Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến tranh Hán–Đại Uyên”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Trang mới: “{{Infobox military conflict |conflict=Chiến tranh Hán-Đại Uyển |partof= |image=File:Han Expansion.png |caption= |date= 104–101 TCN |place= Thung lũng…”
(Không có sự khác biệt)

Phiên bản lúc 08:07, ngày 3 tháng 11 năm 2019

Chiến tranh Hán-Đại Uyển
Thời gian104–101 TCN
Địa điểm
Kết quả

Quân Hán thắng lợi

  • Người Đại Uyển đầu hàng, cống nộp 3.000 thớt ngựa tốt và giết Quốc vương là Vô Quả, nộp thủ cấp cho người Hán
  • Quân Hán chiếm Úc Thành và xử tử vua xứ đó
  • Thành lập Tây Vực Đô hộ phủ
Tham chiến
Nhà Hán
Chỉ huy và lãnh đạo
Vô Quả
Tiễn Mi
Lực lượng
Đợt 1 (104 TCN):
20.000 bộ binh
6.000 kỵ binh
Đợt 2 (102 TCN):
60.000 bộ binh
30.000 kỵ binh
100.000 con bò
20.000 lừa và lạc đà
  • Đại Uyển: ?
  • Yucheng: 3,000
  • Luntai: ?

Chiến tranh Hán-Đại Uyển hay còn được gọi là chiến tranh vì Thiên Mã (ngựa trời) là một cũng xung đột vũ trang diễn ra từ năm 104 đến năm 101 TCN giữa nhà Hán và người Đại Uyển (ở Trung Á, khu vực quanh Uzbekistan, phía đông Ba Tư).

Sau khi nhận được tin rằng ở đất Đại Uyển có giống ngựa to, khỏe được người đời xưng tụng là "Thiên Mã" ("ngựa trời") có thể sử dụng để đánh quân Hung Nô, Hán Vũ Đế liền cử Trương Khiên đi sứ Tây Vực, ý đồ khảo sát khu vực và đặt mua ngựa. Tuy nhiên, người Đại Uyển không những không đồng ý bán ngựa mà còn cho giết cả người của sứ đoàn nhà Hán và tịch thu số vàng được mang theo dùng để mua ngựa. Vì thế Hán đế mới hạ lệnh quân viễn chinh vây hãm thành Alexandria Eschate ở xứ Đại Uyển, thành phố xa nhất về phía đông của thế giới Hy Lạp hóa.

Quân Hán đánh bại người Đại Uyển, lập một người thân với nhà Hán lên làm vua và chiếm một lượng ngựa đủ lớn để có thể bổ sung cho lực lượng kỵ binh góp phần vào việc đánh bại người Hung Nô sau này.

Bối cảnh

Hãn huyết bảo mã

Theo tác giả Zhao Xu, so với những con ngựa thành Troia thể hiện "sự khuất phục quân sự", những con ngựa trời xứ Đại Uyển (ngựa Ferghana hay) thể hiện "tốc độ và sức chịu đựng vượt trội", là giống ngựa chiến hoàn hảo.

Hán Vũ Đế muốn tạo nên một lực lượng "kỵ binh bất khả chiến bại" để đánh người Hung Nô, vì quân Hung Nô suốt mấy thập kỷ liền thường xuyên quấy phá, cướp bóc vùng biên giới phía bắc của nhà Hán. Vì vậy, vào năm 139 TCN, Vũ Đế sai Trương Khiên làm sứ đi Tây Vực, mục đích là vừa kết giao với người Nguyệt Chi thành lập liên minh chống Hung Nô vừa nhân đó đi tìm giống ngựa thần Đại Uyển này.

Trên đường đi sứ Tây Vực, khi đi quan khu vực sa mạc Gobi, Trương Khiên bị người Hung Nô bắt tới 2 lần. Theo sách Hậu Hán Thư, mỗi năm nhà Hán lại gửi tầm 10 hoặc ít nhất là 5 hoặc 6 đoàn sứ giả đi Trung Á để mua ngựa.

Hung Nô

Trong hàng thập kỷ nhà Hán bị buộc phải thi hành "Hòa thân chính sách" bao gồm việc cống nộp và gả công chúa làm vợ của Thiền vu để tránh quân Hung Nô vào quấy nhiễu. Điều này thay đổi khi Hán Vũ Đế lên ngôi quyết tâm tiêu diệt Hung Nô.

Đại Uyển

Cả Sử ký Tư Mã Thiên lẫn Hậu Hán thư đều mô tả người Đại Uyển là những cư dân đô thị hóa sống ở các thành phố có tường thành bao quanh và có "phong tục tập quán giống hệt với người Hy Lạp-Bactria", một vương quốc Hy Lạp đang cai trị xứ Bactria mà người Hán gọi là Đại Hạ thời đó ở miền bắc Afghanistan ngày nay. Người Đại Uyển cũng được mô tả là những nhà sản xuất rượu và cực kỳ yêu rượu.

Người Đại Uyển là hậu duệ của người Hy Lạp đã được Alexandros Đại đế đưa tới định cư ở Ferghana vào năm 329 TCN (xem bài Alexandria Eschate) và đã phát triển rực rỡ dưới sự cai trị của các vương triều Hy Lạp của Seleukos và Hy Lạp-Bactria, cho đến khi họ bị cô lập bởi sự di cư của người Nguyệt Chi khoảng năm 160 TCN. Dường như cái tên "Uyển" hay "Uyên" (宛) chỉ đơn giản là phiên âm của từ "Yavana" hoặc "Pali Yona" trong tiếng Phạn, được sử dụng trong suốt thời cổ đại ở châu Á để chỉ định người Hy Lạp (người "Ionia"), do đó Đại Uyển nhiều khả năng có nghĩa là "người Đại Ionia" hoặc "người Đại Hy Lạp".

Đại Uyển là một trong những quốc gia xa nhất về phía Tây gửi sứ đoàn phái đến triều đình nhà Hán. Tuy nhiên, không giống như sứ giả các nước khác, người Đại Uyển không tuân thủ các lễ nghi của người Hán, cư xử rất kiêu ngạo và hống hách, cậy thế ở xa nên họ chắc chắn là nhà Hán không làm được gì mình. Xứ Đại Uyển cũng nằm gần lãnh thổ Hung Nô vào thời điểm này. Người Đại Uyển khá tôn trọng người Hung Nô, vì Hung Nô từng đánh đuổi người Nguyệt Chi - kẻ thủ của người Đại Uyển.