Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kỳ hoàng hậu”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎Tiểu sử: Sửa lỗi chính tả
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 18: Dòng 18:
}}
}}


'''Phổ Thánh Ky Hoàng Hậu''' ([[chữ Hán]]: 普聖奇皇后, [[1315]] – [[1369]]<ref>《[[Tân Nguyên sử]]》, q.104</ref>), được biết đến với tên gọi '''Hoàng hậu Ky''' ([[Tiếng Trung Quốc|tiếng Hoa]]: 皇后奇), '''Hoàng hậu''' '''Qi''' ([[Tiếng Hàn Quốc|tiếng Hàn]]: 황후기) hay '''Hoà Nhan Giả Hốt Đô''' ([[tiếng Mông Cổ]]: ''Өлзий хутуг,'' [[Phiên âm Hán-Việt|phiên âm]]: ''Öljei Khutuk''). Bà là một trong những Hoàng hậu của [[Nguyên Thuận Đế]] (tức Nguyên Huệ Tông), [[Hoàng đế]] thứ 11 và cuối cùng của [[nhà Nguyên]].
'''Phổ Thánh Kỳ Hoàng Hậu''' ([[chữ Hán]]: 普聖奇皇后, [[1315]] – [[1369]]<ref>《[[Tân Nguyên sử]]》, q.104</ref>), được biết đến với tên gọi '''Hoàng hậu Kỳ''' ([[Tiếng Trung Quốc|tiếng Hoa]]: 皇后奇), '''Hoàng hậu''' '''Qi''' ([[Tiếng Hàn Quốc|tiếng Hàn]]: 황후기) hay '''Hoà Nhan Giả Hốt Đô''' ([[tiếng Mông Cổ]]: ''Өлзий хутуг,'' [[Phiên âm Hán-Việt|phiên âm]]: ''Öljei Khutuk''). Bà là một trong những Hoàng hậu của [[Nguyên Thuận Đế]] (tức Nguyên Huệ Tông), [[Hoàng đế]] thứ 11 và cuối cùng của [[nhà Nguyên]].


Hoàng hậu Ky nổi tiếng là thê tử được [[Hoàng đế]] Huệ Tông sủng ái. Cuộc đời bà trải qua nhiều thăng trầm: bị cống nạp sang triều Nguyên của [[Mông Cổ]], thường xuyên bị [[Đáp Nạp Thất Lý]] - [[Hoàng hậu]] đầu tiên của Huệ Tông đày đoạ, từ một [[cung nữ]] thấp hèn tấn phong làm [[Quý phi]], cuối cùng trở thành Đệ nhị Hoàng hậu của Huệ Tông.
Hoàng hậu Ky nổi tiếng là thê tử được [[Hoàng đế]] Huệ Tông sủng ái. Cuộc đời bà trải qua nhiều thăng trầm: bị cống nạp sang triều Nguyên của [[Mông Cổ]], thường xuyên bị [[Đáp Nạp Thất Lý]] - [[Hoàng hậu]] đầu tiên của Huệ Tông đày đoạ, từ một [[cung nữ]] thấp hèn tấn phong làm [[Quý phi]], cuối cùng trở thành Đệ nhị Hoàng hậu của Huệ Tông.

Phiên bản lúc 11:17, ngày 2 tháng 10 năm 2019

Phổ Thánh Ky Hoàng Hậu
普聖奇皇后
Hoàng hậu của nhà Nguyên
Đại Hoàng hậu nhà Nguyên
Tại vị1340–1369/70 (29–30 năm)
Thông tin chung
Sinh1315
Mất1369/70 (54–55 tuổi)
Phối ngẫuNguyên Huệ Tông
Hậu duệNguyên Chiêu Tông
Thụy hiệu
Phổ Hiển Thục Thánh Hoàng Hậu (普顯淑聖皇后)
Thân phụGi Ja-oh
Thân mẫuWangzai Han Khatun
Tôn giáoPhật giáo
Shaman giáo

Phổ Thánh Kỳ Hoàng Hậu (chữ Hán: 普聖奇皇后, 13151369[1]), được biết đến với tên gọi Hoàng hậu Kỳ (tiếng Hoa: 皇后奇), Hoàng hậu Qi (tiếng Hàn: 황후기) hay Hoà Nhan Giả Hốt Đô (tiếng Mông Cổ: Өлзий хутуг, phiên âm: Öljei Khutuk). Bà là một trong những Hoàng hậu của Nguyên Thuận Đế (tức Nguyên Huệ Tông), Hoàng đế thứ 11 và cuối cùng của nhà Nguyên.

Hoàng hậu Ky nổi tiếng là thê tử được Hoàng đế Huệ Tông sủng ái. Cuộc đời bà trải qua nhiều thăng trầm: bị cống nạp sang triều Nguyên của Mông Cổ, thường xuyên bị Đáp Nạp Thất Lý - Hoàng hậu đầu tiên của Huệ Tông đày đoạ, từ một cung nữ thấp hèn tấn phong làm Quý phi, cuối cùng trở thành Đệ nhị Hoàng hậu của Huệ Tông.

Tiểu sử

Ky thị nguyên là người Cao Ly, xuất thân ở Haengju (행주), nay gọi là Goyang. Cha bà là Gi Ja-oh[2].

Năm 1333, dưới thời vua Cao Ly Trung Huệ Vương, bà cùng nhiều thiếu nữ khác bị cống cho nhà Nguyên theo chính sách "cống nạp con người", vì sau chiến tranh Mông Cổ - Cao Ly, các vị vua Cao Ly được yêu cầu gửi một số lượng nhất định các cô gái trẻ tuổi xinh đẹp đến Đại Nguyên để hầu hạ như vợ lẽ[3][4][5][6][7][8].

