Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Wikipedia:Thảo luận”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Tò Mò (thảo luận | đóng góp)
Dòng 498: Dòng 498:
#Ủng hộ sử dụng phiên âm Latinh theo quy định của chính phủ Hàn Quốc (Romanja) như tên chính thức. Có thể chú thêm tiếng Hàn, chữ Hán Hàn Quốc và âm Hán-Việt.--[[Thành viên:Bình Giang|Bình Giang]] 03:47, ngày 31 tháng 5 năm 2007 (UTC)
#Ủng hộ sử dụng phiên âm Latinh theo quy định của chính phủ Hàn Quốc (Romanja) như tên chính thức. Có thể chú thêm tiếng Hàn, chữ Hán Hàn Quốc và âm Hán-Việt.--[[Thành viên:Bình Giang|Bình Giang]] 03:47, ngày 31 tháng 5 năm 2007 (UTC)
#Đồng ý. [[Thành_viên:Apple|An Apple of Newton]] <sup>[[Thảo luận Thành viên:Apple|thảo luận]]</sup> 09:53, ngày 31 tháng 5 năm 2007 (UTC)
#Đồng ý. [[Thành_viên:Apple|An Apple of Newton]] <sup>[[Thảo luận Thành viên:Apple|thảo luận]]</sup> 09:53, ngày 31 tháng 5 năm 2007 (UTC)
#Đồng ý.--[[Thành viên:Tò Mò|Tò Mò]] 03:34, ngày 2 tháng 6 năm 2007 (UTC)

'''Chống'''
'''Chống'''



Phiên bản lúc 03:34, ngày 2 tháng 6 năm 2007

Thảo luận về dự án Wikipedia

Lưu trữ

If you do not speak Vietnamese and you have any comments or questions about the Vietnamese version of Wikipedia, you can also leave a message in our guestbook. (About the Vietnamese Wikipedia)

Các bài có liên quan đến giới tính

Em kêu gọi các anh chị đi gắn banner cho các bài có liên quan đến giới tính. Hôm nay vô wikistat thấy các bài này được truy cập khá cao mà trong số ấy rất nhiều bài quên (?) gắn banner {{Giới tính}}.Magnifier 06:56, ngày 25 tháng 2 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Góp ý

Ngoài Banner Sơ khai; bài kém chất lượng mình nghĩ Wikipedia cần có thêm Banner bài cần tổ chức lại. Vì có 1 số bài nội dung không đến nỗi nào nhưng cách viết nhức mắt vô cùng. VD : Lưu Diệc Phi Magnifier 14:46, ngày 21 tháng 2 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Bạn có thể gắn tiêu bản {{cần sửa lại}} vào đầu bài hoặc đầu tiểu mục cần sửa, và ghi nhận xét của bạn (vd. cấu trúc khó hiểu, sai chính tả nhiều...) vào phần thảo luận của bài để giúp các thành viên quan tâm nào có thể sửa bài theo ý bạn. Tmct 21:27, ngày 21 tháng 2 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Đối với bài Lưu Diệc Phi, tiêu bản {{wikify}} (đề nghị sửa theo định dạng của Wiki) là thích hợp nhất.Tmct 21:30, ngày 21 tháng 2 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Mình là thành viên mới, thấy bạn đưa ví dụ là bài Lưu Diệc Phi nên mình đã vào và thử wiki hóa bài viết đó, hy vọng mình trình bày đúng. Mình đã bỏ tiêu bản {{wikify}} và thay bằng {{Sơ khai}}. Hy vọng cùng các bạn hoàn thiện nhiều bài viết khác trong tương lai. T-man immoral 9:16, ngày 3 tháng 2 năm 2007 (UTC)

Kêu gọi

Em xin kêu gọi các bác tham gia: bác nào sở hữu xe hơi gì thì viết bài về xe đấy nhé, âu cũng là trao đổi cho anh em biết. Các bác có thể bắt đầu bằng việc copy từ bên Wikipdia tiếng Anh. Em đã khởi động với bài Daewoo Matiz rồi đấy. 222.252.80.61 02:30, ngày 11 tháng 2 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Bạn thử kêu gọi ở mục thỉnh cầu viết bài. Phần thảo luận này không đúng chỗ cho kêu gọi của bạn, nên không có phản hồi. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 15:11, ngày 16 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Happy Lunar New Year!

Всем С Лунным Новым Годом!

góp ý

Nghe nói Wikipedia là một bách khoa toàn thư tôi mở xem thử để "làm quen", thầm nghĩ rằng khi cần học hỏi điều gì sẽ dùng đến nó. Và tôi đã hết sức thất vọng!

Trước hết tiếng nói mà quí vị dùng không hoàn toàn là tiếng Việt; có thể gọi nó là một thứ "tiếng bồi" Việt, rất lạ lùng. Thứ đến, hình như quí vị hiểu tiếng "mở" ("...toàn thư mở")là hổ lốn, đúng hơn: là một thứ cháo heo, từ nội dung đến hình thức trình bày loạn xà ngầu. Trong nồi cháo heo này có cả một khu chợ trời cãi vã, chưỡi bới nhau bằng lời lẽ thô tục!...

Vì muốn làm quen, tôi vào phần "chào mừng người mới đến" và "trợ giúp", thấy yêu cầu viết vào "ô tìm kiếm", tôi thử "tìm kiếm" và "xem" chữ ô, coi ra sao. Tại đây quí vị cho bốn năm nghĩa gì đó, nhưng KHÔNG CÓ CÁI NGHĨA MÀ CHÍNH QUÍ VỊ MỚI VỪA DÙNG!(ô tìm kiếm: khung tìm kiếm)!

Sau đó quí vị ghi ra cả ngàn bài mà KHÔNG CÓ BÀI NÀO liên quan đến 5-6 nghĩa quí vị vừa cho!

Thật là mất thì giờ một cách vô lối! Quá chán nãn và bực, nên tôi mới mất thêm thì giờ viết mấy hàng này gởi đến quí vị. Tôi rất mắc cở, như một đứa con nít bị gạt vậy!...

Xin kính chào quí vị. NVK thảo luận quên ký tên này là của 62.147.39.225 (thảo luận • đóng góp).

Cảm ơn góp ý của bạn. Vậy nên Wikipedia lại càng cần đóng góp của những người có nhiệt tình, rất mong rằng trong đó sẽ có bạn. Tmct 00:01, ngày 14 tháng 2 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Cám ơn góp ý của bạn nhé. Tôi đã sửa một chút ô; chỉ đến các nghĩa từ vựng tiếng Việt (và ngôn ngữ khác) ở mục từ ô bên Wiktionary (là dự án tập trung hơn vào tra từ điển). Trang ô ở đây mang tính chất định hướng đến các bài viết bách khoa trùng tên hơn. Mong bạn cứ góp ý thêm để cải tiến. 203.160.1.43 03:51, ngày 14 tháng 2 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Việc bạn NVK phát hiện không có gì đáng ngạc nhiên cả. Bạn có thể thấy lời chào mừng và số liệu thống kê ngay ở Trang Chính Wikipedia thì tổng số bài viết trên WIkipedia tiếng Việt còn lâu mới bằng được số thành viên đăng ký. Điều đó có nghĩa là rất nhiều bài viết còn thiếu hoặc còn đang dang dở. Mong bạn dành thời gian và công sức đóng góp thêm. Vietbio 14:22, ngày 15 tháng 2 năm 2007 (UTC)[trả lời]

theo toi thi voi so luong nguoi tham gia con it, nang luc co han , wikipeida viet nam nhu vay la tam on. tuynhien can co them nhieu thong tin mot cach khoa hoc va chinh xac. Quan trong hon ca la rat rat nhieu ban tre vietnam chua biet den web nay, VA so luong nguoi tinh nguyen, nhiet tinh tham gia vao wikipedia hoi it. MOng ban quan tri mang co the lam the nao de pho bien web den voi nhieu nguoi hon nua

Wikipedia Signpost

Năm ngoái báo Wikipedia Signpost bên Wikipedia tiếng Anh đã có loạt bài về những phiên bản Wikipedia. (Tìm cho câu Report from theWikipedia:Wikipedia Signpost/Archives/2006.) Các bài này được viết bởi cộng đồng ở dự án đó và được đọc bởi cộng đồng Wikipedia nói chung. Tôi nghĩ chúng ta cũng có thể báo cáo về những đặc tính của Wikipedia tiếng Việt, chẳng hạn có thể nói về bộ gõ ở đây (một số người ở WP tiếng Anh đã hỏi về công cụ này), lịch sử ngắn về dự án, những bài được sửa hay đọc nhiều nhất, và những quy định đặc trưng cho dự án này. Ngoài ra, tôi hay Tttrung có thể nói vài câu về Wiktionary tiếng Việt, tại vì nhiều người đã hỏi tại sao nó lớn quá.

Các bạn có ý kiến gì thì xin nói ra; một người ở đây có thể liên lạc với Ral315 để xuất bản bài trong báo đó.

 – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 04:54, ngày 24 tháng 2 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Wikimania 2007

Hi! I'm sorry I don't know your language but Wikimania team would like you to present your local Wikipedia projects at the international Wikimania conference in Taipei! Have a look at the wm2007:Call for Participation! thảo luận quên ký tên này là của 193.174.240.249 (thảo luận • đóng góp) vào lúc 10:12, ngày 1 tháng 3 năm 2007 (UTC).[trả lời]

Wikimapia: Các địa điểm ở Việt Nam đang ngập trong các comment rác rưởi

VD: Thành phố Hồ Chí Minh trên Wikimapia Có anh, chị quản trị viên nào rành tiếng Anh và biết cách liên hệ với quản trị viên của Wikimapia. Em thiết tha đề nghị các anh chị liên hệ với họ để báo cáo về việc này và đề nghị họ nên có biện pháp ngăn chặn trong tương lai. Em không biết nếu có vị khách nước ngoài nào biết chút chút tiếng Việt xem Tp Hồ Chí Minh trên Wikimapia mà thấy toàn là các từ c*,ĐM,AC* thì thẫt xấu hổ cho nước mình quá Magnifier 07:08, ngày 18 tháng 3 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Có ai biết Wikimapia mắc cái giống gì mà bây giờ chẳng còn thấy hình ảnh gì hết không? Hay là bị nhà cầm quyền CS Việt Nam can thiệp gì rồi? Mệt mấy anh chống cộng và bênh cộng vô văn hóa quá, tự nhiên bôi “ấy” ra làm bây giờ chẳng còn xem bản đồ gì được nữa. Chán!

222.253.56.95 03:25, ngày 3 tháng 4 năm 2007 (UTC)HSA[trả lời]

Chẳng có nhà cầm quyền nào can thiệp đâu bạn, chỉ có những người thiếu văn hóa làm xấu cả hình ảnh Wikimapia tiếng Việt thôi! Tôi đã xem qua trang này, và thấy cũng bình thường mà. Hay là bạn đòi hỏi xem bản đồ ở độ phân giải cao thì làm sao mà xem được chứ!!!! Mình lại thấy cách nói của bạn chẳng văn hóa tí nào!--Blueberry 16:07, ngày 10 tháng 4 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Chiến tranh Wikimapia

Bài viết này miêu tả về một cuộc chiến Online đang diễn ra tại WikiMapia phần Việt Nam. Để tìm hiểu về WikiMapia xin xem WikiMapia. Về chiến tranh xin xem chiến tranh

Chiến tranh WikiMapia
Thời gianGiữa năm 2006 – Hiện tại
Địa điểm
Kết quả Chưa có kết quả
Thay đổi
lãnh thổ
Chưa có kết quả
Tham chiến
Người Chống-Phá hoại Người Phá hoại
Chỉ huy và lãnh đạo
Không có Không có

Nguyên nhân cuộc chiến

WikiMapia cho phép người dùng sửa đồi tự do trong khi vẫn chưa có một hệ thống quản trị chính thức khiến thông tin bất kể nội dung cứ ào ào lên.

Diễn biến

Một ngày, sẽ có các bạn phá họai vào tạo place rồi thêm comment rất kinh dị, bao gồm cả các từ như C*,DM*,L*. Một tiếng sau sẽ có một số bạn khác vào xóa. Rồi tíêp tục chu ký thứ hai.

Can thiệp của cộng đồng Wiki Việt ngữ

Điều này là cần thiết vì dù sao wiki này cũng mang hơi hướm của tất cả các wiki còn lại, và quan trọng hơn là ở Việt Nam. Đã có khá nhiều lời kêu gọi giúp đỡ từ các WikiMapman chuyển tới Wikipedia. Nhưng vì hiện tại Wikimapia vẫn chưa gia nhập vào cộng đồng của quỹ Wikimedia nên can thiệp từ wikipedia Việt Ngữ là chưa thể. Động thái lớn nhất hiện tại là gời thư cho hai creator của wiki mapia : wikimapia@gmail.com Magnifier 15:06, ngày 19 tháng 3 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Cách khác là lãng quên Wikimapia đi và xây dựng cái tốt đẹp hơn Vietbio 11:45, ngày 23 tháng 3 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Rất không hài lòng với trái Táo.

