Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chính phủ Việt Nam”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 406: Dòng 406:
|-
|-
| '''Bộ trưởng, Chủ nhiệm [[Văn phòng Chính phủ (Việt Nam)|Văn phòng Chính phủ]]''' ||[[Mai Tiến Dũng]]
| '''Bộ trưởng, Chủ nhiệm [[Văn phòng Chính phủ (Việt Nam)|Văn phòng Chính phủ]]''' ||[[Mai Tiến Dũng]]
||[[Tập tin:Mai Tiến Dũng.jpeg|không khung|100px]]
||[[Tập tin:Mai Tiến Dũng.jpg|không khung|100px]]
|
|
* Ủy viên [[Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam|Trung ương Đảng]]
* Ủy viên [[Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam|Trung ương Đảng]]

Phiên bản lúc 02:31, ngày 28 tháng 8 năm 2019

Bài này nói về chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện tại, về những chính phủ Việt Nam trong quá khứ lịch sử, xem ở phần Các chính phủ trong lịch sử Việt Nam phía dưới bài viết
Bài này nằm trong loạt bài về:
Chính trị và chính phủ
Việt Nam

Chính phủ trước đây trong giai đoạn 1959-1980 là Hội đồng chính phủ,trong giai đoạn 1980-1992 được gọi là Hội đồng Bộ trưởngcơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.[1]

Lịch sử tên gọi

Nhiệm kì

Hiến pháp 2013, Điều 97 quy định:

"Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chính phủ tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới thành lập Chính phủ".

Trong đó, Điều 71 quy định nhiệm kì của mỗi khóa Quốc hội là 5 năm.

Thành phần

Hiến pháp 2013, Điều 95 Mục 1 có quy định:

"Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ do Quốc hội quyết định. Chính phủ làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số."

Nhiệm vụ và quyền hạn

Hiến pháp 2013, Điều 96 quy định:

"Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

  1. Tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;
  2. Đề xuất, xây dựng chính sách trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều này; trình dự án luật, dự án ngân sách nhà nước và các dự án khác trước Quốc hội; trình dự án pháp lệnh trước Ủy ban thường vụ Quốc hội;
  3. Thống nhất quản lý về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, thông tin, truyền thông, đối ngoại, quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; thi hành lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp và các biện pháp cần thiết khác để bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm tính mạng, tài sản của Nhân dân;
  4. Trình Quốc hội quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ; thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
  5. Thống nhất quản lý nền hành chính quốc gia; thực hiện quản lý về cán bộ, công chức, viên chức và công vụ trong các cơ quan nhà nước; tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong bộ máy nhà nước; lãnh đạo công tác của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp; hướng dẫn, kiểm tra Hội đồng nhân dân trong việc thực hiện văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; tạo điều kiện để Hội đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do luật định;
  6. Bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền công dân; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;
  7. Tổ chức đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước theo ủy quyền của Chủ tịch nước; quyết định việc ký, gia nhập, phê duyệt hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ, trừ điều ước quốc tế trình Quốc hội phê chuẩn quy định tại khoản 14 Điều 70; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích chính đáng của tổ chức và công dân Việt Nam ở nước ngoài;
  8. Phối hợp với Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình."

Trách nhiệm

Chính phủ chịu sự giám sát của Chủ tịch nước và Quốc hội. Chính phủ phải chấp hành:

Chính phủ phải chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Chủ tịch nước, Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức của Chính phủ được quy định tại Chương VIII, Hiến pháp 1992, Luật Tổ chức Chính phủ (năm 2001), và Quy chế làm việc của Chính phủ (ban hành kèm theo Nghị định 23/2003/NĐ-CP).

Nghị định của Chính phủ và quyết định của Thủ tướng Chính phủ là văn bản quy phạm pháp luật dưới luật ở Việt Nam.

Danh sách các cơ quan trong bộ máy Chính phủ

Chính phủ hiện nay có 18 Bộ, 4 cơ quan ngang Bộ và 9 đơn vị trực thuộc[3][4].