Bà nhập cung làm Ngũ phẩm Tài nhân. Nhờ xinh đẹp, ca hay múa giỏi, cầm kỳ thi hoạ, bà sớm được Nguyên Huệ Tông sủng ái, thăng làm Tiệp dư, không lâu sau trở thành Quý phi. Ông dành nhiều thời gian bên Ky Quý phi hơn cả Hoàng hậu Đáp Nạp Thất Lý[9], khiến Hoàng hậu ghen ghét, thường xuyên ra lệnh đánh đập[10].

Năm 1335, huynh trưởng của Đáp Nạp Thất Lý là tướng Tangkis dấy binh nổi loạn[11]. Bà cố gắng bảo vệ anh nên bị Huệ Tông phế truất và lưu đày[12], không lâu sau bị tướng Bá Nhan hạ độc. Huệ Tông muốn lập Ky quý phi làm Kế hậu, nhưng Bá Nhan và Hoàng thái hậu ra sức phản đối vì hầu hết nhà Nguyên đều chọn Hoàng hậu là người Mông Cổ. Dưới sức ép trên, Huệ Tông buộc phải nhượng bộ.

Năm 1337, Huệ Tông tái hôn và phong Bá Nhan Hốt Đô làm Hoàng hậu. Tuy vậy, ông vẫn sủng ái Ky Quý phi và ít để tâm đến Hoàng hậu.

Năm 1339, Ky quý phi sinh Hoàng trưởng tử, đặt tên là Ái Du Thức Lý Đạt Lạp. Huệ Tông sách lập Ky quý phi làm Đệ nhị Hoàng hậu. Theo lệ triều Nguyên, Hoàng đế được lập một lúc nhiều Hoàng hậu. Do vậy, bên cạnh Ky Hoàng hậu, Hoàng hậu Bá Nhan Hốt Đô và Mộc Nạp Thất Lý cũng đang đồng tại vị.

Năm 1353, Ái Du Thức Lý Đạt Lạp được sách phong Hoàng thái tử, Ky Hoàng hậu trở thành nữ nhân quyền lực nhất hậu cung.

Năm 1368, triều đình bại hoại, thiên hạ đại loạn, khởi nghĩa nông dân khắp nơi. Nhân cơ hội đó, một nông dân tên Chu Nguyên Chương nổi dậy đánh đuổi triều Nguyên, dành quyền tự chủ cho người Hán, thiết lập nhà Minh trong lịch sử Trung Quốc rồi sai Từ Đạt kéo 25 vạn quân Bắc tiến tấn công vào kinh đô nhà Nguyên. Huệ Tông sai Khoách Khuếch Thiếp Mộc Nhi điều động binh lực nghênh chiến nhưng thất bại tan tác. Huệ Tông mang quần thần và gia quyến chạy khỏi Đại Đô để Thượng Đô, Mông Cổ. Tại đây, ông lập ra nhà Bắc Nguyên và xưng Khả hãn.

Năm 1369, Ky Hoàng hậu qua đời[13]. Ái Du Thức Lý Đạt Lạp kế vị, tức Nguyên Chiêu Tông, truy thuỵ bà là Phổ Hiển Thục Thánh Hoàng hậu (普顯淑聖皇后).

Trong văn hóa đại chúng

Năm Phim điện ảnh và truyền hình Diễn viên Nhân vật
2005 《Shin Don》 Kim Hye-ri Hoàng hậu Ki
2013 Hoàng hậu Ki Ha Ji Won Ki Seung Nyang (Ki Thừa Nương)

Tham khảo

  1. ^ Tân Nguyên sử》, q.104
  2. ^ Kyung Moon Hwang A History of Korea, London: Palgrave, 2010 page 56
  3. ^ Katharine Hyung-Sun Moon (tháng 1 năm 1997). Sex Among Allies: Military Prostitution in U.S.-Korea Relations. Columbia University Press. tr. 40–. ISBN 978-0-231-10642-9.
  4. ^ Boudewijn Walraven; Remco E. Breuker (2007). Korea in the Middle: Korean Studies and Area Studies : Essays in Honour of Boudewijn Walraven. Amsterdam University Press. tr. 57–. ISBN 978-90-5789-153-3.
  5. ^ Gwyn Campbell; Suzanne Miers; Joseph C. Miller (8 tháng 9 năm 2009). Children in Slavery through the Ages. Ohio University Press. tr. 136–. ISBN 978-0-8214-4339-2.
  6. ^ Jinwung Kim (2012). A History of Korea: From "Land of the Morning Calm" to States in Conflict. Indiana University Press. tr. 172–. ISBN 0-253-00024-6.
  7. ^ Ki-baek Yi (1984). A New History of Korea. Harvard University Press. tr. 157–. ISBN 978-0-674-61576-2.
  8. ^ Simon Winchester (27 tháng 10 năm 2009). Korea. HarperCollins. tr. 225–. ISBN 978-0-06-075044-2.
  9. ^ Kyung Moon Hwang A History of Korea, London: Palgrave, 2010 page 57
  10. ^ Lily Xiao Hong Lee; Sue Wiles (13 March 2014). Biographical Dictionary of Chinese Women: Tang Through Ming, 618-1644. M.E. Sharpe. ISBN 978-0-7656-4316-2.
  11. ^ Lily Xiao Hong Lee; Sue Wiles (13 March 2014). Biographical Dictionary of Chinese Women: Tang Through Ming, 618-1644. M.E. Sharpe. ISBN 978-0-7656-4316-2.
  12. ^ Ч.Содбилэг. «Монголын Их Юань улсын түүх». 262-р тал. Улаанбаатар. 2010 он.
  13. ^ Tân Nguyên sử》, q.104