Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bùi Hạnh Cẩn”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 1: Dòng 1:
'''Bùi Hạnh Cẩn''' là một [[nhà báo]], [[nhà thơ]], nhà dich thuật... và tranh chữ.
'''Bùi Hạnh Cẩn''' là một [[nhà báo]], [[nhà thơ]], nhà dich thuật... và tranh chữ.
{{mới qua đời}}

Ông sinh năm [[1921]] tại thôn Vân Tập, xã [[Minh Tân (định hướng)|Minh Tân]], huyện [[Vụ Bản]], tỉnh [[Nam Định]], trong một gia đình [[Nho giáo]]. Thân sinh là cụ [[Bùi Trình Khiêm]], [[đại biểu Quốc hội]] khoá I của tỉnh Nam Định.
Ông sinh năm [[1921]] tại thôn Vân Tập, xã [[Minh Tân (định hướng)|Minh Tân]], huyện [[Vụ Bản]], tỉnh [[Nam Định]], trong một gia đình [[Nho giáo]]. Thân sinh là cụ [[Bùi Trình Khiêm]], [[đại biểu Quốc hội]] khoá I của tỉnh Nam Định.
<br />
<br />

Phiên bản lúc 04:53, ngày 5 tháng 2 năm 2020

Bùi Hạnh Cẩn là một nhà báo, nhà thơ, nhà dich thuật... và tranh chữ.

Ông sinh năm 1921 tại thôn Vân Tập, xã Minh Tân, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, trong một gia đình Nho giáo. Thân sinh là cụ Bùi Trình Khiêm, đại biểu Quốc hội khoá I của tỉnh Nam Định.

Đề tặng tranh

Khoảng năm 1938-1939, ông lên Hà Nội, ban đầu ông tham gia Hội Truyền bá Quốc ngữ, cùng với Nguyễn Hồng Nghi (về sau là đạo diễn, nghệ sĩ nhiếp ảnh), Nguyễn Trinh Cơ (giáo sư, bác sĩ y khoa), mang bảng, phấn đến các chợ, bến xe, những nơi có đông người để dạy học. Ông còn cùng với Nguyễn Hồng Nghi tổ chức diễn kịch của Nguyễn Bính để lấy tiền ủng hộ quỹ Hội Truyền bá Quốc ngữ. Từ trước Cách mạng tháng 8 năm 1945 ông đã từng viết cho nhiều tờ báo nên có dịp tiếp xúc với các luồng tư tưởng tiến bộ đương thời. Tầng lớp nhà văn, nhà báo đi trước đã cho ông những bài học quí giá về nhiều mặt. Ông viết cho những tờ báo có nhiều cách tân về nội dung cũng như hình thức như Ngày nay (của nhóm Tự lực văn đoàn), Tiểu thuyết thứ năm… Thần tượng của ông là những nhà văn, nhà báo luôn đề cao sự sáng tạo, mở đường cho những trào lưu văn hoá, văn học, ngôn ngữ như Phạm Duy Tốn, Dương Bá Trạc, Phan Kế Bính, Nguyễn Bá Học...

Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, ông về công tác tại Nam Định, được cử làm Kiểm soát viên tài liệu của Ty Bình dân học vụ tỉnh Nam Định, có nhiệm vụ chuyển tài liệu cho mọi người đọc, học và nghiên cứu. Tại quê nhà, ông đã tham gia viết tờ Nam Định kháng chiến, Công dân.

Sau ngày hoà bình 1954, Bùi Hạnh Cẩn lên thủ đô tiếp tục tham gia công tác báo chí. Đầu tiên là tờ Nhân dân, Thủ đô Hà nội, Hà Nội Mới, Hội nhà báo và hội văn hóa nghệ thuật Hà nội. Dù ở vị trí nào - phóng viên, biên tập viên, cán bộ quản lí, ông đều chất phác, dễ gần, năng nổ, xông xáo.


Các tác phẩm:

Bùi Hạnh Cẩn có khoảng hơn 100 đầu sách (thơ, văn, dịch thuât) được lưu tai thư viện Quốc gia

- Hẹn

- Hồ Xuân Hương, thơ chữ Hán, chữ Nôm & giai thoại 1999

- Ngõ ba nhà (tiểu thuyết - dịch)

- Hai mươi nữ nhân Trung Quốc 2005

- Trí tuệ Kinh điển Trung Hoa (dịch - 2004)

- Kẻ Dộc Đông Ngàn Hà Nội

- Tự điển Kinh dịch phổ thông

- Sử ký Tư Mã Thiên - Những điều chưa biết (dịch 2007)

- Từ vựng chữ số và số lượng 1994

- 192 Bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du 1994

- Thành ngữ, Tục ngữ Việt Nam 2004

- Tinh hoa văn hoá dưỡng sinh 1991

- Thăng Long Thi Văn tuyển (biên dịch 2006)

- Trạng nguyên, Tiến sĩ, Hương Cống Việt Nam 2002

- Năm đời Tổng Mỹ (truyện 1973)

- Ký sự lên Kinh (sưu tầm, dịch thơ văn Hải Thượng Lẫn Ông 1973)

- Lê Quý Đôn (truyện ký 1984)

- Bà Điểm họ Đoàn (nghiên cứu 1987)

- Chinh phu ngâm của Hông Liệt Bá (dịch)

- Tục ngữ cách ngôn thế giới [ 1987)

- Chợ Viềng Hội Phủ (sưu tầm khảo cứu 1983)

- Nguyễn Bính và tôi (hồi ký 1994)

- Tổng tập thơ chữ Hán Nguyễn Du (dịch 1996)

- Tổng tập thơ phú Nôm của Nguyễn huy Lượng (dịch 1996)

- Tranh chữ 2010

và nhiều sách, và bài đăng báo khác


Sen hè ao Đào

Chuyện đời thường

  1. Quán cà phê góc phố Quang Trung, phía đối diện xưởng in của báo Hà Nội mới, thỉnh thoảng lại tiếp một vị khách da mồi tóc bạc, ăn mặc xuềnh xoàng như lão nông ra tỉnh. Ngồi cùng ông thường là vài cô gái trên dưới 20 tuổi, diện đúng mốt, xinh đẹp. Họ thì thào với nhau đủ thứ chuyện, ông lão nói là chính, còn các cô thì miệt mài ghi chép. Điện thoại di động của ông lão liên tục reo và ông không bỏ cuộc gọi nào. Giọng ông sang sảng, rõ ràng, khiến người qua lại phải ngoái đầu nhìn ngạc nhiên.ít ai biết ông là Bùi Hạnh Cẩn, một nhà báo lão thành, nhà văn hoá lớn, nhà ngôn ngữ, khoa học uyên bác (Blog MõLàng)
  2. ....(còn tiếp)