Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Minh Triết”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 12: Dòng 12:
| ngày chết =
| ngày chết =
| nơi chết =
| nơi chết =
| chức vụ = [[Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam|Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam]]
| chức vụ = [[Tập tin:Flag of Vietnam.svg|22px]]<br/>
[[Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam|Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam]]
| bắt đầu = [[27 tháng 6]] năm [[2006]]
| bắt đầu = [[27 tháng 6]] năm [[2006]]
| kết thúc = [[25 tháng 7]] năm [[2011]] <br>{{số năm theo năm và ngày|2006|6|27|2011|7|25}}
| kết thúc = [[25 tháng 7]] năm [[2011]] <br>{{số năm theo năm và ngày|2006|6|27|2011|7|25}}

Phiên bản lúc 15:23, ngày 5 tháng 8 năm 2019

Nguyễn Minh Triết
Tập tin:Nguyen Minh Triet1.jpg
Chức vụ
Nhiệm kỳ27 tháng 6 năm 2006 – 25 tháng 7 năm 2011
5 năm, 28 ngày
Tiền nhiệmTrần Đức Lương
Kế nhiệmTrương Tấn Sang
Vị trí Việt Nam
Phó Chủ tịch nước
Nhiệm kỳ27 tháng 6 năm 2006 – 25 tháng 7 năm 2011
5 năm, 28 ngày
Tiền nhiệmTrần Đức Lương
Kế nhiệmTrương Tấn Sang
Nhiệm kỳtháng 1 năm 2000 – 27 tháng 6 năm 2006
6 năm, 158 ngày
Tiền nhiệmTrương Tấn Sang
Kế nhiệmLê Thanh Hải
Nhiệm kỳtháng 12 năm 1997 – tháng 1 năm 2000
Tiền nhiệmPhạm Thế Duyệt
Kế nhiệmTrương Quang Được
Nhiệm kỳ27 tháng 12 năm 1991 – 27 tháng 12 năm 1996
5 năm, 0 ngày
Nhiệm kỳ12 tháng 10 năm 1989 – 27 tháng 12 năm 1991
2 năm, 76 ngày
Nhiệm kỳ9 tháng 12 năm 1997 – 19 tháng 1 năm 2011
13 năm, 41 ngày
Nhiệm kỳ19 tháng 7 năm 1992 – 22 tháng 5 năm 2011
18 năm, 307 ngày
Thông tin chung
Sinh8 tháng 10, 1942 (81 tuổi)
Bến Cát, Thủ Dầu Một, Nam Kỳ, Liên bang Đông Dương
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Việt Nam
VợTrần Thị Kim Chi
Họ hàngNguyễn Thị Hoàng
Con cáiNguyễn Minh An, Nguyen Minh Thu
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush tại Phủ chủ tịch, tháng 11 năm 2006.

Nguyễn Minh Triết (sinh năm 1942) là một chính khách Việt Nam. Ông là Chủ tịch nước thứ sáu của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (nhiệm kỳ từ 27 tháng 6 năm 2006 cho đến 25 tháng 7 năm 2011). Người kế nhiệm ông là Trương Tấn Sang.

Trước khi trở thành Chủ tịch nước, ông là Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, một chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị tại Việt Nam. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X vào cuối tháng 3 năm 2006, trong danh sách Bộ Chính trị, ông đứng thứ 4 (sau các ông Nông Đức Mạnh, Lê Hồng AnhNguyễn Tấn Dũng). Trước đó 5 năm, tại Đại hội Đảng lần thứ IX, trong danh sách Bộ Chính trị, ông cũng đứng thứ 4 (sau các ông Nông Đức Mạnh, Trần Đức LươngPhan Văn Khải).

Thân thế và con đường chính trị

Ông sinh 8 tháng 10 năm 1942 tại xã Phú An, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương, Việt Nam, trong một gia đình nông dân trung lưu[1]. Năm 1957, ông lên Sài Gòn, theo học tại trường Trung học Petrus Ký, một trường trung học có tiếng thời bấy giờ.

