Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Buôn Hồ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 55: Dòng 55:


== Lịch sử ==
== Lịch sử ==
Năm 1931, thực dân Pháp thành lập quận Buôn Hồ thuộc tỉnh Darlac.
Năm 1931, người Pháp thành lập quận Buôn Hồ thuộc tỉnh Darlac.


Theo Nghị định số 356-BNV/HC/NĐ của chính quyền [[Việt Nam Cộng hòa]] ngày 2 tháng 7 năm 1958, quận Buôn Hồ có 4 tổng: Đlieya (4 xã), Čư Kuk (3 xã), Čư Kti (5 xã), Čư Drê (4 xã).
Theo Nghị định số 356-BNV/HC/NĐ của chính quyền [[Việt Nam Cộng hòa]] ngày 2 tháng 7 năm 1958, quận Buôn Hồ có 4 tổng: Čư Dliê Ya (4 xã), Čư Kuk (3 xã), Čư Kti (5 xã), Čư Drê (4 xã).


Sau năm 1975, quận Buôn Hồ đổi thành huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk, ban đầu bao gồm 24 xã: Bình Thuận, Čư Bao, Čư Nĕ, Čư Suê, Čuôr Dăng, Dliê Ya, Dliê Yang, Đoàn Kết, Êa Đê, Êa Drông, Ea H’Đinh, Ea Hleo, Ea Hồ, Êa Khăl, Ea Pốk, Ea Sôl, Ea Sup, Ea Toh, Ea Tul, Krông Na, Pơng Drang, Quảng Phú, Tam Giang, Thống Nhất.
Sau năm 1975, quận Buôn Hồ đổi thành huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk, ban đầu bao gồm 24 xã: Bình Thuận, Čư Bao, Čư Nĕ, Čư Suê, Čuôr Dăng, Dliê Ya, Dliê Yang, Đoàn Kết, Êa Đê, Êa Drông, Ea H’Đinh, Ea Hleo, Ea Hồ, Êa Khăl, Ea Pốk, Ea Sôl, Ea Sup, Ea Toh, Ea Tul, Krông Na, Pơng Drang, Quảng Phú, Tam Giang, Thống Nhất.

Phiên bản lúc 23:06, ngày 27 tháng 11 năm 2019

Buôn Hồ
Thị xã
Thị xã Buôn Hồ
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngTây Nguyên
TỉnhĐắk Lắk
Trụ sở UBNDSố 02 Đường Trần Hưng Đạo, phường An Lạc
Phân chia hành chính7 phường, 5 xã
Thành lập23/12/2008[1]
Loại đô thịLoại IV
Năm công nhận2008
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDPhạm Phú Lộc
Chủ tịch HĐNDNgô Trung Hiếu
Địa lý
Tọa độ: 12°51′16″B 108°16′13″Đ / 12,85444°B 108,27028°Đ / 12.85444; 108.27028
Buôn Hồ trên bản đồ Việt Nam
Buôn Hồ
Buôn Hồ
Vị trí thị xã Buôn Hồ trên bản đồ Việt Nam
Diện tích282,06 km²
Dân số (2019)
Tổng cộng127.920 người[2]
Mật độ342 người/km²
Khác
Biển số xe47-C1
WebsiteThị xã Buôn Hồ

Buôn Hồ là một thị xã nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Đắk Lắk, Việt Nam.

Thị xã Buôn Hồ có quy mô và vị trí quan trọng thứ hai trong tỉnh chỉ sau thành phố Buôn Ma Thuột.

Thị xã Buôn Hồ nguyên trước đây là phần đất phía nam của huyện Krông Búk, được thành lập vào ngày 23 tháng 12 năm 2008 theo Nghị định 07/NĐ-CP của Chính phủ[1]. Thị xã hiện là đô thị loại IV, có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế về nông nghiệp, công nghiệp tập trung, thương mại dịch vụ, du lịch sinh thái, văn hóa. Ngoài ra, thị xã còn có tài nguyên thiên nhiên phong phú và có vị trí là đầu mối giao thông thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế vùng phía Bắc của tỉnh.

Địa lý

Vị trí địa lý

Thị xã Buôn Hồ nằm ở phía bắc của tỉnh Đắk Lắk, cách thành phố Buôn Ma Thuột 40 km về phía đông bắc dọc theo Quốc lộ 14.

Địa giới hành chính thị xã Buôn Hồ:

Điều kiện tự nhiên

Thị xã Buôn Hồ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, đặc trưng cho vùng Cao nguyên Nam Trung Bộ, mỗi năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 năm trước đến tháng 10 năm sau, lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.700mm, nhiệt độ trung bình là 23,40C, rất thuận lợi cho các loại cây công nghiệp như cà phê, cao su, ca cao, hồ tiêu... và cây lương thực như ngô lai, đậu tương và các loại cây ăn trái khác.

