồi tìm cách tiến lên. Toàn bộ quân số của F7 Quân Giải phóng rải quân vào tuyến phục kích dài 26 km từ Chơn Thành đến An Lộc, sẵn sàng chỉ điểm cho pháo binh bắn hạ đối phương ở Quốc lộ 13.

Cuộc giao tranh vẫn tiếp diễn ác liệt. Dần dần, lực lượng bên trong An Lộc đã có thể khởi lại thế công, dù phải hết sức chật vật. Do phải chuyển quân đi chặn lực lượng giải vây nên lực lượng bao vây bị phân tán, quân Việt Nam Cộng hòa phòng thủ ở An Lộc thừa cơ phản kích, mở rộng vòng vây. Vòng bán kính bao vây thị trấn chỉ chừng 500 mét nhưng tới ngày 11 tháng 4/1972, vòng đai kiểm soát được nới rộng thêm hơn 3 km đường bán kính.

Tập tin:ARVN flee, 1972.jpg
Binh sĩ Việt Nam Cộng hòa đang cố trèo lên một chiếc trực thăng UH-1 để di tản khỏi An Lộc

Bên ngoài, Lữ đoàn 1 Nhảy Dù vượt khỏi Chơn Thành được 7 km về hướng Bắc, sau khi giải tỏa áp lực từ Lai Khê đến Chơn Thành. Sau nhiều trận đụng độ ác liệt với Quân Giải phóng, Lữ Ðoàn 1 Dù chịu nhiều thiệt hại phải giao lại trách nhiệm cho các đơn vị của Sư Ðoàn 21 Bộ Binh giữ an ninh trục lộ, những đoạn đường đã được phá vây.

Riêng trong ngày 11 tháng 4, 27 chiếc pháo đài bay B-52 đã trút hơn 800 tấn bom xuống các vị trí đối phương. Có lẽ nhờ thế, buổi chiều hôm đó, mức độ pháo kích đã giảm sút nhiều. Các đơn vị bộ đội, cả pháo binh lẫn bộ binh tổn thất nặng nề.

Sư Ðoàn 21 Bộ Binh Việt Nam Cộng hòa được tăng phái Trung Ðoàn 15 thuộc Sư Ðoàn 9 và một tiểu đoàn Nhảy Dù, lãnh nhiệm vụ khai thông Quốc lộ 13. Nhưng mãi 2 tháng sau đến ngày 8 tháng 6[cần dẫn nguồn] mới hoàn thành nổi.

Ngay ngày hôm sau 13 tháng 4, xe tăng của Quân Giải phóng miền Nam bắt đầu tiến vào thị xã An Lộc.

Mở màn cho trận đánh khốc liệt đầu tiên bằng thiết giáp này, hồi rạng sáng, bộ đội từ mạn bắc thành phố tiến chiếm đồi Đồng Long và chiếm phi trường Quản Lộc[13]. Lúc ấy, toàn thể kho nhiên liệu, đạn dược gần sân bay bị pháo kích phát hỏa bốc cháy dữ dội. Hàng ngàn quả pháo bắn vào An Lộc dọn đường, rồi thiết giáp và bộ binh tiến vào.

Đoàn chiến xa tiến theo đường Ngô Quyền, sát cạnh Bộ Chỉ Huy của Đại tá Mạch Văn Trường, Trung Ðoàn Trưởng của Trung Ðoàn 8 Bộ Binh Việt Nam Cộng hòa.

Khi còn cách Bộ Chỉ Huy của Đại tá Mạch Văn Trường 20 mét thì đoàn xe bị khựng lại bởi một loạt đạn M-72 (vũ khí cá nhân dùng để chống xe tăng). Xe tăng dẫn đầu bốc cháy, trườn tới mấy thước rồi ngừng hẳn. Các xe tăng còn lại cũng rơi vào ổ phục kích. Trong trận này, có 7 xe đã bị bắn cháy sát cạnh Bộ Chỉ Huy của Trung Ðoàn 8 Bộ Binh, 3 bởi M-72 và 4 bởi trực thăng vũ trang và AC-130. Ðoàn xe tăng lùi lại để rồi tìm đường khác tiến vào. Tiếng súng vang rền trong phân nửa phía Bắc thị xã An Lộc.

Trong lúc giao tranh ác liệt tiếp diễn, sáng ngày 13 tháng 4, Đại tá Trương Hữu Đức, chỉ huy lực lượng VNCH ở Chơn Thành, đang ngồi trên trực thăng chỉ huy, bị trúng đạn pháo phòng không và tử trận.

Trở lại An Lộc, sau 30 giờ ác chiến đẫm máu bằng đủ mọi hình thức, xáp lá cà, cận chiến bằng lựu đạn, súng dài, súng ngắn thi nhau nổ, trong phân nửa thị xã phía Bắc, hai bên đều bị thiệt hại nặng, và kiệt lực, cần phải nghỉ ngơi và chỉnh đốn lại.

Đợt tấn công An Lộc lần thứ 2

Ngày 14 tháng 4 năm 1972 An Lộc vẫn bị xiết chặt trong vòng vây chừng vài cây số vuông. Lực lượng phòng thủ của Việt Nam Cộng hòa không bung ra ngoài được để hoạt động. Trung tướng Nguyễn Văn Minh, Tư lệnh Quân đoàn III muốn lập một đầu cầu mở cửa ra vào An Lộc, nới rộng tầm hoạt động của lực lượng phòng thủ của Việt Nam Cộng hòa. Mặt bắc, mặt tây, mặt nam đều bị bít kín, chỉ còn mặt đông nam, với những ngọn đồi thoai thoải. Tướng Minh trao nhiệm vụ này cho Trung đoàn 15 dưới quyền Đại tá Hồ Ngọc Cẩn.[16]

Cuộc họp mặt tại căn cứ Lai Khê giữa Trung tướng Dư Quốc Đống, Tư lệnh Sư Ðoàn Nhảy Dù, Trung tướng Nguyễn Văn Minh và Đại tá Lê Quang Lưỡng kết thúc mau chóng. Sau 5 vòng bay trực thăng quan sát, Đại lá Lưỡng chọn ấp Srok Ton Cui làm bãi đáp, nơi này nằm về phía Đông cách An Lộc 4 km.