  • Các Bộ:
  1. Bộ Quốc phòng
  2. Bộ Công an
  3. Bộ Ngoại giao
  4. Bộ Tư pháp
  5. Bộ Tài chính
  6. Bộ Công Thương
  7. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
  8. Bộ Giao thông vận tải
  9. Bộ Xây dựng
  10. Bộ Thông tin và Truyền thông
  11. Bộ Giáo dục và Đào tạo
  12. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  13. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
  14. Bộ Nội vụ
  15. Bộ Y tế
  16. Bộ Khoa học và Công nghệ
  17. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
  18. Bộ Tài nguyên và Môi trường
  • Các Cơ quan ngang Bộ:
  1. Văn phòng Chính phủ
  2. Thanh tra Chính phủ
  3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
  4. Ủy ban Dân tộc
  • Các cơ quan thuộc Chính phủ:
  1. Đài Truyền hình Việt Nam
  2. Đài Tiếng nói Việt Nam
  3. Thông tấn xã Việt Nam
  4. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
  5. Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
  6. Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
  7. Bảo hiểm Xã hội Việt Nam
  8. Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
  9. Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp[5] (thành lập mới từ 29/9/2018)

Sơ đồ tổ chức Chính phủ trong hệ thống chính trị Việt nam


Nhiệm vụ của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng trong Chính phủ

Thủ tướng Chính phủ

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ

  • Giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác:
  1. Cải cách hành chính. - Phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại.
  2. Phòng chống tham nhũng; thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
  3. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
  4. Phòng chống tội phạm.
  5. Đặc xá.
  6. Cải cách tư pháp.
  7. Xử lý các vấn đề thường xuyên về công tác dân tộc, tôn giáo và thi đua khen thưởng.
  8. Phối hợp công tác giữa Chính phủ với Tòa án nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
  • Giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi và chỉ đạo: Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Thanh tra Chính phủ, Ủy ban Dân tộc, Văn phòng Chính phủ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
  • Làm nhiệm vụ Trưởng ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ; Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia; Trưởng ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm; Chủ tịch các Hội đồng, các Ủy ban quốc gia, Trưởng các Ban Chỉ đạo khác theo lĩnh vực liên quan.
  • Thay mặt Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện các công việc của Chính phủ khi Thủ tướng Chính phủ vắng mặt khi được Thủ tướng Chính phủ ủy nhiệm.
  • Các công việc khác theo sự phân công, ủy nhiệm của Thủ tướng Chính phủ

Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao

  • Giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác:
  1. Ngoại giao và quan hệ đối ngoại (bao gồm đối ngoại Đảng, Nhà nước và nhân dân).
  2. Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và viện trợ phi chính phủ.
  3. Hội nhập quốc tế; theo dõi, chỉ đạo đàm phán và thực hiện các cam kết quốc tế song phương, đa phương (trừ các lĩnh vực quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều này).
  4. Quan hệ với các tổ chức quốc tế và khu vực, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài.
  5. Công tác biên giới và các vấn đề Biển Đông - Hải đảo.
  6. Công tác người Việt Nam ở nước ngoài.
  7. Các vấn đề về nhân quyền.
  • Làm Chủ tịch các Ủy ban Liên Chính phủ Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia, Trưởng ban Chỉ đạo nhà nước về phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền, Trưởng ban chỉ đạo về Nhân quyền, Chủ tịch các Hội đồng quốc gia, Trưởng các Ban Chỉ đạo khác theo lĩnh vực liên quan.
  • Các công việc khác theo sự phân công, ủy nhiệm của Thủ tướng Chính phủ

Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách về Kinh tế

  • Giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác:
  1. Khối kinh tế tổng hợp, bao gồm: Kế hoạch; tài chính, giá cả; tiền tệ ngân hàng; thị trường chứng khoán, các nguồn đầu tư tài chính; dự báo và chính sách điều hành kinh tế vĩ mô.
  2. Sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước.
  3. Hội nhập kinh tế quốc tế; theo dõi, chỉ đạo đàm phán và thực hiện các Hiệp định kinh tế song phương và đa phương.
  4. Chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội; xóa đói giảm nghèo.
  5. Phát triển các loại hình doanh nghiệp.
  6. Kinh tế hợp tác, hợp tác xã.
  • Giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi và chỉ đạo: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước.
  • Làm nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; Trưởng ban Chỉ đạo nghiên cứu và thực hiện cải cách chính sách tiền lương nhà nước; Trưởng ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp; Chủ tịch các Hội đồng quốc gia, Trưởng các Ban Chỉ đạo khác theo lĩnh vực liên quan.
  • Các công việc khác theo sự phân công, ủy nhiệm của Thủ tướng Chính phủ.

Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách về Giáo dục, Văn hóa - Thể thao - Du lịch, Xã hội, Thông tin truyền thông và Y tế

  •  Giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác:
  1. Giáo dục và đào tạo.
  2. Khoa học và công nghệ.
  3. Lao động, việc làm và các vấn đề xã hội.
  4. Thông tin và truyền thông.
  5. Văn hóa, du lịch; thể dục, thể thao.
  6. Y tế, dân số, gia đình và trẻ em.
  • Giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi và chỉ đạo: Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Y tế; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Đại học Quốc gia Hà Nội; Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Làm Chủ tịch Hội đồng Giáo dục quốc phòng - an ninh Trung ương; Chủ tịch Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh; Trưởng ban Chỉ đạo nhà nước về du lịch; Trưởng ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm; Chủ tịch Ủy ban quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm; Chủ tịch các Hội đồng quốc gia, Trưởng các Ban Chỉ đạo khác theo lĩnh vực liên quan.
  • Các công việc khác theo sự phân công, ủy nhiệm của Thủ tướng Chính phủ

Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách về Công nghiệp, Xây dựng, Thương mại xuất - nhập khẩu, Tài nguyên - môi trường, Giao thông

  • Giúp Thủ tướng Chính phủ trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác:
  1. Công nghiệp, thương mại - xuất nhập khẩu, xây dựng, giao thông vận tải, tài nguyên và môi trường.
  2. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI).
  3. Chỉ đạo bảo đảm năng lượng và tiết kiệm năng lượng.
  4. Các công trình trọng điểm quốc gia, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản theo phân cấp của Luật Đầu tư và Luật Đầu tư công.
  5. Các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất.
  6. Công tác phòng, chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn.
  • Giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi và chỉ đạo: Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
  • Làm nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước; Trưởng ban Chỉ đạo nhà nước các Dự án trọng điểm về dầu khí; Trưởng ban Chỉ đạo Tổ chức điều phối phát triển các Vùng kinh tế trọng điểm; Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu; Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản; Chủ tịch các Hội đồng quốc gia, Trưởng các Ban Chỉ đạo khác theo lĩnh vực liên quan.
  • Các công việc khác theo sự phân công, ủy nhiệm của Thủ tướng Chính phủ

Hình thức hoạt động

Hình thức hoạt động tập thể của Chính phủ là các phiên họp Chính phủ. Những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của Chính phủ được thảo luận tập thể và quyết định theo đa số (trong trường hợp biểu quyết có tỷ lệ là 50-50 thì kết quả theo bên có Thủ tướng Chính phủ).

Theo ông Nguyễn Văn Phúc, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Việt Nam, trước đây, Chính phủ Việt Nam hầu như chỉ trình các báo cáo lên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trước mà không trình Quốc hội Việt Nam. Chỉ sau khi Bộ Chính trị kết luận thì báo cáo mới được trình Quốc hội. Trong một vài khóa Quốc hội Việt Nam gần đây (trước khóa 14), Bộ Chính trị cho phép Đảng đoàn Quốc hội hoặc Ủy ban kinh tế của Quốc hội có ý kiến trước đối với những vấn đề liên quan.[6]

Ban cán sự đảng Chính phủ

Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban cán sự đảng Chính phủ
  • Lãnh đạo Chính phủ thực hiện đúng đắn đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • Thực hiện các nghị quyết của Đảng về tổ chức, cán bộ; quyết định những vấn đề về tổ chức, cán bộ theo sự phân công, phân cấp của Bộ Chính trị.
  • Kiểm tra việc thực hiện đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng trong hoạt động của Chính phủ.
  • Chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư về những đề xuất và quyết định của Ban cán sự đảng.
  • Phối hợp với Đảng ủy khối và Đảng ủy cơ quan xây dựng Đảng bộ cơ quan Văn phòng Chính phủ trong sạch, vững mạnh.
Tổ chức của Ban cán sự đảng Chính phủ
  • Ban cán sự đảng có từ 7 đến 9 ủy viên, gồm các đồng chí đảng viên là Thủ tướng, các Phó Thủ tướng và một số đồng chí Bộ trưởng.
  • Bí thư, Phó Bí thư và các ủy viên Ban cán sự đảng do Bộ Chính trị chỉ định.
  • Ban cán sự đảng chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
  • Ban cán sự đảng có con dấu.

Thành viên Ban cán sự đảng Chính phủ hiện gồm: Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an; thành viên khác (nếu có) do Ban cán sự đảng đề nghị, Bộ Chính trị quyết định. Thủ tướng Chính phủ làm Bí thư Ban cán sự đảng, 1 Phó Thủ tướng làm Phó Bí thư Ban cán sự đảng.