Nguyen Hieu 17:02, ngày 22 tháng 3 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Cần người phụ trách báo chí

Tôi vừa gặp bài báo "‘Rác’ trên bản đồ" của Tuổi Trẻ. Chúng ta cần nói rõ hơn cách phân biệt giữa các tên wiki, Wikipedia, Wikimedia, MediaWiki, v.v. Hai ba năm nay đã có nhà báo Việt Nam phỏng vấn thành viên Wikipedia, nhưng những nhà báo đó chỉ viết để giới thiệu Wikipedia. Lúc nào có tin tức về Wikipedia thì các tờ báo thường dịch thẳng từ BBC hay AP; ít khi họ liên lạc với cộng đồng Wikipedia tiếng Việt để hỏi về ý kiến của chúng ta hay xin làm rõ các sự thật. Tôi nghĩ có thể là vì cộng đồng này phân tán (decentralized?) quá. Tuy việc phân tán không sao, những người từ bên ngoài có thể không biết nên liên lạc với ai.

Do đó, tôi nghĩ nên đặt một người phụ trách báo chí (press contact) cho Wikipedia tiếng Việt. Người đó cần phải hiểu cộng đồng và các quá trình biểu quyết ở đây, và họ cần phải nói/viết giỏi bằng tiếng Việt. (Dĩ nhiên tôi không được tình nguyện vì vẫn còn đang tập tiếng này.) Ở Wikipedia:Báo chí, hiện có thông tin liên lạc cho nhà báo, nhưng trang đó chỉ liệt kê những người nói tiếng Anh; chúng ta cần một người nói ngôn ngữ của nhà báo. Tôi muốn nhấn mạnh rằng đây là một chức vụ tình nguyện, khác với chức "Người quản lý Thông báo" của Quỹ Wikimedia.

Nếu mà nhà báo muốn viết về kinh tế ở TPHCM, họ sẽ liên lạc với một số nhà kinh doanh ở thành phố đó phải không? Thì mỗi lần nhà báo sắp sửa viết về một vụ như là Seigenthaler hay Wikimapia, họ có thể liên lạc với người phụ trách báo chí của Wikipedia tiếng Việt. Người đó có thể cho biết cách phân biệt giữa wiki, Wikipedia, MediaWiki, v.v. để nhà báo không bị lẫn lộn như nhiều lần trước đây. Trước đây, tôi cứ nghĩ là có danh sách thư thì nhà báo sẽ dùng nó khi cần, nhưng chắc không phải, tại vì các nhà báo thích gửi lời thẩm vấn (press inquiry?) đến một người thay vì một loạt người vô danh.

Các bạn nghĩ sao? Có nên chọn tên của một thành viên Wikipedia tiếng Việt để đưa vào trang Wikipedia:Báo chí không?

 – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 05:12, ngày 3 tháng 4 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Đồng ý. Tôi nghĩ là nên cử một sysop nhận việc này. Tôi ngay khi đọc bài báo trên đã phản hồi với Báo Tuổi trẻ nhưng chỉ nhận được email tự động là đã nhận được phản hồi nhưng ko sửa nội dung hoặc giải thích lý do. Tôi cũng đã blog lại nguyên văn ý kiến của tôi về việc này tại đây và giới thiệu đến các website/ blog khác để đính chính lại thông tin. Vietbio 10:01, ngày 5 tháng 4 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Tôi nhận thấy việc cử một người nhận vị trí này là cần thiết để cộng đồng người Việt có cái nhìn đúng đắn về Wikipedia Tiếng Việt. Nếu không ai phản đối thì tôi tự ứng cử vào vị trí này. Tôi nghĩ là chúng ta có thể tổ chức một cuộc bầu cử bổ xung tại Wikipedia:Những người muốn quyền quản lý cho đề nghị của tôi. Vietbio 19:39, ngày 21 tháng 4 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Việc này cần phải làm nhanh nhanh lẫn lộn các Wiki với nhau nhiều quá đọc mấy dòng cuối Magnifier (Thảo luận) 15:02, ngày 3 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Góp ý về bài Chủ nghĩa Cộng sản và bài Chiến tranh Việt Nam