Ngày 14 tháng 4 năm 1972, Tiểu đoàn 6 Dù được trực thăng vận xuống trước để dọn bãi đáp. Ngày hôm sau, Tiểu đoàn 5, Tiểu đoàn 8 cùng Bộ chỉ huy của Lữ đoàn 1 Nhảy Dù xuống theo. Sau đó Tiểu đoàn 6 Nhảy Dù ở lại Ðồi Gió trấn giữ đoạn hậu (về sau bị đối phương đánh tả tơi). Còn hai tiểu đoàn kia là 2 cánh quân song song tiến vào An Lộc và họ gặp sự phản kích quyết liệt của đối phương.

Sáng 15 tháng 4, Quân Giải phóng tấn công mạnh vào phía bắc thị trấn An Lộc. Một số xe tăng đã chọc thủng phòng tuyến phía Bắc, di chuyển xuống đến nửa phía nam thành phố, nhưng vài xe tăng cũng bị bắn cháy. Cả đội hình tạm dừng. Các tổ lái T-54 mới từ miền Bắc vào nên không thông thạo đường đi, không có khả năng chiến đấu trong đô thị, bị mắc bẫy phục kích của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, dẫn đến tổn thất nghiêm trọng.

Rút kinh nghiệm lần trước, lực lượng phòng thủ của Việt Nam Cộng hòa tập trung bắn thiết giáp, không chỉ bằng M-72 mà bằng cả súng cối B-40/B-41 tịch thu được của QGP khi họ tấn công vào thành phố. Trong các cuộc giao tranh này, QGP để lộ rõ một khuyết điểm lớn trong kỹ thuật tác chiến trong thành phố: thiếu phối hợp giữa bộ binh và cơ giới. Lực lượng phòng thủ của Việt Nam Cộng hòa ẩn nấp trên các cao ốc, trong các hầm trú ẩn, tại bất cứ nơi nào kín đáo mà họ thuộc nằm lòng để chĩa tất cả họng súng đủ loại vào một mục tiêu quá lớn, và quá rõ ràng đang di chuyển trên đường phố, trong lúc đôi bên chỉ cách nhau trong vòng 10 mét thì lực lượng phòng thủ của Việt Nam Cộng hòa tấn công.

Do QGP từ xa tới, không thông thạo đường sá, không biết rõ địa thế bằng những binh sĩ Việt Nam Cộng hòa từng đóng quân từ lâu tại An Lộc, do đó đã phát sinh thêm một số thiệt hại không đáng có. Đến đây thì sức tấn công của họ giảm sút đáng kể, và số xe tăng còn lại chẳng bao nhiêu.

Theo tài liệu từ Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam:

"Riêng Mặt trận Bình Long ta không dứt điểm được. Giữa tháng 4/1972 địch tập trung cố thủ với 5 Lữ đoàn, lực lượng Không quân chi viện tăng gấp nhiều lần trong khi ta bị thương vong hao hụt, sức tiến công giảm sút. Rõ ràng thời cơ dứt điểm Bình Long không còn, ta chuyển sang bao vây cô lập."[17]

Ngày 9 tháng 4/1972 tại Quảng Trị, Tiểu Ðoàn 6 Thủy Quân Lục Chiến dùng M-72 (súng phóng hỏa tiễn chống chiến xa, thuộc loại vũ khí cá nhân) tiêu diệt nhiều xe tăng của đối phương ở căn cứ Phượng Hoàng. Chiến thắng đầu tay này được loan truyền mạnh mẽ trên hệ thống truyền thanh của Việt Nam Cộng hòa.

Cũng trên làn sóng này, kỹ thuật bắn thiết giáp cũng được phổ biến, hướng dẫn, giải thích tường tận. Binh sĩ Việt Nam Cộng hòa, hầu như mỗi người đều có một máy thu thanh bỏ túi để nghe âm nhạc. Họ được phổ biến cách sử dụng vũ khí chống chiến xa, và các cấp chỉ huy mặt trận không bỏ qua cơ hội này để luyện tập thêm tại chỗ, như trường hợp của Chuẩn tướng Lê Văn Hưng, ngay sau trận tấn công bằng xe tăng đầu tiên của đối phương vào An Lộc.

Ngày 15 tháng 4/1972, Trung tướng Nguyễn Văn Minh dời Bộ Tư lệnh Quân Ðoàn 3 đến Lai Khê để trực tiếp chỉ huy mặt trận Bình Long. Họ đã huy động lực lượng Nhảy Dù, Bộ Binh, Thiết Kỵ khoảng 20.000 binh sĩ để giải tỏa Quốc lộ 13 cùng hỏa lực yểm trợ hạng nặng.

Lúc ấy, Liên đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù, đang hoạt động bên trong phòng tuyến địch, cũng được trực thăng bốc hết về An Lộc vào ngày 16 tháng 4/1972, để tiêu diệt các tổ đặc công của đối phương lọt được vào thị xã sau hai lần tấn công. Lính Biệt Cách Nhảy Dù được huấn luyện để đơn độc chiến đấu, quen cách tác chiến, thói quen và vũ khí đối phương. Chính các tổ Biệt Cách Dù này đã thanh toán các toán đặc công đang lẫn trong dân.

