Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đông Nam Á”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Không có tóm lược sửa đổi
n Đã thay đổi mức khóa của “Đông Nam Á” ([Sửa đổi=Chỉ cho phép các thành viên tự động xác nhận] (hết hạn 09:10, ngày 17 tháng 10 năm 2019 (UTC)) [Di chuyển=Cấm mọi thành viên (trừ bảo quản viên)] (vô thời hạn))
(Không có sự khác biệt)

Phiên bản lúc 09:10, ngày 10 tháng 10 năm 2019

'

Đông Nam Á
Diện tích 4,523,000 km²
Dân cư 638,123,040
Mật độ 141 người/km²
Số quốc gia 11 (10 nước giáp biển, 1 nước không giáp biển)
Lãnh thổ 11
GDP $900 tỷ dollar (tỷ giá hối đoái)
$2.8 ngàn tỷ dollar (PPP)
GDP trên đầu người $1,584 (tỷ giá hối đoái)
$4,927 (PPP)
Ngôn ngữ Hệ Á-Phi: tiếng Ả Rập

Hệ Nam Á: tiếng Khmer, tiếng Việt, nhóm Nicobar

Hệ Nam Đảo: tiếng Bugi, tiếng Malay, tiếng Tetum, tiếng Tagalog, tiếng Cebuano, tiếng Ilokano, tiếng Hiligaynon, tiếng Bikol, tiếng Waray-Waray, tiếng Kapampangan, tiếng Pangasinan, tiếng Java, tiếng Sundan, tiếng Madura

Hệ Dravid: tiếng Tamil, tiếng Malayalam, tiếng Telugu

Hệ Ấn-Âu: tiếng Anh, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bengal, tiếng Hindi, tiếng Punjab

Hệ Hán-Tạng: tiếng Miến Điện, tiếng Quan thoại, tiếng Quảng Đông, tiếng Mân, tiếng Đài Loan (Mân Nam), tiếng Lan-nang

Hệ Tai-Kadai: tiếng Thái, tiếng Lào

nhiều ngôn ngữ khác

Múi giờ UTC +5:30 (Đảo Andaman và Nicobar) tới UTC +9:00 (Indonesia)
Thủ đô Brunei Bandar Seri Begawan
Thái Lan Bangkok
Đông Timor Dili
Việt Nam Hà Nội
Indonesia Jakarta
Malaysia Kuala Lumpur
Philippines Manila
Myanmar Naypyidaw
Campuchia Phnom Penh

SingaporeSingapore
Lào Vientiane

Thành phố lớn nhất
Indonesia Jakarta
Philippines Manila
Việt Nam TP Hồ Chí Minh
Thái Lan Bangkok
Việt Nam Hà Nội

Myanmar Yangon
Singapore Singapore
Malaysia Kuala Lumpur
Indonesia Bandung
Indonesia Surabaya
Indonesia Medan
Philippines Cebu
Việt Nam Hải Phòng
Indonesia Semarang
Campuchia Phnom Penh

Đông Nam Á là một khu vực nằm ở phía Đông Nam châu Á, bao gồm các nước nằm ở phía nam Trung Quốc, phía đông Ấn Độphía bắc của Úc, phía Tây Papua New Guinea[1]. Khu vực này rộng 4.494.047 km² (chiếm 10.5% diện tích Châu Á và 3% diện tích đất trên Trái Đất). Phần lớn khu vực nằm ở bán cầu Bắc và nằm một chút tại bán cầu Nam. Nó bao gồm 11 quốc gia được chia thành 2 nhóm:

  1. Nhóm đất liền (Bán đảo Trung - Ấn): Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmarphía tây Malaysia.
  2. Nhóm hải đảo (Quần đảo Mã Lai): Indonesia, phía đông Malaysia, Singapore, Philipines, Đông Timor, Brunei.

Vào năm 2014, dân số của cả khu vực lên đến 612.7 triệu người, trong đó hơn 1/6 sống trên đảo Java (Indonesia). Hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đều gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN (Association Southeast Asian Nations) trừ Đông Timor.

Địa hình

Đông Nam Á là chỗ giao nhau của nhiều mảng địa chấtnúi lửađộng đất hoạt động mạnh.

Các quốc gia của khu vực

Các quốc gia của khu vực được chia ra làm hai nhóm chính: Myanmar, Thái Lan, Campuchia, LàoViệt Nam nằm ở Đông Nam Á lục địa, còn gọi bán đảo Trung Ấn, còn các quốc gia còn lại tạo thành Đông Nam Á hải đảo.

Trong 11 nước Đông Nam Á, thì có 10 quốc gia có hải giới, trừ Lào. Philippines và Singapore là nước trong khu vực này không có địa giới chung với bất kỳ quốc gia nào khác.

Tên gọi

Ý niệm về Đông Nam Á như một khu vực riêng biệt đã có từ lâu. Song cùng với thời gian, khái niệm này ngày càng được hiểu một cách đầy đủ và chính xác hơn. Người Trung Quốc xưa kia thường dùng từ "Nam Dương" để chỉ những nước nằm trong vùng biển phía nam. Người Nhật gọi vùng này là "NanYo". Người Ả Rập xưa gọi vùng này là "Qumr", rồi lại gọi là "Waq - Waq" và sau này chỉ gọi là "Zabag". Còn người Ấn Độ từ xưa vẫn gọi vùng này là "Suvarnabhumi" (đất vàng) hay "Suvarnadvipa" (đảo vàng). Tuy nhiên đối với các lái buôn thời bấy giờ, Đông Nam Á được nhìn nhận là một vùng thần bí, nơi sản xuất hương liệu gia vị và những sản phẩm kì lạ khác, còn sinh sống ở đây là những con người thành thạo và can đảm.

Tên gọi "Đông Nam Á" được các nhà nghiên cứu chính trị và quân sự của Hà Lan, Anh, Mỹ đưa ra từ những năm đầu khi nổ ra Chiến tranh thế giới thứ hai, nhưng chính thức đi vào lịch sử với ý nghĩa là một khu vực địa - chính trị, và quân sự được bắt đầu từ khi Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt và Thủ tướng Anh Winston Churchill tại Hội nghị Québec lần thứ nhất vào tháng 8 năm 1943 nhất trí thành lập Bộ chỉ huy tối cao quân Đồng Minh ở Đông Nam Á. Trước đó, để chỉ khu vực này, người ta đã dùng nhiều tên gọi khác nhau cho những mục đích riêng biệt.

Lúc bấy giờ cũng có sự khác nhau về cách viết từ Đông Nam Á bằng tiếng Anh. Một số nhà nghiên cứu như Victor Purcell, E.G.H. Dobby, dùng từ Southeast thay cho South East hay South-East, vốn được dùng từ lâu. Bộ tư lệnh tối cao Đông Nam Á (SEAC) vẫn dùng từ Southeast [cần dẫn nguồn]. Như thế có thể thấy rằng từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, từ "Đông Nam Á" mới xuất hiện trên bản đồ chính trị thế giới như một khu vực riêng biệt và có tầm quan trọng đặc biệt. Song nếu như trước đây, người ta mới chỉ nhìn thấy tính khu vực Đông Nam Á thể hiện ở vị trí địa lý - chính trị và quân sự của nó thì đến nay nhiều người đã khẳng định rằng ít nhất cho đến thế kỷ XVI, Đông Nam Á đã nổi lên như một trong những trung tâm văn minh, một khu vực địa lý - lịch sử - văn hóa trước khi trở thành một khu vực địa lý - chính trị.

Văn minh Đông Nam Á

Chùa Bạc, Campuchia

Trong quá trình phát triển lịch sử, Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của các nền văn minh bên ngoài, song sự tác động ấy không vì thế mà biết vùng này thành khu vực "Ấn Độ hóa" hay "Hán hoá". Nó đã lựa chọn những gì thích hợp trong văn hóa Dravid, đồng thời phục tùng các đặc điểm của mình, chứ không phải tiếp thu tất cả những gì xa lạ với nó. [cần dẫn nguồn]