Lịch sử

Năm 1931, người Pháp thành lập quận Buôn Hồ thuộc tỉnh Darlac.

Theo Nghị định số 356-BNV/HC/NĐ của chính quyền Việt Nam Cộng hòa ngày 2 tháng 7 năm 1958, quận Buôn Hồ có 4 tổng: Čư Dliê Ya (4 xã), Čư Kuk (3 xã), Čư Kti (5 xã), Čư Drê (4 xã).

Sau năm 1975, quận Buôn Hồ đổi thành huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk, ban đầu bao gồm 24 xã: Bình Thuận, Čư Bao, Čư Nĕ, Čư Suê, Čuôr Dăng, Dliê Ya, Dliê Yang, Đoàn Kết, Êa Đê, Êa Drông, Ea H’Đinh, Ea Hleo, Ea Hồ, Êa Khăl, Ea Pốk, Ea Sôl, Ea Sup, Ea Toh, Ea Tul, Krông Na, Pơng Drang, Quảng Phú, Tam Giang, Thống Nhất.

Vùng đất thị xã Buôn Hồ ngày nay khi đó là 5 xã: Bình Thuận, Čư Bao, Đoàn Kết, Êa Drông, Thống Nhất và một phần xã Êa Đê thuộc huyện Krông Búk.

Ngày 17 tháng 1 năm 1984, chia xã Đoàn Kết thành 3 đơn vị hành chính lấy tên là xã Đoàn Kết, xã Êa Blang và thị trấn Buôn Hồ[3].

Ngày 26 tháng 5 năm 1992, thành lập xã Ea Siên trên cơ sở 1.700 ha diện tích tự nhiên với 1.000 nhân khẩu của xã Ea Drông; 950 ha diện tích tự nhiên với 500 nhân khẩu của xã Bình Thuận; 650 ha diện tích tự nhiên với 1.250 nhân khẩu của xã Thống Nhất; 100 ha diện tích tự nhiên của xã Ea Blang.

Ngày 6 tháng 3 năm 2008, Bộ Xây dựng đã ra Quyết định số 315/QĐ-BXD công nhận thị trấn Buôn Hồ là đô thị loại IV.

Ngày 23 tháng 12 năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 07/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã thuộc huyện Krông Búk, thành lập thị xã Buôn Hồ và các phường trực thuộc thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk[1]. Theo đó:

  • Thành lập thị xã Buôn Hồ thuộc tỉnh Đắk Lắk trên cơ sở điều chỉnh 28.205,89 ha diện tích tự nhiên và 101.554 nhân khẩu của huyện Krông Buk (bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của các xã: Đoàn Kết, Thống Nhất, Êa Siên, Bình Thuận, Ea Drông, Čư Bao và thị trấn Buôn Hồ; 2.950,44 ha diện tích tự nhiên và 6.666 nhân khẩu của xã Ea Blang; 1.336,9 ha diện tích tự nhiên và 7.109 nhân khẩu của xã Ea Đê).
  • Thành lập các phường thuộc thị xã Buôn Hồ:
  1. Thành lập phường Đạt Hiếu thuộc thị xã Buôn Hồ trên cơ sở điều chỉnh 1.048 ha diện tích tự nhiên và 7.109 của xã Ea Đê (phần diện tích và nhân khẩu của xã Ea Đê điều chỉnh để thành lập thị xã Buôn Hồ).
  2. Thành lập phường An Lạc thuộc thị xã Buôn Hồ trên cơ sở điều chỉnh 235 ha diện tích tự nhiên và 7.263 nhân khẩu của thị trấn Buôn Hồ; 344 ha diện tích tự nhiên và 3.118 nhân khẩu của xã Ea Blang.
  3. Thành lập phường An Bình thuộc thị xã Buôn Hồ trên cơ sở điều chỉnh 267 ha diện tích tự nhiên và 9.302 nhân khẩu của thị trấn Buôn Hồ; 274,7 ha diện tích tự nhiên và 927 nhân khẩu của xã Đoàn Kết; 288,9 ha diện tích tự nhiên của xã Ea Đê (phần diện tích còn lại của xã Ea Đê điều chỉnh để thành lập thị xã Buôn Hồ).
  4. Thành lập phường Thiện An thuộc thị xã Buôn Hồ trên cơ sở điều chỉnh 488,38 ha diện tích tự nhiên và 4.686 nhân khẩu còn lại của thị trấn Buôn Hồ; 380 ha diện tích tự nhiên và 728 nhân khẩu của xã Ea Blang.
  5. Thành lập phường Đoàn Kết thuộc thị xã Buôn Hồ trên cơ sở 1.506,43 ha diện tích tự nhiên và 4.106 nhân khẩu còn lại của xã Đoàn Kết.
  6. Thành lập phường Thống nhất trên cơ sở điều chỉnh 1.691 ha diện tích tự nhiên và 10.968 nhân khẩu của xã Thống Nhất; 94 ha diện tích tự nhiên và 1.847 nhân khẩu của xã Ea Siên.
  7. Thành lập phường Bình Tân trên cơ sở 1.601,79 ha diện tích tự nhiên và 7.397 nhân khẩu còn lại của xã Thống Nhất.

