Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Miếu hiệu”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 12: Dòng 12:
|chuhan={{linktext|諡|號}}
|chuhan={{linktext|諡|號}}
}}
}}
'''Miếu hiệu''' ([[chữ Hán]]: 廟號) là tên hiệu dùng trong tông miếu dành cho các vị [[quân chủ]] sau khi họ đã qua đời, đây là một dạng kính hiệu khá đặc trưng của nền quân chủ [[Đông Á]] đồng văn, gồm [[Trung Quốc]], [[Triều Tiên]] và [[Việt Nam]].
'''Miếu hiệu''' ([[chữ Hán]]: 廟號) là tên hiệu dùng trong tông miếu dành cho các vị [[quân chủ]] sau khi họ đã qua đời, đây là một dạng kính hiệu khá đặc trưng của nền quân chủ [[Đông Á]] đồng văn, gồm [[Trung Quốc]], [[Triều Tiên]] và [[Việt Nam]] và [[Nhật Bản]].


Còn một dạng tôn hiệu, có cùng một tính chất là chỉ dành cho quân vương đã mất mới có, chính là [[thụy hiệu]].
Còn một dạng tôn hiệu, có cùng một tính chất là chỉ dành cho quân vương đã mất mới có, chính là [[thụy hiệu]].

Phiên bản lúc 23:34, ngày 20 tháng 7 năm 2019

Miếu hiệu
Tên tiếng Trung
Phồn thể廟號
Giản thể庙号
Tên tiếng Việt
Chữ Quốc ngữMiếu hiệu
Chữ Hán
Tên tiếng Triều Tiên
Hangul
Hanja
廟號
Tên tiếng Nhật
Kanji廟号
Hiraganaびょうごう

Miếu hiệu (chữ Hán: 廟號) là tên hiệu dùng trong tông miếu dành cho các vị quân chủ sau khi họ đã qua đời, đây là một dạng kính hiệu khá đặc trưng của nền quân chủ Đông Á đồng văn, gồm Trung Quốc, Triều TiênViệt NamNhật Bản.

Còn một dạng tôn hiệu, có cùng một tính chất là chỉ dành cho quân vương đã mất mới có, chính là thụy hiệu.

Khái niệm

Miếu hiệu được cho là có nguồn gốc từ triều đại trọng kính bái là nhà Thương. Sau khi vị quân chủ qua đời, vị quân vương nối ngôi và đình thần cùng thảo luận để tôn viết trên bài vị, hay trên các bài văn tế đọc trong các dịp giỗ chạp. Đặc điểm cơ bản của miếu hiệu là nó thường có một trong hai chữ: Tổ (祖) hoặc Tông (宗), đi trước thường là một tính từ mang tính miêu tả.

Miếu hiệu thường ngắn, chỉ có 1 tính từ đi với Tổ hoặc Tông, trong khi thụy hiệu có thể ngắn một vài chữ song cũng có thể rất dài, có khi lên hàng chục chữ.

Các trường hợp

Người sáng lập triều đại thường có miếu hiệu bằng chữ Tổ như Cao Tổ (như Hán Cao Tổ) hoặc Thái Tổ (như Lý Thái Tổ) hay Thế Tổ (như Nguyễn Thế Tổ) và Liệt Tổ (như Hán Chiêu Liệt Tổ). Cũng có trường hợp một số vua không phải là vua sáng lập triều đại, nhưng được coi là có công lớn ngang với vị sáng lập, cũng được đặt miếu hiệu bằng chữ Tổ như Minh Thành TổTrung Quốc; Nguyễn Thánh Tổ (Minh Mạng) và Nguyễn Hiến Tổ (Thiệu Trị) ở Việt Nam.

Riêng trường hợp nhà Trần ở Việt Nam, có vị hoàng đế đầu tiên là Trần Cảnh, nhưng khi đó cha là Thái thượng hoàng đế Trần Thừa vẫn còn sống, do đó miếu hiệu của Trần Thừa là Thái Tổ, còn Trần Cảnh là Thái Tông.

Các vị vua mất nước thường không được đặt miếu hiệu mà chỉ có thụy hiệu (như Lê Mẫn Đế, Liêu Thiên Tộ Đế) hoặc không có cả hai (như Nguyễn Quang Toản, Mạc Mậu Hợp). Nhiều miếu hiệu được các hậu duệ đặt cho tổ tiên chỉ là dân thường khi họ đã làm vua, lại có những vị vua mất nước lúc đó không có miếu hiệu nhưng ngày nay được con cháu đời sau truy tôn.

Một số miếu hiệu

Xem thêm

Tham khảo