Theo một số nhà nghiên cứu thì cư dân Đông Nam Á có những nét chung thống nhất về mặt văn hóa, vì cư dân ở đây có chung một nền tảng văn hóa Đông Nam Á, lấy sản xuất nông nghiệp lúa nước làm phương thức hoạt động kinh tế chính. Đông Nam Á được coi là "cái nôi" của cây lúa nước và là một trong 5 trung tâm cây trồng lớn trên thế giới[cần dẫn nguồn]. Văn hóa Hòa Bình đã chứng minh cư dân ở đây đã thuần hóa nhiều giống lúa, thực vật khác nhau, xuất hiện nền nông nghiệp sơ khai với các loại cây trồng, đặc biệt là các loại cây có củ và bầu bí, các cây họ đậu ở vùng thung lũng chân núi. Có nhà nghiên cứu còn cho rằng chủ nhân văn hóa Hoà Bình là người biết trồng trọt đầu tiên trên thế giới[cần dẫn nguồn]; niên đại nông nghiệp ở đây có thể lên đến hơn 1 vạn năm TCN. Vì thế, Đông Nam Á đã là một trong những nơi có cuộc cách mạng nông nghiệp sớm nhất trên thế giới. Đến thời đại đồ đồng, trong điều kiện của vùng nhiệt đới, cư dân Đông Nam Á đã bước sang kinh tế trồng lúa khô ở nương rẫy và lúa nước ở vùng thung lũng hẹp châu thổ. Cây lúa đầu tiên được thuần dưỡng ở vùng vùng thung lũng theo chân núi dần dần được chuyển xuống vùng châu thổ thích nghi với vùng ngập nước. Cùng với việc trồng lúa nước, người ta đã thuần dưỡng trâu bò làm sức kéo, xuất hiện các nghề thủ công, đặc biệt là nghề sông biển. Từ đó, nông nghiệp lúa nước đã trở thành một cơ sở quan trọng của nền văn minh khu vực. Đó là một nền văn minh mang đủ các sắc thái của những nền văn minh đồng bằng, biển, nửa đồi núi, nửa rừng với đủ các dạng kết cấu đan xen phức tạp... cơ sở chung của nền văn minh này là nông nghiệp trồng lúa nước, văn hóa xóm làng.

Đến khoảng nửa đầu thế kỷ XV, hầu hết các quốc gia tiền thân ở Đông Nam Á đã ra đời, và bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển rực rỡ mà điển hình là nhà nước Đại Việt dưới triều nhà Lê. Đây là nhà nước hoàn thiện và hùng mạnh nhất ở Đông Nam Á thời bấy giờ[cần dẫn nguồn]. Nhưng đến nửa đầu thế kỷ XVIII, các nhà nước trên bắt đầu suy yếu và rơi vào sự xâm lược hoặc lệ thuộc vào phương Tây, bắt đầu chịu ảnh hưởng của văn hóa châu Âu.

Tự nhiên ảnh hưởng đến khu vực

Phải nói rằng gió mùa không chỉ đem lại thuận lợi cho con người mà còn là những yếu tố tự nhiên tác động và tạo nên sự thất thường cho khí hậu trong vùng, với biên độ không lớn lắm. Mưa nhiệt đới trên địa bàn tự nhiên của khu vực tạo ra những vùng nhỏ, xen kẽ giữa rừng nhiệt đới, đồi núi, bờ biển, và đồng bằng, tạo nên những cảnh quan đa dạng. Thực tế đó khiến cho Đông Nam Á thiếu những không gian rộng cho sự phát triển kinh tế - xã hội trên quy mô lớn, thiếu những điều kiện tự nhiên cho sự phát triển những kĩ thuật tinh tế, phức tạp. Ở đây không có những đồng bằng rộng lớn như vùng châu thổ sông Ấn, sông Hằng hay Hoàng Hà; cũng không có những đồng cỏ mênh mông như vùng thảo nguyên. Không gian sinh tồn ở đây tuy nhỏ hẹp nhưng lại rất phong phú, đa dạng. Con người có thể khai thác ở thiên nhiên đủ loại thức ăn để sinh tồn. Vì thế có người gọi Đông Nam Á là khu vực khai thác thức ăn theo nghĩa rộng. Những điều kiện đó rất thuận lợi cho cuộc sống con người trong buổi đầu, nhưng không khỏi ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của một nền sản xuất lớn, tạo nên một khối lượng sản phẩm lớn trong những giai đoạn phát triển sau này của khu vực. Đồng thời, sự đa dạng, đan xen của những địa bàn sinh tụ nhỏ trong văn hóa tộc người của cả khu vực và trong mỗi quốc gia.

Do điều kiện địa lý của mình, Đông Nam Á chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa, tạo nên hai muà tương đối rõ rệt: mùa khô lạnh, mát và mùa mưa tương đối nóng và ẩm. Vì thế, Đông Nam Á còn được gọi là khu vực "Châu Á gió mùa". Nếu theo khái niệm này thì ranh giới địa lý khu vực Đông Nam Á còn bao gồm cả miền Nam Trường Giang và vùng Đông Bắc của Ấn Độ nữa. Chính gió mùa và khí hậu biển làm cho khí hậu vùng Đông Nam Á đáng lẽ có thể trở nên khô cằn như một số khu vực lục địa khác có cùng vĩ độ [2] đã trở nên xanh tốt và trù phú với những đô thị đông đúc và thịnh vượng như Kuala Lumpur, Singapore, Jakarta... Gió mùa kèm theo những cơn mưa nhiệt đới đã cung cấp đủ nước cho con người dùng trong đời sống và sản xuất hằng năm, tạo nên những cánh rừng nhiệt đới phong phú về thảo mộc và chim muông. Đông Nam Á từ lâu đã trở thành quê hương của những cây gia vị, cây hương liệu đặc trưng như hồ tiêu, sa nhân, đậu khấu, hồi, quế, trầm hương... và cây lương thực đặc trưng là lúa nước.

Kinh tế biển của khu vực Đông Nam Á

Thành phố Bangkok

Do vị trí địa lý nằm án ngữ trên con đường hàng hải nối liền giữa Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương, Đông Nam Á từ lâu vẫn được coi là cầu nối giữa Trung Quốc, Nhật Bản với Ấn Độ, Tây ÁĐịa Trung Hải. Thậm chí đến gần đây, một số nhà nghiên cứu vẫn gọi khu vực này là "ống thông gió" hay "ngã tư đường"[cần dẫn nguồn].

Việc đi lại bằng thuyền ở đây đã có từ thời rất xa xưa. Có thể nói cư dân nơi đây đã biết đóng thuyền bè mảng và thuyền đi biển rất sớm. Dựa trên các tài liệu cổ học, W. Solheime đã nhận định rằng kỹ thuật đi biển xuất hiện sớm nhất ở vùng duyên hải quần đảo Sulu, giữa Mindanao, Borneođảo Celebes khoảng 8000 - 9000 năm trước. Kĩ thuật hàng hải cổ đạt đến đỉnh cao vào khoảng thế kỷ V TCN khi những hình thuyền cỡ dáng to lớn, kiểu cong mũi, cong lái được khắc trên nhiều trống đồng Đông Sơn. Các thư tịch cổ Trung Quốc từ thế kỷ III cũng xác nhận rằng các sư tăng Trung Hoa sang Ấn Độ đều đi trên những thuyền gọi là "Côn Luân bản", dài đến 50m, trọng tải đến 600 tấn, có thể chở hàng trăm người, có buồm lớn, buồm con... của các nước thương nghiệp Đông Nam Á. Những con thuyền này đều có cột, giương buồm đã vượt khơi nối liền Đông Nam Á với Trung QuốcẤn Độ, chở người và hàng hóa, từ đầu Công nguyên cho đến thế kỷ XV-XVI. Trong cuộc hành trình này, một số thuyền bị đắm. P.Y. Manguin đưa ra một danh mục 10 thuyền bị đắm đã được khảo cổ học dưới nước phát hiện và nghiên cứu trong đó có 2 thuyền ở Pahang (Malaysia) và Agusan (Philippines) có niên đại từ thế kỷ III-V; 3 thuyền thuộc thế kỷ V-VI và những thuyền khác thuộc thế kỷ VII-XIV. Trên tường khu đền Borobudur còn có phù điêu hình con thuyền buồm lớn nhiều mái chèo, gần giống với những hạm thuyền của La Mã cổ đại[cần dẫn nguồn].