Những vấn đề thuộc thẩm quyền của Bộ Chính trị, Ban cán sự đảng Chính phủ đề xuất hoặc trình
  • Tình hình đặc biệt về kinh tế – xã hội nổi lên trong năm và các giải pháp cần tập trung chỉ đạo khắc phục theo yêu cầu của Bộ Chính trị hoặc khi thấy cần thiết.
  • Về việc xét tặng thưởng Huân chương Sao vàng cho cá nhân.
  • Kiến nghị xử lý trách nhiệm cá nhân cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị quản lý khi có vi phạm trong hoạt động của Chính phủ.
  • Những vấn đề khác Ban cán sự đảng Chính phủ thấy cần xin ý kiến Bộ Chính trị.
Những vấn đề thuộc thẩm quyền của Ban Bí thư, Ban cán sự đảng Chính phủ đề xuất hoặc trình
  • Về việc xét tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh cho cá nhân.
  • Kiến nghị xử lý trách nhiệm cá nhân cán bộ thuộc diện Ban Bí thư quản lý khi có vi phạm trong hoạt động của Chính phủ. (trích Quy định (Bổ sung) số 216-QĐ/TW ngày 01 tháng 4 năm 2009)
  • Bí thư Ban cán sự đảng Chính phủ: Nguyễn Xuân Phúc, Phó bí thư: Trương Hòa Bình.

Chính phủ hiện nay

Thành phần

Chiều 27/7/2016, tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV thông qua nghị quyết cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021, gồm Thủ tướng, một Phó thủ tướng thường trực, một Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao, 3 Phó Thủ tướng và 17 bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Tiếp đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trình bày Tờ trình đề nghị Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm các Phó thủ tướng, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ.

Ngày 28/7/2016, Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021 chính thức ra mắt sau khi được Quốc hội phê chuẩn.

Danh sách thành viên Chính phủ nhiệm kì 2016 - 2021

Chức vụ Tên Ảnh Chức vụ trong Đảng Cộng sản Việt Nam Ghi chú
THƯỜNG TRỰC CHÍNH PHỦ
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc không khung
  • Trưởng ban Chỉ đạo nhà nước về Biển Đông – Hải đảo
  • Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế
  • Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương.
  • Chủ tịch Hội đồng quốc gia giáo dục
  • Chủ tịch một số Hội đồng, Ủy ban quốc gia và Trưởng một số Ban Chỉ đạo khác.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình không khung
  • Trưởng ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ;
  • Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả;
  • Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia;
  • Trưởng ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm;
  • Chủ tịch các Hội đồng, các Ủy ban quốc gia, Trưởng các Ban Chỉ đạo khác theo lĩnh vực liên quan
  • Thay mặt Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện các công việc của Chính phủ khi Thủ tướng Chính phủ vắng mặt khi được Thủ tướng Chính phủ ủy nhiệm.
Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh
  • Chủ tịch các Ủy ban Liên Chính phủ Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia,
  • Trưởng ban Chỉ đạo nhà nước về phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền,
  • Trưởng ban chỉ đạo về Nhân quyền,
  • Chủ tịch các Hội đồng quốc gia, Trưởng các Ban Chỉ đạo khác theo lĩnh vực liên quan
Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách về Kinh tế Vương Đình Huệ Tập tin:VuongDinhHue.jpg
  • Chủ tịch Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia;
  • Trưởng ban Chỉ đạo nghiên cứu và thực hiện cải cách chính sách tiền lương nhà nước;
  • Trưởng ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp;
  • Chủ tịch các Hội đồng quốc gia, Trưởng các Ban Chỉ đạo khác theo lĩnh vực liên quan.
Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách về Giáo dục, Văn hóa - Thể thao - Du lịch, Xã hội, Thông tin truyền thông và Y tế Vũ Đức Đam Tập tin:Vũ Đức Đam.jpeg
  • Chủ tịch Hội đồng Giáo dục quốc phòng - an ninh Trung ương;
  • Chủ tịch Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh;
  • Trưởng ban Chỉ đạo nhà nước về du lịch;
  • Trưởng ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm;
  • Chủ tịch Ủy ban quốc gia  phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm;
  • Chủ tịch các Hội đồng quốc gia, Trưởng các Ban Chỉ đạo khác theo lĩnh vực liên quan.
Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách về Công nghiệp, Xây dựng, Thương mại xuất - nhập khẩu, Tài nguyên - môi trường, Giao thông Trịnh Đình Dũng Tập tin:Trịnh Đình Dũng.jpeg
  • Chủ tịch Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước;
  • Trưởng ban Chỉ đạo nhà nước các Dự án trọng điểm về dầu khí;
  • Trưởng ban Chỉ đạo Tổ chức điều phối phát triển các Vùng kinh tế trọng điểm;
  • Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu;
  • Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản;
  • Chủ tịch các Hội đồng quốc gia, Trưởng các Ban Chỉ đạo khác theo lĩnh vực liên quan.
BỘ VÀ CƠ QUAN NGANG BỘ
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm Tập tin:Tô Lâm.jpeg
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long Tập tin:Lê Thanh Long.jpg
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng không khung
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng không khung
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh Tập tin:Trần Tuấn Anh.jpeg
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường không khung
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Trương Quang Nghĩa
(đến 24/10/2017)
Tập tin:Trương Quang Nghĩa.jpeg Từ 7/10/2017: Bí thư Thành ủy Đà Nẵng
Nguyễn Văn Thể
(từ 26/10/2017)
Tập tin:Nguyễn Văn Thể.png
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà không khung
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà Tập tin:Trần Hồng Hà.jpeg
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn

(đến 23/07/2018)

Tập tin:Trương Minh Tuấn.jpeg
  • Do các vi phạm liên quan đến dự án MobiFone mua 95% cổ phần của AVG, ngày 23/7/2018, Bộ Chính trị quyết định kỷ luật cảnh cáo ông Trương Minh Tuấn; cho thôi chức Bí thư Ban cán sự đảng Bộ Thông tin Truyền thông nhiệm kỳ 2016-2021; tạm đình chỉ công tác Bộ trưởng[7]
Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng

(quyền Bộ trưởng từ 25/07/2018 đến 21/10/2018, Bộ trưởng từ 22/10/2018 đến nay)

Tập tin:Nguyễn Mạnh Hùng.jpeg
  • Ngày 25/7, được Thủ tướng ký quyết định giao quyền Bộ trưởng Thông tin Truyền thông; được Bộ Chính trị chỉ định làm Bí thư Ban cán sự Đảng Bộ Thông tin Truyền thông nhiệm kỳ 2016-2021[8]. Ngày 27/07 chính thức nhận quyết định[9]
  • Từ 22/10/2018, chính thức là Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông
Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện không khung
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh Tập tin:Chu Ngọc Anh.jpg
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ Tập tin:Phùng Xuân Nhạ.jpeg
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến Tập tin:Nguyễn Thị Kim Tiến.jpeg Phó Chủ tịch Ủy ban Phòng chống HIV/AIDS
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng không khung
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến không khung
Tổng Thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu
(đến 24/10/2017)
không khung Từ 24/10/2017: Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng
Lê Minh Khái
(từ 26/10/2017)
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng Tập tin:Lê Minh Hưng.jpg
Cơ quan thuộc Chính phủ
Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh
  • Từ 24/3/2015 – 25/12/2017: Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng nhiệm kỳ 2015–2020
  • 25/12/2017: Được Bộ Chính trị phân công nhận nhiệm vụ sang làm Chủ tịch UB Quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp.[10]
  • 8/2/2018: Thủ tướng công bố Quyết định[11]
Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam Trần Bình Minh Tập tin:Trần Bình Minh.jpeg
Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam Nguyễn Thế Kỷ
Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam Nguyễn Đức Lợi
Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh GS. TS. Nguyễn Xuân Thắng
Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn
Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam GS. TS. Châu Văn Minh Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI
Thứ trưởng, Tổng Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam Nguyễn Thị Minh
Trưởng ban Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh Bùi Hải Sơn

Các chính phủ trong lịch sử Việt Nam

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Việt Nam Cộng hòa

Cộng hòa Miền Nam Việt Nam

Quốc gia Việt Nam

Đế quốc Việt Nam

Tham khảo

  1. ^ Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013, điều 94
  2. ^ Hiến pháp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1946, Chương IV: Chính phủ, Điều thứ 44
  3. ^ “Có bao nhiêu cơ quan trong bộ máy Chính phủ?”. VnExpress. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2017.
  4. ^ “Cơ quan thuộc Chính phủ”.
  5. ^ “Quy định chức năng, cơ cấu tổ chức của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp”. BÁO ĐIỆN TỬ CỦA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2018.
  6. ^ Tư Giang/Thời báo Kinh tế Sài Gòn (7 tháng 4 năm 2016). “Quan hệ giữa Đảng và Quốc hội: Đã có thay đổi”. VOV. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2018.
  7. ^ “Ông Trương Minh Tuấn bị tạm đình chỉ công tác bộ trưởng”. VnExpress.
  8. ^ “Ông Nguyễn Mạnh Hùng được giao quyền Bộ trưởng Thông tin Truyền thông”. VnExpress.
  9. ^ “Ông Nguyễn Mạnh Hùng nhận quyết định quyền Bộ trưởng Thông tin Truyền thông”. VnExpress.
  10. ^ “Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng nhận chức vụ mới”. DÂN TRÍ. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2017.
  11. ^ “Thủ tướng bổ nhiệm một số cán bộ”. BÁO ĐIỆN TỬ CỦA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2018.

Liên kết ngoài