Sau khi quân Nhảy Dù bắt tay được với quân trấn thủ, họ liền nới rộng vòng đai về phía Nam. Không lực Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ hoạt động mạnh. Pháo đài B-52 dội bom nhiều nơi chỉ cách An Lộc một cây số về phía Bắc, gây nhiều thiệt hại cho quân tấn công. Lực lượng phòng thủ của Việt Nam Cộng hòa cố nới rộng vòng đai phòng thủ, đồng thời di chuyển được chừng 2.000 dân chúng ra khỏi An Lộc để chạy về Chơn Thành.

"Trận tấn công Bình Long lần 2 của ta bất thành. Sau 4 ngày đột phá liên tục, 18 trên 25 xe tăng bị cháy hoặc bị hư hỏng nặng..."[17]

Đợt tấn công lần thứ 3

Ngày 18 tháng 4/1972, đợt tấn công thứ ba của Quân Giải phóng vào An Lộc bắt đầu. Chuẩn tướng Lê Văn Hưng, Tư lệnh Sư Ðoàn 5 Bộ Binh, tổng tư lệnh lực lượng trú phòng, đã tuyên bố: "Ngày nào tôi còn, An Lộc còn."

Thêm nhiều xe tăng của VNCH bị hạ gần Bộ chỉ huy của Chuẩn tướng Hưng. Pháo đài B-52 tiếp tục dội bom chung quanh. Không lực Việt Nam Cộng Hòa dồn dập yểm trợ và tiếp tế nhưng vấp phải hàng rào phòng không mạnh của Quân Giải phóng, từ đại liên 12.7 ly, các pháo phòng không 37 ly và 57 ly, tên lửa phòng không tầm nhiệt vác vai Strela 2 bố trí ẩn nấp trong rừng cao su bao vây An Lộc. Không quân Việt Nam Cộng hòa chịu nhiều tổn thất nhưng cũng đã yểm trợ khá nhiều để lực lượng dưới mặt đất của VNCH tiếp tục cầm cự.

Nhiều kiện hàng tiếp tế cho quân Việt Nam Cộng hòa (thả lơ lửng bằng cánh dù) từ máy bay thả xuống rơi tạt ra ngoài hàng rào phòng thủ và làm quà cho đối phương. Quốc lộ 13 vẫn tắc nghẽn trong khi lực lượng tiếp viện của Việt Nam Cộng hòa vẫn tiến lên một cách ì ạch trước sức chiến đấu dữ dội của các ổ đề kháng của Sư đoàn 7 đối phương. Nhờ điều đó, Quân Giải phóng củng cố lực lượng quyết tấn công thêm một lần nữa.

Đợt tấn công lần thứ 4

Tập tin:An Loc wounded.jpg
Binh sĩ Việt Nam Cộng hòa đang cứu thương cho đồng đội tại An Lộc

Nửa đêm về sáng ngày 21 tháng 4/1972, Quân Giải phóng pháo kích trên 2.000 trái đạn đủ loại vào những địa điểm phòng ngự của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, rồi đánh vào thị xã từ bốn nơi khác nhau. Bốn mũi tiến quân cùng khởi động từ ở mặt Ðông: tại 2 km về phía Đông Nam An Lộc, tại 3 km về phía Đông Nam, tại 1 km về phía Đông Nam, và tại 5 km cũng phía Đông Nam đều là những nơi đóng của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Tại mỗi địa điểm tấn công, Quân Giải phóng sử dụng 5- xe cùng với một tiểu đoàn bộ đội đi theo hỗ trợ. Và lần này, bộ đội đặc công bên trong thị xã bắt đầu hoạt động mạnh trở lại để ăn nhịp với các hoạt động bên ngoài, bằng kỹ thuật nở hoa trong lòng địch.

Tuy nhiên, do thiếu sự phối hợp, các mũi này không khai diễn đồng loạt, mà lại cách quãng nhau. Mũi thứ nhất lúc 4 giờ sáng, và mũi sau cùng hồi 13 giờ chiều. Nhờ thế, lực lượng phòng thủ của Việt Nam Cộng hòa có thể yểm trợ cho nhau một phần hỏa lực còn lại, và nhất là hỏa lực của không quân.

Cuộc đổ quân của Lữ Ðoàn 1 Nhảy Dù bị thiệt hại nặng ở Đồi Gió. Tiểu Ðoàn 6 Dù và một pháo đội gồm 6 khẩu đại bác 105 ly bị Quân Giải phóng đánh thiệt hại nặng vào lúc 17 giờ ngày 21 tháng 4/1972. Có đến 17 phi vụ B-52 để yểm trợ cho An Lộc trong ngày hôm ấy. Trong số đó có 3 phi vụ yểm trợ cho Tiểu Ðoàn 6 Dù rút khỏi Đồi Gió, nằm 4 km về phía Đông An Lộc. Nhưng tiểu đoàn 6 gặp phải mũi tấn công hùng hậu của địch gờm sẵn để tấn công mặt Ðông Nam An Lộc đúng vào ngày này, nên bị tấn công quyết liệt và tan tành. Mặc dù vậy, những đơn vị còn bám trụ lại tồn tại và sống sót mũi tấn công này của đối phương.

Trong lòng nửa phía Bắc thành phố An Lộc, cuộc giao tranh giữa Biệt Cách Dù và đặc công Miền tiếp tục với mức độ ác liệt, tạo thành những mảng "da báo" trên phần đất này. Hàng trăm xác chết của binh sĩ 2 bên và của cả thường dân nằm trên các đường phố.

