Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Xuân Quỳnh”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thêm liên kết
Thẻ: Soạn thảo trực quan Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Dòng 3: Dòng 3:
| name = Xuân Quỳnh
| name = Xuân Quỳnh
| image = Xuan Quynh.jpg
| image = Xuan Quynh.jpg
| caption = Chân dung nữ thi sĩ Xuân Quỳnh
| caption = Nữ sĩ Xuân Quỳnh
| birth_name = Nguyễn Thị Xuân Quỳnh
| birth_name = Nguyễn Thị Xuân Quỳnh
| birth_date = [[6 tháng 10]] năm [[1942]]
| birth_date = [[6 tháng 10]] năm [[1942]]
Dòng 12: Dòng 12:
| penname =
| penname =
| occupation = [[Nhà thơ]]
| occupation = [[Nhà thơ]]
| nationality = {{flag|Việt Nam}}
| nationality = [[Việt Nam]]
| ethnicity = [[Người Việt|Kinh]]
| ethnicity = [[Người Việt|Kinh]]
| citizenship =
| citizenship =
Dòng 33: Dòng 33:
}}
}}


'''Xuân Quỳnh''' ([[1942]]-[[1988]]) là một nữ [[nhà thơ]] người [[Việt Nam]]. Bà được xem là nữ thi sĩ nổi tiếng với nhiều [[bài thơ]] được nhiều người biết đến như ''Thuyền và biển'', [[Sóng (thơ Xuân Quỳnh)|Sóng]], ''Thơ tình cuối mùa thu'', ''Tiếng gà trưa''... Bà được [[Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam|Nhà nước Việt Nam]] truy tặng [[Giải thưởng Nhà nước]] và [[Giải thưởng Hồ Chí Minh]] vì những thành tựu cho nền [[Văn học Việt Nam|văn học nước nhà]].
'''Xuân Quỳnh''' ([[1942]]-[[1988]]), là một [[nhà thơ]] nữ [[Việt Nam]]. Bà được xem là nữ thi sĩ nổi tiếng với nhiều bài thơ được nhiều người biết đến như ''Thuyền và biển'', [[Sóng (thơ Xuân Quỳnh)|Sóng]], ''Thơ tình cuối mùa thu'', ''Tiếng gà trưa''... Bà được [[Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam|Nhà nước Việt Nam]] truy tặng [[Giải thưởng Nhà nước]] và [[Giải thưởng Hồ Chí Minh]] vì những thành tựu cho nền văn học nước nhà.


==Thân thế==
==Thân thế==
Dòng 75: Dòng 75:
==Thành tựu nghệ thuật==
==Thành tựu nghệ thuật==
Thơ Xuân Quỳnh giàu cảm xúc với những cung bậc khác nhau như chính tính cách luôn hết mình của Xuân Quỳnh. Những [[Thơ|bài thơ]] khi hạnh phúc đắm say, lúc đau khổ, suy tư của nhà thơ luôn gần gũi vì được viết với sự đằm thắm của một người phụ nữ vừa làm thơ vừa làm vợ, làm mẹ. Nhiều [[Thơ|bài thơ]] của Xuân Quỳnh đã trở nên nổi tiếng như ''Thuyền và biển'', ''[[Sóng (thơ Xuân Quỳnh)|Sóng]]'' (viết năm 1967, in trong tập Hoa dọc chiến hào năm 1968), ''Hoa cỏ may'', ''Tự hát'', ''Nói cùng anh''... Các bài thơ ''Sóng'', ''Truyện cổ tích về loài người'' (Lời ru trên mặt đất, Nhà xuất bản Tác phẩm mới, 1978) được đưa vào [[sách giáo khoa]] phổ thông của [[Việt Nam|Việt nam]]. Nhạc sĩ [[Phan Huỳnh Điểu]] đã phổ nhạc rất thành công các bài thơ: ''Thuyền và biển'' (4/1963), ''Thơ tình cuối mùa thu'' của Xuân Quỳnh.
Thơ Xuân Quỳnh giàu cảm xúc với những cung bậc khác nhau như chính tính cách luôn hết mình của Xuân Quỳnh. Những [[Thơ|bài thơ]] khi hạnh phúc đắm say, lúc đau khổ, suy tư của nhà thơ luôn gần gũi vì được viết với sự đằm thắm của một người phụ nữ vừa làm thơ vừa làm vợ, làm mẹ. Nhiều [[Thơ|bài thơ]] của Xuân Quỳnh đã trở nên nổi tiếng như ''Thuyền và biển'', ''[[Sóng (thơ Xuân Quỳnh)|Sóng]]'' (viết năm 1967, in trong tập Hoa dọc chiến hào năm 1968), ''Hoa cỏ may'', ''Tự hát'', ''Nói cùng anh''... Các bài thơ ''Sóng'', ''Truyện cổ tích về loài người'' (Lời ru trên mặt đất, Nhà xuất bản Tác phẩm mới, 1978) được đưa vào [[sách giáo khoa]] phổ thông của [[Việt Nam|Việt nam]]. Nhạc sĩ [[Phan Huỳnh Điểu]] đã phổ nhạc rất thành công các bài thơ: ''Thuyền và biển'' (4/1963), ''Thơ tình cuối mùa thu'' của Xuân Quỳnh.
Ngày 30 tháng 3 năm 2017, Xuân Quỳnh được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật với hai tập thơ là ''Lời ru mặt đất'' và ''Bầu trời trong quả trứng'' <ref>{{Chú thích web|url=tuoitre.vn|title=Xuân Quỳnh trở thành nữ văn sĩ đầu tiên của Việt Nam được Google vinh danh|last=|first=|date=|website=|archive-url=https://tuoitre.vn/xuan-quynh-tro-thanh-nu-van-si-dau-tien-cua-viet-nam-duoc-google-vinh-danh-20191006083226368.htm|archive-date=6 tháng 10 năm 2019|dead-url=|access-date=ngày 6 tháng 10 năm 2019}}</ref>.

