Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Mao Trạch Đông”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Sữa lỗi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
n Đã lùi lại sửa đổi của 1.53.15.197 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Xoviet nghetinh123
Thẻ: Lùi tất cả
Dòng 2: Dòng 2:
{{pp-semi-indef}}
{{pp-semi-indef}}
{{pp-move-indef}}
{{pp-move-indef}}
{{short description|Chủ tịch của ủy ban trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc mặt lợn }}
{{short description|Chủ tịch của ủy ban trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc}}
{{Use mdy dates|date=January 2020}}
{{Use mdy dates|date=January 2020}}
{{Chinese name|[[Mao (surname)|Mao]]}}
{{Chinese name|[[Mao (surname)|Mao]]}}

Phiên bản lúc 21:48, ngày 22 tháng 1 năm 2020

Mao Trạch Đông
Mao năm 1959
Chức vụ
Nhiệm kỳ20 tháng 3, 1943 – 9 tháng 9, 1976
Tiền nhiệmTrương Văn Thiên (as General Secretary)
Kế nhiệmHoa Quốc Phong
Nhiệm kỳ27 tháng 9, 1954 – 27 tháng 4, 1959
Kế nhiệmLưu Thiếu Kỳ
Nhiệm kỳSeptember 8, 1954 – September 9, 1976
Kế nhiệmHua Guofeng
Nhiệm kỳOctober 1, 1949 – September 27, 1954
Thông tin chung
Sinh(1893-12-26)26 tháng 12, 1893
Shaoshan, Hunan, Qing Empire
Mất9 tháng 9, 1976(1976-09-09) (82 tuổi)
Beijing, People's Republic of China
Nguyên nhân mấtHeart attack
Nơi an nghỉChairman Mao Memorial Hall, Beijing
Đảng chính trịCommunist Party of China (1921-1976)
Liên minh chính trị khácKuomintang (1925–1926)
Cha mẹ
Con cái10, including:
Mao Anying
Mao Anqing
Mao Anlong
Yang Yuehua
Li Min
Li Na
Trường lớpHunan First Normal University
Chữ ký

Mao Trạch Đông
"Mao Zedong" in Simplified (top) and Traditional (bottom) Chinese characters
Giản thể
Phồn thể
Courtesy name
Giản thể
Phồn thể


Mao Trạch Đông, 26 tháng 12, 1893 - 9 tháng 9, 1976), cũng được gọi là Chủ tịch Mao, là một nhà cách mạng Trung Quốc, người đã trở thành người cha sáng lập của Cộng hòa nhân dân Trung Quốc ( People's Republic of China, viết tắt PRC), đảng mà ông đã thống trị với tư cách là chủ tịch của Đảng cộng sản Trung Quốc từ khi nó thành lập năm 1949 cho đến khi ông chết năm 1976. Là một người theo chủ nghĩa Marx-Lenin, lí thuyết, chiến lược quân sự, và chính sách chính trị của ông được gọi chung là Chủ nghĩa Mao (Maoism).

Mao là con của một gia đình nông dân phát đạt ở huyện Tương Đàn, tỉnh Hồ Nam. Ông đã sớm có một quan điểm chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc và chống đế quốc trong cuộc đời ông, và đã bị ảnh hưởng đặc biệt bởi những sự kiện của Cách mạng Tân Hợi năm 1911 và Phong trào Ngũ Tứ năm, 1919. Ông sau đó đã chọn chủ nghĩa Marx- Lenin trong khi đang làm việc lại Đại học Bắc Kinh, và đã trở thành một thành viên sáng lập của Đảng cộng sản Trung Quốc (Communist Party of China, viết tắt CPC), lãnh đạo khởi nghĩa vụ gặt mùa thu năm 1927. Trong suốt thời gian Nội chiến Trung Quốc giữa Quốc dân Đảng (Kuomintang, viết tắt KMT) và CPC, Mao đã giúp đỡ để thành lập Quân đội đỏ của công nhân và nông dân Trung Quốc, dẫn dắt những chính sách đất đai cơ bản của Xô-viết Giang Tây và cuối cùng đã trở lãnh đạo của CPC trong suốt cuộc Vạn lý Trường chinh. Tuy nhiên CPC đã liên minh tạm thời với KMT dưới Mặt trận thống nhất trong thời gian Chiến tranh Trung - Nhật (1937-1945), Nội chiến Trung Quốc đã bắt đầu lại sau khi Nhật Bản đầu hàng và trong năm 1949 lực lượng của Mao đã đánh bại Trung Hoa Dân Quốc, khiến đã phải rút chạy ra Đài Loan

Ngày 1 tháng 10, 1949, Mao đã tuyên bố thành lập PRC, một đất nước độc - đảng được điều khiển bởi CPC. Trong những năm tiếp theo đã củng cố sự kiểm soát của ông qua những chiến dịch chống lại địa chủ, dẹp tan phản cách mạng, và qua một chiến thắng tâm lí trong Chiến tranh Triều Tiên, những điều đã gây ra cái chết của hàng triệu người Trung Quốc.


