Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lễ cưới”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
n Đã lùi lại sửa đổi của 103.7.37.146 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của DoThiThu00
Thẻ: Lùi tất cả
Dòng 1: Dòng 1:
'''Lễ cưới''' (hay '''hôn lễ''') là một phong tục văn hóa trong [[hôn nhân]] nhằm thông báo rộng rãi về sự chấp nhận và/hoặc sự chứng kiến của [[gia đình]], [[xã hội]] hay [[tôn giáo]] về cuộc hôn nhân của cặp đôi Công Minh và Mỹ Hạnh. Lễ cưới được hiểu là một nghi lễ, và thường kết hợp với một tiệc cưới để trở thành ''đám cưới'' hoặc ''lễ thành hôn''.
'''Lễ cưới''' (hay '''hôn lễ''') là một phong tục văn hóa trong [[hôn nhân]] nhằm thông báo rộng rãi về sự chấp nhận và/hoặc sự chứng kiến của [[gia đình]], [[xã hội]] hay [[tôn giáo]] về cuộc hôn nhân của một cặp đôi. Lễ cưới được hiểu là một nghi lễ, và thường kết hợp với một tiệc cưới để trở thành ''đám cưới'' hoặc ''lễ thành hôn''.

== Việt Nam ==
== Việt Nam ==
{{Chính|Lễ cưới người Việt}}
{{Chính|Lễ cưới người Việt}}

Phiên bản lúc 00:56, ngày 26 tháng 12 năm 2019

Lễ cưới (hay hôn lễ) là một phong tục văn hóa trong hôn nhân nhằm thông báo rộng rãi về sự chấp nhận và/hoặc sự chứng kiến của gia đình, xã hội hay tôn giáo về cuộc hôn nhân của một cặp đôi. Lễ cưới được hiểu là một nghi lễ, và thường kết hợp với một tiệc cưới để trở thành đám cưới hoặc lễ thành hôn.

Việt Nam

Trước đây, người Việt gọi lễ này là lễ rước dâu. Ngày nay, trong ngôn từ của đời sống thường ngày, người ta gọi lễ này là lễ cưới, hôn lễ. Đây là hình thức liên hoan, mừng hạnh phúc cô dâu, chú rể và hai gia đình. Đây là nghi lễ được một số xã hội quan tâm và thường chỉ được tổ chức sau khi đã được chính quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Trong tâm thức người Việt thì lễ cưới có giá trị cao hơn cả giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Sự quan tâm lớn của xã hội vào buổi lễ này đôi khi gây sức ép lên những người tổ chức: họ phải đảm bảo để có thể làm hài lòng nhiều người tham dự.

Lễ cưới của người Việt có nhiều thủ tục gồm:

  • Lễ xin dâu/chạm ngõ
  • Lễ rước dâu
  • Tiệc cưới
  • Lại mặt

Lễ cưới của người Việt thường phải xem ngày tốt để tiến hành các thủ tục như ngày tổ chức, ngày rước dâu về nhà chồng. Đây là một sự tin tưởng chuyện vui được cử hành ngày lành tháng tốt thì sẽ mang đến hạnh phúc và bình an cho cô dâu, chú rể. Họ nhà trai sẽ phải chuẩn bị đầy đủ lễ vật (như là bánh phu thê, rượu, trầu cau, trái cây,...) và sang họ nhà gái đúng ngày giờ đã xem. Các thủ tục như cha mẹ chú rể sẽ nói lời để xin con dâu với họ nhà gái, cô dâu - chú rể lạy bàn thờ tổ tiên, mời rượu cha mẹ hai bên và cha mẹ, họ hàng, anh chị em thân thiết có thể tặng quà mừng cho đôi vợ chồng mới cưới vào lúc này,...sẽ được tiến hành trước khi rước dâu về nhà chồng. Lễ cưới cũng có thể được tổ chức tại nhà thờ (dành cho những gia đình theo đạo Công giáo Rôma) hay tại chùa (cho những gia đình Phật giáo).