==Gia đình==
==Gia đình==
Bà từng kết hôn hai lần. Bà kết hôn lần đầu với nhạc công chơi đàn [[violon]] Lưu Quang Tuấn. Xuân Quỳnh và Lưu Quang Tuấn có một con trai tên là Lưu Tuấn Anh. Sau khi li hôn chồng, bà vẫn ở chung một tòa nhà với chồng con ở phố Huế, Hà Nội.<ref>{{chú thích web |url =http://antg.cand.com.vn/Kinh-te-Van-hoa-The-Thao/Con-trai-dau-cua-nu-si-Xuan-Quynh-Me-la-mau-hinh-ly-tuong-307281/ |tiêu đề =Con trai đầu của nữ sĩ Xuân Quỳnh: Mẹ là mẫu hình lý tưởng |author =Trần Hoàng Thiên Kim |ngày =2013-12-05 |nhà xuất bản =Báo Công an nhân dân điện tử |ngày truy cập =2017-11-10 |ngôn ngữ = |archiveurl =http://web.archive.org/web/20171110115617/http://antg.cand.com.vn/Kinh-te-Van-hoa-The-Thao/Con-trai-dau-cua-nu-si-Xuan-Quynh-Me-la-mau-hinh-ly-tuong-307281/ |ngày lưu trữ = 2017-11-10}}</ref>
Bà từng kết hôn hai lần. Bà kết hôn lần đầu với nhạc công chơi đàn [[violon]] Lưu Quang Tuấn. Xuân Quỳnh và Lưu Quang Tuấn có một con trai tên là Lưu Tuấn Anh. Sau khi li hôn chồng, bà vẫn ở chung một tòa nhà với chồng con ở phố Huế, Hà Nội.<ref>{{chú thích web |url =http://antg.cand.com.vn/Kinh-te-Van-hoa-The-Thao/Con-trai-dau-cua-nu-si-Xuan-Quynh-Me-la-mau-hinh-ly-tuong-307281/ |tiêu đề =Con trai đầu của nữ sĩ Xuân Quỳnh: Mẹ là mẫu hình lý tưởng |author =Trần Hoàng Thiên Kim |ngày =2013-12-05 |nhà xuất bản =Báo Công an nhân dân điện tử |ngày truy cập =2017-11-10 |ngôn ngữ = |archiveurl =http://web.archive.org/web/20171110115617/http://antg.cand.com.vn/Kinh-te-Van-hoa-The-Thao/Con-trai-dau-cua-nu-si-Xuan-Quynh-Me-la-mau-hinh-ly-tuong-307281/ |ngày lưu trữ = 2017-11-10}}</ref>

