Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Họ người Việt Nam”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 287: Dòng 287:
* [[Yên (họ)|Yên]]
* [[Yên (họ)|Yên]]
{{div col end}}
{{div col end}}
* họ Mầu hoặc Màu

Bảng danh sách trên có thể phân chia theo các nhóm dân tộc chủ yếu sống trên lãnh thổ Việt Nam theo địa bàn cư trú sau:
Bảng danh sách trên có thể phân chia theo các nhóm dân tộc chủ yếu sống trên lãnh thổ Việt Nam theo địa bàn cư trú sau:
*Họ người Kinh và người Việt gốc Hoa, thường được Hán hóa mạnh kể từ đầu [[Công nguyên]], trong thời kỳ [[Bắc thuộc lần 2]] trở đi.
*Họ người Kinh và người Việt gốc Hoa, thường được Hán hóa mạnh kể từ đầu [[Công nguyên]], trong thời kỳ [[Bắc thuộc lần 2]] trở đi.

Phiên bản lúc 11:52, ngày 14 tháng 12 năm 2019

Họ người Việt Nam gồm các họ của người thuộc chủ yếu là dân tộc Việt và các dân tộc (sắc tộc) thiểu số khác sống trên lãnh thổ đất nước Việt Nam. Việt Nam nằm ở khu vực Đông Dương, nhưng lại thuộc Vùng văn hóa Đông Á nên không giống các nước Đông Dương khác, Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng từ văn hóa Trung Quốc cho nên họ người Việt cũng vậy. Tuy vậy họ người Việt không nhiều như Trung Quốc hay các nước lớn khác. Các họ lớn ở Việt Nam đa số có một triều đại trong lịch sử Việt Nam.

Các họ phổ biến của người Việt (người Kinh)

Thống kê tên họ người Việt Nam[1]

Phần lớn các họ phổ biến ở Việt Nam gắn liền với các triều đại phong kiến Việt Nam. Họ phổ biến nhất của người Việt (tức người Kinh) cũng như của toàn bộ người Việt Nam là họ Nguyễn, theo một thống kê năm 2005 thì họ này chiếm tới khoảng 38% dân số Việt Nam[1]. Đây là họ của triều đại phong kiến Việt Nam cuối cùng, triều nhà Nguyễn. Các họ phổ biến khác như họ Trần, họ , họ cũng là họ của các hoàng tộc từng cai trị Việt Nam, đó là nhà Trần, nhà Tiền Lê - Hậu Lênhà Lý.

Sau đây là danh sách 14 họ phổ biến của người Việt, chiếm khoảng 90% dân số Việt Nam[1]

Họ Hán Nôm Tỉ lệ
Nguyễn 38,4%
Trần 12,1%
9,5%
Phạm 7%
Hoàng/Huỳnh 5,1%
Phan 4,5%
Vũ/Võ 3,9%
Đặng 2,1%
Bùi 2%
Đỗ 1,4%
Hồ 1,3%
Ngô 1,3%
Dương 1%
0,5%

Các họ khác của người Việt và họ người sắc tộc thiểu số Việt Nam

Lịch sử họ người dân tộc thiểu số Việt Nam

Họ của các cư dân thuộc các sắc tộc thiểu số bản địa ở Việt Nam, thường bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ vật tổ (tô-tem)[2][3].

