Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bệnh da xanh”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Dòng 1: Dòng 1:
[[File:Blue skin.jpg|thumb|Bức tranh chụp ảnh gia đình gồm 5 người bị bệnh da xanh ở Kentucky]]
[[File:Blue skin.jpg|thumb|Bức tranh của gia đình gồm 5 người bị bệnh da xanh ở Kentucky]]
'''Bệnh da xanh '''là một chứng bệnh bắt gặp ở dòng họ nhà '''Fugate''', một gia đình sống ở bang [[Kentucky]], [[Hoa Kỳ]]. Người mang gen bệnh sẽ mắc bệnh [[methemoglobin huyết]], khiến da màu xanh lam.
'''Bệnh da xanh '''là một chứng bệnh bắt gặp ở dòng họ nhà '''Fugate''', một gia đình sống ở bang [[Kentucky]], [[Hoa Kỳ]]. Người mang gen bệnh sẽ mắc bệnh [[methemoglobin huyết]], khiến da màu xanh lam.



Phiên bản lúc 01:10, ngày 10 tháng 12 năm 2019

Tập tin:Blue skin.jpg
Bức tranh của gia đình gồm 5 người bị bệnh da xanh ở Kentucky

Bệnh da xanh là một chứng bệnh bắt gặp ở dòng họ nhà Fugate, một gia đình sống ở bang Kentucky, Hoa Kỳ. Người mang gen bệnh sẽ mắc bệnh methemoglobin huyết, khiến da màu xanh lam.

Nguồn gốc

Trong những năm đầu thế kỷ 19, một thanh niên mồ côi gốc Pháp tên là Martin Fugate tới Hoa Kỳ lập nghiệp. Anh định cư trong một ngôi nhà bên bờ sông Troublesome ở phía đông bang Kentucky, kết hôn với Elizabeth Smith, một phụ nữ Mỹ có mái tóc hung đỏ và nước da xanh xám.[1][2][3][4]

Sự kết hợp của họ về mặt sinh sản tạo nên một đột biến gene liên quan đến kiểu hình màu da. Hai người sinh 7 con, trong đó 4 đứa có làn da màu xanh dương. Khi trưởng thành những người con của họ kết hôn với những thành viên trong một gia đình hàng xóm. Do hai gia đình sống ở một nơi quá hẻo lánh, những thế hệ sau của họ lại tiếp tục lấy lẫn nhau. Kết quả là những đứa trẻ da xanh tiếp tục ra đời.[5][6]

Làn da xanh của dòng họ Fugate chỉ bắt đầu được dư luận chú ý vào năm 1958, khi Luke Combs, một hậu duệ của Martin Fugate, đưa vợ tới chữa bệnh ở bệnh viện Đại học Kentucky. Ngay khi thấy Luke, các bác sĩ cảm thấy ngạc nhiên vì da của anh có màu xanh. Ngoài màu da kỳ lạ, Luke không đối mặt với bất kỳ vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nào.

Vào năm 1980, Cawein nảy ra ý tưởng cho một số hậu duệ của Martin Fugate uống một dung dịch có màu xanh dương. Sau khi uống dung dịch da của họ trở nên bình thường như mọi người. Các nhà khoa học thời đó giải thích rằng dung dịch màu xanh dương khiến máu chuyển sang màu đỏ, nhờ đó làn da có sắc trắng hồng. Do dung dịch phát tán trong máu, tác dụng của nó chỉ kéo dài vài ngày. Vì thế những người da xanh phải uống dung dịch thường xuyên để duy trì làn da bình thường.[7]

Nguyên nhân gây bệnh

Ngày nay giới y khoa xác định Bệnh da xanh là một chứng trong bệnh methemoglobin huyết (viết tắt là met-H). Căn bệnh này làm giảm khả năng vận chuyển oxy của máu. Do đó máu của người mắc bệnh có màu sẫm hơn so với máu của người bình thường. Bệnh phát sinh bởi một gene lặn. Vì Martin Fugate và Elizabeth Smith cùng mang gene lặn nên xác suất hai alen kết hợp với nhau rất cao. Hậu duệ của Martin và gia đình hàng xóm lấy lẫn nhau qua nhiều thế hệ (hôn nhân cận huyết) nên các gene lặn kết hợp với nhau nhiều hơn, dẫn đến tính trạng da xanh được biểu hiện.[2][3]

Tham khảo

  1. ^ Cathy Trost. “The Blue People of Troublesome Creek”. Science 82, November, 1982
  2. ^ a b Straight Dope article on the Fugates of Appalachia, an extended family of blue-skinned people
  3. ^ a b Straight Dope article on the Fugates of Appalachia, an extended family of blue-skinned people
  4. ^ Susan Donaldson James (22 tháng 2 năm 2012). “Fugates of Kentucky: Skin Bluer than Lake Louise”. ABC News. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2014.
  5. ^ Cathy Trost. “The Blue People of Troublesome Creek”. Science 82, November, 1982
  6. ^ Susan Donaldson James (8 tháng 3 năm 2012). “Blue People Look for Genetic Connection to Kentucky Fugates”. ABC News. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2014.
  7. ^ Cawein, M; Behlen Ch, 2nd; Lappat, E. J.; Cohn, J. E. (1964). “Hereditary Diaphorase Deficiency and Methemoglobinemia”. Archives of Internal Medicine. 113: 578–85. doi:10.1001/archinte.1964.00280100086014. PMID 14109019.