Chữ Song hỷ

Cũng đã có những nỗ lực nhằm sáng tạo một biểu trưng cưới hỏi ở Việt Nam như đôi chim bồ câu, quả cau lá trầu, song biểu trưng thường gặp, cô đúc nhất về ngữ nghĩa trong lễ cưới ở Việt Nam xưa nay vẫn là chữ song hỷ. Đây là biểu trưng xuất xứ từ phong tục cưới hỏi Trung Quốc, với ý nghĩa trước kia thể hiện hai niềm vui lớn: đại đăng khoa (thi đỗ làm quan) và tiểu đăng khoa (cưới vợ), nay song hỷ biểu thị niềm vui chung của hai họ. Nhiều người Việt không hiểu chữ Hán nhưng khi nhìn vào chữ này cũng biết những nơi dán biểu trưng này đang có đám cưới. Cũng co 1 thể dùng chữ Tân hôn (cho nhà trai) hay Vu quy (cho nhà gái).

Trong lễ cưới Việt Nam, thông thường sẽ có một bữa tiệc được tổ chức ở nhà hàng hoặc tại gia để mời bạn bè đến chung vui. Những người tham dự thường đem tặng các đồ mừng đám cưới hoặc tiền mừng. Quà cưới thường trang trọng, được bọc giấy điều, tiền có thể được bỏ vào bì thư đỏ. Trong đám cưới, ban lễ tân (thường là người thân) đứng ra nhận quà mừng. Có những đám cưới tổ chức tiệc trà, đơn giản hơn tiệc cưới thông thường, có ý không yêu cầu người tham dự mang quà mừng.

Trong cuộc sống hiện đại, nhiều đôi dâu rể còn thường chụp ảnh kỷ niệm trước lễ cưới tại các ảnh viện hoặc chụp ngoại cảnh. Trong đám cưới thì thường chụp ảnh và quay phim. Và sau lễ cưới thì đôi vợ chồng trẻ có thể đi hưởng tuần trăng mặt (đây là một hình thức được du nhập từ nước ngoài vào).

Dân ca đám cưới của người dân tộc thiểu số

1. Dân ca đám cưới dân tộc Sán Dìu

  1. Lễ nghi họ gái bày trước cửa

'Thiếp hồng nghênh tiếp giưã đường môn'

'Hôm nay ngày đẹp thành hôn lễ'

'Chào đón qua viên họ trai sang.'

2. Sao sáng đến gặp mây tương ngộ

'Một lòng một dạ đến kết duyên'

'Hôm nay ngày đẹp thành hôn lễ'

'Lễ vật dẫn sang kính gia tiên.'


3.    Đã có bạn trai thương yêu mến

'Ông tơ bà nguyệt se lứa đôi'

'Ngày lành tháng tốt dâng hôn lễ'

'Hạnh phúc tràn đầy một niềm vui.'


4.    Quan viên hai họ cùng dâng lên

'Dâng chén rượu đào kính gia tiên'

'Hai nhà thông gia thành hôn lễ'

'Hạnh phúc đôi trẻ mãi vững bền…'

2. Dân ca đám cưới dân tộc Tày

1.   Giờ xin lễ cha mẹ sinh thành

Dẫu có cả bác, anh, cô, chú

Lúc nhỏ được dạy dỗ cưu mang

Giờ đây lễ đền công trả nghĩa

Lễ cha mẹ mong để dài lâu

Con giờ con trong nhà

Cháu giờ cháu xuân họ

Đời trước vua Bàn Cổ phân chia

Hiệu Sào mới truyền về thiên hạ

Cha mẹ gọi là dạ là vâng

Mới được ở bình yên tốt đẹp

Công nuôi con bao xiết hàn cơ

Mưa nắng người lại lo đau ốm

Thuở nuôi con mấy bận ăn ngon

Giờ con đã lớn khôn bằng bạn

Cha mẹ mừng gả gán cho con

Cha mẹ hãy ngồi đây rể lễ, người ơi!

2. Khách đến nhà trầu nước ra mời

Làm cơm nước thết người xa đến

Thế mới phải con người hiểu biết

Ăn ở luôn giữ nết thảo hiền

3. Em tôi còn niên thiếu chưa thông

Phàm phu chưa học đường phép tắc

Cái gì chưa biết hãy bảo ban

Bố mẹ khôn con cái được nhờ...

