Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nghiệp (Phật giáo)”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Tamnewage (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Tamnewage (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 1: Dòng 1:
{{for|địa danh cùng tên|Nghiệp (địa danh)}}
{{Otheruses|Nghiệp}}
{{Buddhism}}
{{Buddhism}}
'''Nghiệp''' trong Phật giáo (zh. ''yè'' 業, sa. ''karma'', pi. ''kamma'', ja. ''gō''), là thuật ngữ được dịch từ chữ ''karma'' [[tiếng Phạn]]. ''Karma'' được dịch ý là '''Nghiệp''' và cũng được phiên âm là '''Yết-ma''', và đặc biệt có sự phân biệt giữa cách dùng (xem [[Yết-ma]] 羯磨). Nghiệp là nguyên nhân đưa tới [[Quả báo]], cả hai tạo thành [[Luật Nhân-Quả]] tuần hoàn không dứt suốt cõi [[Luân hồi]].
'''Nghiệp''' trong Phật giáo (zh. ''yè'' 業, sa. ''karma'', pi. ''kamma'', ja. ''gō''), là thuật ngữ được dịch từ chữ ''karma'' [[tiếng Phạn]]. ''Karma'' được dịch ý là '''Nghiệp''' và cũng được phiên âm là '''Yết-ma''', và đặc biệt có sự phân biệt giữa cách dùng (xem [[Yết-ma]] 羯磨). Nghiệp là nguyên nhân đưa tới [[Quả báo]], cả hai tạo thành [[Luật Nhân-Quả]] tuần hoàn không dứt suốt cõi [[Luân hồi]].

Phiên bản lúc 00:25, ngày 25 tháng 9 năm 2019

Nghiệp trong Phật giáo (zh. 業, sa. karma, pi. kamma, ja. ), là thuật ngữ được dịch từ chữ karma tiếng Phạn. Karma được dịch ý là Nghiệp và cũng được phiên âm là Yết-ma, và đặc biệt có sự phân biệt giữa cách dùng (xem Yết-ma 羯磨). Nghiệp là nguyên nhân đưa tới Quả báo, cả hai tạo thành Luật Nhân-Quả tuần hoàn không dứt suốt cõi Luân hồi.

Ý nghĩa

Nghiệp mang những ý sau:

  1. Hành vi, hành động, hoạt động, cách cư xử, tư cách, bao gồm 3 hành vi thuộc ý, miệng, và thân;
  2. Dấu tích, kết quả lưu lại từ 3 hành vi của nghiệp; năng lực vận hành tiềm tàng - nhân duyên tạo thành từ những hành vi mà cuối cùng sẽ tạo ra các kết quả khác;
  3. Hành vi xấu ác, tai hại, mê muội;
  4. Hạnh thanh tịnh (sa. anubhāva);
  5. Nỗ lực, tinh tiến, phấn đấu (sa. vyāyama).

Khái niệm nghiệp rất quan trọng trong đạo Phật, dùng chỉ quy luật chung nhất về quan hệ nhân quả. Theo đạo Phật, mỗi tác động (nghiệp) - dưới một điều kiện nhất định - sẽ tạo thành một quả (sa. phala). Một khi quả đó chín, nó sẽ rơi trở lại chúng sinh tạo ra nó. Muốn thành quả, một nghiệp phải là tốt (thiện, sa. kuśala) hay xấu (bất thiện, sa. akuśala) và là một hành động cố ý. Vì sự cố ý đó, một nghiệp để lại một dấu vết nơi tâm thức của chúng sinh tạo nghiệp và tâm thức đó sẽ hướng theo những sự tạo tác của chính mình. Thời gian để một quả chín muồi có thể kéo dài rất lâu và chính nó tác động lên sự tái sinh và làm loài hữu tình, trong đó có con người, cứ lưu mãi trong Luân hồi (sa. saṃsāra).

Nguồn gốc

Một nghiệp được gây ra hoặc bằng một hành động thuộc thân, thuộc tâm hay ngôn ngữ. Như thế khi chúng sinh có ý làm cái gì thì đã tạo nghiệp, không nhất thiết việc làm đó có xảy ra hay không. Chính tư tưởng đã tạo tác nghiệp. Một hành động sẽ không gây nghiệp nếu nó được thực hiện mà không xuất phát từ tham, sân, si. Một nghiệp tốt có thể mang lại kết quả tốt trong một sự tái sinh. Tạo nghiệp tốt không có nghĩa là chấm dứt tái sinh. Muốn thoát khỏi luân hồi, chúng sinh phải từ bỏ nghiệp tốt lẫn nghiệp xấu. Cần phải hiểu nghiệp và nghiệp lực không đồng nghĩa với thuyết cho rằng mọi sự đều được quyết định sẵn (thuyết định mệnh).

Nghiệp tạo ra quả báo trong tương lai. Quả báo khi đủ nhân duyên sẽ làm chúng sinh tái sinh vào một cuộc đời, một hoàn cảnh nhất định, một điều kiện sống cụ thể, nhưng hành động của chúng sinh trong cuộc đời đó vẫn có sự tự do và dựa theo nhận thức của chúng sinh đó. Hành động do chúng sinh lựa chọn thực hiện sẽ tạo ra nghiệp mới và quả báo mới. Phật dạy: "Ác nghiệp chính do mình tạo, tự mình sinh ra. Ác nghiệp làm hại kẻ ngu dễ dàng như kim cương phá hoại bảo thạch... Làm dữ bởi ta, mà nhiễm ô cũng bởi ta; làm lành bởi ta, mà thanh tịnh cũng bởi ta. Tịnh hay không tịnh đều bởi ta, chứ không ai có thể làm cho ai thanh tịnh được."

Xem thêm

Tham khảo

  • Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
  • Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
  • Hirakawa, Akira: A History of Indian Buddhism. From Śākyamuni to Early Mahāyāna. Translated and Edited by Paul Groner. University of Hawaii Press, 1990.