Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đạt-lai Lạt-ma”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
pinyin
→‎Tên gọi và lịch sử: Làm rõ vấn đề
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 29: Dòng 29:
Trái với quan điểm thông thường, Đạt-lại Lạt-ma không phải là người lãnh đạo tinh thần cao nhất của trường phái [[Cách-lỗ phái|Cách-lỗ]], địa vị này có tên là [[Ganden Tripa]] (Bậc Trì Giữ Pháp Tòa).
Trái với quan điểm thông thường, Đạt-lại Lạt-ma không phải là người lãnh đạo tinh thần cao nhất của trường phái [[Cách-lỗ phái|Cách-lỗ]], địa vị này có tên là [[Ganden Tripa]] (Bậc Trì Giữ Pháp Tòa).


Vị [[Đăng-châu Gia-mục-thố|Đạt-lại Lạt-ma hiện nay]] là vị thứ 14, sống lưu vong tại [[Ấn Độ]] từ [[1959]] đến nay. Sư được trao [[giải Nobel Hòa bình]] năm [[1989]], đồng thời là người đại diện [[Phật giáo]] xuất sắc hiện nay trên thế giới. Các tác phẩm Sư viết trình bày [[Phật giáo Tây Tạng]] và Phật pháp nói chung được rất nhiều người đọc kể cả người trong các nước Tây phương.
Vị [[Đăng-châu Gia-mục-thố|Đạt-lại Lạt-ma hiện nay]] là vị thứ 14, sống lưu vong tại [[Ấn Độ]] từ [[1959]] đến nay do quan điểm của Sư về Chủ Nghĩa Cộng Sản rất khác xa so với quan điểm của các nước khác đang theo mô hình này.Đặc biệt là đối với với Trung Quốc 🇨🇳. Sư được trao [[giải Nobel Hòa bình]] năm [[1989]], đồng thời là người đại diện [[Phật giáo]] xuất sắc hiện nay trên thế giới. Các tác phẩm Sư viết trình bày [[Phật giáo Tây Tạng]] và Phật pháp nói chung được rất nhiều người đọc kể cả người dân ở các nước phương Tây.


== Danh sách các vị Đạt-lại Lạt-ma ==
== Danh sách các vị Đạt-lại Lạt-ma ==

Phiên bản lúc 03:32, ngày 28 tháng 11 năm 2019

Đạt-lai Lạt-ma
Trang họa Gendun Drup, vị Dalai Lama đầu tiên
Tại vị1391–1474
Thông tin chung

Đạt-lại Lạt-ma (tiếng Tây Tạng: ཏཱ་ལའི་བླ་མ་) hay Đạt-lai Lạt-ma hay Đa Lai La Ma là danh hiệu của một nhà lãnh đạo tinh thần của Phật giáo Tây Tạng thuộc trường phái Cách-lỗ.

Tên gọi và lịch sử

Đạt-lại Lạt-ma là phiên âm Hán Việt từ chữ Hán 達賴喇嘛 (Pinyin Dá lài lǎ ma). Trên thực tế, sách báo tiếng Việt sử dụng thường xuyên Đạt Lai Lạt Ma. "Đạt-lại" có gốc từ tiếng Mông Cổ nghĩa là "biển cả" còn "Lạt-ma" là từ tiếng Tây Tạng được dịch từ tiếng Phạn guru गुरू là từ xưng hô dành cho các vị Đạo sư. "Đạt-lại Lạt-ma" có nghĩa là "Đạo sư với trí tuệ như biển cả". Trong lối dùng hàng ngày nhiều người còn dùng Phật sống để chỉ Đạt-lại Lạt-ma.

Theo truyền thống của người Tây Tạng, Đạt-lại Lạt-ma là hiện thân lòng từ của chư Phật và Bồ Tát, người chọn con đường tái sinh trở lại kiếp người để cứu giúp chúng sanh. Danh hiệu Đạt-lại Lạt-ma cũng được hiểu là Hộ Tín, "Người bảo vệ đức tin", Huệ Hải, "Biển lớn của trí tuệ", Pháp vương, "Vua của Chánh Pháp", Như ý châu, "Viên bảo châu như ý"...