Là một thành viên mới tham gia viết bài trên wikipedia nhưng tôi cũng xin góp ý với các bạn trong cộng đồng wikipedia tiếng Việt vài nội dung liên quan đến 2 bài Chủ nghĩa Cộng sản và bài Chiến tranh Việt Nam. Tôi nghĩ hai bài này cần phải viết chuẩn xác hơn. Như tôi đã viết trong trang Thảo luận: Chiến tranh Việt Nam, thì mục đích trang web của chúng ta là phục vụ cộng đồng người Việt. Nên nếu viết không chuẩn, không chính xác hoặc không trung lập, e rằng chính những người Việt mà chủ yếu ở Việt Nam lại không đồng ý hoặc tỏ ra nghi ngờ với các thông tin mà trang này cung cấp họ sẽ quay lưng lại với wikipedia. Như thế thì ý nghĩa của trang có còn không? và uy tín của nó nữa đối với độc giả những người sẽ đọc nó. Tôi có thể dẫn chứng như sau cho các bạn: Thời gian qua tôi có mời một số người bạn của tôi tham gia vào trang web này nhưng có vài người bạn nói với tôi:họ cho rằng trang web này có nhiều thông tin hay rất bổ ích để tham khảo nhưng một số lĩnh vực như các bài viết về chính trị tương tự như hai bài trên thì không khách quan, thiếu chính xác, một số còn cho rằng có sự tuyên truyền ngược nên không tham gia. Họ còn bảo tôi phải cẩn thận đấy với các thông tin ở đây. Như vậy chính họ cũng biết trang này có hữu ích nhưng họ lại nghi ngờ một số quan điểm ở đây. Vì vậy tôi đề nghị với những đề tài nhạy cảm và rộng lớn như thế này chỉ những người rất am hiểu mới nên viết và sửa bài, đặc biệt là với bài viết về chiến tranh Việt Nam thì nên để những người đã trải qua cuộc chiến này viết. Bản thân tôi, vì còn quá trẻ để hiểu hết được những vấn đề trên nên cũng không giám sửa chữa gì, chỉ đề nghị như vậy để những thành viên có hiểu biết sâu rộng chỉnh sửa làm cho trang wikipedia tiếng Việt phát triển nhanh chóng và góp ích cho cộng đồng người Việt, đặc biệt là bảo vệ uy tín cho nó nữa. Có như vậy thì mới có các thông tin ở đây mới được coi là chính xác và có nhiều người trích dẫn. Doanvanvung 07:23, ngày 8 tháng 4 năm 2007 (UTC)doanvanvung[trả lời]

Trong Những bóng ma của Marx (Nxb Chính trị Quốc gia và Tổng cục II - Bộ Quốc phòng, Hà Nội, 1994) trích:
Bách khoa toàn thư Wikipedia viết: “Lý tưởng của chủ nghĩa cộng sản là đối trọng để chủ nghĩa tư bản trở nên tốt đẹp hơn để được xã hội loài người chấp nhận. Từ chủ nghĩa tư bản với sự tự do bóc lột - và đầy rẫy bất công tạo ra mầm mống của bạo động và cách mạng, thế giới cũ đã tìm các cách thích nghi và triển khai một xã hội công dân mà trong đó mọi thành phần xã hội đều có thể phát triển, các mâu thuẫn xã hội không thể đã hết nhưng đã có những cơ chế thỏa hiệp để giải quyết trên cơ sở hợp lý cho các giai tầng xã hội. Đây là một đóng góp gián tiếp rất lớn của chủ nghĩa xã hội.
Trong lịch sử mấy chục năm tồn tại của mình các nhà nước tiêu biểu của chủ nghĩa xã hội đã triển khai một số các biện pháp kinh tế chính trị xã hội mà ngày nay đã được áp dụng một cách hợp lý sau khi loại bỏ đi những hạt nhân phi hợp lý. Các ví dụ như vậy rất nhiều như: kế hoạch hóa quy mô vĩ mô, dồn nguồn lực quốc gia cho những dự án lớn có tính quan trọng sống còn, hệ thống bảo hiểm xã hội toàn quốc, các kinh nghiệm về quốc hữu hóa,vai trò của kinh tế quốc doanh trong nền kinh tế...Đó là những đóng góp của chủ nghĩa xã hội cho tri thức quản lý nhà nước của nhân loại”.

Bách khoa toàn thư Wikipedia không đáng nghi ngờ như Doanvanvung lo ngại đến thế đâu. Nbq 08:14, ngày 26 tháng 4 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Phát triển Wikipedia tiếng Việt

Nội dung nghèo

Hiện nay phiên bản wiki tiếng Việt có hơn 17 000 bài. Những bài dài nhất như Lịch sử Trung Quốc nếu in ra giấy A4 chỉ thành một quyển sách mỏng, với khoảng 50 trang. Tôi không có thống kê về số trang trung bình của các bài viết, nhưng nếu cứ cho là một quyển sách bình thường có khoảng 200 trang A4, thì toàn bộ nội dung vi.wiki ngày nay chỉ ứng với vài trăm quyển.