Mao Trạch Đông là người có công trong việc gần như thống nhất được Trung Quốc, đưa Trung Quốc thoát khỏi ách áp bức của ngoại quốc kể từ cuộc Chiến tranh Nha phiến cuối thế kỷ 19, mở đầu công cuộc hiện đại hóa Trung Quốc, nhưng cũng bị phê phán về những chính sách sai lầm dẫn tới nạn đói 1959–1961 và những thiệt hại xã hội của Cách mạng văn hóa. Dưới thời ông, nông nghiệp Trung Quốc được tập thể hóa dưới hình thức công xã nhân dân. Chính sách Đại nhảy vọt trong kinh tế đã để lại những hậu quả tai hại. Mao Trạch Đông cũng là người phát động Đại Cách mạng văn hóa vô sản, thường gọi là Cách mạng văn hóa.

Mao Trạch Đông thường được gọi một cách tôn kính tại Cộng hòa Nhân dân Trung HoaMao Chủ tịch (毛主席). Vào thời đỉnh cao của sự sùng bái cá nhân, ông được tôn là người có bốn cái "vĩ đại": Người thầy vĩ đại, Lãnh tụ vĩ đại, Thống soái vĩ đại, Người cầm lái vĩ đại (伟大导师,伟大领袖,伟大统帅,伟大舵手 vĩ đại đạo sư, vĩ đại lãnh tụ, vĩ đại thống soái, vĩ đại đà thủ).

Là một nhân vật gây tranh cãi, Mao được coi là một trong những nhân vật quan trọng nhất trong lịch sử thế giới hiện đại,[1] và cũng được biết đến như một nhà lý thuyết, nhà chiến lược quân sự, nhà thơ và lãnh đạo có tầm nhìn xa[2]. Những người ủng hộ Mao cho rằng ông đã có công đánh đuổi chủ nghĩa đế quốc ra khỏi Trung Quốc,[3] hiện đại hóa Trung Quốc và xây dựng nước này thành một cường quốc, nâng cao vị thế phụ nữ, cải thiện giáo dục và chăm sóc sức khoẻ và tăng tuổi thọ trung bình khi dân số Trung Quốc tăng từ 550 triệu lên trên 900 triệu dưới sự lãnh đạo của ông.[4][5] Ngược lại, các nhà phê bình coi Mao Trạch Đông là một nhà độc tài tương đương với Adolf HitlerJoseph Stalin, người đã phá huỷ văn hoá truyền thống Trung Quốc, và coi ông là một tên tội phạm đã vi phạm nhân quyền. Họ ước tính rằng Mao chịu trách nhiệm cho cái chết của 40 đến 70 triệu người vì nạn đói, lao động khổ sai và hành quyết, với các con số này đã đưa giai đoạn Mao cầm quyền trở thành giai đoạn tỷ lệ tử vong hàng đầu trong lịch sử nhân loại[6][7].

Những năm đầu

Là con út trong một gia đình trung nông, Mao Trạch Đông sinh giờ Thìn ngày 19 tháng 11 năm Quý Tị (năm Quang Tự thứ 19) theo âm lịch, tức 26 tháng 12 năm 1893 tại làng Thiều Sơn, huyện Tương Đàm (湘潭縣), tỉnh Hồ Nam. Dòng tộc của ông vào thời nhà Minh đã di cư từ tỉnh Giang Tây đến đây và nhiều đời làm nghề nông.

Trong cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911), lúc này Mao còn là một học sinh 18 tuổi, triều nhà Thanh bị lật đổ, Trung Quốc tuyên bố thành lập chế độ cộng hòa; người lãnh đạo Cách mạng không thành lập được một chính phủ thống nhất và vững vàng, dẫn đến cuộc nội chiến trong một thời gian dài. Khi đó Mao đang phục vụ trong quân đội tỉnh Hồ Nam. Sau đó Mao trở về trường học. Sau khi tốt nghiệp Trường Sư phạm số 1 tỉnh Hồ Nam vào năm 1918, Mao cùng với người thầy học và là cha vợ tương lai, giáo sư Dương Xương Tế (杨昌济), lên Bắc Kinh, nơi giáo sư Dương nhận một chân giảng dạy tại Đại học Bắc Kinh. Nhờ sự giới thiệu của giáo sư Dương, Mao được vào làm nhân viên thư viện của trường đại học (thư viện do Lý Đại Chiêu phụ trách). Đồng thời Mao học tại chức tại Đại học Bắc Kinh, nghe nhiều học giả hàng đầu như Trần Độc Tú, Hồ Thích (胡適) và Tiền Huyền Đồng (錢玄同) giảng bài. Sau này Mao kết hôn với Dương Khai Tuệ, con gái giáo sư Dương và cũng là sinh viên Đại học Bắc Kinh. (Khi Mao 14 tuổi, bố ông đã sắp xếp cho ông lấy một cô gái cùng làng là La thị (羅氏), nhưng Mao không công nhận cuộc hôn nhân ép buộc này.)

Sau phong trào Ngũ Tứ, Mao về Hồ Nam tổ chức đoàn thanh niên, ra hai tờ báo tuyên truyền cách mạng là Tương Giang bình luậnTân Hồ Nam. Hai tờ báo này bị đóng cửa và Mao bị trục xuất khỏi Hồ Nam. Năm 1920, Mao đã tham gia tiểu tổ cộng sản ở Trường Sa (Hồ Nam).