Việc buôn bán bằng đường biển với Đông Nam Á đã khá nhộn nhịp từ thế kỷ II. Đến thế kỷ VII, thuyền buôn Ả Rập đã thường xuyên đến vùng này để mua hương liệu, gia vị. Không phải ngẫu nhiên mà ở đây đã có mặt những nhà địa lý hay du lịch, nhà truyền giáo hay ngoại giao của cả phương Đông và phương Tây. Trong suốt chiều dài của cuộc hàng trình nổi lên những nhà thám hiểm như Claudius Ptolemaeus[cần dẫn nguồn], Khang Thái, Nghĩa Tình, Pháp Hiển, Trịnh Hòa, Marco Polo, Chu Đạt Quang... Họ đã đến đây xem xét, ghi chép và để lại những tài liệu quý giá cho đời sau. Cũng không phải ngẫu nhiên mà nhiều nhà nghiên cứu coi Đông Nam Á là một bộ phận của hệ thống mậu dịch thế giới, nối liền hai thế giới Đông - Tây, có từ thời truyền bá đạo Phật, đạo Hindu cho đến tận ngày nay.

Đông Nam Á là khu vực văn hóa lâu đời, có nguồn gốc và bản sắc riêng của mỗi dân tộc, bên cạnh những nét chung do mối quan hệ từ lâu đời trên nhiều lĩnh vực. Dù có chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, văn hóa Ấn Độ, nền văn hóa Đông Nam Á vẫn mang tính riêng biệt độc đáo.

Vị trí của đại dương, biển, các vịnh và mũi ở Đông Nam Á
Biển Andaman
Biển Andaman
Biển Arafura
Biển Arafura
Biển Bali
Biển Bali
Biển Banda
Biển Banda
Biển Ceram
Biển Ceram
Biển Flores
Biển Flores
Biển Java
Biển Java
Biển Molucca
Biển Molucca
Biển Savu
Biển Savu
Biển Đông
Biển Đông
Biển Timor
Biển Timor
Biển Bohol
Biển Bohol
Biển Camotes
Biển Camotes
Biển Philippine (Thái Bình Dương)
Biển Philippine (Thái Bình Dương)
Biển Samar
Biển Samar
Biển Sibuyan
Biển Sibuyan
Biển Sulu
Biển Sulu
Biển Visayan
Biển Visayan
Biển Celebes
Biển Celebes
Biển Bismarck
Biển Bismarck
Biển Coral
Biển Coral
Biển Hoa Đông
Biển Hoa Đông
Biển Solomon
Biển Solomon
Vịnh Thái Lan
Vịnh Thái Lan
Vịnh Bắc Bộ
Vịnh Bắc Bộ
Vịnh Bengal
Vịnh Bengal
Ấn Độ Dương
Ấn Độ Dương
Eo biển Malacca
Eo biển Malacca
Eo biển Makassar
Eo biển Makassar
Vịnh Carpentaria
Vịnh Carpentaria
Eo biển Karimata
Eo biển Karimata
Eo biển Luzon
Eo biển Luzon
Eo biển Đài Loan
Eo biển Đài Loan
Vịnh Tomini
Vịnh Tomini
Eo biển Sunda
Eo biển Sunda
Vịnh Moro
Vịnh Moro
Đại dương và biển ở Đông Nam Á

Các thống kê

Quốc gia Diện tích
(km2)[3]
Dân số
(2014)[3]
Mật độ dân số
(người/km2)
GDP (danh nghĩa),
USD (2014)[3]
GDP đầu người,
USD (2014)[3]
HDI (2013)[4] Thủ đô Quốc huy và Huy hiệu
 Brunei 5.765 453.000 78 17.105.000.000 $37.759 0,852
cao
Bandar Seri Begawan Quốc huy Brunei
 Campuchia 181.035 15.561.000 85 17.291.000.000 $1.111 0,584
trung bình
Phnom Penh Hoàng gia Campuchia
 Đông Timor 14.874 1.172.000 75 4.382.000.000 $3.739 0,620
trung bình
Dili Huy hiệu Đông Timor
 Indonesia 1.904.569 251.490.000 132 1.187.962.000.000 $4.723 0,684
trung bình
Jakarta Quốc huy Indonesia
 Lào 236.800 6.557.000 30 11.206.000.000 $1.709 0,569
trung bình
Vientiane Quốc huy Lào
 Malaysia 329.847 30.034.000 91 367.712.000.000 $12.243 0,773
cao
Kuala Lumpur Huy hiệu Malaysia
 Myanmar 676.000 51.419.000 98 63.881.000.000 $964 0,524
trung bình
Naypyidaw Con dấu nhà nước Myanmar
 Philippines 342.353 101.649.000 338 278.260.000.000 $2.737 0,660
trung bình
Manila Huy hiệu Philippines
 Singapore 724 5.554.000 7.671 289.086.000.000 $52.049 0,901
rất cao
Singapore Huy hiệu Singapore
 Thái Lan 513.120 65.236.000 127 437.344.000.000 $6.703 0,722
cao
Băng Cốc Quốc huy Thái Lan
 Việt Nam 331.210 92.571.000 279 187.848.000.000 $2.385 0,638
trung bình
Hà Nội Quốc huy Việt Nam