Đêm 22 rạng 23 tháng 4/1972, Bộ Tư lệnh Miền tung thêm 2 cánh quân, một đánh vào Tiểu Ðoàn 8 Dù ở cửa Nam An Lộc, và một cánh quân khác đánh vào Trung Ðoàn 15 của Sư đoàn 9 Bộ Binh trên Quốc lộ 13. Cánh quân đánh Tiểu Ðoàn 8 Dù có 2 xe tăng T-54 và 2 chiếc BTR-60 (xe thiết giáp, sức nặng và hỏa lực đều nhẹ hơn xe tăng) yểm trợ. Lúc này, lực lượng phòng thủ của Việt Nam Cộng hòa đã có loại súng chống tăng loại mới mang tên XM202 từ M-72 cải tiến (do lính Dù đem theo lúc không vận vào An Lộc), có thể bắn liên tiếp 4 phát, khi nổ tạo ra sức nóng 3.600 độ Fahrenheit mỗi trái.

Binh sĩ Việt Nam Cộng hòa đang cố trèo lên càng một chiếc trực thăng UH-1 đang thực hiện di tản ở An Lộc

Do bất ngờ mà cả bốn chiếc xe tăng, thiết giáp đều bị cháy rụi. Bộ đội tùng thiết thiếu sự yểm hộ của tăng-thiết giáp, nên bị đánh bật trở ra. Vị sĩ quan chỉ huy trưởng của Tiểu Ðoàn 8 Dù còn liên lạc và hướng dẫn phi cơ AC-130 (có gắn pháo 105 ly bắn theo chỉ thị mục tiêu của radar) tiêu diệt luôn 4 xe tăng khác đang chạy về phía đóng quân của Trung Ðoàn 15 Bộ Binh Việt Nam Cộng hòa.

Sau đợt tấn công lần thứ tư, Quân Giải phóng tiếp tục pháo kích vào vị trí Quân lực Việt Nam Cộng hòa, nhưng thay đổi chiến thuật.

Trong khi đó, chiến sự ở đoạn đường Quốc lộ 13 giữa Chơn Thành và An Lộc vẫn tiếp tục diễn ra ác liệt. Bên Quân lực Việt Nam Cộng hòa cố tiến lên, còn nhiều chiến sĩ Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam trong các hố chiến đấu cá nhân nằm rải rác dọc Quốc lộ 13 để phục kích và chỉ điểm cho pháo binh của họ từ xa bắn tới.

Ngày nào cũng có một số trực thăng Việt Nam Cộng hòa bị bắn rơi. Mãi đến ngày 8 tháng 5/1972, lực lượng VNCH ở Quốc lộ 13 mới tiến thêm được 6 km nữa để chiếm làng Tàu Ô, nằm giữa Chơn Thành và An Lộc. Trận giao tranh đẫm máu kéo dài 3 ngày đã gây thiệt hại nặng cho cả đôi bên. Quân Giải phóng đã xây những hầm chiến đấu kiên cố sâu đến 6 mét dưới lòng đất khiến máy bay không thể nào phá nổi. Lính VNCH phải đánh cận chiến, đánh bằng lựu đạn, và chiếm cứ từng hầm hố, từng địa đạo, từng căn nhà, từng thước đất một, để dứt điểm quân đối phương.

Lúc ấy, hai trung đoàn của Sư Ðoàn 21 Bộ Binh Việt Nam Cộng hòa tức tốc được trực thăng vận xuống phía Bắc của làng Tàu Ô để rồi đánh thốc xuống, trong khi đó hai trung đoàn khác từ phía Nam đánh lên. Trước khi chiếm làng này, lính VNCH đã phải đối đầu với 4 tiểu đoàn Quân Giải phóng. Bộ Tư lệnh Miền tiếp tục tăng cường 2 tiểu đoàn pháo và đặc công cho mạn Bắc làng Tàu Ô, nhưng 6 tiểu đoàn của họ bị 4 trung đoàn QLVNCH áp đảo về quân số và vũ khí. Chiếm ưu thế, Quân lực Việt Nam Cộng hòa lập một phòng tuyến tại đây, tạo một đầu cầu trên đường tiến vào An Lộc, buộc đối phương phải rút.

Đợt tấn công lần thứ 5

Đúng 0 giờ ngày 11/5/1972, giờ khởi đầu của tình trạng thiết quân luật trên toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa, bộ đội mở một màn pháo kích ào ạt các nơi đóng quân của Quân lực Việt Nam Cộng hòa trên toàn An Lộc. Đến 4 giờ sáng, pháo binh ngừng bắn.

Không lâu sau đó QGP chia 3 cánh từ hướng chính Bắc, Ðông Bắc, và Tây Bắc với quân số của mỗi cánh quân ở cấp trung đoàn, được yểm trợ bởi các xe tăng T-54 dẫn đầu đánh ập xuống nửa thị xã phía trên. Ở ngã Đông Bắc, họ đột nhập vào khu Chợ Mới, sát bên phòng tuyến của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Trận giao tranh tại đây càng lúc càng kéo dài, mãi đến 8 giờ 30 sáng. Mặt Bắc thành phố là mặt bị uy hiếp nặng nhất ngay từ đầu cuộc chiến. Các cánh quân tấn công mai phục trong đồn điền cao su Quản Lợi và từ Quốc lộ 13 bây giờ đồng lượt kéo ra tấn công như vũ bão.

Ở mặt chính Bắc và Tây Bắc, QGP huy động một lực lượng mạnh có xe tăng dẫn đầu để tiến công. Các xe tăng dẫn đầu đã chọc thủng thành công phòng tuyến Tây Bắc. Theo sau là hai trung đoàn bộ binh. Tuy nhiên đoàn xe tăng phóng quá nhanh làm bộ đội theo không kịp, liền lập tức bị quân Việt Nam Cộng hòa dùng hỏa tiễn M-72, XM202 và cả súng B-40 (tịch thu lúc trước) bắn hạ 8 chiếc. Tuy nhiên, bộ đội vẫn đến kịp thời buộc các đơn vị phòng thủ phải rút.