Ngày 23 tháng 7 năm 1921, Mao đã tham gia Đại hội lần thứ nhất thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Thượng Hải. Hai năm sau, tại Đại hội lần thứ ba (1923), ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương của Đảng chỉ gồm 5 người. Tháng 1 năm 1924, theo chủ trương Quốc – Cộng hợp tác, Mao Trạch Đông tham dự Đại hội lần thứ nhất Quốc dân Đảng họp ở Quảng Châu và được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Quốc dân Đảng. Sau đó ông lên đường đi Thượng Hải làm việc tại cơ quan Ban chấp hành Quốc dân Đảng, rồi sang năm sau lại về Quảng Châu làm quyền trưởng Ban tuyên truyền của Quốc dân Đảng, rồi kiêm thêm một chân trong Ủy ban vận động nông dân của đảng này. Lúc này ông đã bị Trần Độc Tú đẩy ra khỏi Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản tại Đại hội 4 họp vắng mặt ông vào tháng 1 năm 1925. Tại Đại hội lần thứ hai Quốc dân Đảng (tháng 1 năm 1926), ông lại được bầu làm ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Quốc dân Đảng và làm quyền Trưởng ban Tuyên truyền đến tháng 5 năm 1926.

Sau khi Tưởng Giới Thạch quay sang đàn áp Đảng Cộng sản, Mao Trạch Đông chủ trương đấu tranh vũ trang với Tưởng nhưng không được Trần Độc Tú chấp nhận và bị thất sủng. Mao Trạch Đông bèn lui về quê cho ra đời Báo cáo khảo sát phong trào nông dân Hồ Nam, tác phẩm quan trọng đầu tiên của chủ nghĩa Mao.

Chiến tranh và cách mạng

Mao thoát được bạch sắc khủng bố vào năm 1927 và lãnh đạo Cuộc khởi nghĩa Vụ gặt Mùa thuTrường Sa, Hồ Nam nhưng thất bại. Tàn quân du kích chưa đầy 1.000 người của Mao tìm nơi ẩn náu ở vùng núi Tỉnh Cương Sơn, nơi giáp giới giữa hai tỉnh Hồ Nam và Giang Tây. Năm 1928 đội quân này hợp nhất với quân của Chu Đức, lập ra Quân đoàn 4 công nông, do Chu Đức làm Quân đoàn trưởng. Mao đã góp phần xây dựng căn cứ, chính quyền và một quân đội tiến hành chiến tranh du kích có hiệu quả, thực hiện cải cách ruộng đất. Chính tại nơi đây từ 1931 đến 1934, nhà nước Cộng hòa Xô-viết Trung Hoa được lập ra và Mao được bầu làm Chủ tịch Chính phủ Trung ương lâm thời. Vào thời kỳ này, Mao kết hôn với Hạ Tử Trân, sau khi Dương Khai Tuệ bị lực lượng Quốc dân Đảng giết chết.

Khu Xô-viết này trở thành nơi trú ngụ của Ban Lãnh đạo Đảng Cộng sản chạy trốn sự khủng bố của Tưởng Giới Thạch ở các thành phố lớn, chủ yếu là Thượng Hải. Dưới áp lực của các chiến dịch bao vây càn quét của Quốc dân Đảng, trong nội bộ Ban Lãnh đạo Đảng Cộng sản diễn ra cuộc tranh giành quyền lực và đấu tranh về đường lối và chiến thuật. Phe theo đường lối chính thống của Moskva, mà đại diện là nhóm 28 người Bolshevik, đã thắng thế và Mao dần dần bị gạt ra khỏi các chức vụ quan trọng.

Mao năm 1931

Với quyết tâm tiêu diệt bằng được những người cộng sản, tháng 10 năm 1934 Tưởng Giới Thạch trực tiếp chỉ huy 50 vạn quân bao vây tấn công khu Xô-viết trung ương, buộc Hồng quân phải mở đường máu rời bỏ nơi đây, tiến hành cuộc Vạn lý trường chinh cực kỳ gian khổ, vượt 9.600 km trong suốt một năm trời để đến tỉnh Thiểm Tây xây dựng căn cứ mới. Trên đường trường chinh Mao Trạch Đông đã bước lên nắm quyền lãnh đạo từ Hội nghị Tuân Nghĩa họp vào tháng 1 năm 1935. Tại hội nghị này, Chu Ân Lai ngả về phía Mao, Tổng Bí thư Bác Cổcố vấn quân sự Otto Braun (tên Trung Quốc là Lý Đức) bị hạ bệ, Mao vào Ban thường vụ Bộ Chính trị, nắm quyền thực tế và năm 1943 được bầu làm Chủ tịch Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Từ căn cứ mới ở Diên An, Mao đã lãnh đạo những người cộng sản tiến hành cuộc kháng chiến chống Nhật (19371945) thông qua hợp tác Quốc–Cộng lần thứ hai. Tại đây, Mao đã củng cố quyền lực trong Đảng Cộng sản bằng cách mở cuộc vận động chỉnh phong. Tại Đại hội lần thứ 7 của Đảng Cộng sản Trung Quốc họp tại Diên An tháng 6 năm 1945, Mao được bầu làm Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Đảng. Cũng tại Diên An, Mao ly thân với Hạ Tử Trân và lấy Lam Bình, một diễn viên mới tới Diên An mà sau này khuynh đảo chính trường Trung Quốc với tên gọi là Giang Thanh.

