Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lục Ngạn”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 5: Dòng 5:
| diện tích = 1.012
| diện tích = 1.012
| phân chia hành chính = 1 [[thị trấn (Việt Nam)|thị trấn]], 29 [[xã (Việt Nam)|xã]]
| phân chia hành chính = 1 [[thị trấn (Việt Nam)|thị trấn]], 29 [[xã (Việt Nam)|xã]]
| dân số = 220.416 người (2018) <ref name="TK">Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương. [http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=512&idmid=5&ItemID=10798 Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009: Kết quả toàn bộ]. Hà Nội, 6-2010. Biểu 2, tr.13.</ref>
| dân số = 226.540 người (2018) <ref name="TK">Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương. [http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=512&idmid=5&ItemID=10798 Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009: Kết quả toàn bộ]. Hà Nội, 6-2010. Biểu 2, tr.13.</ref>
| mật độ dân số = 202
| mật độ dân số = 223
| dân tộc = [[Người Việt|Kinh]]:53%, [[Người Sán Dìu|Sán Dìu]], [[Người Nùng|Nùng]], [[Cao Lan]], [[Người Hoa (Việt Nam)|Hoa]]
| dân tộc = [[Người Việt|Kinh]]:53%, [[Người Sán Dìu|Sán Dìu]], [[Người Nùng|Nùng]], [[Cao Lan]], [[Người Hoa (Việt Nam)|Hoa]]
| chủ tịch HĐND = <!-- Tên Chủ tịch Hội đồng nhân dân -->
| chủ tịch HĐND = <!-- Tên Chủ tịch Hội đồng nhân dân -->

Phiên bản lúc 15:09, ngày 17 tháng 11 năm 2019

Lục Ngạn
Huyện
Huyện Lục Ngạn
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
TỉnhBắc Giang
Huyện lỵThị trấn Chũ
Phân chia hành chính1 thị trấn, 29
Địa lý
Diện tích1.012
Dân số
Tổng cộng226.540 người (2018) [1]
Mật độ223
Dân tộcKinh:53%, Sán Dìu, Nùng, Cao Lan, Hoa

Lục Ngạn là một huyện miền núi thuộc tỉnh Bắc Giang và là huyện có diện tích lớn nhất tỉnh Bắc Giang.

Địa lý

Lục Ngạn cách thành phố Bắc Giang 40 km về phía Đông. Địa hình đồinúi xen lẫn. Phía Bắc giáp với tỉnh Lạng Sơn, phía Đông giáp với huyện Sơn Động. Nhiệt độ trung bình là 23,5 °C, ít chịu ảnh hưởng của bão. Có nguồn nước dồi dào từ sông Lục Nam, hồ Cấm Sơn, Khuôn Thầnđập Thum...

Kinh tế

  • Kinh tế tập trung vào ngành nông nghiệp với thế mạnh là trồng trọt cây ăn quả, điển hình là vải thiều, nhãn, hồng, na... Có nhà máy chế biến hoa quả trên địa bàn đã xuất khẩu rau quả tươi và đóng hộp sang các nước.
  • Huyện cũng có tiềm năng du lịch sinh thái: miệt vườn, khu sinh thái hồ Cấm Sơn, Khuôn Thần... Ngoài ra, có danh lam thắng cảnh như đền Hả, chùa Khánh Vân, chùa Am Vãi (Khả Lã, xã Tân Lập).
  • Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của vải thiều và sự yếu kém của tư thương Việt Nam, thì giao thương biên mậu đã thực sự tiến vào tận địa bàn Lục Ngạn. Vào những ngày mùa vải (khoảng tháng 6) ta có thể bắt gặp tư thương Trung Quốc ở bất cứ đâu dọc trên 40 Km quốc lộ 31 trên địa bàn huyện Lục Ngạn. Không dưới 50% vải thiều tươi ở Lục Ngạn được xuất sang Trung Quốc, lượng vải thiều sấy khô thì gần như toàn bộ được xuất sang Trung Quốc qua cửa khẩu Đồng Đăng (Lạng Sơn).
  • Thị trấn Chũ là trung tâm huyện lỵ của Lục Ngạn, đang được mở rộng, xây dựng những công trình lớn như bệnh viện khu vực, công viện cây xanh, khu dân cư, cụm công nghiệp... nhằm đưa Chũ lên thành thị xã.

Xã hội

  • Dân số huyện xấp xỉ 200.000 người. Lao động chủ yếu chưa qua đào tạo. Người Kinh chiếm 53%, còn lại là các dân tộc khác như Sán Dìu, Nùng, Cao Lan, Hoa,Tày
  • Do có sự liên hệ của bộ phận người Hoa về nước (những năm chiến tranh biên giới) nên ngày nay, nhiều bộ phận người Việt (phần lớn là người dân tộc thiểu số ở Lục Ngạn đã tổ chức thành những đường dây đưa lao động sang Trung Quốc để làm trong các công xưởng ở Quảng Tây, Quảng Đông, Phúc Kiến... Những thành phố có nhiều người Việt làm là Quảng Châu, Đông Quản, Sán Đầu, Huệ Châu... Đi đôi cùng tình trạng này là những tệ nạn đặc trưng của người Việt là đánh nhau, cờ bạc, trấn lột... Ngoài ra nhiều người đi Quảng Tây để chặt mía, trồng sắn... theo kiểu mùa vụ.
  • Ngày nay, do có nhiều khu công nghiệp ở các tỉnh miền xuôi nên thanh niên Lục Ngạn phần đông đi học hoặc đi làm trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, tệ nạn đánh nhau theo kiểu thanh niên làng đã giảm đáng kể, nhưng do có tiền nhiều nên tỷ lệ đánh bạc gia tăng đáng kể trong những dịp nghỉ lễ tết

