Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đỗ Kính Tu”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 66: Dòng 66:
Về bi kịch này, Phan Huy Chú đã viết: “Vỗ về dân xã, dẹp yên giặc giã, dự hàng công lớn mà bỏ mình vì bọn quyền thần tàn bạo”.
Về bi kịch này, Phan Huy Chú đã viết: “Vỗ về dân xã, dẹp yên giặc giã, dự hàng công lớn mà bỏ mình vì bọn quyền thần tàn bạo”.


== Cái chết ==
Đình Hậu Ái mộ Đỗ Kính Tu đều được Bộ VHTT xếp hạng di tích văn hóa lịch sử cấp quốc gia năm 1989.
Lý Kính Tu được thờ tại đình Hậu Ái, phần mộ tổ của ông gọi là Mả Am và nơi các tỳ thiếp chết theo ông gọi là Mả Nàng. Các di tích trên đều đã được Bộ VHTT xếp hạng di tích văn hóa lịch sử cấp quốc gia năm 1989.


Một số câu đối về ông tại đình làng.

“Thánh địa đốc sinh hiền văn võ tài du vi quốc bảo.

Đăng sơn nan vãn nhật anh hùng phá giang lưu”

Nghĩa là: “Nơi thánh địa ắt sinh ra người hiền. Mưu tài văn võ là của quí cho đất nước”

"Chính khí ngật ngang lưu, ẩn ước trùng ba nhân mã ảnh

Anh thanh tồn Lý sử, thanh cao di tượng tử phần gian"

Nghĩa là: "Chính khí trùm sông nước sóng dồn ẩn hiện bóng người ngựa. Danh thơm còn trong sử đời Lý nơi quê cũ còn pho tượng thanh cao"

"Kính tế lịch tam triều, danh lưu giản sách

Gian trịnh trì nhất tiết, khí tác giang hà"

Nghĩa là: "Giúp nước cứu đời trải qua 3 đời vua, tên tuổi ghi sử sách. Trung trinh giữ vững một tiết, chí khí sừng sững sông nước"
== Chú thích ==
== Chú thích ==
{{tham khảo}}
{{tham khảo}}

Phiên bản lúc 06:01, ngày 4 tháng 7 năm 2019

Đỗ Kính Tu
Tập tin:DoKinhTuJPG.jpg
Chức vụ
Quốc sư phụ chính thời Lý Cao Tông
Thái úy, Thái phó, Thái bảo Nhà Lý
Thông tin chung
Sinh1152?
Mất1216
Nhuệ Giang
Dân tộcKinh
Tôn giáoPhật giáo
Tập tin:Phanmo.jpg
Phần mộ của Đỗ Kính Tu tại làng Hậu Ái

Đỗ Kính Tu (chữ Hán: 杜敬脩, 1152?-1216?) hay Lý Kính Tu (李敬脩) là một đại thần nhà Lý trong lịch sử Việt Nam.

Quê quán

Đỗ Kính Tu quê ở làng Hậu Ái.[1] Hậu Ái sau là một thôn thuộc xã Vân Canh, tổng Phương Canh, huyện Từ Liêm, tỉnh Hà Đông. Nay là xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.

Sự nghiệp

Ông thông minh từ bé, năm 13 tuổi đã đỗ Tú tài kỳ thi Hương. Đến năm 18 tuổi, khi triều đình mở khoa thi võ, ông đỗ Phong Võ Chức và được vua cử đi dẹp giặc.[2]

Năm 23 tuổi, ông đỗ đầu khoa thi Tam giáo và được vua phong chức Hàn Lâm Viện Đại Học Sĩ kiêm Võ sư. Sau đó, ông được phong nhiều chức như: Phụ Quốc Kiểm hiệu Thái uý, tước Đại Vương Đế Sư, Thái úy, Thái phó, Thái Bảo.[2]

Năm 1182, sau khi Thái úy Tô Hiến Thành mất, Đỗ Kính Tu được giữ chức Đế sư (thầy dạy học cho vua nhỏ Lý Cao Tông), từ đó chấm dứt hoàn toàn âm mưu phế lập của Chiêu Linh thái hậu.[3] sau giữ chức Quốc sư phụ chính thời Lý Cao Tông.