Đúng lúc một trung đoàn của F5 và trung đoàn 2 của F9 từ mạn Tây Bắc đánh vào. Hàng loạt bom B-52 thả xuống trúng đích khiến lực lượng này bị thiệt hại nặng khi chỉ cách bìa thành phố một cây số, lực lượng còn lại không thể đột phá vào trong thành phố và phải rút ra. Chỉ trong ngày này, Bộ Tư lệnh Hoa Kỳ tại Việt Nam đã dành cho chiến trường An Lộc 20 phi vụ B-52 với 1.800 tấn bom đủ loại. Một lần nữa Quân lực Việt Nam Cộng hòa lại thoát hiểm.

Cùng lúc đó, cánh quân thứ tư của F9 với một trung đoàn được yểm trợ bởi 10 xe tăng dẫn đầu, đã đánh thốc từ dưới lên trên, theo ngã Tây Nam vào lúc 6 giờ 30 sáng. Lực lượng trú phòng chống trả ác liệt, Quân Giải phóng không thể tiến lên được. Tuy nhiên, ở cả hai mặt Bắc lẫn Nam, một số đơn vị đã xâm nhập được vào thành phố và chia thành nhiều tổ chiến đấu nhỏ. Quân lực Việt Nam Cộng hòa dồn lực lượng ra cố triệt tiêu bằng được số quân này, suốt ngày 12 tháng 5/1972, họ liên tục đánh cận chiến để ngăn toán bộ binh xung kích. Mãi cho đến tối, QGP mất lợi thế về đêm, rút lui trở ra, chiến trường mới tạm lắng dịu. Pháo binh lại bắn liên hồi vào bên trong thành phố.

Đợt tấn công lần thứ 6

Sau 4 tiếng đồng hồ pháo kích, đồng thời xếp đặt lại đội ngũ, bộ đội Quân Giải phóng lợi dụng thời tiết xấu với những cơn mưa nặng hạt để tấn công đồng loạt từ cả ba mặt Ðông Bắc, Tây và Nam. Trong 3 ngày giao tranh, Quân Giải phóng chịu nhiều thương vong trong các trận đánh trên đường phố, chưa kể số tổn thất to lớn vì B-52. Về phía QLVNCH chịu nhiều thiệt hại (68 chết và 130 bị thương), Biệt Cách Dù phải tạo dựng được một nghĩa trang để chôn cất người chết nằm sát ngôi chợ Bình Long cũ.

Gần 40 ngày đã trôi qua, lực lượng tấn công của Quân Giải phóng dù đã được chuẩn bị kỹ càng cũng gặp khó khăn do lương thực và đạn dược ngày càng thiếu hụt cho một trận chiến quá lâu dài với một cường độ khốc liệt như vậy. Bom đạn hàng ngày tàn phá các vị trí tiếp liệu, đánh phá các đường tiếp tế. Vũ khí, đạn dược mỗi ngày một hao hụt, đã mất hàng chục xe tăng và số thương vong không được bổ sung... Bao nhiêu sự khó khăn dồn dập trong lúc hậu phương lại quá xa. Mỗi ngày qua đi là gánh nặng càng thêm chồng chất.

Hàng ngày, các chiến sĩ Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã chia nhau đi lượm những cánh dù tiếp tế bị gió thổi bay ra khỏi vùng kiểm soát của Việt Nam Cộng hòa để bổ sung lương thực, đạn dược cho kho dự trữ. Lực lượng phòng thủ của VNCH cũng chẳng hơn gì. Hàng trăm thương binh không được di tản từ 40 ngày qua nằm dài chung quanh các phi trường để chờ đợi trực thăng vận chuyển khỏi vòng vây. Dù Quân Giải phóng không đụng chạm đến tuyến di tản dân thường, nhưng sân bay nào cũng là mục tiêu chọn sẵn của pháo binh. Vừa thấy bóng trực thăng thấp thoáng ở đâu là pháo binh nã ngay đến đó. Tuy vậy, một số phi công của Mỹ và Việt Nam Cộng hòa cũng đáp xuống được, di chuyển được khá nhiều binh sĩ nhưng thời gian hạ cánh không lâu, hơn nữa trực thăng cũng không thể chuyển được nhiều hàng hóa, đạn dược.

Trong khi đó, càng tiến đến An Lộc, lực lượng tiếp viện của VNCH càng bị thiệt hại nặng. Trung tướng Nguyễn Văn Minh của VNCH đành thay đổi chiến thuật: Ưu tiên vào việc càn quét những đơn vị chung quanh An Lộc và dọc theo quốc lộ 13, sau đó dọn đường cho lực lượng Bộ Binh tiến vào An Lộc. Toàn bộ Sư Ðoàn 21 Bộ Binh và các lực lượng tăng phái gồm Trung Ðoàn 9, Trung đoàn 15, Biệt Động Quân, Kỵ Binh, Nhảy Dù được huy động để đánh giải vây.

Pháo đài bay B-52, máy bay phản lựcmáy bay ném bom của Mỹ đã ráo riết tấn công để dọn đường. Được không quân Mỹ yểm trợ mạnh, lực lượng tiếp viện của VNCH ào ạt tiến lên, vượt được suối Tàu Ô, qua Tân Khai, Xa Cát, Xa Trạch nhưng đến trưa 16 tháng 5/1972, đoàn quân này chỉ còn cách An Lộc khoảng 3 km thì bị khựng lại bởi sức phản kích quyết liệt của Quân Giải phóng. Chiến sự diễn ra quyết liệt.

Đợt tấn công lần thứ 7

Ngày 19 tháng 5/1972 là ngày sinh lãnh tụ Hồ Chí Minh. Theo tin tức của một tù binh cao cấp bị bắt tại An Lộc thì bộ tham mưu Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam[cần dẫn nguồn] sẽ cử hành lễ này trước đó 3 ngày, để khích lệ tinh thần chiến sĩ lần chót quyết chiếm thị trấn này vào ngày 19 tháng 5/1972, mừng sinh nhật lãnh tụ.