Họ người Thái Việt Nam

Theo thống kê điều tra dân số Việt Nam năm 2009 người Thái là sắc tộc đông thứ 3 trong số 54 dân tộc ở Việt Nam. Họ người Thái ở Việt Nam phát triển từ 12 họ gốc ban đầu làː Lò, Lường, Quàng, Tòng, Cà, Lỡo, Mè, Lù, Lềm, Ngần, Nông. Ngày nay người Thái Việt Nam có các họː Bạc, Bế, Bua, Bun, Cà, Cầm, Chẩu, Chiêu, Đèo (hay Điêu), Hoàng, Khằm, Leo, Lỡo, Lềm, Lý, Lò, Lô, La, Lộc, Lự, Lừ (họ này có mặt tại huyện Yên Châu, xã Mường Khoa, Ta Khoa huyện Bắc Yên của Sơn La), Lường, Mang, Mè, Nam, Nông, Ngần, Ngu, Nho, Nhọt, Panh, Pha, Phia, Quàng, Sầm, Tụ, Tày, Tao, Tạo, Tòng, Vang, Vì, Sa (hay Xa), Xin,... Một số dòng họ quý tộc có nhiều thế hệ làm thổ tù, phụ đạo các châu kỵ mi biên giới tây bắc Việt Nam như các họː Cầm, Bạc, Xa, Đèo (hay Điêu), , Sầm, ,...[3] Cụ thể từ thời nhà Lê sơ đến nhà Nguyễn các triều đình phong kiến Việt Nam phong choː họ Xa thế tập phụ đạo ở châu Mộc (Mộc Châu), Mã Nam và Đà Bắc, họ Hà thế tập phụ đạo Mai Châu, họ Bạc thế tập ở Thuận Châu, họ Cầm phụ đạo Mai Sơn, Sơn La, Tuần Giáo và Phù Yên, họ Đèo (còn gọi là họ Điêu) thế tập tại Quỳnh Nhai, Lai Châu, Luân Châu và Chiêu Tấn,...[4][5]

Danh sách họ khác ít phổ biến hơn của người Việt Nam

Khoảng 10% dân số Việt Nam còn lại có thể có các họ sau (xếp theo thứ tự chữ cái):

  • họ Mầu hoặc Màu

Bảng danh sách trên có thể phân chia theo các nhóm dân tộc chủ yếu sống trên lãnh thổ Việt Nam theo địa bàn cư trú sau:

  • Họ người Kinh và người Việt gốc Hoa, thường được Hán hóa mạnh kể từ đầu Công nguyên, trong thời kỳ Bắc thuộc lần 2 trở đi.
  • Họ người dân tộc thiểu số miền núi phía bắc và bắc Trung Bộ (Tày, Thái,...), mang nguồn gốc từ tín ngưỡng tô-tem của xã hội thị tộc nguyên thủy bản địa nhưng theo phụ hệ, một số cũng Hán hóa do là các sắc tộc di cư từ miền nam Trung Quốc xuống.
  • Họ người các dân tộc thiểu số Tây Nguyên (một số còn theo mẫu hệ như Người Ê Đê,...)
  • Họ người Chăm Nam Trung Bộ và Nam Bộ (nguyên gốc, và Việt hóa (Chế,..))
  • Họ người Khmer Nam Bộ (nguyên gốc, và Việt hóa (Thạch, Sơn, Trương,...)) họ Liêng
  • Họ người Kinh tại Đào Nguyên, An Thượng, Hoài Đức, Hà Nội: Họ Mầu gồm 2 chi Mầu Danh và Mầu Văn.
  • Họ Mầu hay Màu của người Dân tộc Mường tại Phú Lão, Lạc Thuỷ, Hoà Bình. Gồm 2 chi, hơn 200 Đinh.

Chú thích

  1. ^ a b c Lê Trung Hoa (2005). Họ và tên người Việt Nam. Hà Nội, Việt Nam: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội (Social Sciences Publishing House).
  2. ^ Văn hóa dòng họ trong dòng chảy hôm nay, báo Nghệ An, ngày 26 tháng 8 năm 2013.
  3. ^ a b Các dân tộc ở Việt Nam cách dùng họ và đặt tên, Nguyễn Khôi, phần 1
  4. ^ Kiến văn tiểu lục, Lê Quý Đôn toàn tập, trang 309-312.
  5. ^ Hưng Hóa kỷ lược, Phạm Thận Duật toàn tập, trang 142.

Liên kết ngoài