Ngay sau khi Chiến tranh Trung-Nhật kết thúc, nội chiến đã diễn ra giữa Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản, kết thúc bằng thắng lợi của Đảng Cộng sản vào năm 1949.

Lãnh đạo Trung Quốc

Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hiện đại vào ngày 1 tháng 10 năm 1949.

Mao Trạch Đông thuộc phái tả kiên định, năm 1920, Mao trở thành người Mác xít. Năm 1921, là một trong 21 người sáng lập Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhưng mãi đến năm 1935, Mao mới trở thành người lãnh đạo của Đảng. Đảng Cộng sản Trung Quốc sau hai lần thất bại vào năm 1927 và 1934, nhưng cuối cùng cũng vượt qua được nhờ Mao Trạch Đông lên nắm quyền lãnh đạo Đảng, lực lượng của Đảng dần được củng cố mạnh lên. Đến năm 1947, Mao Trạch Đông đã chuẩn bị phát động cuộc tấn công toàn diện vào Chính phủ Quốc Dân Đảng do Tưởng Giới Thạch đứng đầu.

Mao Trạch Đông lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc thực hiện cuộc cách mạng dân tộc - dân chủ giành chính quyền năm 1949, chấm dứt tình trạng quân phiệt cát cứ, thu hồi các tô giới của nước ngoài trên lãnh thổ Trung Quốc, xóa bỏ các hiệp ước bất bình đẳng với các cường quốc; đặt nền móng cho một đất nước Trung Quốc thống nhất và bắt đầu công cuộc hiện đại hóa đưa Trung Quốc từ một nước phương Đông bị các đế quốc phương Tây chèn ép trở thành một cường quốc trên thế giới. Trong suốt 27 năm, ông và các đồng chí của mình đã kiên trì thực hiện công cuộc cải cách kinh tế - xã hội vĩ đại mang ý nghĩa sâu xa trên đất nước Trung Quốc theo hướng xóa bỏ các tàn tích trung cổ lạc hậu, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho xã hội dân chủ và bình đẳng hơn dù trong quá trình thực hiện ông đã mắc một số sai lầm gây ra những hậu quả nghiêm trọng và lâu dài cho xã hội Trung Quốc. Những tổn thất, thiệt hại do những chính sách Mao đưa ra, trong những phong trào do Mao phát động một phần do sự nhiệt tình thái quá đến mức cực đoan của những cán bộ trực tiếp thực thi và của công chúng.

Mao tại lễ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 70 của Joseph StalinMoskva, tháng 12 năm 1949

Từ năm 1949 đến 1976, Mao Trạch Đông luôn là nhân vật quan trọng nhất trong Chính quyền Trung ương Trung Quốc. Mao Trạch Đông đã lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc đánh bại quân đội Trung Hoa Dân quốc do Tưởng Giới Thạch lãnh đạo. Tiếp đó Mao thực hiện những kế hoạch kinh tế ngắn hạn với sự giúp đỡ của Liên Xô để xây dựng nền tảng công nghiệp cho Trung Quốc. Với mong muốn đưa Trung Quốc trở thành một siêu cường trong thời gian còn nhanh hơn cả Liên Xô từng làm, Mao phát động phong trào Đại nhảy vọt và Công xã hoá, vào thời kỳ cuối những năm 50 của thế kỷ XX. Đây là kế hoạch với mục tiêu nhấn mạnh biện pháp sản xuất quy mô nhỏ, sản xuất thủ công, tiến hành cuộc thực nghiệm chủ nghĩa xã hội lớn chưa từng thấy với mục tiêu công nghiệp hóa nhằm đưa Trung Quốc thành siêu cường trong thời gian chỉ 10 - 20 năm. Sự nóng vội quá mức dẫn tới việc kế hoạch bị thất bại và phải hủy bỏ. Cùng với thiên tai, những chính sách kinh tế sai lầm đã gây ra một nạn đói rất lớn trong lịch sử loài người, khoảng 37,5 triệu người (khoảng 5% dân số Trung Quốc) đã chết vì nạn đói do sản xuất nông nghiệp bị đình trệ.[8]

Sau khi giành được chính quyền, Mao Trạch Đông đã tiến hành nhiều cải cách kinh tế - xã hội như cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa tất cả các doanh nghiệp tư nhân, giải tán các đảng phái chính trị cánh hữu, các hội kín, triệt hạ các băng đảng tội phạm... Sinh ra và lớn lên trong xã hội phong kiến Trung Quốc cuối thế kỷ 19 và đã chứng kiến nạn quân phiệt cát cứ cuối thời nhà Thanh, Mao Trạch Đông chịu ảnh hưởng lớn từ các bài học trong lịch sử Trung Quốc: ông tin rằng cần phải mạnh tay trấn áp mọi lực lượng chống đối thì mới có thể giữ ổn định được một đất nước rộng lớn và đông dân như Trung Hoa. Trong các cuộc cải cách của Mao có hàng chục vạn địa chủ, doanh nhân, trí thức bị bắt hoặc xử tử vì bị kết tội hữu khuynh, phá hoại, phản cách mạng, tay sai của ngoại quốc, Hán gian...[9][10][11][12] Đến năm 1950, trước việc Bắc Triều Tiên bị lực lượng phương Tây (dẫn đầu là Hoa Kỳ) tấn công, Mao Trạch Đông đã cử chí nguyện quân tham chiến. Lực lượng Trung Quốc đã đẩy lùi quân đội phương Tây về vĩ tuyến 38, bảo vệ được nhà nước Bắc Triều Tiên và cầm cự ngang ngửa với lực lượng phương Tây trong suốt 4 năm. Tuy không giành được thắng lợi quyết định, nhưng việc quân đội Trung Quốc có thể giao chiến ngang ngửa với lực lượng phương Tây (trong đó có Hoa Kỳ, nước mạnh nhất thế giới khi đó) đã nâng cao rất lớn tinh thần dân tộc của người Trung Quốc và uy tín của Mao Trạch Đông, bởi cả 100 năm trước đó quân đội nước này liên tục bại trận khi chiến đấu với phương Tây, là giai đoạn mà người Trung Quốc xem là Bách niên quốc sỉ.