Nhưng do một toán biệt kích Việt Nam Cộng hòa khi được tung vào vùng tình nghi 16 km về phía Tây Nam tỉnh Bình Long đã phát hiện vị trí của ban tham mưu nên sau khi nhận đúng tọa độ, toán Biệt Kích gọi về Bộ Chỉ Huy Hành Quân. Sáu phi vụ B-52 đã liên tiếp dội bom xuống vùng này, xóa sổ nhiều vị trí và khiến Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam không tấn công được.

Tuy nhiên, sau khi mau chóng sắp xếp lại lực lượng, ngày 23 tháng 5/1972, từ rạng sớm cho đến xế chiều, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam lại mở liên tiếp 4 đợt tấn công bằng xe tăng vào các đơn vị Việt Nam Cộng Hòa tại khu vực Nam và Tây Nam An Lộc, cách thị trấn này từ 1 đến 5 km, nhưng những mũi tiến công của họ không còn sắc bén như lúc đầu, nên 1 lần nữa, họ bị thiệt hại nặng và đẩy lui. Sau khi trận đánh này kết thúc, có thêm 3 chiếc T-54 và 5 chiếc PT-76 bị hạ.

Lực lượng cố thủ tại An Lộc đã rất mệt mỏi, nếu có thể mở thêm 1 đợt tấn công lớn nữa, chắc chắn An Lộc sẽ thất thủ. Tuy nhiên, do những thắng lợi vượt ngoài dự đoán của Quân Giải phóng ở mặt trận Trị Thiên (chiến dịch Trị Thiên) mà những lãnh đạo cấp cao của Quân Giải phóng quyết định chuyển hướng, không tập trung tấn công ở Đông Nam Bộ nữa mà ưu tiên trang thiết bị và binh khí kỹ thuật sang chiến trường Trị Thiên[cần dẫn nguồn]. Không nhận được tiếp liệu đầy đủ, nhất là về đạn dược, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam gặp chồng chất khó khăn. Chi tiết này có đề cập trong hồi ký thượng tướng Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam Trần Văn Trà.

Lúc này, lực lượng giải tỏa vẫn ì ạch tại đồn điền Xa Cam và Quốc lộ 13 vẫn bị mai phục bằng pháo và các ổ phục kích. Hai trung đoàn Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa vẫn tiếp tục lục soát chung quanh vòng đai phía Nam An Lộc. Qua máy truyền tin, các lực lượng An Lộc biết được quân tiếp viện còn cách họ không xa mấy.

Không quân chiến thuật yểm trợ quân Việt Nam Cộng Hòa tại vùng Nam An Lộc, trong lúc không quân chiến lược với B-52 liên tiếp dội bom xuống phía Bắc thị trấn, phá vỡ các kho vũ khí, đạn dược ít ỏi vừa mới được chuyển từ miền bắc vào. QLVNCH tiếp tục dùng hỏa lực mạnh tấn công quyết liệt vào các chốt phòng thủ chặn viện của đối phương trên lộ 13, khiến cho lực lượng chặn viện ở đây suy yếu dần.

Theo phía Quân Giải phóng miền Nam, Trung ương Cục miền Nam (Quân ủy của Quân giải phóng miền nam) báo cáo về Trung ương Đảng ngoài Bắc sự thiệt hại nặng của các đơn vị tham gia chiến dịch. Bản báo cáo này nêu rõ trường hợp điển hình là Trung Ðoàn 209, sau một thời gian trấn giữ ở hai địa danh Bàu Bàng và Tàu Ô đã hao hụt nặng[cần dẫn nguồn]: Mỗi đại đội còn không đầy 30 người, và mỗi tiểu đoàn chỉ còn khoảng 90 so với quân số lúc đầu là 350 người.

Nguy cơ Công trường 7 nếu cố tiếp tục chịu gánh nặng phòng thủ, sẽ bị xóa sổ, khi mà bản thân Công trường 9 đã mất phần lớn đội hình tiến công sau 2 tháng trời đánh nhau ở An Lộc. Sư đoàn 5 cũng dời về miền tây để tham gia mặt trận phối hợp. Trung ương Cục đề nghị ngừng tiến công và chuyển sang vây lỏng An Lộc. Chớp lấy tình thế này, quân lực Việt Nam Cộng Hòa tại mặt trận An Lộc dần dần chuyển từ thế thủ ra công, giải tỏa được vòng vây đối phương. Cũng vào ngày cuối tháng 5/1972, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã bay thị sát hai mặt trận Kontum và Thừa Thiên, cả hai mặt trận đều đang đắm chìm trong lửa đạn. Ðồng thời tổng thống Thiệu cũng phát động chiến dịch 18 ngày "thi đua giết giặc" mừng ngày quân lực 19 tháng 6.

Trung tướng Nguyễn Văn Minh của Việt Nam Cộng hòa, khi tiếp xúc với báo chí tại Lai Khê ngày 31 tháng 5/1972 đã mô tả trận chiến này là trận đánh khó khăn nhất và dài nhất trong cuộc đời binh nghiệp của ông. Ông tuyên bố: "Cộng sản đã đạt được một lợi thế ngay từ đầu với quân số đông gấp bốn lần, và quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã phải chấp nhận khá nhiều tổn thất. Tuy nhiên, sau 54 ngày giao tranh, Cộng quân đã thiệt hại ít nhất là 30.000 bộ đội trong tổng số 4 sư đoàn. Mưu đồ của Cộng sản mong tiến đánh thủ đô Sài Gòn đã hoàn toàn bị chặn đứng tại An Lộc."'