Danh hiệu Đạt-lại Lạt-ma được vua Mông Cổ Altan Khan phong cho phương trượng của trường phái Cách-lỗ (bo. དགེ་ལུགས་པ་, hay Hoàng giáo) vào năm 1578. Kể từ 1617, Đạt-lại Lạt-ma thứ 5 trở thành người lãnh đạo chính trị và tinh thần của Tây Tạng. Kể từ đó, người Tây Tạng xem Đạt-lại Lạt-ma là hiện thân của Quán Thế ÂmBan-thiền Lạt-ma là người phụ chính. Mỗi một Đạt-lại Lạt-ma được xem là tái sinh của vị trước. Vị Đạt-lại Lạt-ma thứ 6 có trình độ học thuật rất cao thâm và cũng là một nhà thơ.

Trái với quan điểm thông thường, Đạt-lại Lạt-ma không phải là người lãnh đạo tinh thần cao nhất của trường phái Cách-lỗ, địa vị này có tên là Ganden Tripa (Bậc Trì Giữ Pháp Tòa).

Vị Đạt-lại Lạt-ma hiện nay là vị thứ 14, sống lưu vong tại Ấn Độ từ 1959 đến nay do quan điểm của Sư về Chủ Nghĩa Cộng Sản rất khác xa so với quan điểm của các nước khác đang theo mô hình này.Đặc biệt là đối với với Trung Quốc 🇨🇳. Sư được trao giải Nobel Hòa bình năm 1989, đồng thời là người đại diện Phật giáo xuất sắc hiện nay trên thế giới. Các tác phẩm Sư viết trình bày Phật giáo Tây Tạng và Phật pháp nói chung được rất nhiều người đọc kể cả người dân ở các nước phương Tây.

Danh sách các vị Đạt-lại Lạt-ma

  1. Gendun Drup (Căn-đôn Châu-ba, དགེ་འདུན་གྲུབ་པ་, 1391–1474)
  2. Gendun Gyatso (Căn-đôn Gia-mục-thố, དགེ་འདུན་རྒྱ་མཚོ་, 1475–1542)
  3. Sonam Gyatso (Toả-lãng Gia-mục-thố, བསོད་ནམས་རྒྱ་མཚོ་, 1543–1588)
  4. Yonten Gyatso (Vinh-đan Gia-mục-thố, ཡོན་ཏན་རྒྱ་མཚོ་, 1589–1616)
  5. Ngawang Lobsang Gyatso (La-bốc-tạng Gia-mục-thố, ངག་དབང་བློ་བཟང་རྒྱ་མཚོ་, 1617–1682)
  6. Tsangyang Gyatso (Thương-ương Gia-mục-thố, ཚངས་དབྱངས་རྒྱ་མཚོ་, 1683–1706)
  7. Kelzang Gyatso (Cách-tang Gia-mục-thố, བསྐལ་བཟང་རྒྱ་མཚོ་, 1708–1757)
  8. Jamphel Gyatso (Khương-bạch Gia-mục-thố, འཇམ་དཔལ་རྒྱ་མཚོ་, 1758–1804)
  9. Lungtok Gyatso (Long-đa Gia-mục-thố, ལུང་རྟོགས་རྒྱ་མཚོ་, 1806–1815)
  10. Tsultrim Gyatso (Sở-xưng Gia-mục-thố, ཚུལ་ཁྲིམས་རྒྱ་མཚོ་, 1816–1837)
  11. Khedrup Gyatso (Khải-châu Gia-mục-thố, མཁས་གྲུབ་རྒྱ་མཚོ་, 1838–1856)
  12. Trinley Gyatso (Thành-liệt Gia-mục-thố, འཕྲིན་ལས་རྒྱ་མཚོ་, 1856–1875)
  13. Thubten Gyatso (Thổ-đan Gia-mục-thố, ཐུབ་བསྟན་རྒྱ་མཚོ་, 1876–1933)
  14. Tenzin Gyatso (Đăng-châu Gia-mục-thố, བསྟན་འཛིན་རྒྱ་མཚོ་, 1935–nay)

Xem thêm

Chú thích

Tham khảo

Bảng các chữ viết tắt
bo.: Bod skad བོད་སྐད་, tiếng Tây Tạng | ja.: 日本語 tiếng Nhật | ko.: 한국어, tiếng Triều Tiên |
pi.: Pāli, tiếng Pali | sa.: Sanskrit संस्कृतम्, tiếng Phạn | zh.: 中文 chữ Hán