Tiếp đó Mao thực hiện những kế hoạch kinh tế ngắn hạn với sự giúp đỡ của Liên Xô để xây dựng nền tảng công nghiệp cho Trung Quốc. Trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 1 (1953-1957), Trung Quốc lấy xây dựng và phát triển công nghiệp nặng làm trung tâm, gồm những ngành điện lực, than, gang thép, hóa chất… Với sự giúp đỡ nhiều mặt của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, 246 công trình công nghiệp quan trọng, được coi là xương sống của nền công nghiệp Trung Quốc được xây dựng. Từ 1949 tới 1955, hơn 20 triệu bản in từ hơn 3.000 đầu sách khoa học và kỹ thuật (chủ yếu do Liên Xô cung cấp) được dịch và xuất bản ở Trung Quốc, tạo nền tảng cho một thế hệ trí thức khoa học mới tại Trung Quốc. Tốc độ của sản xuất công nghiệp tăng bình quân hàng năm 18%. Đến năm 1957, sản lượng công nghiệp đã tăng 140%, sản lượng nông nghiệp tăng 25% so với năm 1952.

Kế hoạch tiếp theo mà Mao Trạch Đông ủng hộ là cuộc "Đại Cách mạng văn hóa vô sản" vào những năm 60 của thế kỷ 20. Có nhiều quan điểm khác nhau về Cách mạng văn hóa tại Trung Quốc. Theo Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Cách mạng văn hóa là để "đấu tranh với giai cấp tư sản trong lĩnh vực tư tưởng và sử dụng những tư tưởng và lề thói mới của giai cấp vô sản để thay đổi diện mạo tinh thần của toàn bộ xã hội" nhưng cũng có quan điểm cho rằng đây là một cách để Mao Trạch Đông lấy lại quyền kiểm soát Đảng Cộng sản Trung Quốc sau cuộc Đại nhảy vọt thất bại. Cách mạng văn hóa ở Trung Quốc đã xóa bỏ triệt để những hủ tục còn lại từ thời trung cổ tại Trung Quốc (cúng bái để chữa bệnh, tục bó chân phụ nữ...), nhưng cũng để lại những hậu quả nghiêm trọng không chỉ về kinh tế, xã hội mà cả về văn hóa. Cách mạng văn hóa từ mục tiêu ban đầu là thay đổi diện mạo tinh thần của toàn bộ xã hội đã biến thành quy chụp, tố cáo, chỉ trích, đấu tố, thanh trừng lẫn nhau trên toàn Trung Quốc. Cuộc cách mạng này làm tê liệt các hoạt động kinh tế, chính trị, giáo dục, văn hóa của Trung Quốc; phá vỡ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc và khiến nhà nước không còn duy trì nổi trật tự xã hội; gây chia rẽ nghiêm trọng trong Đảng Cộng sản, trong bộ máy nhà nước và trong xã hội Trung Quốc; phá hủy các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Theo một số liệu thống kê, cuộc cách mạng văn hóa của Mao Trạch Đông đã trực tiếp hay gián tiếp gây ra cái chết cho khoảng 1 triệu người.[13] Trong thập niên 1980, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc khi đó là Hồ Diệu Bang đã nhận xét rằng khoảng 100 triệu người Trung Quốc đã chịu đau khổ của thời kỳ này. Đặng Tiểu Bình nhận định Mao Trạch Đông có một phần lỗi trong việc này, nhưng phần khác là do những người thi hành cấp dưới có trình độ kém còn công chúng dễ bị kích động khiến mục tiêu đề ra bị bóp méo: "Cách mạng Văn Hóa là một sai lầm. Chúng ta phải mạnh dạn chối bỏ sai lầm này của Mao trong những năm tháng cuối đời của ông. Nhưng cũng cần nhìn vào sự thật. Sự thật là không phải mọi sai lầm và quá đáng trong cuộc Cách mạng Văn Hóa đều do Mao Trạch Đông."[14] Có điều đặc biệt là khi phát động "Đại nhảy vọt", Mao Trạch Đông đã hơn 60 tuổi; còn "Đại Cách mạng văn hóa" diễn ra lúc ông gần 70 tuổi; và khi quyết định thiết lập ngoại giao với Hoa Kỳ thì Mao đã gần 80 tuổi.

