Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đường Thanh Niên, Hà Nội”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 6: Dòng 6:


==Lịch sử==
==Lịch sử==
Đường Thanh Niên xưa vốn có tên là Cổ Ngự. Do những người vẽ bản đồ và kẻ biển tên phố Hà Nội thời thuộc Pháp thường viết chữ Việt không có dấu nên lâu dần người dân đọc chệch ra thành đường Cổ Ngư. Khoảng năm 1959-1960, đường Cổ Ngư được mở rộng bởi chính các thanh niên Hà Nội và do đó mà Hồ chủ tịch trực tiếp đổi tên là đường Thanh Niên.
Đường Thanh Niên xưa vốn có tên là Cổ Ngự. Do những người vẽ bản đồ và kẻ biển tên phố Hà Nội thời thuộc Pháp thường viết chữ Việt không có dấu nên lâu dần người dân đọc chệch ra thành đường Cổ Ngư.{{fact}} Khoảng năm 1959-1960, đường Cổ Ngư được mở rộng bởi chính các thanh niên Hà Nội và do đó mà Hồ chủ tịch trực tiếp đổi tên là đường Thanh Niên.


Hồ Tây và hồ Trúc Bạch nguyên chỉ là một. Từ thế kỷ 17, người dân đánh cá quanh vùng đắp con bờ nhỏ từ Yên Hoa (Yên Phụ) xuống Yên Ninh cho khỏi đi vòng, rồi sóng vỗ, thời gian xô lở, năm nào cũng phải đắp lại cho vững, thành ra con đường có tên đê Cố Ngự (nghĩa là giữ cho vững).
Hồ Tây và hồ Trúc Bạch nguyên chỉ là một. Từ thế kỷ 17, người dân đánh cá quanh vùng đắp con bờ nhỏ từ Yên Hoa (Yên Phụ) xuống Yên Ninh cho khỏi đi vòng, rồi sóng vỗ, thời gian xô lở, năm nào cũng phải đắp lại cho vững, thành ra con đường có tên đê Cố Ngự (nghĩa là giữ cho vững).

Phiên bản lúc 23:16, ngày 2 tháng 1 năm 2020

Thanh Niên là một tuyến đường nằm giữa Hồ TâyHồ Trúc Bạch hay hai quận Tây HồBa Đình của Hà Nội.

Địa lý

Đường Thanh Niên dài gần 1 km. Đường kéo từ dốc Yên Phụ tới ngã ba Quán Thánh - Thụy Khuê, cách Hồ Gươm chừng 3 km về hướng tây bắc.

Lịch sử

Đường Thanh Niên xưa vốn có tên là Cổ Ngự. Do những người vẽ bản đồ và kẻ biển tên phố Hà Nội thời thuộc Pháp thường viết chữ Việt không có dấu nên lâu dần người dân đọc chệch ra thành đường Cổ Ngư.[cần dẫn nguồn] Khoảng năm 1959-1960, đường Cổ Ngư được mở rộng bởi chính các thanh niên Hà Nội và do đó mà Hồ chủ tịch trực tiếp đổi tên là đường Thanh Niên.

Hồ Tây và hồ Trúc Bạch nguyên chỉ là một. Từ thế kỷ 17, người dân đánh cá quanh vùng đắp con bờ nhỏ từ Yên Hoa (Yên Phụ) xuống Yên Ninh cho khỏi đi vòng, rồi sóng vỗ, thời gian xô lở, năm nào cũng phải đắp lại cho vững, thành ra con đường có tên đê Cố Ngự (nghĩa là giữ cho vững).

Góc hồ này, nguyên có một hành cung của chúa Trịnh Doanh, cung đó sau thành nơi an trí những cung nữ có tội hoặc về già. Họ trồng dâu chăn tằm và tự dệt lụa, thứ lụa trắng ngà, mềm, mỏng, cực đẹp, gọi là lụa Làng Trúc, và cái tên Trúc Bạch ra đời, mảnh hồ Tây ngăn ra cũng mang luôn tên ấy: hồ Trúc Bạch.

Thời chúa Trịnh, hồ Trúc Bạch còn trồng sen, thơm nức một vùng. Làng Ngũ Xã do dân 5 làng có nghề đúc đồng của các địa phương tụ hội về đây lập nghiệp, ngày nào lửa lò cũng nghi ngút, xen kẽ với hương hoa sen, còn được ghi trong bài phú lừng danh một thời của Nguyễn Huy Lượng làm năm 1801 với những câu như: Liễu bờ kia bay tơ biếc phất phơ, thoi oanh ghẹo hai phường dệt gấm Sen vũng nọ nảy tiền xanh lác đác, lửa đóm ghen năm xã gây lò... (Tụng Tây Hồ phú)[1].

Chùa, đình, đền

Trên tuyến đường Thanh Niên

Lân cận

Các tuyến xe buýt chạy qua

Tuyến 50: Hết đường

Tham khảo

  1. ^ “Đường Thanh Niên”.