Cuối thời Lý, vùng Đại Hoàng nổi dậy chống triều đình do Phí Lang cầm đầu. Năm 1204, Đỗ Kính Tu được sai đem quân tới đánh dẹp.[3] Triều đình không giành được thắng lợi, vùng Đại Hoàng vẫn trong tình trạng ly khai trung ương tới tận thời Trần. Theo thần tích, Đỗ Kính Tu biết Phí Lang vốn là quan quân, do bất mãn với gian thần Đàm Dĩ Mông mới nổi dậy, nên Đỗ Kính Tu chỉ đánh lấy lệ rồi rút quân.[1]

Năm 1210, trước khi mất, Lý Cao Tông cho gọi Đỗ Kính Tu để ký thác.[3] Lý Cao Tông mất, Đỗ Kính Tu phò Thái tử Sảm lên ngôi, tức vua Lý Huệ Tông, vì vậy được ban quốc tính, nên còn gọi là Lý Kính Tu.

Cái chết

Ở làng Hậu Ái, người dân còn nhớ mãi công lao của ông đã cứu làng khỏi nạn úng ngập. Làng này nằm trong vùng đất trũng, đến mùa mưa cả làng chìm trong nước. Ai cũng muốn có con mương tiêu nước từ Di Trạch qua Hậu Ái, Hòe Thị, Thị Cấm rồi đổ vào sông Nhuệ, nhưng không làm được vì phải đi qua nhiều làng. Theo thần tích ở thôn Hậu Ái, Đỗ Kính Tu đã đứng ra thương lượng với các địa phương, lấy hơn chục mẫu ruộng do vua ban để đền bù cho các chủ đất, cho đào ngòi Hương Khê từ Đồng Chầm thuộc thôn Hậu Ái, qua địa phận các thôn Kim Hoàng, An Trai, Hòe Thị, Thị Cấm, đến cửa chùa Linh Ứng ra sông Nhuệ. Nhờ đó con mương ra đời, Hậu Ái không còn bị khổ vì nạn úng ngập nữa.

Nhưng bọn quan ghen ghét đã vu cáo ông cho đào mương để tiện hành quân đánh úp kinh thành. Uất ức quá, Đỗ Kính Tu cưỡi ngựa trầm mình ở bãi Quân Thần (thuộc Từ Liêm) tự vẫn.. Còn lưu truyền huyền thoại, trước lúc ông lên ngựa để phi ra sông Hồng (quãng Thượng Cát bây giờ) ông đã gọi đủ bảy người gồm vợ và thê thiếp, khuyên họ khi ông chết nên tái giá vì họ còn trẻ, nhưng cả bảy người không nghe và họ đã tuẫn tiết trước ngựa của ông, ở thôn Hậu Ái bây giờ còn miếu thờ bảy bà nàng không xa mộ của ông là mấy (đã được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử). Hôm đó là ngày 21 tháng 5 âm lịch năm 1216 (Bính Tý).

Cũng là sự lưu truyền, trước lúc nhảy xuống sông, ông đã có lời khấn nếu ông đúng tội, cả người và ngựa sẽ rời nhau và bị nước cuốn trôi mất, còn nếu như ông vô tội thì cả người và ngựa sẽ không rời nhau và nổi lên. Quả nhiên, chỉ sau ba ngày cả người và ngựa nổi lên và vẫn dính chặt vào nhau. Nỗi oan của ông sau này được giải tỏ, triều đình phong ông làm phúc thần đựợc thờ làm thành hoàng ở thôn Hậu Ái.

Về bi kịch này, Phan Huy Chú đã viết: “Vỗ về dân xã, dẹp yên giặc giã, dự hàng công lớn mà bỏ mình vì bọn quyền thần tàn bạo”.

Cái chết

Lý Kính Tu được thờ tại đình Hậu Ái, phần mộ tổ của ông gọi là Mả Am và nơi các tỳ thiếp chết theo ông gọi là Mả Nàng. Các di tích trên đều đã được Bộ VHTT xếp hạng di tích văn hóa lịch sử cấp quốc gia năm 1989.

Một số câu đối về ông tại đình làng.

“Thánh địa đốc sinh hiền văn võ tài du vi quốc bảo.

Đăng sơn nan vãn nhật anh hùng phá giang lưu”

Nghĩa là: “Nơi thánh địa ắt sinh ra người hiền. Mưu tài văn võ là của quí cho đất nước”

"Chính khí ngật ngang lưu, ẩn ước trùng ba nhân mã ảnh

Anh thanh tồn Lý sử, thanh cao di tượng tử phần gian"

Nghĩa là: "Chính khí trùm sông nước sóng dồn ẩn hiện bóng người ngựa. Danh thơm còn trong sử đời Lý nơi quê cũ còn pho tượng thanh cao"

"Kính tế lịch tam triều, danh lưu giản sách

Gian trịnh trì nhất tiết, khí tác giang hà"

Nghĩa là: "Giúp nước cứu đời trải qua 3 đời vua, tên tuổi ghi sử sách. Trung trinh giữ vững một tiết, chí khí sừng sững sông nước"

Chú thích

Liên kết ngoài