Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nam Hán Cao Tổ”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 45: Dòng 45:
Nhưng đến năm 931, quân Nam Hán phải rút khỏi Việt Nam trước sự tấn công của [[Dương Đình Nghệ]]. Lý Tiến bỏ thành, sau đó đạo viện binh của Trần Bảo sang cũng bị đánh bại. Bảo bị giết chết.
Nhưng đến năm 931, quân Nam Hán phải rút khỏi Việt Nam trước sự tấn công của [[Dương Đình Nghệ]]. Lý Tiến bỏ thành, sau đó đạo viện binh của Trần Bảo sang cũng bị đánh bại. Bảo bị giết chết.


Năm 937, Dương Đình Nghệ bị [[Kiều Công Tiễn]] sát hại, cho rằng đã đến lúc phải đưa Tĩnh Hải quân trở lại quỹ đạo của Nam Hán, Lưu Nghiễm đã phát quân chinh phạt Việt Nam. Song kế hoạch của ông đã phá sản, quân Nam Hán bị con rể của [[Dương Đình Nghệ]] là [[Ngô Quyền]] đánh cho tan nát trong [[Trận Bạch Đằng, 938|trận sông Bạch Đằng]] năm [[938]], và bản thân Thái tử [[Lưu Hoằng Tháo]] là con trai của Lưu Cung cũng tử trận, khiến từ đó ông phải từ bỏ tham vọng đánh Tĩnh Hải quân.
Năm 937, Dương Đình Nghệ bị [[Kiều Công Tiễn]] sát hại, cho rằng đã đến lúc phải đưa Tĩnh Hải quân trở lại quỹ đạo của Nam Hán, Lưu Nghiễm đã phát quân chinh phạt Việt Nam. Song kế hoạch của ông đã phá sản, quân Nam Hán bị con rể của [[Dương Đình Nghệ]] là [[Ngô Quyền]] đánh cho tan nát trong [[Trận Bạch Đằng, 938|trận sông Bạch Đằng]] năm [[938]], và bản thân hoàng tử [[Lưu Hoằng Tháo]] cũng tử trận, khiến từ đó ông phải từ bỏ tham vọng đánh Tĩnh Hải quân.


== Niên hiệu ==
== Niên hiệu ==

Phiên bản lúc 16:26, ngày 6 tháng 2 năm 2012

Nam Hán Cao Tổ (南汉高祖)
Hoàng đế Nam Hán
Hoàng đế Nam Hán
Trị vì917-942
Tiền nhiệmKhông (sáng lập triều đại)
Kế nhiệmThương Đế Lưu Phần
Thông tin chung
Sinh889
Mất942
Trung Quốc
An tángKhang lăng
Thê thiếpXem văn bản.
Hậu duệXem văn bản.
Niên hiệu
Càn Hanh (乾亨) 917-925
Bạch Long (白龍) 925-928
Đại Hữu (大有) 928-941
Thụy hiệu
Thiên Hoàng Đại đế (天皇大帝)
Miếu hiệu
Cao Tổ (高祖)
Tước hiệuHoàng đế
Triều đạiNam Hán
Thân phụLưu Khiêm
Thân mẫuĐoàn thị

Nam Hán Cao Tổ, nguyên tên là Lưu Nham (劉巖), sau cải thành Lưu Trắc (劉陟)[1], rồi Lưu Cung[2], cuối cùng thành Lưu Nghiễm (劉龑)[3] (âm Quảng Đông: jim5 [染] Nhiễm), là người đã lập ra nước Nam Hán thời kỳ Ngũ Đại Thập Quốc. Ông sinh năm 889, lên làm vua từ năm 917, mất năm 942. Tham vọng xâm lược Việt Nam của ông đã bị tiêu tan khi Ngô Quyền đánh tan nát quân Nam Hán trong trận sông Bạch Đằng vào năm 938. [4]

Chiến tranh với Việt Nam

Lưu Nghiễm là con trai thứ trong một gia đình quý tộc người Hán. Năm 911, ông nối nghiệp anh là Lưu Ẩn làm Quảng Châu Tĩnh hải quân tiết độ sứ.

Năm 917 khi mới lên làm vua, ông đặt tên nước là Đại Việt, nhưng đến năm 918 thì đổi tên nước thành Hán (sử Trung Quốc gọi là Nam Hán để phân biệt với Bắc Hán).

Năm 930, Lưu Nghiễm cử Lý Khắc Chính cầm quân chinh phạt Việt Nam, bắt được Tiết độ sứ Tĩnh Hải quân là Khúc Thừa Mỹ đem về Nam Hán. Sau đó ông cử Lý Tiến sang làm thứ sử.

Nhưng đến năm 931, quân Nam Hán phải rút khỏi Việt Nam trước sự tấn công của Dương Đình Nghệ. Lý Tiến bỏ thành, sau đó đạo viện binh của Trần Bảo sang cũng bị đánh bại. Bảo bị giết chết.

Năm 937, Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn sát hại, cho rằng đã đến lúc phải đưa Tĩnh Hải quân trở lại quỹ đạo của Nam Hán, Lưu Nghiễm đã phát quân chinh phạt Việt Nam. Song kế hoạch của ông đã phá sản, quân Nam Hán bị con rể của Dương Đình NghệNgô Quyền đánh cho tan nát trong trận sông Bạch Đằng năm 938, và bản thân hoàng tử Lưu Hoằng Tháo cũng tử trận, khiến từ đó ông phải từ bỏ tham vọng đánh Tĩnh Hải quân.

Niên hiệu

  • Càn Hanh: tháng 7 năm 917 - tháng 11 năm 925
  • Bạch Long: tháng 12 năm 925 - tháng 2 năm 928
  • Đại Hữu: tháng 3 năm 928 - tháng 3 năm 942

Con cái

  1. Ung Vương Lưu Diệu Xu
  2. Khang Vương Lưu Quy Đồ
  3. Thương Đế Lưu Hoằng Độ
  4. Trung Tông Lưu Hoằng Hi
  5. Việt Vương Lưu Hoằng Xương
  6. Tề Vương Lưu Hoằng Bật
  7. Thiều Vương Lưu Hoằng Nhã
  8. Trấn Vương Lưu Hoằng Trạch
  9. Vạn Vương (Giao vương) Lưu Hoằng Tháo
  10. Tuần Vương Lưu Hoằng Cảo
  11. Tức Vương Lưu Hoằng 
  12. Cao Vương Lưu Hoằng Mạc
  13. Đồng Vương Lưu Hoằng Giản
  14. Ích Vương Lưu Hoằng Kiến
  15. Biện Vương Lưu Hoằng Tể
  16. Quý Vương Lưu Hoằng Đạo
  17. Tuyên Vương Lưu Hoằng Chiêu
  18. Thông Vương Lưu Hoằng Chính
  19. Định Vương Lưu Hoằng Ích

Xem thêm

Ghi chú

  1. ^ Đại Việt Sử ký Toàn thư chép là Lưu Thiệp
  2. ^ Đại Việt Sử ký Toàn thư chép "sau thấy rồng trắng hiện lên, lại đổi tên là Cung"
  3. ^ Đại Việt Sử ký Toàn thư chép "Sau có nhà sư người Hồ nói rằng theo sấm thư thì diệt họ Lưu là Cung, bèn lấy nghĩa "phi long tại thiên" (rồng bay lên trời) trong Chu Dịch, đặt làm chữ 龑 âm là Nghiễm, lấy làm tên
  4. ^ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư