Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quốc Oai”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 48: Dòng 48:
Huyện Quốc Oai có 1 thị trấn [[Quốc Oai (thị trấn)|Quốc Oai]] và 20 xã:
Huyện Quốc Oai có 1 thị trấn [[Quốc Oai (thị trấn)|Quốc Oai]] và 20 xã:
{{Đơn vị hành chính thuộc huyện Quốc Oai}}
{{Đơn vị hành chính thuộc huyện Quốc Oai}}
[[Cấn Hữu]] [[Cộng Hòa]] [[Đại Thành]]
[[Cấn Hữu]] [[Cộng Hòa]] [[Đại Thành]] [[Đồng Quang]]


==Giao thông==
==Giao thông==

Phiên bản lúc 02:06, ngày 26 tháng 8 năm 2019

Quốc Oai
Huyện
Huyện Quốc Oai
Vị trí huyện Quốc Oai (màu xám) trên bản đồ Hà Nội
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
Huyện lỵthị trấn Quốc Oai
Phân chia hành chính1 thị trấn, 20 xã
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDĐỗ Huy Chiến
Chủ tịch HĐNDNguyễn Đạt Thuyên
Địa lý
Diện tích147km2
Dân số
Tổng cộng188.000[1]
Dân tộcChủ yếu là Kinh
Khác
Biển số xe29V7
Websitehttp://quocoai.hanoi.gov.vn/

Quốc Oai là một huyện nằm ở phía Tây thủ đô Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 20 km.

Địa lý

Vào năm 2009, huyện Quốc Oai có diện tích 147 km². Dân số 163.355 người[1].

Lịch sử

Trước đây là trấn, rồi phủ Quốc Oai, gồm các huyện Đan Phượng, Từ Liêm, Thạch Thất, Yên Sơn, Phúc Lộc (sau là Phúc Thọ).

Năm 1831, tách huyện Từ Liêm về Tỉnh Hà Nội dưới thời nhà Nguyễn.

Năm 1888, sau khi tách huyện Đan Phượng về phủ Hoài Đức thuộc tỉnh Hà Đông mới lập, phủ Quốc Oai chuyển thành huyện Quốc Oai thuộc tỉnh Sơn Tây.

Từ năm 1965 thuộc tỉnh Hà Tây[2].

Ngày 27 tháng 12 năm 1975 thuộc tỉnh Hà Sơn Bình[3], gồm 23 xã: Cấn Hữu, Cộng Hòa, Đại Thành, Đồng Quang, Đông Yên, Hiệp Thuận, Hòa Thạch, Hoàng Ngô, Liên Hiệp, Liệp Tuyết, Nghĩa Hương, Ngọc Liệp, Ngọc Mỹ, Phú Cát, Phú Mãn, Phượng Cách, Sài Sơn, Tam Hiệp, Tân Hòa, Tân Phú, Thạch Thán, Tuyết Nghĩa, Yên Sơn.

Ngày 29 tháng 12 năm 1978, 7 xã của huyện Quốc Oai là Tam Hiệp, Liên Hiệp, Hiệp Thuận, Cộng Hòa, Tân Hòa, Tân Phú và Đại Thành nhập vào thủ đô Hà Nội[4], trong đó 4 xã (Cộng Hòa, Tân Hòa, Tân Phú, Đại Thành) nhập vào huyện Hoài Đức, 3 xã còn lại (Tam Hiệp, Liên Hiệp, Hiệp Thuận) nhập vào huyện Phúc Thọ, đều thuộc Hà Nội (Quyết định của Hội đồng Chính phủ ngày 17 tháng 2 năm 1979[5]). Phần còn lại của huyện Quốc Oai vẫn ở lại tỉnh Hà Sơn Bình với tên gọi huyện Quốc Oai, gồm 16 xã: Cấn Hữu, Đồng Quang, Đông Yên, Hòa Thạch, Hoàng Ngô, Liệp Tuyết, Nghĩa Hương, Ngọc Liệp, Ngọc Mỹ, Phú Cát, Phú Mãn, Phượng Cách, Sài Sơn, Thạch Thán, Tuyết Nghĩa, Yên Sơn.

Ngày 23 tháng 12 năm 1988, thành lập thị trấn Quốc Oai trên cơ sở giải thể xã Hoàng Ngô.

Từ ngày 12 tháng 8 năm 1991 huyện Quốc Oai lại trở về với tỉnh Hà Tây[6]. Các xã trước kia thuộc huyện Hoài Đức, Hà Nội cũng chuyển về huyện Quốc Oai[7]. Riêng 3 xã Tam Hiệp, Liên Hiệp, Hiệp Thuận vẫn thuộc huyện Phúc Thọ. Như vậy, huyện Quốc Oai có 20 đơn vị hành chính gồm thị trấn Quốc Oai và 19 xã: Cấn Hữu, Cộng Hòa, Đại Thành, Đồng Quang, Đông Yên, Hòa Thạch, Liệp Tuyết, Nghĩa Hương, Ngọc Liệp, Ngọc Mỹ, Phú Cát, Phú Mãn, Phượng Cách, Sài Sơn, Tân Hòa, Tân Phú, Thạch Thán, Tuyết Nghĩa, Yên Sơn.

Ngày 29 tháng 5 năm 2008, cùng với toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Quốc Oai được nhập về thủ đô Hà Nội[8], và tiếp nhận thêm xã Đông Xuân từ huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình về theo quyết định của HĐND Thành phố Hà Nội mới (mở rộng).

Ngày 8 tháng 5 năm 2009, toàn bộ xã Đông Xuân được chuyển vào huyện Quốc Oai[9]. Như vậy, huyện Quốc Oai có 1 thị trấn và 20 xã.

Đơn vị hành chính

Huyện Quốc Oai có 1 thị trấn Quốc Oai và 20 xã:

Cấn Hữu Cộng Hòa Đại Thành Đồng Quang

Giao thông

Đường phố

Văn hóa, cảnh quan

Chùa Thầy - Chốn thiền môn thanh tịnh cuốn hút du khách

Cảnh trí đẹp, bình yên và nên thơ, thể hiện trong thơ của nhà thơ quê hương xứ Đoài - Quang Dũng:

Bao giờ trở lại đồng Bương, Cấn
Về núi Sài Sơn ngó lúa vàng
Sông Đáy chậm nguồn qua phủ Quốc
Sáo diều vi vút thổi đêm trăng...

Quốc Oai nổi tiếng với Chùa Thầy, nơi hàng năm có hàng ngàn du khách khắp mọi nơi tới vãn cảnh, với câu nói "Chuông Cấn, Bút Than,Gan Dương Cốc, Nón Mỹ" (Nghĩa là: Chuông lớn ở Chùa Cấn Hữu, học giỏi ở Ngọc Than, anh hùng lì lợm ở Dương Cốc và nơi làm nón đẹp phải kể đến Phú Mỹ). Chùa Thầy có món thịt dơi nổi tiếng. Quốc Oai có đình So là ngôi đình đẹp nhất xứ Đoài, thờ tam vị đại vương theo giúp vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân.

Đình So ở xã Cộng Hòa, Quốc Oai Hà Nội là một trong những di tích lịch sử văn hóa và kiến trúc nghệ thuật độc đáo nhất của xứ Đoài. Đình thờ 3 anh em họ Cao có công giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân. Đình So đã được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt

Ở thế kỷ X, Quốc Oai vốn thuộc căn cứ Đỗ Động Giang của tướng quân Đỗ Cảnh Thạc thời 12 sứ quân trị vì. Hiện nay còn một số di tích thờ phụng ông như đình Cổ Hiền, đền Tam Xã,...