Đầu năm 1950, Mao Trạch Đông cũng đã chấp nhận viện trợ vũ khí và cử các đoàn cố vấn Trung Quốc để giúp đỡ Việt Nam chống Pháp. Trước khi đi, Mao Trạch Đông căn dặn đoàn cố vấn: "Các đồng chí phải phải coi sự nghiệp giải phóng của nhân dân Việt Nam là sự nghiệp của chính mình.[15] Chiến thắng của Việt Nam trước Pháp vào năm 1954 (chỉ ít lâu sau khi Trung Quốc buộc Mỹ đình chiến ở Triều Tiên) cũng gián tiếp nâng cao vị thế của Trung Quốc và uy tín của Mao Trạch Đông.

Dù mắc phải nhiều sai lầm nhưng dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông, Trung Quốc đã bước đầu xây dựng được nền tảng công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, công nghiệp quốc phòng. Nền kinh tế Trung Quốc đã tự sản xuất được hầu hết các sản phẩm công nghiệp thông dụng, các loại vũ khí thông thường và đặc biệt chế tạo được bom nguyên tử. Đây là nền tảng để Trung Quốc tiếp tục phát triển dưới sự lãnh đạo của người kế thừa ông là Đặng Tiểu Bình.

Mao (phải) với Henry Kissinger (trái, ngoài cùng) và Chu Ân Lai (trái, trong cùng) tại Bắc Kinh, 1972

Qua đời

Tác phẩm điêu khắc trước Lăng Mao Trạch Đông, Bắc Kinh.
Tượng Mao Trạch Đông ở Lệ Giang

Mao Trạch Đông qua đời ngày 9 tháng 9 năm 1976, 10 phút sau nửa đêm ở thủ đô Bắc Kinh.

Ông mất vì bệnh xơ cứng teo cơ (tên khoa học amyotrophic lateral sclerosis), ở Hoa Kỳ bệnh này thường được gọi là Lou Gehrig's hoặc Motor Neurone, cùng một căn bệnh với Stephen Hawking. Sức khỏe của Mao Trạch Đông đã rất kém trong nhiều năm và suy giảm rất rõ rệt trong thời gian vài tháng trước khi qua đời. Thi hài ông được an táng tại Đại lễ đường nhân dân. Lễ tưởng niệm ông cử hành vào ngày 18 tháng 9 năm 1976 tại quảng trường Thiên An Môn. Trong lễ tưởng niệm có 3 phút mặc niệm. Sau đó thi hài ông được đặt trong Lăng Mao Trạch Đông, mặc dù ông muốn được hỏa táng và là nhà lãnh đạo cấp cao đầu tiên ký văn bản chính thức vào tháng 11 năm 1956 quy định tất cả những người lãnh đạo cấp trung ương sau khi chết sẽ được an táng theo nghi thức hỏa táng.

Đánh giá

Theo cuốn Mao Trạch Đông ngàn năm công tội, của Tân Tử Lăng, do nhà xuất bản Thư Tác Phường (Hồng Kông) ấn hành tháng 7 năm 2007 viết:

Lý Nhuệ, cựu thư ký của Mao Trạch Đông, bị bắt giam trong thời kỳ Cách mạng văn hóa, đánh giá "Chế độ độc tài của Mao còn kinh khủng hơn Stalin vì ông muốn kiểm soát não trạng của con người" và "Mao Trạch Đông vượt hơn mọi hoàng đế vì ông khiến người dân tuân lời cả trong suy nghĩ - không hoàng đế nào trên thế giới làm được vậy. Hoặc anh ủng hộ ông ta, hoặc không dám nói ra, hoặc anh tự thú trái lòng mình".[16]

Ngày 25/10/2017, trong một phiên thảo luận tại Hội đồng Quan hệ quốc tế, khi đánh giá về sức mạnh của Trung Quốc, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long nói ngắn gọn về quá trình phát triển của Trung Quốc: "Nếu nhìn vào khác biệt trong việc nhấn mạnh tầm quan trọng, đó là điều tự thân Trung Quốc đã nói lên rồi. Với ông Mao Trạch Đông, Trung Quốc đứng dậy. Với ông Đặng Tiểu Bình, họ đạt được sự giàu có và bây giờ với ông Tập Cận Bình, họ mạnh mẽ"[17].

Mao Trạch Đông còn được coi là nhà chiến thuật và chính trị xuất sắc trong cuộc Nội Chiến và chiến tranh Triều Tiên, với các bài viết về quân sự đã ảnh hưởng lớn tới những người muốn tạo ra các cuộc nổi dậy cũng như tìm hiểu cách dẹp nổi dậy, và trái lại, ý thức hệ của Mao thì đã bị lạm dụng và gây ra những hậu quả xấu, những chính sách bạo lực. Nhưng điều đó lại tăng thêm tầm vóc của Mao Trạch Đông trong con mắt người dân Trung Quốc. Việc sùng kính các nhà lãnh đạo vĩ đại chuyên dùng vũ lực để lập lại trật tự là một nét văn hóa ở Trung Quốc. Người dân Trung Quốc coi ông như "một vị thần báo thù đến để thanh trừng thế giới hủ bại", và vị thần đó không thể chỉ dùng những biện pháp nửa vời[18].

Nhân dịp chuẩn bị kỷ niệm 120 năm ngày sinh Mao Trạch Đông, tờ Thời báo Hoàn Cầu đã tiến hành một cuộc khảo sát đối với độc giả và nhận được kết quả là có tới 85% số người được hỏi cho rằng Mao Trạch Đông đã có công lớn trong việc đưa đất nước Trung Quốc đến những thành công như ngày nay. Những công lao của Mao Trạch Đông được họ xem là lớn hơn nhiều so với những sai lầm của ông[19]

Không giống như Nikita Khrushchev đã từng lên án “chế độ bạo tàn” của Joseph Stalin, chính quyền Trung Quốc không phủ nhận các chiến thuật và quan điểm chính trị của Mao Trạch Đông. Chủ nghĩa Mao Trạch Đông vẫn là một yếu tố được công nhận trong Hiến pháp Trung Quốc. Theo nghị quyết của Hội nghị Trung ương 6 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 11 vào tháng 6 năm 1981, Tư tưởng Mao Trạch Đông là “sản phẩm của sự kết hợp các nguyên tắc phổ quát của chủ nghĩa Marx-Lenin và thực tiễn cụ thể của cách mạng Trung Quốc”, là một hệ thống khoa học biểu trưng cho “sự kết tinh trí tuệ tập thể của Đảng Cộng sản Trung Quốc”[20]

Gia đình

Những người vợ

  • La Thị (羅氏) (1889–1910), do gia đình sắp đặt nhưng Mao không công nhận và hai người chưa hề ăn ở với nhau. Kết hôn năm 1907. Không có con.
  • Dương Khai Tuệ (杨开慧, 1901–1930) ở Trường Sa, kết hôn năm 1921, sống với nhau đến năm 1927, bị Quốc dân Đảng hành quyết năm 1930. Bà sinh được 3 người con trai.
  • Hạ Tử Trân (贺子珍, 1909? / tháng 8 năm 1910 – 19 tháng 4 năm 1984) người Vĩnh Tân, tỉnh Giang Tây, kết hôn từ tháng 5 năm 1928, đến năm 1937 thì bà sang Liên Xô chữa bệnh. Bà sinh nở 6 lần nhưng năm con chết non hoặc mất tích và chỉ có Lý Mẫn trưởng thành.
  • Giang Thanh: kết hôn từ năm 1938 đến lúc Mao mất. Có một con gái là Lý Nạp.
  • Theo hồi ký của Lý Chí Thỏa, bác sĩ riêng của ông, Mao đã quan hệ tình dục với cả trăm người phụ nữ khác. Qua đó ông ta chấp nhận là họ có thể bị lây bệnh hoa liễu, bởi vì chính ông đã bị mắc bệnh này mà không thể chữa khỏi được.[21] Tuy nhiên, một số học giả, những người thân và những người từng làm việc với Mao đã lên tiếng chỉ trích về tính chính xác của những nguồn hồi ký cá nhân như vậy.[22] Một nhóm nghiên cứu gồm ba tác giả đã dẫn những hồ sơ y tế cũ của Mao cho thấy Lý Chí Thỏa chỉ chăm sóc Mao có 1 ngày duy nhất (ngày 3 tháng 6 năm 1957). Như vậy, Lý Chí Thỏa không phải là bác sĩ thường trực của Mao Trạch Đông và vì thế không có khả năng có được những thông tin "riêng tư, bí mật" mà ông viết ra trên sách[23].

Ông nội, cụ và bố mẹ

Anh chị em

Bố mẹ Mao Trạch Đông có cả thảy năm con trai và hai con gái. Hai người con trai và cả hai con gái chết sớm, còn lại 3 anh em Mao Trạch Đông, Mao Trạch Dân, Mao Trạch Đàm. Cũng như Dương Khai Tuệ, Mao Trạch Dân và Mao Trạch Đàm đều bị Quốc dân Đảng giết hại trong thời kỳ nội chiến.

Ngoài ra Mao Trạch Kiến (毛泽建, 1905 - 1929) tức Mao Trạch Hồng là chị họ, bị Quốc dân Đảng giết hại năm 1930

Những người con

Lưu ý là tên đệm trong từng thế hệ gia đình Mao là giống nhau, tuần tự các đời là Tổ-Ân-Di-Trạch-Ngạn. Các con của Mao Trạch Dân và Mao Trạch Đàm có tên đệm là Viễn.

Các tác phẩm

  • Thực tiễn luận (Luận về vấn đề "thực tiễn")
  • Mâu thuẫn luận (Luận về vấn đề "mâu thuẫn")
  • Luận trì cửu chiến (Luận về đánh lâu dài)
  • Tân dân chủ chủ nghĩa luận (Luận về chủ nghĩa dân chủ mới)
  • Mao Trạch Đông ngữ lục (Tổng hợp các câu nói ấn tượng của Mao Trạch Đông)
  • Hồng bảo thư

Báo chí Việt Nam và Mao Trạch Đông

Các bài trên báo Cứu quốc của Mặt trận Liên Việt và báo Nhân dân:

.

.

.

.

Kể từ sau năm 1972, khi quan hệ với Trung Quốc xấu đi, báo chí Việt Nam chỉ trích Mao Trạch Đông vì "tư tưởng bá quyền Trung Quốc". Văn kiện quan trọng “Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua” của Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố ngày 4/10/1979 viết:

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ “Mao Zedong”. The Oxford Companion to Politics of the World. Bản gốc lưu trữ 21 Tháng Ba năm 2006. Truy cập 23 Tháng tám năm 2008.
  2. ^ Short 2001, tr. 630 "Mao had an extraordinary mix of talents: he was visionary, statesman, political and military strategist of cunning intellect, a philosopher and poet."
  3. ^ “Chinese Leader Mao Zedong / Part I”. Truy cập 2 Tháng tư năm 2015.
  4. ^ The Cambridge Illustrated History of China, by Patricia Buckley Ebrey, Cambridge University Press, 2010, ISBN 0-521-12433-6, pp. 327
  5. ^ Atlas of World History, by Patrick Karl O'Brien, Oxford University Press US, 2002, ISBN 0-19-521921-X, pp 254, link
  6. ^ Short 2001, tr. 631
  7. ^ Fenby, J (2008). Modern China: The Fall and Rise of a Great Power, 1850 to the Present. Ecco Press. tr. 351. ISBN 0-06-166116-3. Mao's responsibility for the extinction of anywhere from 40 to 70 million lives brands him as a mass killer greater than Hitler or Stalin, his indifference to the suffering and the loss of humans breathtaking
  8. ^ Mao Trạch Đông ngàn năm công tội, Tr.7, Nhà xuất bản Thư tác bảng, Hồng Công 2007, Thông tấn xã Việt Nam dịch và in 2009
  9. ^ Chinese land reform in retrospect, John Wong, University of Wisconsin-Madison, 1974 download
  10. ^ Đốt sách giết trò: từ Tần Thủy Hoàng đến Mao, Carrie Gracie BBC News, Bắc Kinh, 9 tháng 1 năm 2018
  11. ^ The Biggest Anti-Intellectual Movement in History, Jack Phillips, ngày 21 tháng 3 năm 2017, The Epoch Times
  12. ^ Misreading Mao: On Class and Class Struggle, Paul Healy, Journal of Contemporary Asia Vol. 38, No.4, November 2008, pp. 535-559
  13. ^ HOW MANY DID COMMUNIST REGIMES MURDER? - By R.J. Rummel
  14. ^ Global Times ngày 25/5/2011
  15. ^ Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh tiếp người thân của đồng chí Trần Canh, Vi Quốc Thanh và lưỡng quốc Tướng quân Hồng Thủy
  16. ^ Cựu thư ký của Mao Trạch Đông, ông Lý Nhuệ, qua đời ở tuổi 101, 17 tháng 2 năm 2019, BBC Tiếng Việt
  17. ^ Trung Quốc sẽ mạnh mẽ theo hướng nào?, 26/10/2017, Báo Tuổi trẻ
  18. ^ Ian Buruma, “The Second Life of Chairman Mao” Project Syndicate, 10/09/2001
  19. ^ https://infonet.vn/dan-trung-quoc-mao-trach-dong-cong-nhieu-hon-toi-post112598.info
  20. ^ Sổ tay Thuật ngữ Quan hệ Quốc tế, Khoa QHQT – Đại học KHXH & NV TP Hồ Chí Minh, 2013
  21. ^ Jonathan Mirsky: Unmasking the Monster, The New York Review of Books, Nov 17, 1994, S. 22-28 (Rezension zur englischen Ausgabe von Li Zhisui: Ich war Maos Leibarzt. Die persönlichen Erinnerungen des Dr. Li Zhisui an den Vorsitzenden. Lübbe, Bergisch Gladbach 1994).
  22. ^ DeBorja, Q.M. and Xu L. Dong (eds) (1996). Manufacturing History: Sex, Lies and Random House's Memoirs of Mao's Physician. New York: China Study Group. p. 04
  23. ^ Lin Ke, Xu Tao and Wu Xujun (1995). Lishi de Zhenshi: Mao Zedong Shenbian Gongzuo Renyuan de Zhengyan (The Truth of History: Testimony of the personnel who had worked with Mao Zedong). Hong Kong: Liwen Chubanshe. Page 150
  24. ^ Báo Cứu Quốc ngày 17 Tháng Ba 1952
  25. ^ a b Cứu Quốc ngày 23 Tháng Mười Hai 1952
  26. ^ Tường thuật Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói chuyện về chiến thắng Hòa Bình, Báo Cứu Quốc ngày 9 Tháng Ba 1952
  27. ^ Nhân dân ngày 9 Tháng Tám 1954
  28. ^ a b Cứu Quốc ngày 2 Tháng Hai 1954
  29. ^ a b Cứu Quốc 2 Tháng Hai 1954
  30. ^ a b Cứu Quốc ngày 1 Tháng Mười 1952
  31. ^ Cứu Quốc ngày 19 Tháng Một 1952
  32. ^ Nhân dân 21 Tháng Tám 1954
  33. ^ Cứu Quốc 16 Tháng Hai 1952
  34. ^ Nhân dân ngày 13 Tháng Ba 1971
  35. ^ “Kỳ 75: Mao Trạch Đông - 'Hoàng đế đỏ' của Trung Hoa cộng sản!”. Một Thế giới. Truy cập 24 tháng 9 năm 2015.

Đọc thêm

Liên kết ngoài