Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kỳ Trinh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 33: Dòng 33:
==Địa giới hành chính==
==Địa giới hành chính==
Phường Kỳ Trinh nằm ở phía nam của thị xã Kỳ Anh.
Phường Kỳ Trinh nằm ở phía nam của thị xã Kỳ Anh.
*[[Hướng Bắc|Phía bắc]] giáp các xã [[Kỳ Hà]] [[Kỳ Lợi]].
*[[Hướng Bắc|Phía bắc]] giáp các xã [[Kỳ Hà]], [[Kỳ Lợi]]
*[[Hướng Đông|Phía đông]] giáp phường [[Kỳ Thịnh]].
*[[Hướng Đông|Phía đông]] giáp phường [[Kỳ Thịnh]]
*[[Hướng Nam|Phía nam]] giáp xã [[Quảng Hợp, Quảng Trạch|Quảng Hợp]], huyện [[Quảng Trạch]], tỉnh [[Quảng Bình]] và xã [[Kỳ Lạc]], huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.
*[[Hướng Nam|Phía nam]] giáp xã [[Quảng Hợp, Quảng Trạch|Quảng Hợp]], huyện [[Quảng Trạch]], tỉnh [[Quảng Bình]] và xã [[Kỳ Lạc]], huyện [[Kỳ Anh (huyện)|Kỳ Anh]], tỉnh [[Hà Tĩnh]]
*[[Hướng Tây|Phía tây]] giáp phường [[Sông Trí]] và xã [[Kỳ Lợi]].
*[[Hướng Tây|Phía tây]] giáp phường [[Sông Trí]] và xã [[Kỳ Lợi]].



Phiên bản lúc 13:54, ngày 7 tháng 10 năm 2019

Kỳ Trinh
Phường
Phường Kỳ Trinh
Cây đa Kỳ Trinh
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngBắc Trung Bộ
TỉnhHà Tĩnh
Thị xãKỳ Anh
Thành lập2015
Địa lý
Tọa độ: 18°02′55″B 106°20′01″Đ / 18,048477°B 106,33353°Đ / 18.048477; 106.333530
Kỳ Trinh trên bản đồ Việt Nam
Kỳ Trinh
Kỳ Trinh
Vị trí phường Kỳ Trinh trên bản đồ Việt Nam
Diện tích48,45 km²[1]
Dân số (1999)
Tổng cộng4.519 người[2]
Mật độ93 người/km²
Khác
Mã hành chính18820[3]
Mã bưu chính480000

Kỳ Trinhphường thuộc thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam.

Địa giới hành chính

Phường Kỳ Trinh nằm ở phía nam của thị xã Kỳ Anh.

Hành chính

Năm 1986, 15 hécta diện tích tự nhiên với 210 người của xã Kỳ Trinh được tách ra cùng với một phần diện tích và dân số của các xã Kỳ Tân, Kỳ Hoa, Kỳ Châu, Kỳ Hưng để thành lập thị trấn Kỳ Anh. Sau khi chia tách, xã Kỳ Trinh còn 4.755 hécta với 3.650 người[4]

Năm 2015, thành lập thị xã Kỳ Anh từ một phần huyện Kỳ Anh, xã Kỳ Trinh đổi thành phường Kỳ Trinh.