Phiên bản lúc 02:35, ngày 6 tháng 10 năm 2019

Xuân Quỳnh
Nữ sĩ Xuân Quỳnh
Nữ sĩ Xuân Quỳnh
SinhNguyễn Thị Xuân Quỳnh
6 tháng 10 năm 1942
Văn Khê, Hà Đông,  Liên bang Đông Dương
Mất29 tháng 8, 1988(1988-08-29) (45 tuổi)
Phú Lương, Hải Dương,  Việt Nam
Nghề nghiệpNhà thơ
Quốc tịchViệt Nam
Dân tộcKinh
Giai đoạn sáng tác1962-1988
Tác phẩm nổi bậtGió Lào, cát trắng, Tự hát
Giải thưởng nổi bậtGiải thưởng Nhà nước
Phối ngẫuLưu Tuấn (chồng trước)
Lưu Quang Vũ (chồng sau)
Con cáivới Lưu Tuấn: Lưu Tuấn Anh
với Lưu Quang Vũ: Lưu Quỳnh Thơ

Xuân Quỳnh (1942-1988), là một nhà thơ nữ Việt Nam. Bà được xem là nữ thi sĩ nổi tiếng với nhiều bài thơ được nhiều người biết đến như Thuyền và biển, Sóng, Thơ tình cuối mùa thu, Tiếng gà trưa... Bà được Nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Nhà nướcGiải thưởng Hồ Chí Minh vì những thành tựu cho nền văn học nước nhà.

Thân thế

Bà tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, sinh ngày 6 tháng 10 năm 1942 tại xã Văn Khê, thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây (nay là phường La Khê, quận Hà Đông, Hà Nội). Xuất thân trong một gia đình công chức, mẹ mất sớm, bố thường xuyên công tác xa gia đình, bà được bà nội nuôi dạy từ nhỏ đến khi trưởng thành.

Sự nghiệp

Tháng 2 năm 1955, Xuân Quỳnh được tuyển vào Đoàn Văn công nhân dân Trung ương và được đào tạo thành diễn viên múa. Bà đã nhiều lần đi biểu diễn ở nước ngoài và dự Đại hội thanh niên sinh viên thế giới năm 1959 tại Vienna (Áo).

Từ năm 1962 đến 1964, Xuân Quỳnh học Trường bồi dưỡng những người viết văn trẻ (khoá I) của Hội Nhà văn Việt Nam. Sau khi học xong, làm việc tại báo Văn nghệ, báo Phụ nữ Việt Nam. Xuân Quỳnh là hội viên từ năm 1967, ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khoá III. Năm 1973, Xuân Quỳnh kết hôn với nhà viết kịch, nhà thơ Lưu Quang Vũ, trước đó, Xuân Quỳnh kết hôn lần đầu tiên với một nhạc công của Đoàn Văn công nhân dân Trung ương và đã ly hôn. Từ năm 1978 đến lúc mất, Xuân Quỳnh làm biên tập viên Nhà xuất bản Tác phẩm mới.

Xuân Quỳnh mất ngày 29 tháng 8 năm 1988 trong một vụ tai nạn giao thông tại đầu cầu Phú Lương, thị xã Hải Dương (nay là thành phố), tỉnh Hải Dương, cùng với chồng Lưu Quang Vũ và con trai Lưu Quỳnh Thơ mới 13 tuổi.

Xuân Quỳnh được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2001.

Ngày 30 tháng 3 năm 2017, cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang ký Quyết định số 602 chính thức truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật cho cố nhà thơ Xuân Quỳnh với hai tập thơ là Lời ru mặt đất và Bầu trời trong quả trứng.[1]

Tác phẩm

Các tác phẩm chính:

  • Tơ tằm - Chồi biếc (thơ, in chung phần Chồi biếc, Nhà xuất bản Văn học, 1963), 18 bài thơ
  • Hoa dọc chiến hào (thơ, in chung, 1968), 28 bài thơ
  • Gió Lào, cát trắng (thơ, 1974)
  • Lời ru trên mặt đất (thơ, 1978), 34 bài thơ
  • Cây trong phố - Chờ trăng (thơ, in chung phần Chờ trăng, 1981)
  • Sân ga chiều em đi (thơ, 1984)
  • Tự hát (thơ, 1984)
  • Hoa cỏ may (thơ, 1989), 18 bài thơ
  • Thơ Xuân Quỳnh (1992, 1994)
  • Thơ tình Xuân Quỳnh - Lưu Quang Vũ (1994)
  • Không bao giờ là cuối (thơ, 2011), 21 bài thơ

