Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Mường Lống”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 107: Dòng 107:
}}
}}


{{Đơn vị hành chính thuộc huyện Kỳ Sơn, Nghệ An}}
{{Đơn vị hành chính thuộc huyện Kỳ Sơn}}

Phiên bản lúc 15:36, ngày 19 tháng 12 năm 2019

Mường Lống là một xã thuộc huyện Kỳ Sơn, Nghệ An, Việt Nam.

Đặc điểm

Tên gọi "Mường Lống" vốn ban đầu hiểu theo tiếng Thái là "Lống Tang", nghĩa là "lạc đường", do xưa nơi đây nhiều rừng nên người dân dễ bị lạc [2].

Xã Mường Lống trước thuộc huyện Tương Dương. Năm 1961, sau khi thành lập huyện Kỳ Sơn từ một phần diện tích và dân số của huyện Tương Dương, xã Mường Lống thuộc huyện Kỳ Sơn[3]. Năm 1977, xã Mường Lống sáp nhập thêm xã Mường Thù và vẫn giữ tên Mường Lống[4].

Xã Mường Lống nằm ở phía Đông của huyện Kỳ Sơn.

Xã nằm trong thung lũng trên một đỉnh núi cao 1485 mét thuộc dãy Trường Sơn, gần biên giới với Lào. Con đường đi đến xã bắt đầu từ thị trấn Mường Xén, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An, trải dài trên 50 km đường đất men theo những con đèo nhỏ, sau đó vượt qua "cổng trời" gọi là "cổng Trời Mường Lống".

Địa lý, cảnh quan và khí hậu mát mẻ của xã Mường Lống khiến xã được ví với "một Đà Lạt giữa miền Trung nắng cháy" [6] hay "một Sa Pa giữa miền Trung cát trắng" [6][7] và thích hợp làm nơi nghỉ dưỡng. Lý do bởi thung lũng Mường Lống tuy nằm trong dải càn quét của những trận gió Lào nhưng ở độ cao lớn, lại được các vùng núi cao xung quanh che chắn, nên khí hậu vào mùa hè rất mát mẻ. Các đỉnh núi nơi đây quanh năm mây mù bao phủ, một ngày có đủ 4 kiểu thời tiết của mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông [6].

Trước những năm 1990, Mường Lống được coi là thủ phủ của cây thuốc phiện. Mường Lống được coi là vùng đất trồng cây thuốc phiện tốt nhất, năng suất nhất ở Kỳ Sơn [8][9]. Tuy nhiên, từ năm 1997 đến nay, tình trạng nhà nhà, người người trồng cây thuốc phiện đã được chính quyền địa phương dẹp bỏ và thay vào đó là mận tam hoa cùng một số loại cây ăn trái khác [8].

Diện tích và dân số

Xã Mường Lống có diện tích 142,30 km²[10]. Theo Tổng điều tra dân số năm 1999, xã Mường Lống có số dân 4.124 người[10].

Xã Mường Lống có 15 bản của người Mông bao gồm 7 dòng họ với hơn 600 hộ, đa số các hộ đều có 4 thế hệ cùng sống chung. Tại Mường Lống 1, bản trung tâm của xã có một thiểu số người Kinh sinh sống.

Lễ hội

Tại Mường Lống, ngoài các hoạt động lễ hội thường niên của người Mông, xã còn nổi tiếng với lễ hội chọi bò. Theo các cụ già trong xã kể lại thì văn hóa chọi bò của người Mông tại đây đã hình thành vào khoảng năm 1925 và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác cho đến nay [11]. Bò được lựa chọn, mua với giá cao về nuôi dưỡng, chăm sóc cẩn thận và đưa vào xới chọi trong bất cứ dịp lễ hội nào trong năm như ngày tết, ngày quốc khánh v.v..

Chú thích

  1. ^ Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bảng Danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam
  2. ^ Phan Sáng (29 tháng 3 năm 2005). “Trở lại "thủ phủ" cây thuốc phiện”. Báo Tiền Phong online. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2014.
  3. ^ Quyết định số 65/QĐ-CP ngày 17/5/1961.
  4. ^ Quyết định số 56/QĐ-BT ngày 23/3/1977.
  5. ^ Xã Luân Mai đã được giải thể theo Nghị định số 07/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về việc giải thể xã và điều chỉnh địa giới hành chính xã, thành lập xã thuộc các huyện Tương Dương, Thanh Chương, Anh Sơn, Yên Thành, Hưng Nguyên tỉnh Nghệ An. Diện tích của xã Luân Mai được sáp nhập vào các xã Nhôn Mai và Mai Sơn cùng huyện Tương Dương.
  6. ^ a b c Võ Văn Thành (11 tháng 7 năm 2005). “Vượt "Cổng trời" vào "Mường trăm tuổi". Báo Tiền Phong online. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2014.
  7. ^ Mường Lống, một Sapa giữa miền Trung nắng gió
  8. ^ a b Lê Giang, Uyên Ly (24 tháng 7 năm 2010). “Vượt cổng trời về Mường trăm tuổi”. Báo điện tử Dân trí. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2014.
  9. ^ Về nơi Mường trăm tuổi
  10. ^ a b Quyết định số 19/2006/QĐ-BTNMT ngày 01/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Danh mục địa danh các đơn vị hành chính Việt Nam thể hiện trên bản đồ
  11. ^ “Hội chọi bò của người Mông Nghệ An”. Báo Đất Việt online. 28 tháng 7 năm 2010. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2014.