Tiềm năng phát triển vi.wiki và các giới hạn hiện tại

  • Các phiên bảng wikipedia lớn, viết bằng tất cả các ngôn ngữ quốc tế thông dụng, mang nội dung phong phú, trong nhiều khía cạnh của cộng đồng wiki có thể coi là chuẩn mực.
  • Tại Việt Nam:
    • Sinh viên, học sinh, trí thức có nhiều kiến thức bằng tiếng Việt và có thể tiếp cận với nhiều tài liệu tiếng Việt.
    • Thời gian rãnh rỗi và khả năng nối mạng internet còn hạn chế.
    • Nguồn nhân lực trí tuệ này có thể đang tham gia các dự án khoa học khác trong nước, có thể họ cảm thấy hay có trách nhiệm không được tham gia các dự án cạnh tranh như wikipedia (các thành viên vô danh có đóng góp tích cực là một dẫn chứng).
    • Cách suy nghĩ của người trong nước nói chung, đang ở một mức độ khác so với mặt bằng này ở wikipedia.
  • Ở nước ngoài
    • Ở nước ngoài nói chung và ở các nước phát triển nói riêng, người Việt có vốn thời gian rãnh rỗi nhiều hơn, internet không phải là vấn đề có thể gây trở ngại đối với tầng lớp trí thức.
    • Số lượng trí thức dùng tiếng Việt ít hơn ở Việt Nam, chỉ tập trung ở một số ngành.
    • Thế giới quan của người Việt ở nước ngoài và của wikipedia gần nhau hơn.

Tốc độ phát triển

  • Sau giai đoạn chuẩn bị từ cuối năm 2003 đến đầu năm 2005 , từ khoảng tháng 3 năm 2005 wikipedia tiếng Việt chính thức bắt đầu chuyển biến về số lượng bài, mỗi ngày có thêm khoảng 20-30 bài mới và khoảng 30 thành viên mới. Nguyên nhân của việc phát triển không đồng bộ này là việc tăng tiến chậm số lượng các thành viên tích cực.
  • Theo thống kê [1] số thành viên tích cực (thành viên đóng góp hơn năm lần mỗi tháng) của vi.wikipedia hiện nay khoảng 100 người, gấp hai lần đầu năm 2006 và khoảng 45 bài mới mỗi ngày, gấp hai lần cuối năm 2006 (bước nhảy vọt này chỉ sau Bồ Đào Nha, tăng từ 400 lên 1000 bài mới mỗi ngày). Cũng theo thống kê này, ta có thể khẳng định rằng số lượng thành viên có tài khoản không có tác động bó buộc đến phát triển wikipedia, ví dụ như wikipedia Thuỵ Điển với hơn 220000 bài, chỉ có hơn 35000 tài khoản.
  • Với tốc độ phát triển này sau ba năm nữa, vi.wikipedia có thể đạt được số lượng khoảng 66 000 bài, có thể vượt qua khoảng 10 nước hiện nay đang đứng trước vi.wikipedia về số lượng nếu họ cũng không quan tâm đến việc phát triển tích cực hơn. Nhưng cũng với tốc độ hiện nay, sq.wikipedia của Anbani sẽ vượt qua vi.wikipedia từ số lượng hiện nay khoảng 14000 lên 77000 bài, nhờ tốc độ phát triển khá cao hiện nay (57 bài mới mỗi ngày). Cũng với tốc độ hiện nay tám nước đầu bảng hiện nay vẫn sẽ nằm trong nhóm TOPTEN sau ba năm tới, trong đó Bồ Đào Nha sẽ vượt từ vị trí thứ tám lên thứ hai, chỉ sau en.wikipedia.

Mục tiêu phát triển

  • Giữ mức độ yêu cầu chất lượng hiện tại
  • Đặt kế hoạch về số lượng. Tôi nghĩ con số 100000 bài vào cuối năm 2008 không phải là bất khả thi, đồng thời số lượng này cũng là cái mốc đáng đạt đến để vi.wikipedia có thể đáng được gọi là một cuốn từ điển bách khoa toàn thư.

Thực hiện- người quản lý phải có trách nhiệm chính trong việc xây dựng phương hướng phát triển.

Những ý nghĩ trên của tôi chắc chắn bị bó hẹp ở tính địa phương và nhiều ngộ nhận cá nhân, nhưng đòi hỏi phải thay đổi phương cách hoạt động vì mục đích cao hơn của vi.wikipedia là cấp bách.

Tôi nghĩ cần xây dựng kế hoạch để Tích cực lôi cuốn người đọc, lôi kéo người viết.