Sau khi tốt nghiệp Tú tài năm 1960, ông theo học khoa Toán trường Đại học Khoa học Sài Gòn. Tại đây, ông bắt đầu tham gia phong trào sinh viên, học sinh Sài Gòn chống chính quyền Ngô Đình Diệm[1], nằm vùng ở Sài Gòn, gia nhập Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng miền Nam, một tổ chức thanh niên bí mật do Trung ương Cục miền Nam lãnh đạo.

Nguyễn Minh Triết trong bộ quốc phục.

Tháng 11 năm 1963, ông thoát ly ra chiến khu, công tác ở Khu Sài Gòn - Gia Định. Sau đó ông công tác văn thư kế toán, cán bộ nghiên cứu tại Trung ương Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng (Ban thanh vận Trung ương Cục miền Nam). Ngày 30 tháng 3 năm 1965, ông được kết nạp vào Đảng Nhân dân Cách mạng miền Nam với bí danh Trần Phong, còn gọi là Sáu Phong, được cử làm Bí thư Đoàn thanh niên Cơ quan Trung ương Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng miền Nam, Thường vụ Đoàn thanh niên các cơ quan Trung ương Cục miền Nam; và đi công tác chiến trường tại tỉnh Mỹ Tho cho đến năm 1973.[1]

Từ năm 1974 đến tháng 8 năm 1979, ông làm Phó Văn phòng Trung ương Đoàn; Phó Ban thanh niên xung phong Trung ương Đoàn. Tháng 9 năm 1979, ông được cử đi học tại trường Đảng Nguyễn Ái Quốc và tốt nghiệp Cử nhân ngành Lý luận chính trị tháng 7 năm 1981.[1]

Từ tháng 7 năm 1981 đến tháng 12 năm 1987, ông lần lượt giữ các chức vụ Trưởng ban Thanh niên xung phong Trung ương Đoàn; rồi Trưởng ban Mặt trận Trung ương Đoàn; Bí thư Đảng ủy cơ quan Trung ương Đoàn tại Thành phố Hồ Chí Minh; Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đoàn; Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam.[1]

Lãnh đạo tại các tỉnh thành vùng kinh tế trọng điểm phía nam

Tháng 1 năm 1988 đến tháng 9 năm 1989, ông được điều động bổ sung làm Tỉnh ủy viên Tỉnh ủy tỉnh Sông Bé. Tháng 10 năm 1989 đến tháng 12 năm 1991, ông được cử làm Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy tỉnh Sông Bé sau này là tỉnh Bình dương và Bình Phước. Trong những năm đầu tiến hành đổi mới kinh tế, Bình dương và TP Hồ chí Minh là những nơi có tốc độ tăng trưởng nhanh, thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 6 năm 1991), ông được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, giữ chức Ủy viên Trung ương Đảng. Tại đại hội này, ông chính thức dùng lại tên cũ Nguyễn Minh Triết. Tháng 12 năm 1991, ông được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Sông Bé và giữ chức vụ này cho đến tháng 12 năm 1996.[1]

Tháng 7 năm 1992, ông được bầu làm Đại biểu Quốc hội khóa IX với tư cách đại biểu của tỉnh Sông Bé. Sau đó, tháng 6 năm 1996, ông tái đắc cử chức vụ Ủy viên Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng.[1]

Tháng 1 năm 1997, ông được điều động vào chức vụ Phó Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Lúc này, Bí thư Thành ủy là ông Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị. Đến tháng 12 cùng năm, tại Hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành Trung ương Khóa VIII, ông cùng với các ông Nguyễn Phú Trọng, Phan Diễn, Phạm Thanh Ngân được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị. Ông được phân công trách nhiệm là Trưởng ban dân vận Trung ương.[1] Sau khi ông chuyển công tác khác, lần lượt ông Trương Quang Được và bà Tòng Thị Phóng, Hà Thị Khiết (sau đại hội 9) được phân công nắm giữ chức vụ này.

Tháng 1 năm 2000, ông được điều động vào chức vụ Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, ông được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng và được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị (tháng 4 năm 2001). Tháng 5 năm 2002, ông một lần nữa được bầu làm Đại biểu Quốc hội Khóa XI, tuy nhiên với tư cách đại biểu của Thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 4 năm 2006, ông tái đắc cử chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị khóa X[1]

Được bầu làm chủ tịch nước và một số hoạt động

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush tại APEC 2006 (Tháng 11 năm 2006).