Hai bên được vui mừng an vị

4. Đừng hãm giữ ở nhà một chỗ

Khi tập thể giao cho việc chung

Ông bà cùng thêm mừng, đẹp ý

5. Chồng giận thì vợ bớt lời

Cơm sôi bớt lửa cả đời không khê

6.  Ngộ chồng mắng nhịn đi đôi chút

Giả vờ mình bẽn lẽn làm lành

7.   Vun đắp chữ thủy chung lâu dài

Ăn ở đừng có lời họ nói

Đừng làm cá trôi suối, lìa sông

Đừng làm hoa chưa nở đã rụng

8.   Chúc dâu rể hai bạn trăm năm

Hạnh phúc cộng giàu sang mãi mãi

Mọi công việc nhỏ, to chẳng ngại

Hai vợ chồng người lo, người đắp

9. Tôi mời đến ông tổ gia tiên

Tổ phù hộ bình yên khang thái

Cho cháu con giờ đã lớn khôn…

Mời tổ tiên xuống nơi nhận lễ

Để con dâu kính lên

10. Thấy xe hoa kéo về như hội

Mới nom thấy rực rỡ tựa tiên

Người gồng gánh có duyên tươi rói

11. Hôm nay tiệc cưới vui mừng

Cả bản dưới trên về hội

Người đến trước nhóm bếp bắc nồi

Trai gái rủ nhau đi gánh nước

Người ở nhà sắp xếp mâm bàn

Nấu nướng thành món ăn mọi thứ

3. Dân ca đám cưới dân tộc Mường ở Thanh Hóa

  1. Tôi có một đứa con gái xinh đẹp

Tôi muốn có trâu to

Tôi muốn có bò lớn

Tôi muốn heo đầy vườn

Tôi muốn đồng la đầy gian

Tôi muốn cái gì cũng có.

2.   Đời cha tôi rất nghèo

Nên đời tôi phải gieo neo thế này

Lấy đâu ra của được ngay

Lấy đâu đồ kể ra ngay bây giờ

Ông đòi đâu dám làm ngơ

Nhưng mà tôi biết cậy nhờ vào đâu

2.   Dưới mâm bàn lót giấy

Trên mâm bàn ông mối mời hai tuần rượu mặn

Uống một vài chén rượu

Rượu này rượu đón dâu

3.   Rằng thương, thì lòng vẫn thương

Rằng này vấn vương trong dạ

Dạ ơn cậu, dì, chí mộng

Một ngày tốt, ngày lành

Mộng đem cành si xanh

Về bắc vóng mại

Con dâu về trông coi gặt hái

Trông đi ngó lại

Cậu, dì, chí, mộng

Có gối đầu, trái dựa

Để thờ ma ông, ma mụ

Có chiếu bông, chiếu trắng

Có đệm nằm con en

Có chăn êm, mềm ấm

Cho ông bà nghỉ đêm

Không còn gió rét ông bà

Cảm ơn đường kim chỉ vá

Nhà mộng đã có công

Tựa thể như rồng

Thật là giá trị

Các mộng hỡi!

4.   Mua được đôi chiếu bông nổi hình con cá

Đôi chiếu hoa nổi hình con rồng

Con cháu này bước chân đi làm cửa, làm nhà

Nơi xa đã có chiếu

Trải chiếu cho vợ chồng con cháu này

Mai sau tấn tới làm ăn lên…

5.   Con trẻ thành cửa thành nhà

Để người già nên đường đi lối lại

Đường ta đi bắc cầu lim cầu đá

Sá lại thành bầu bạn trăm năm

Cho con ta có gốc sinh mầm nảy mống

Có đông con trai, con gái

Có cháu trai nối dõi, cháu gái nối dòng.

6.   Cô dâu này đi làm cửa làm nhà

Đã tươi xanh như cành si cành đa nảy lộc

Về nhà chồng có cỗ cơm nghèn

Mâm bưng lên có đũa bỏ rượu đào

Có nai rượu nồng

Đưa vào phòng loan chiếu trải.

4. Dân ca đám cưới của người Dao Tuyển

1.   “Thái thú mở rộng đường hôn lễ

Âm dương trần - thánh thuận chiêu bang

Y theo giấy hồng tiền hiền định

Linh phu tiền định hợp chu nam”

2.  Đinh Nhâm hòa hợp Chu Công tạo

Phối duyên tùy mệnh thế gian truyền

3.Tự cổ hai nhà thông hòa hiếu

Mà vẫn nhận tiền công bằng sao?”