(Tuy nhiên tài liệu của Quân Giải phóng miền Nam thống kê rằng tại thị trấn họ chịu khoảng 7.000 thương vong chứ không tới 30.000 như tướng Minh nói, đồng thời họ cũng chỉ có hơn 30.000 lính tham gia vây An Lộc mà thôi)

Tập tin:061.png
Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu (phải) và Tướng Lê Văn Hưng gặp lại nhau sau khi tiến vào An Lộc

Trung tướng Trần Văn Trà nhận xét về trận An Lộc:

Kết thúc trận An Lộc

Tổng quân số của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam trong trận An Lộc[18][cần số trang]

Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam Quân số
Sư đoàn 5 9.230
Sư đoàn 7 8.600
Sư đoàn 9 10.680
Đơn vị pháo binh 69 3.830
Các đơn vị độc lập khác 3.130

Trung Ðoàn 33 thuộc Sư Ðoàn 21 Bộ Binh và Trung Ðoàn 15 thuộc Sư Ðoàn 9 cùng tiểu đoàn Nhảy Dù của VNCH song song tiến lên, khởi đầu từ Xa Trạch. Tiểu Ðoàn 6 Nhảy Dù bị đánh tan nát từ ngày 21 tháng 4/1972 tại Đồi Gió cũng đã được tái bổ sung.

Với sự hỗ trợ của hai trung đoàn bạn, Tiểu Ðoàn 6 Nhảy Dù càn quét các đơn vị Quân Giải phóng cản đường (lúc bấy giờ đã sắp hết đạn), và chiều tối ngày 8 tháng 6/1972, Ðại Ðội 62 của Tiểu Ðoàn 6 Dù bắt tay được với một đại đội của Tiểu Ðoàn 8 Dù trấn giữ vùng Nam An Lộc từ ngày 17 tháng 4/1972.

Trước đây hai Tiểu Ðoàn 6 và 8 đã được trực thăng vận xuống ấp Srok Ton Cui ngày 15 tháng 4, nhưng lạc nhau kể từ đó. Đến nay 2 lại gặp nhau trên cửa ngõ An Lộc. Trung Ðoàn 15 thuộc Sư Ðoàn 9 và Trung Ðoàn 33 thuộc Sư Ðoàn 21 Bộ Binh, những đơn vị kềm chặt bộ đội để tiểu đoàn Nhảy Dù tiến lên, cũng cử những đơn vị đại diện đến bắt tay với lực lượng bên trong An Lộc.

Vòng đai bảo vệ thị trấn An Lộc được mở rộng, trực thăng có thể đáp an toàn để tải thương, đồng thời tiếp viện và tiếp tế cho chiến trường. Hàng chục ngàn binh sĩ được đổ vào An Lộc với đầy đủ lương thực, để thay thế cho những binh sĩ đã kiệt sức, hoặc quá mệt mỏi. Tuy nhiên, phần lớn lực lượng của Sư Ðoàn 21 Bộ Binh của Tướng Hồ Trung Hậu, vẫn ở ngoài thị trấn.

Sau cuộc giao tiếp đối với cánh quân giải tỏa Quốc lộ 13, quân Việt Nam Cộng hòa nhận được quân tiếp viện nên dồn mọi nỗ lực để tiêu diệt đối phương chung quanh An Lộc, nhất là những ổ phòng không và đại pháo của Quân Giải phóng còn sót lại.

Ngày 9 tháng 6/1972, lần đầu tiên kể từ hai tháng qua, một đoàn trực thăng 23 chiếc hạ cánh an toàn xuống An Lộc, vừa tiếp tế, vừa đổ quân, để rồi bốc thương binh ra. Quân trú phòng phấn khởi, tiến lên chiếm lại những vị trí của đối phương cố thủ tại phía Bắc An Lộc. Những tổ kháng cự bên trong thị trấn cũng lần lượt bị hạ. Cuộc di tản thương binh vẫn được tiếp diễn đều đặn.

Ngày Chủ nhật 11 tháng 6/1972, Tổng thống Thiệu chuyển lời khen ngợi nồng nhiệt của ông đến Trung tướng Nguyễn Văn Minh, Chuẩn tướng Lê Văn Hưng, Chuẩn tướng Hồ Trung Hậu (tư lệnh Sư Ðoàn 21 Bộ Binh), và tất cả các đơn vị trưởng cùng toàn thể các chiến sĩ thuộc mọi quân binh chủng đã chiến đấu bảo vệ thị xã An Lộc và khai thông Quốc lộ 13.

Trong lúc đó, Liên Ðoàn 81 Biệt Cách Nhảy DùLiên Ðoàn 3 Biệt Động Quân đã cùng song song tiến lên mặt Bắc An Lộc. Tiểu Ðoàn 36 Biệt Động Quân cắm cờ VNCH đầu tiên tại trại gia binh của binh chủng pháo binh ngày 12 tháng 6/1972. Kế đó, Tiểu Ðoàn 52 Biệt Động Quân đánh lên mặt Tây Bắc, sát sân bay và cạnh đồi Đồng Long. Tiểu Ðoàn này đã kiểm soát một cao điểm sát đồi Đồng Long để yểm trợ cho lực lượng Biệt Cách Dù tấn công chiếm được ngọn đồi, cắm cờ trên đồi này. Ngọn đồi này cao 128 mét, và là nơi Quân Giải phóng đặt pháo binh bắn vào An Lộc trong các tháng diễn ra chiến trận, sau khi hết đạn, họ bị QLVNCH truy kích đẩy lùi ra bìa rừng.