Ngày 27 tháng 6 năm 2006, ông được Quốc hội kỳ họp thứ 9 khóa XI bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam với số phiếu cụ thể là: 464 ĐBQH thông qua; 3 ý kiến không tán thành, 3 ý kiến không biểu quyết. Kết quả bầu cử được công bố sau đó: ông Nguyễn Minh Triết chính thức trở thành tân Chủ tịch nước với 94,12% phiếu thuận (464 Đại biểu).[2]

Tháng 6 năm 2007, trên cương vị Chủ tịch nước, ông sang thăm chính thức Hoa Kỳ theo lời mời của Tổng thống George W. Bush. Trong chuyến đi này, ông Triết đã gặp khoảng 800 thương gia ở Quận Cam, tiểu bang California, mà trong đó phần đông là người gốc Việt[3]. Tại đây ông đã nói về dân tộc Việt Nam, sự đoàn kết dân tộc, cũng như việc chính quyền Việt Nam không có thành kiến với những người có quan điểm khác biệt...[4] Tại đây ông cũng gặp sự biểu tình chống đối của khoảng hai nghìn người Mỹ gốc Việt sinh sống ở đó[3], vì họ cho rằng chính quyền Việt Nam vi phạm nhân quyền.[5] Cũng trong chuyến đi này, ông được xem là đã làm thay đổi nhiều định kiến về Việt Nam bấy lâu của những nghị sĩ Hoa Kỳ với tính bình tĩnh trả lời khôn khéo của mình, giải tỏa nhiều vấn đề phức tạp. Đặc biệt là đã trả lời được hết những uẩn khúc của Chủ tịch hạ viện bà Nancy Pelosi.[6]

Ngày 24 tháng 7 năm 2007, ông được Quốc hội kỳ họp 1 khóa XII tái bầu cử vào chức vụ Chủ tịch nước với phiếu thuận đạt gần 99%.[7]

Trong quá trình công tác, ông đã nhận được Huân chương Độc lập hạng nhì và Huân chương Kháng chiến hạng nhất.

Gia đình: Con trai Ông là Nguyễn Minh An hiện là Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO)

Phát biểu

  • "Chúng ta có chánh nghĩa sáng ngời."[8]
  • "Mỗi chiến thắng của Nga đều như là chiến thắng của chúng tôi. Chúng tôi ủng hộ Nga trong xung đột với Gruzia"[9]
  • "Có người ví von, Việt Nam Cuba như là trời đất sinh ra. Một anh ở phía đông, một anh ở phía tây. Chúng ta thay nhau canh giữ hòa bình cho thế giới. Cuba thức thì Việt Nam ngủ, Việt Nam gác thì Cuba nghỉ.(phát biểu trong chuyến thăm Cuba năm 2009) [10]
  • "Tôi hoan nghênh ông Obama. Ông ấy tuyên bố đóng cửa nhà tù Guantanamo mà. Nhưng mà tôi nói rằng "Ông Obama ơi, vấn đề này là khó lắm đó. Tôi chúc ông phải nỗ lực để thực hiện cho bằng được cái này. Tôi nói mà tôi nhìn Obama mà tôi thấy ông ấy cũng chăm chú lắm đó, lắng nghe lắm. Như thế là mình vừa động viên ông Obama nhưng mình vừa phân hóa cái nội bộ của ổng [...] Như vậy đó tôi muốn nói với các đồng chí và quý vị rằng cái vai trò, cái vị thế của mình bây giờ cũng ngang hàng với người ta, cũng nói năng cũng đúng mức, đàng hoàng. "[11][12](phát biểu trước kiều bào 2009, nói về vị thế ngoại giao của Việt Nam)
  • "Chúng ta là con một nhà, là con Lạc cháu Hồng, cùng một bọc trứng sinh ra. Trên thế giới này ít có nơi nào có cái đó lắm á." [11](phát biểu trước kiều bào 2009, nói về đoàn kết toàn dân tộc)
  • "Tình hữu nghị Việt Nam – Trung Hoa là số một! Phải làm sao giữ mãi, trân trọng. Dù nó có gặp khó khăn, có gặp những vấn đề gì trở ngại thì hãy đoàn kết, thân ái với nhau. Trao đổi để tìm ra cái giải pháp khắc phục! Hai bên biên giới phải là hai bên biên giới hữu nghị. Nhân dân hai bên phải thực sự đoàn kết!"(Phát biểu tại tỉnh Hà Giang)[10]
  • "Chúng ta là một nước trong chiến tranh chưa có kinh nghiệm quản lý. Là ở một số nước người ta đó, thì muốn tiêu cực tham nhũng cũng khó vì cái hệ thống pháp luật nó chặt chẽ, còn ở Việt Nam của mình thì có khi người không muốn tham nhũng cũng động lòng tham, cái người thủ quỹ cứ giữ tiền khư khư, ở quỹ lúc nào cũng có số dư cho nên lúc bí quá thì em mượn một chút. Mượn thì hổng thấy ai đòi hết, thấy hông? Thì em mượn tiếp, chứ không phải người Việt Nam tham nhũng nhất thế giới đâu. Nói một hồi thì thấy người Việt Nam tham nhũng nhất thế giới không phải vậy, cho nên tôi đề nghị ở nước ngoài khi nghe những thông tin này rồi nhìn về nước cũng đừng có hốt hoảng, nghĩ rằng sao trong nước mình tiêu cực quá? Mà hồi xưa mấy ông quánh giặc sao giỏi thế mà bây giờ mấy ông tiêu cực thế. Đây là quy luật muôn đời! Con người ta trong mỗi người ai cũng có hỉ nộ ái ố hết trơn, chúng ta là con một nhà là con lạc cháu hồng cùng một bọc trứng sinh ra, trên thế giới này ít có nơi nào có cái đó lắm"
  • "Bỏ Điều 4 Hiến pháp là tự sát"[13]

Chú thích

  1. ^ a b c d e f g h i Ông Nguyễn Minh Triết được tín nhiệm bầu giữ chức Chủ tịch nước
  2. ^ Ông Nguyễn Minh Triết được bầu làm Chủ tịch nước trên Báo Tiền Phong[liên kết hỏng]
  3. ^ a b Martin Wisckol (ngày 2 tháng 7 năm 2007). “Warm on the Inside”. Orange County Register. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2012.
  4. ^ “VN không thành kiến với người có quan điểm khác biệt”. VnExpress. ngày 23 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2010.
  5. ^ “BBCVietnamese.com”. Truy cập 26 tháng 12 năm 2014.
  6. ^ Cùng trao đổi để giải quyết những khác biệt, bất đồng Thanh Tuấn, báo Tuổi Trẻ 06/07/2007 08:10 (GMT + 7)[liên kết hỏng]
  7. ^ Việt Anh - Như Trang (ngày 24 tháng 7 năm 2007). “Ông Nguyễn Minh Triết tái đắc cử Chủ tịch nước”. VnExpress. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2010.
  8. ^ “VN cảnh giác với 'cách mạng màu'. BBCVietnamese.com. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2009.
  9. ^ “Russia's victories are like our own - president of Vietnam”. The voice of Russia. Bản gốc lưu trữ |url lưu trữ= cần |ngày lưu trữ= (trợ giúp). Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2010.
  10. ^ a b “Tình hữu nghị và nghĩa đồng bào”. Radio Free Asia. Truy cập 21/10/2010. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp)
  11. ^ a b Baotreonline.com Link gốc đã bị xóa, chỉ có thể xem ở bộ cached
  12. ^ “Việt Nam năm 2009 qua con mắt của các nhà dân báo và cộng đồng mạng”. Radio Free Asia. Truy cập 21/11/2010. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp)
  13. ^ “TS Cù Huy Hà Vũ, từ khởi kiện Thủ tướng đến yêu cầu xóa bỏ điều 4 Hiến pháp”. VOANEWS. 22 tháng 06 năm 2010. Truy cập 06 tháng 12 năm 2010. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)

Liên kết ngoài