4.  “Ai người truyền ngôn và tên họ

Đem đến sân rồng hôn lễ này

Phục Nghi phân khai khôn duyên lộ

Họ nào hôn hợp nhận duyên trời”

5. Một đôi lợn sắt (tiền kẽm) mười hai chữ (hồng lễ)

Mấy đôi dành âm (thánh), mấy dành người?

Trình lên bàn nào đồ lễ chi?

Ngàn năm son ngọt, bốn mùa thơm

6.Một đôi lợn sắt mười hai chữ

Bốn dành cho âm, tám dành dương

Dành cho Thành Hoàng cùng năm vị

Suốt đời thiêng ngọt, bốn mùa thơm

7.    “Bản quốc khó khăn đem lễ vật

Đến châu môn để chư vị biết

Trời đất cùng liền tám vạn trượng

Nhưng địa lý phải hợp nguyên tiêu”

8. Nhà trai vâng nộp đủ sáu lễ

Dâng hiến Văn Hoàng xét nhận thu

Rất mong quí vị khai hồng lễ

Để nộp lễ vật và đón dâu

9. Ải trấn quan trường thành vạn lý

Đây là đâu, quân tử động binh?

Người đẹp, biển xanh quân vui hát

Chẳng dong quan tướng nhiễu loạn hành

10. Dưới trướng tam quan thành hoàng điện

Chư vị linh hùng khẽ dạy rõ

Đoàn ở Bính Châu đi đường hoa

Chính theo ngày trước, động thế kinh

11. Ai kẻ làm ra châu đề bảo

Đem đi tiêu thụ ở nơi nào

Thầy nào thêm ba chữ tam thủy

Ai người trị thế tạo tân bình

12. Dân dùng tiền kẽm do Ti Lộ

Miếng trầu Lô Bảo xưa truyền giao

Dậu ba nét Kinh Trạo thêm thủy

Ông Nhụy Mau làm ra bình bạc

13.Vạn sự không nói, nay mở cửa

Dẫn các ông trình chuyện âm dương

Thực người quân tử làm việc tốt

Thuyền các ông đảm bảo thành công

14. Lễ vật trình hôn phần chia mấy

Định tiến vua nao, sảnh đường nào?

Tiếng đàn lương duyên gẩy minh bạch

Đem chứa lễ phẩm tạ ơn ai?

15. Nhà trai vâng nộp đủ sáu lễ

Dâng hiến Văn Hoàng xét nhận thu

Rất mong quí vị khai hồng lễ

Để nộp lễ vật và đón dâu

Người Hoa

Tranh vẽ một lễ cưới tại Trung Hoa, thế kỷ 18

Lễ cưới người Hoa cũng phức tạp và nhiều nghi Lễ. Theo nghi thức truyền thống thì cô dâu va chú rể sẽ che mặt bằng khăn màu đỏ, đeo bông. Được mang kiệu rước đi, sau đó làm lễ bái đường để chính thức trở thành vợ chồng. Nghi lễ gồm: Nhất bái thiên địa, nhị bái cao đường, phu thê giao bái. Và cuối cùng là đưa vào động phòng, chú rể sẽ mở khăn che mặt của cô dâu ra và động phòng.

Phương Tây

Xe hoa tại Bristol, Anh

Đám cưới truyền thống của phương Tây thông thường tổ chức tại nhà thờ có sự chứng kiến của người thân, bạn bè và một linh mục. Thông thường những cặp cô dâu, chú rể lần đầu làm đám cưới thì sẽ theo nghi thức này (vì do lời thề chung sống trọn đời, nên những người tái hôn sẽ không làm lễ ở nhà thờ nữa). Theo nghi lễ, chú rể và cô dâu (thường cầm theo bó hoa) sẽ dắt tay nhau vào nhà thờ và thề trước người cha xứ. Người cha xứ sẽ tuần tự hỏi từng người: Con có đồng ý lấy anh ấy/cô ấy không? có trọn đời yêu thương, chung thủy với anh ấy/cô ấy không?. Sau khi hai người trả lời "Con đồng ý" thì người cha tuyên bố từ nay hai người là vợ chồng. Sau đó chú rể trao nhẫn cưới và cả hai trao nhau nụ hôn trước tràng vỗ tay của mọi người.

Rước dâu trong đám cưới cổ truyền của Nhật, 2010

Tham khảo


Liên kết ngoài

Tư liệu liên quan tới Wedding ceremonies tại Wikimedia Commons