Sông Tích Giang hay còn gọi là Sông Con

Đình Cổ Hiền ở xã Tuyết Nghĩa, Quốc Oai. Đình nằm ở gần sông Tích, được coi là vị trí trung tâm thành Quèn xưa của Đỗ Tướng Công. Đình là nơi thờ thành hoàng làng Độc Nhĩ Vương Đỗ Cảnh Thạc, vị tướng nhà Ngô và một lãnh đạo nổi tiếng thời 12 sứ quân. Đỗ Cảnh Thạc là một vị tướng có tài, ngoài những chiến công hiển hách, ông còn là người giúp nhân dân trong "Nông – Trang – Canh – Cửi" nên khi mất được người dân trong lãnh địa suy tôn là thành hoàng làng.

Đền Tam Xã còn được gọi là quán Tam Xã, đền Trình hay đền thờ Đỗ tướng công nằm ở trung tâm xã Sài Sơn. Xưa dân 3 làng Sài Khê, Thụy Khê, Đa Phúc là 3 xã cùng chung một đền thờ. Nay tam xã hợp nhất vào Sài Sơn nhưng mỗi làng đều xây dựng một ngôi đình để thờ vọng Đỗ tướng công. Vị trí xã Sài Sơn tương truyền là nơi sứ quân Cảnh Thạc hóa.

Quán Trên, Quán Dưới ở xã Đồng Quang, Quốc Oai Hà Nội thờ thành hoàng làng Đồng Lư là 3 anh em họ Cao (cũng được thờ ở đình So), người trang Sơn Lộ có công giúp Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân.

Đình Đồng Lư ở xã Đồng Quang, Quốc Oai Hà Nội thờ thành hoàng làng Đồng Lư là 3 anh em họ Cao, người trang Sơn Lộ có công giúp Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân. Làng Đồng Lư và Làng So xưa thuộc trang Sơn Lộ nên cùng có đình So thờ tam vị thành hoàng Hậu Lê

Hạ tầng

Hiện nay, trên địa bàn huyện Quốc Oai đã và đang hình thành một số khu đô thị cao cấp như khu đô thị Sunny Garden City (xã Sài Sơn), khu đô thị Tây Quốc Oai (xã Ngọc Mỹ), khu đô thị Phú Cát City (xã Phú Cát), khu đô thị Ngôi Nhà Mới,...

Tham khảo

  1. ^ a b “Thành lập quận Hà Đông thuộc thành phố Hà Nội”. Vietnam Net (bằng tiếng http://www.vietnamnet.vn/chinhtri/2009/05/846816/). 10 tháng 5 năm 2009. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày= (trợ giúp); |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  2. ^ Quyết định 103-NQ-TVQH năm 1965 về việc phê chuẩn việc thành lập các tỉnh Bắc Thái, Nam Hà, Hà Tây và việc sáp nhập xã An Hòa thuộc huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây (cũ) vào xã Tiến Xuân thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành
  3. ^ Nghị quyết của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về việc hợp nhất một số tỉnh
  4. ^ Nghị quyết về việc phê chuẩn việc phân vạch lại địa giới thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Hà Sơn Bình, Vĩnh Phú, Cao Lạng, Bắc Thái, Quảng Ninh và Đồng Nai do Quốc hội ban hành
  5. ^ Quyết định 49-CP năm 1979 điều chỉnh địa giới một số xã, thị trấn thuộc các huyện Sóc Sơn, Mê Linh, Hoài Đức, Phúc Thọ và Thanh Trì thuộc thành phố Hà Nội
  6. ^ Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Quốc hội ban hành
  7. ^ Nghị định 52-CP năm 1994 về việc điều chỉnh địa giới huyện và thành lập thị trấn, phường thuộc các huyện Hoài Đức, Chương Mỹ, Thạch Thất, Thanh Oai, thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây
  8. ^ Nghị quyết số 15/2008/QH12 về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan do Quốc hội ban hành
  9. ^ Nghị quyết số 19/NQ-CP về việc xác lập địa giới hành chính xã Đông Xuân thuộc huyện Quốc Oai; các xã: Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung thuộc huyện Thạch Thất; huyện Mê Linh thuộc thành phố Hà Nội; thành lập quận Hà Đông và các phường trực thuộc; chuyển thành phố Sơn Tây thành thị xã Sơn Tây thuộc thành phố Hà Nội

Liên kết ngoài