  • Tích cực lôi kéo người viết: hiện nay có ít hơn 20 thành viên rất tích cực (đóng góp hơn 100 lần mỗi tháng) và 100 thành viên tích cực, trong đó đã có 15 người quản lý. Đây là nhân tố chính quyết định cho tương lai của vi.wikipedia, nhưng theo tôi đây mới chỉ là những thành viên có tinh thần cống hiến cao nhất, nhưng không phải là các trí thức duy nhất có thể tham gia.
Xã hội bên ngoài đời không như wikipedia, có người này người kia ở nhiều hoàn cảnh, người không tự nguyện tự giác là người bình thường, hành động của con người thường được quyết định dựa vào giá trị công việc mà họ trông đợi, nên cần đưa thêm một số yếu tố của cuộc sống vào wikipedia như: lôi kéo, chăm sóc, khen, thưởng song song với các quy định chống phá hoại rất cụ thể.
Trong việc chăm sóc người tham gia tích cực bằng cách gắn huy chương, đưa vào thể loại khen thưởng như Thể loại:Thành viên cống hiến không ngừng, hay để liên kết đến thể loại này ở trang chính, sẽ giúp người đi sau sẽ biết thế nào là tiêu chuẩn của wikipedia mà đi theo. Không biết người khác thế nào, chứ tôi ít đọc các bài hướng dẫn, tôi hay bắt chước, copy và học theo những bài được người có huy chương viết.
  • Tiếp tục đề nghị cấp đấttrang chính để phục vụ Thể loại:Bài đang dịch. Mảng này cũng đáng được đầu tư một mảnh đất nhỏ ở chỗ quan trọng trên trang chính, để khai thác tiềm năng về nội dung sẵn có từ các phiên bảng wikipedia ngoại ngữ. Có thể viết thêm bài Bài đang dịch để yêu cầu giúp đỡ, hướng dẫn cách tham gia. Tài liệu kỹ thuật thật ra có vài từ ngữ chuyên môn, những người biết ngoại ngữ không có chuyên môn có thể giúp dịch thô, thuật ngữ cho vào ngoặc đơn, để các thành viên có chuyên môn sửa lỗi. Cộng vào đó cần tìm thông tin về các software dịch thô câu, bài ngoại ngữ sang tiếng Việt, software Nhận dạng ký tự quang học cho chữ Việt.
  • Chuyên nghiệp hóa: tôi thấy cách làm việc chồng chéo của người quản lý chưa thỏa đáng. Công việc quản lý cần giao cho người tham gia lâu năm, chính vì thế người quản lý cần đào tạo, dẫn dắt những thành viên có khả năng quản lý từ lúc thâm niên wiki còn thấp, để lúc cần có người tham gia. Chẳng hạn tôi không phản đối việc có mặt của Thành viên:Vương Ngân Hà trong ban quản lý, nhưng mỗi khi thấy Thành viên:Vương Ngân Hà làm công việc của người quản lý, tôi thấy rất phí, bởi người có khả năng chuyên môn như thế nên chuyên đóng góp về chuyên môn, như thế có lợi cho việc phát triển wikipedia hơn. Mekong Bluesman cũng là một nhà chuyên môn mà tôi sẽ bỏ phiểu chống, nếu lại "bị" đề cử làm người quản lý.
  • Quảng bá vi.wikipedia. Tôi nghĩ những bài viết lên các báo chí Việt Nam ở mọi hình thức đều gây tiếng vang cho phiên bản wikipedia Việt Nam. Tuy nhiên người viết là một cá nhân, nhưng nếu được sự góp ý của nhiều người, bài báo sẽ có giá trị hơn dù là một bài khen ngợi một thành viên tích cực như bài về Thành viên:mxn hay về một bậc thang quan trọng nào đó của wikipedia Việt Nam.