Địa lý tự nhiên

  • Sông Quyền - chảy qua phường.
  • Cầu Trô - bắc qua QL1A
  • Côống - nhánh Sông Quyền
  • Dàn Hàu - địa danh trên Sông Quyền
  • Đìa Cao - địa danh trồng lúa mùa
  • Đồng Tung - địa danh trồng lúa khoai và giao mạ
  • Cánh Diều
  • Đập Máng - địa danh trồng lúa 2 (ngập mặn)
  • Hói Nẩy - địa danh trồng lúa 2 (ngập mặn)
  • Đồng Côi - địa danh trồng lúa mùa
  • Chăn nuôi -
  • Mũi Lòi
  • Cụp Bắp
  • Ngõ Trùa
  • Tùng - địa danh trồng lúa khoai lang, lạc, đậu...
  • Đồi Nương - địa danh trồng khoai lang, lạc, đậu...
  • Cựa Mụ - địa danh trồng khoai lang, lạc, đậu...
  • Đồng Quan
  • Cồn Quán
  • Thằng Côồng
  • Lò ngói
  • Bãi tràn
  • Mểng - địa danh trồng khoai lang, lạc, đậu..
  • Mụi Đôộng - địa danh chăn trâu bò đốn củi, bít sim
  • Rai Rai
  • Đập Nậy - địa danh trồng khoai lang, lạc, đậu..
  • Cựa Ngọ Nhà Bà - địa danh chăn trâu bò đốn củi, bít sim
  • Rọng Làng - địa danh trồng lúa khoai lang, lạc, đậu..
  • Bãi Nánh - địa danh chăn trâu bò đốn củi, bít sim
  • Bao Chao - địa danh chăn trâu bò đốn củi, bít sim
  • Hồ Mộc Hương - đập thủy lợi
  • Lùm Trồi - địa danh chăn trâu bò đốn củi, bít sim
  • Chậu Nát

Văn hóa truyền thống

  • Cửa Đình
  • Chợ Quèn
  • Miếu Mã Đa
  • Đình Lòi - Cửa Bụt
  • Kho Thúc mầm
  • Cây đa Kỳ Trinh

Cây đa Kỳ Trinh được trồng vào năm 1990 bên cạnh một đống đá ong lớn án ngự bên đường QL 1A và đường liên thôn thuộc xã Kỳ Trinh, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Nay là phường Kỳ Trinh, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.

Đống đá này thờ ông ăn mày (hành khất), người dân địa phương gọi là mả Cố Cái quê ông ở Quảng Bình. Tương truyền rằng, ông đi qua đây do đói khát nên đã không qua khỏi, người dân địa phương an táng cụ phía sau cách nơi cụ mất 150m về phía Đông, còn nơi cụ mất người dân lập một án thờ bằng đá, hằng ngày người dân nơi đây đi xa, về gần, đi chợ, đi rừng, chăn trâu, cắt cỏ... đều ngang qua đây bỏ cho cụ một hòn và cầu nguyện cụ sẽ mang lại nhiều điều may mắn cho họ, dần dần án thờ đá chất thành đống to án ngự đường liên thôn bất tiện cho người dân và các phương tiện đi lại.

Năm 1991 được sự đồng ý của chính quyền địa phương Ông Nguyễn Văn Dinh đã làm lễ xin phép cụ Cố Cái san ủi lập miếu thờ cho cụ để tiện người dân hương khói. Đá một ít được lấy để xây miếu, số còn lại được ông Nguyễn Văn Dinh xin phép cụ san lấp mặt bằng và xây bờ rào cho người dân trong thôn dễ dàng đi lại.

Năm 1990 Ông Nguyễn Đình Tám trú tại xóm Quyền Hạ đi rừng thấy một cây đa mọc trên cành cây cổ thụ cạnh tổ chim, ông xin phép được mang về, ông gọi ông Nguyễn Văn Dinh, Nguyễn Văn Tương sống xung quanh vùng đó ra cùng trồng với ông bên cạnh đống đá của Cố Cái.

Thời gian dài cây không được chăm sóc chu đáo nên bị trâu bò đi ngang qua nhiều lần ăn mất ngọn, còi cọc tưởng không qua khỏi, thấy vậy ông Nguyễn Văn Chinh nhà bên cạnh đã rào lại và chăm sóc, một thời gian sau cây lớn như thổi cành lá sum suê. Cho đến ngày nay, cây đa không ngừng phát triển che mát miếu thờ và cả một vùng quê nơi cụ an nghỉ.

Giao thông

Chú thích

  1. ^ Quyết định số 19/2006/QĐ-BTNMT ngày 01/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Danh mục địa danh các đơn vị hành chính Việt Nam thể hiện trên bản đồ - Tỉnh Hà Tĩnh.
  2. ^ Kết quả Tổng điều tra dân số năm 1999, dẫn theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTNMT.
  3. ^ Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bảng Danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam.
  4. ^ Quyết định số 105/QĐ-HĐBT ngày 08/9/1986 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thành lập một số xã và thị trấn của huyện Kỳ Anh thuộc tỉnh Nghệ Tĩnh.