Đơn vị hành chính

Huyện gồm 1 thị trấn và 29 xã:

Lịch sử

Thời Lý - Trần thế kỷ 11 – 14 tên là huyện Na Ngạn gồm 2 huyện Lục Ngạn và Lục Nam.

Thời kỳ thuộc Minh thế kỷ 15 chia làm 2 huyện Lục Na và Na Ngạn thuộc Châu Lạng Giang – phủ Lạng Thương.

Thời Lê thế kỷ 16 đổi thành Lục Ngạn thuộc phủ Lạng Giang.

Thời kỳ Pháp thuộc (1889), thực dân Pháp tách tả ngạn sông Thương thành 3 huyện: Hữu Lũng, Lục Ngạn, Bảo Lộc, Lạng Giang thành huyện Lục Nam.

Tháng 9-1891, thực dân Pháp đổi thành Đạo quan binh 1 – Phả Lại.

Tháng 10-1895, Toàn quyền Đông Dương thành lập lại huyện Lục Ngạn.

Sau Cách mạng tháng Tám 1945, bỏ cấp phủ, châu, quận, gọi chung là huyện: Huyện Lục Ngạn khi đó có 32 xã: Bắc Sơn, Biển Động, Biên Sơn, Cấm Sơn, Đồng Cốc, Giáp Sơn, Hộ Đáp, Hòa Bình B, Hồng Giang, Kiên Lao, Kiên Thành, Kim Sơn, Mỹ An, Nam Dương, Nam Sơn, Nghĩa Hồ, Phì Điền, Phong Minh, Phong Vân, Phú Nhuận, Phượng Sơn, Quý Sơn, Sa Lý, Sơn Hải, Tân Hoa, Tân Lập, Tân Mộc, Tân Quang, Tân Sơn, Thanh Hải, Trù Hựu, Yên Sơn B.

Ngày 21-1-1957, tách 5 xã: Nam Sơn, Bắc Sơn, Hòa Bình B, Yên Sơn B, Mỹ An để thành lập huyện Lục Nam. Huyện còn lại 27 xã: Biển Động, Biên Sơn, Cấm Sơn, Đồng Cốc, Giáp Sơn, Hộ Đáp, Hồng Giang, Kiên Lao, Kiên Thành, Kim Sơn, Nam Dương, Nghĩa Hồ, Phì Điền, Phong Minh, Phong Vân, Phú Nhuận, Phượng Sơn, Quý Sơn, Sa Lý, Sơn Hải, Tân Hoa, Tân Lập, Tân Mộc, Tân Quang, Tân Sơn, Thanh Hải, Trù Hựu.

Ngày 28-7-1958, chuyển xã Mỹ An thuộc huyện Lục Nam về huyện Lục Ngạn quản lý.

Ngày 21-8-1958, thành lập thị trấn Chũ - thị trấn huyện lị huyện Lục Ngạn trên cơ sở tách đất xã Nghĩa Hồ.

Ngày 14-3-1963, chuyển xã Đèo Gia thuộc huyện Sơn Động về huyện Lục Ngạn quản lý. Huyện có 29 xã như hiện nay.

Ngày 7-10-1995, mở rộng thị trấn Chũ trên cơ sở sáp nhập diện tích tự nhiên 184 ha và 844 nhân khẩu thuộc xã Trù Hựu (gồm làng Chũ, làng Nhật Đức và các hộ dân cư thuộc xã Trù Hựu đang sống xen cư trên địa bàn thị trấn Chũ).

Theo quy hoạch chung đô thị Bắc Giang đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, toàn bộ huyện Lục Ngạn sẽ được nâng cấp lên thành thị xã Lục Ngạn, gồm 12 phường: Hồng Giang, Kiên Lao, Kiên Thành, Mỹ An, Nam Dương, Nghĩa Hồ (gồm xã Nghĩa Hồ và thị trấn Chũ), Phượng Sơn, Quý Sơn, Tân Lập, Tân Mộc, Thanh Hải, Trù Hựu và 17 xã: Biển Động, Biên Sơn, Cấm Sơn, Đèo Gia, Đồng Cốc, Giáp Sơn, Hộ Đáp, Kim Sơn, Phì Điền, Phong Minh, Phong Vân, Phú Nhuận, Sa Lý, Sơn Hải, Tân Hoa, Tân Quang, Tân Sơn.

Chú thích

  1. ^ Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương. Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009: Kết quả toàn bộ. Hà Nội, 6-2010. Biểu 2, tr.13.