Dân số quá khứ và trong tương lai

Rank Country Area (km2) 1950 (Đơn vị nghìn dân) 2000 2020 2050 2100
1  Indonesia 1.904.569 82,979 166,070 271,080 327,000 356,000
2  Myanmar 676.000 21,050 36,766 59,126 70,600 56,511
3  Thái Lan 513.120 23,342 51,759 68,978 66,064 64,800
4  Philippines 342.353 24,336 61,600 109,181 154,381 167,300
5 Việt Nam 331.210 25,000 80,285 98,156 112,783 105,000
6  Malaysia 329.847 7,312 15,650 32,653 42,929 51,000
7  Lào 236.800 2,078 4,211 7,448 10,900 23,800
8  Campuchia 181.035 5,211 9,368 16,927 22,400 56,511
9  Đông Timor 14.874 473 740 1,400 2,192 2,990
10  Brunei 5.765 45 254 465 639 721
11  Singapore 824 1,123 3,048 6,210 8,610 9,210
Total 4.536.397 192,949 429,751 671,624 818,498 '

[5]

Chỉ số tự do

Dưới đây là bảng thống kê chỉ số tự do của các nước khu vực Đông Nam Á 2018, dựa trên các tiêu chí tự do công dân (quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí) và tự do chính trị.

Quốc gia Chỉ số tự do 2018
 Lào Không tự do
 Campuchia Không tự do
 Myanmar Không tự do
 Brunei Không tự do
 Việt Nam Không tự do
 Indonesia Khá tự do
 Malaysia Khá tự do
 Singapore Khá tự do
 Philippines Khá tự do
 Đông Timor Khá tự do
 Thái Lan Khá tự do

Cơ quan lập pháp

Cơ quan lập pháp tại các quốc gia Đông Nam Á được tổ chức theo 2 hệ thống: Hệ thống lưỡng viện gồm các quốc gia: Thái Lan, Campuchia, Myanmar, Malaysia, IndonesiaPhilippines. Hệ thống đơn viện gồm các quốc gia: Việt Nam, Lào, Singapore, BruneiĐông Timor. Quốc hội Indonesia được xem là nghị viện có số đại biểu đông nhất Đông Nam Á, với 692 thành viên (132 ở thượng viện và 560 ở hạ viện). Quốc hội Brunei có số thành viên ít nhất, chỉ có 36 nghị sĩ.

STT Quốc gia Tổng số ghế Số ghế thượng viện Số ghế hạ viện Tuổi bầu cử Đứng đầu Quốc hội Nhiệm kỳ
1  Campuchia 184 ghế 61 ghế 123 ghế 18 tuổi trở lên Chủ tịch Thượng viện và Chủ tịch Hạ viện 5 năm tại Thượng viện và 5 năm tại Hạ viện
2  Thái Lan 650 ghế 150 ghế 500 ghế 18 tuổi trở lên Phát ngôn viên Thượng viện và Phát ngôn viên Hạ viện 5 năm tại Thượng viện và 5 năm tại Hạ viện
3  Myanmar 664 ghế 224 ghế 440 ghế 18 tuổi trở lên Chủ tịch Thượng viện và Phát ngôn viên Hạ viện 5 năm tại Thượng viện và 5 năm tại Hạ viện
4  Malaysia 292 ghế 70 ghế 222 ghế 21 tuổi trở lên Chủ tịch Thượng viện và chủ tịch Hạ viện 3 năm tại Thượng viện và 5 năm tại Hạ viện
5  Indonesia 692 ghế 132 ghế 560 ghế 17 tuổi trở lên Chủ tịch Thượng viện và Chủ tịch Hạ viện 5 năm tại Thượng viện và 5 năm tại Hạ viện
6  Philippines 310 ghế 24 ghế 286 ghế 18 tuổi trở lên Chủ tịch Thượng viện và Chủ tịch Hạ viện 6 năm tại Thượng viện và 3 năm tại Hạ viện
7  Việt Nam 498 ghế Không chia viện Không chia viện 18 tuổi trở lên Chủ tịch Quốc hội 5 năm
8  Lào 115 ghế Không chia viện Không chia viện 18 tuổi trở lên Chủ tịch Quốc hội 5 năm
9  Singapore 99 ghế Không chia viện Không chia viện 21 tuổi trở lên Phát ngôn viên Quốc hội 5 năm
10  Brunei 36 ghế Không chia viện Không chia viện 18 tuổi trở lên Chủ tịch Quốc hội Không cố định
11  Đông Timor 65 ghế Không chia viện Không chia viện 17 tuổi trở lên Chủ tịch Quốc hội 5 năm