Sau khi thành lập, thị xã Buôn Hồ có 28.205,89 ha diện tích tự nhiên và 101.554 nhân khẩu, có 12 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 7 phường: Đạt Hiếu, An Lạc, An Bình, Thiện An, Đoàn Kết, Thống Nhất, Bình Tân và 5 xã: Ea Siên, Ea Drông, Ea Blang, Bình Thuận, Čư Bao.

Hành chính

Thị xã Buôn Hồ có 12 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, gồm 7 phường: An Bình, An Lạc, Bình Tân, Đạt Hiếu, Đoàn Kết, Thiện An, Thống Nhất và 5 xã: Bình Thuận, Cư Bao, Ea Blang, Ea Drông, Ea Siên.

Kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm của Buôn Hồ đạt trên 14%; cơ cấu nông – lâm - thủy sản chiếm 51,03%; công nghiệp - xây dựng 13,7%; thương mại - dịch vụ 35,27%.Tổng thu ngân sách năm 2012 là 158,515 tỷ đồng, tăng 121% so với năm 2009. Huy động đầu tư toàn xã hội trong 3 năm (2010-2012) đạt 3.133 tỷ đồng, bằng 32,93% so với kế hoạch; tốc độ tăng vốn đầu tư bình quân/năm đạt 5,7%... Với những kết quả đã đạt được, năm 2013 thị xã Buôn Hồ vinh dự được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhì. tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2012 đạt trên 45.800 tấn. Chăn nuôi tuy bị ảnh hưởng của dịch bệnh gia súc, gia cầm, song vẫn có sự phát triển cả về tổng đàn và giá trị sản phẩm. Khoa học công nghệ từng bước được ứng dụng, chuyển giao theo hướng sử dụng giống mới, giống lai với phương thức canh tác tiên tiến làm cho năng suất một số cây trồng, vật nuôi tăng lên. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp trên địa bàn thị xã cũng đang từng bước phát triển, chủ yếu tập trung vào chế biến nông sản, khai thác đá xây dựng và phát triển tiểu, thủ công nghiệp phục vụ nhu cầu của nhân dân trên địa bàn. Trong đó, một số ngành đạt tỷ lệ tăng trưởng khá như ngành điện, tỷ lệ tăng trưởng bình quân trong 5 năm là 6,19%; đá xây dựng khai thác, tỷ lệ tăng trưởng bình quân trong 5 năm đạt 19,64%; chế biến cà phê bột năm 2013 ước đạt khoảng 45 tấn, tỷ lệ tăng trưởng bình quân trong 5 năm là  22,98%.

Hiện nay thị xã Buôn Hồ đang triển khai đầu tư xây dựng khu đô thị Buôn Hồ Palama nằm trên địa bàn phường An Lạc.

Văn hóa - xã hội

Dân cư

Trên địa bàn thị xã có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống như Ê Đê, Gia Rai, Kinh, Tày... đã tạo nên một nền văn hóa phong tục đa dạng, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc

Giáo dục

Thị xã có 3 trường THPT,

  • THPT Buôn Hồ (Đường Quang Trung, Phường An Bình)
  • THPT Hai Bà Trưng (Đường Chu Văn An, Phường An Bình)
  • THPT Huỳnh Thúc Kháng (Phường Thống Nhất

Ngoài ra còn có 11 trường THCS và 25 trường Tiểu học

Một số hình ảnh

Công viên ở Buôn Hồ

Tham khảo

  1. ^ a b c “Nghị định 07/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã thuộc huyện Krông Búk, điều chỉnh địa giới hành chính huyện Krông Búk để thành lập thị xã Buôn Hồ và thành lập các phường trực thuộc thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk”. Chú thích có tham số trống không rõ: |dead-url= (trợ giúp)
  2. ^ Kết quả toàn bộ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009, Tổng cục Thống kê Việt Nam
  3. ^ “Quyết định 13-HĐBT về việc phân vạch địa giới một số xã thuộc tỉnh Đắk Lắk”. Chú thích có tham số trống không rõ: |dead-url= (trợ giúp)