Sau sự kết giữa hai tiểu đoàn Nhảy Dù vào ngày 8 tháng 6/1972 lực lượng trú phòng tại An Lộc dò dẫm tiến lên mạn Bắc Quốc lộ 13 và nới rộng thêm vòng đai phòng thủ. Ngày 12 tháng 6/1972, khi cờ Việt Nam Việt Nam Cộng Hòa được cắm trên đỉnh đồi Đồng Long, Tướng Lê Văn Hưng tuyên bố với phái viên Vô Tuyến Việt Nam rằng "Thành phố An Lộc được hoàn toàn giải tỏa" (tuy nhiên thực tế thành phố vẫn bị vây lỏng cho tới khi Hiệp định Paris được ký kết vào tháng 1/1973). Theo Hồi ký: Chặng đường mười nghìn ngày của Thượng tướng Quân Giải phóng là Hoàng Cầm thì sau khi Quân Giải phóng phải chịu quá nhiều thương vong do B-52 rải thảm, Trung ương Cục miền Nam quyết định chuyển kế hoạch từ đánh chiếm sang vây lỏng, đánh lấn từng bước.[19]

Sau khi toàn bộ Sư đoàn 5 Quân Giải phóng rút về Lai Khê, Sư đoàn 18 Bộ Binh VNCH do Đại tá Lê Minh Đảo chỉ huy vào thay thế tiếp tục mở chiến dịch giải tỏa quanh khu vực An Lộc. Tuy nhiên, sư đoàn 5 của đối phương vẫn còn sung sức nên sư 18 BB đành bất lực không tiến công được. Hai bên vẫn trong tình trạng giằng co cho tới khi Hiệp định Paris được ký.

Theo số liệu của Quân Giải phóng, hơn 2.800 dân thường ở An Lộc và các vùng phụ cận đã bị QLVNCH giết hại trong chiến sự và trên 2.000 dân thường khác thiệt mạng do bị trúng pháo của QLVNCH trong lúc rút khỏi các ấp chiến lược[20].

Chú thích

  1. ^ Andrew Wiest, ed. Lâm Quang Thi. Rolling Thunder In A Gentle Land. Chapter 6. Oxford: Osprey Publishing, 2006
  2. ^ “Hell in An Loc”. Google Books. Truy cập 8 tháng 2 năm 2018.
  3. ^ Có một “Điện Biên Phủ trên không” ở An Lộc, báo Quân đội Nhân dân số ra ngày 29-12-2012
  4. ^ Hồ sơ cục Quân y: Chiến dịch Nguyễn Huệ 4/1972 - 1/1973: 13.412 thương binh chiếm 26,83% quân số; trong đó đợt 1 là 6.214 chiếm 13,42% quân số. Số tử vong hoả tuyến toàn chiến dịch được ghi nhận là 3.961 chiếm 7,92% quân số
  5. ^ a b Thi, Lam Quang (2009). Hell in An Loc: The 1972 Easter Invasion and the Battle that saved South Vietnam. University of North Texas Press. tr. 187. ISBN 9781574412765.
  6. ^ https://books.google.com.vn/books?id=yQTm8SnzPxsC&pg=PA187&dq=an+loc+arvn+2,280&hl=vi&sa=X&ved=0ahUKEwjFrbPnirTPAhUdR48KHcKSAisQ6AEIGzAA#v=onepage&q=an%20loc%20arvn%202%2C280&f=false
  7. ^ a b http://antg.cand.com.vn/Tu-lieu-antg/Buc-thu-gui-tu-ben-kia-chien-tuyen-340599/
  8. ^ An Lộc là tỉnh lỵ tỉnh Bình Long thời Việt Nam Cộng hòa, nay là thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước
  9. ^ Đợt 1 là cuộc tấn công Quảng TrịThừa Thiên thuộc Quân khu I của Việt Nam Cộng hòa vào hạ tuần tháng 3. Đợt 2 là mở mặt trận Bình Long thuộc Quân khu 3 vào thượng tuần tháng 4. Và đợt 3 là cuộc tấn công KontumPleiku thuộc Cao nguyên Trung phần Quân khu 2 vào trung tuần tháng 4 theo chiến lược "đốt giai đoạn". - Andrew Wiest, ed. Lâm Quang Thi. Rolling Thunder In A Gentle Land. Chapter 6. Oxford: Osprey Publishing, 2006
  10. ^ Nguồn: Bách khoa Quân sự 2004
  11. ^ Nguồn: Lịch sử bộ đội Tăng-Thiết giáp Quân Giải phóng miền Nam và Quân khu 7
  12. ^ Hồi ký Đời Binh nghiệp, Chương V, tác giả Thượng tướng Nguyễn Thế Trị
  13. ^ a b Bộ Tư lệnh miền-Hồ Sĩ Thành, Trần Thị Nhung-Nhà xuất bản Trẻ
  14. ^ Trong quá trình thực hiện chiến dịch, 2 trung đoàn 24 và 271 tổ chức thành đoàn C30B, hay còn gọi là Đoàn Bình Long
  15. ^ Về sau được phong Trung tướng
  16. ^ http://www.tuoitrendt.de/sudoan9bb_mattrananloc72.html. Đã bỏ qua văn bản “Sư đoàn 9 BB - Mặt trận An Lộc 1972 và Những Ngày Cuối Cùng,Tháng 4-1975” (trợ giúp); |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  17. ^ a b Bộ Tư lệnh Miền-Hồ Sĩ Thành, Trần Thị Nhung-Nhà xuất bản Trẻ
  18. ^ Source: Major General James F. Hollingsworth, "Communist Invasion in Military Regional III," unpublished narrative, 1972. (Microfiche Reel 44, University Publications of America: Records off Military Assistance Command, Vietnam.)
  19. ^ Hồi ký: Chặng đường mười nghìn ngày, tác giả Thượng tướng Hoàng Cầm, chương 17
  20. ^ “Nhân dân Bình Long kiên cường đấu tranh, góp phần giải phóng hoàn toàn tỉnh Bình Phước”. http://tuyengiaobinhphuoc.org.vn. Truy cập 8 tháng 2 năm 2018.

Liên kết ngoài

Anh ngữ

Việt ngữ