Đặc điểm xã hội

Đông Nam Á có các biển, vịnh biển ăn sâu vào đất liền, tạo điều kiện cho các luồng di dân giữa đất liền và các đảo, cho sự giao lưu văn hóa giữa các quốc gia, các dân tộc. Người Đông Nam Á có nhiều nét tương đồng trong sinh hoạt, sản xuất, như cùng trồng lúa nước, dùng trâu làm sức kéo, dùng gạo làm nguồn lương thực chính... Tuy vậy mỗi nước vẫn có những phong tục, tập quán, tín ngưỡng riêng tạo nên sự đa dạng trong văn hóa của cả khu vực. Ví dụ sự đa dạng về tín ngưỡng: đa số người Malaysia, Indonesia theo đạo Hồi; người Myanmar, Thái Lan, CampuchiaLào theo đạo Phật; ở Philippines, đạo Ki-tô và đạo Hồi có số người theo đông nhất. Ở Việt Nam cùng với đạo Phật, đạo Ki-tô, người dân còn có các tín ngưỡng địa phương.

Vị trí cầu nối và nguồn tài nguyên giàu có của Đông nam Á đã thu hút sự chú ý của các nước đế quốc. Cho tới trước chiến tranh thế giới thứ hai, ba nước Campuchia, Lào, Việt Nam bị đế quốc Pháp xâm chiếm; Myanmar, Malaysia trở thành thuộc địa của Anh; Indonesia là thuộc địa của Hà Lan; Philippines bị Tây Ban Nha và sau đó Hoa Kỳ chiếm đóng. Ngoại lệ, Thái Lan giữ được nền độc lập nhưng lệ thuộc phương Tây nhiều mặt. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á bị phát xít Nhật xâm chiếm. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước đã lần lượt giành lại được độc lập. Hiện nay đa số các quốc gia trong khu vực theo chế độ cộng hòa, bên cạnh đó là một số quốc gia theo chính thể quân chủ lập hiến. Các nước trong khu vực đều mong muốn hợp tác phát triển. Các nước Đông Nam Á có những nét tương đồng trong nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, trong lịch sử đấu tranh giành độc lập và đang cùng nhau xây dựng mối quan hệ hợp tác toàn diện, cùng nhau phát triển đất nước và khu vực.

Đặc điểm dân cư

Đông Nam Á có nhiều chủng tộc Môn-gô-lô-ít và Ô-xtra-lô-it cùng chung sống. Dân cư đông đúc, dân số trẻ chiếm số đông nên Đông Nam Á vừa là nơi có nguồn lao động dồi dào vừa là một thị trường tiêu thụ lớn. Đó là những yếu tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của khu vực.

Chú thích

  1. ^ https://binbin0111.wordpress.com/2019/06/15/information-about-in-southeast-asia/
  2. ^ lịch sử trung đại thế giới phần phương đông. GS Lương Ninh. trang 9
  3. ^ a b c d “Southeast Asia GDP”. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
  4. ^ “2014 Human Development Report Summary” (PDF). Chương trình Phát triển của Liên hiệp quốc. tr. 21–25. Truy cập 13 tháng 4 năm 2015.
  5. ^ https://danso.org/dong-nam-a/. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)

Xem thêm