Các tác phẩm viết cho thiếu nhi

  • Mùa xuân trên cánh đồng (truyện thiếu nhi, 1981)
  • Bầu trời trong quả trứng (thơ văn thiếu nhi, 1982), 32 thơ + 16 văn
  • Truyện Lưu Nguyễn (truyện thơ, 1985)
  • Bến tàu trong thành phố (truyện thiếu nhi, 1984)
  • Vẫn có ông trăng khác (truyện thiếu nhi, 1986)
  • Tuyển tập truyện thiếu nhi (1995)
  • Chú gấu trong vòng đu quay (tập truyện)

Thành tựu nghệ thuật

Thơ Xuân Quỳnh giàu cảm xúc với những cung bậc khác nhau như chính tính cách luôn hết mình của Xuân Quỳnh. Những bài thơ khi hạnh phúc đắm say, lúc đau khổ, suy tư của nhà thơ luôn gần gũi vì được viết với sự đằm thắm của một người phụ nữ vừa làm thơ vừa làm vợ, làm mẹ. Nhiều bài thơ của Xuân Quỳnh đã trở nên nổi tiếng như Thuyền và biển, Sóng (viết năm 1967, in trong tập Hoa dọc chiến hào năm 1968), Hoa cỏ may, Tự hát, Nói cùng anh... Các bài thơ Sóng, Truyện cổ tích về loài người (Lời ru trên mặt đất, Nhà xuất bản Tác phẩm mới, 1978) được đưa vào sách giáo khoa phổ thông của Việt nam. Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu đã phổ nhạc rất thành công các bài thơ: Thuyền và biển (4/1963), Thơ tình cuối mùa thu của Xuân Quỳnh. Ngày 30 tháng 3 năm 2017, Xuân Quỳnh được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật với hai tập thơ là Lời ru mặt đấtBầu trời trong quả trứng [2].

Gia đình

Bà từng kết hôn hai lần. Bà kết hôn lần đầu với nhạc công chơi đàn violon Lưu Quang Tuấn. Xuân Quỳnh và Lưu Quang Tuấn có một con trai tên là Lưu Tuấn Anh. Sau khi li hôn chồng, bà vẫn ở chung một tòa nhà với chồng con ở phố Huế, Hà Nội.[3]

Lần thứ hai bà kết hôn với Lưu Quang Vũ (19481988) vào năm 1973. Lưu Quang Vũ kém Xuân Quỳnh 6 tuổi, đã li dị vợ là NSƯT Tố Uyên (1948-) vào năm 1972 và có một con trai riêng với Tố Uyên tên là Lưu Minh Vũ. Tháng 2 năm 1975, Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh có với nhau một con trai đặt tên là Lưu Quỳnh Thơ (tên ở nhà là Mí). Lưu Quỳnh Thơ sau đó mất lúc 13 tuổi cùng với cha mẹ trong vụ tai nạn năm 1988.[4]

Vinh danh

Ngày 6 tháng 10 năm 2019, kỷ niệm 77 năm ngày sinh của nhà thơ Xuân Quỳnh. Google đã chính thức thay đổi ảnh đại diện logo trên trang chủ của mình thành bức hoạ cách điệu mang dáng hình nhà thơ Xuân Quỳnh. Hình ảnh này năm trong bộ sưu tập các Doodle của Google, được lập ra nhằm tôn vinh những nhân vật, sự kiện nổi tiếng và đáng nhớ có ảnh hưởng lớn trên thế giới.

Xem thêm & liên kết ngoài

Chú thích

  1. ^ “Nhà thơ Xuân Quỳnh đã được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh”.
  2. ^ “Xuân Quỳnh trở thành nữ văn sĩ đầu tiên của Việt Nam được Google vinh danh”. [tuoitre.vn Bản gốc] Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp) lưu trữ 6 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2019. Chú thích có tham số trống không rõ: |dead-url= (trợ giúp)
  3. ^ Trần Hoàng Thiên Kim (5 tháng 12 năm 2013). “Con trai đầu của nữ sĩ Xuân Quỳnh: Mẹ là mẫu hình lý tưởng”. Báo Công an nhân dân điện tử. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2017.
  4. ^ Lê Bảo Trung (28 tháng 8 năm 2013). “Vụ tai nạn Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh: Kỳ 1: Mùa hè định mệnh!”. Báo Dân trí. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2017.

Tham khảo