Thaisk (thảo luận, đóng góp) 22:02, ngày 9 tháng 4 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Bản thống kê của Thaisk rất chi tiết và khá đầy đủ. Theo tôi, vấn đề quan trọng nhất hiện nay là làm thế nào chúng ta Quảng bá vi.wikipedia một cách rộng rãi. Bách khoa toàn thư mở bằng ngôn ngữ Tiếng Việt đối với người dân Việt nam vẫn là một khái niệm khá xa lạ, hầu như người ta chỉ biết đến en.wikipedia. Cũng có lẽ một phần là do trình độ Tiếng anh của dân VN ngày càng khá, nên người ta tra luôn Tiếng anh, bởi nội dung phong phú và rất đầy đủ. Bản TV nghèo thông tin, không có thông tin cần thiết, vì vậy tâm lý chung thường là: "Thôi chẳng có gì cả, lần sau không tra ở đây nữa." Tình huống tiến thoái lưỡng nan là như vậy. Ngoài ra dân Việt còn lại hay suy nghĩ: mình có phải là chuyên gia gì đâu, biết edit cái gì, có lẽ là do nghe cái từ "Bách khoa toàn thư" nó cao siêu quá chăng? Vì vậy các barnstars là rất cần thiết để khuyến khích các editors. chưa hết, bản thân tôi cũng đã có kinh nghiệm edit en.wiki một thời gian kha khá đủ để biết rõ các luật cơ bản, coding và image-tagging và các loại templates, nhưng tôi chỉ mới bắt đầu edit ở đây hôm qua. Lí do chính là vì do đã quen với môi trường TA nên khi chuyển sang đây tôi gặp nhiều khó khăn với các thuật ngữ (hôm qua tôi có hỏi trên help desk). Rồi các template thì cứ nửa Anh nửa Việt không biết đường nào mà lần. Vì vậy tôi đề xuất chúng ta nên tạo tất cả các redirects bằng phiên bản TA cho tất cả các Wikipedia namespaces, category, template, etc. để cho những người đã là editors TA thì người ta sẽ không gặp khó khăn gì đối với TV bởi vì hầu hết cấu trúc chính của Wiki đều dựa trên bản TA. Ví dụ WP:NPOV thì redirect sang Wikipedia:Thái độ trung lập. Tiếp theo, như Thaisk đã nói, chúng ta cần chuyên nghiệp hoá khâu quản lý. Để thu hút nhiều người thì cái nền nó phải vững chắc đã. Thứ nhất là bộ máy dịch và viết luật. Chúng ta còn thiếu rất nhiều những luật thông dụng của Wiki hoặc là chưa hoàn chỉnh. Phải có luật thì người ta mới biết thế nào là standard writing, tại sao edits của người ta lại bị revert v.v . Thứ hai, chúng ta nên tạo các Projects và popularize các projects đó vừa để thu hút các editors có cùng sở thích nghiên cứu về một vấn đề làm việc cùng nhau, vừa tăng chất lượng bài viết. Hiện nay chúng ta làm việc nhỏ lẻ, mạnh ai người đấy viết, viết được cái gì thì viết. Thứ ba, nên tập trung viết những articles về những chủ đề popular nhất, những chủ đề mà người ta hay tìm kiểm nhất, như thế sẽ tạo được sự tin tưởng của người tra cứu. Ví dụ, thay vì lập một stub về Phan Bá Đạt hay cái gì đó tương tự, sao mình không dành thời gian expand article về Thái Lan chẳng hạn. Số lượng rất quan trọng, nhưng chất lượng bài viết lại càng quan trọng hơn. Ngoài ra, để tăng số lượng bài viết, ta có thể chia một bài viết dài thành nhiều bài ngắn. Như cái bài Lịch sử Trung Quốc quá dài, dài một cách không cần thiết, tạo nên sự mất cân đối giữa các bài viết (bài thì một mẩu, bài thì mấy chục trang). Vì vậy, chất lượng bài viết hiện giờ cần phải được cải thiện. Trần T.Linh 16:41, ngày 10 tháng 4 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Thaisk viết: "... nhưng mỗi khi thấy Thành viên:Vương Ngân Hà làm công việc của người quản lý, tôi thấy rất phí, bởi người có khả năng chuyên môn như thế nên chuyên đóng góp về chuyên môn, ... Mekong Bluesman cũng là một nhà chuyên môn mà tôi sẽ bỏ phiểu chống, nếu lại "bị" đề cử làm người quản lý". Như Thaisk đã nói tại bên trên, số người tham gia một cách tích cực hãy còn quá nhỏ khi so sánh với số phá hoại (vì các người cố tình phá hoại hay vì các thành viên mới chưa hiểu các cách làm việc và các kỹ thuật của Wikipedia). Do đó, tất cả các thành viên tích cực trong cộng đồng phải "đội nhiều mũ" (wearing more than one hat) -- hay làm nhiều hơn một việc. Các công việc quản lý là các công việc cần thiết mà tất cả mọi người, dù là quản lý hay không, nên làm để làm tăng chất lượng của Wikipedia tiếng Việt. Có thể đã đến lúc tôi nên đề nghị Thaisk làm quản lý vì số thành viên phá hoại đã tăng thêm. Mekong Bluesman 22:02, ngày 11 tháng 4 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Từ kinh nghiệm của bản thân tôi đề xuất:

  • Cung cấp các ví dụ về cách viết bài, các truyền hình ảnh lên Wiki. Tôi có bỏ thời gian để đọc hướng dẫn nhưng rõ ràng là các chúng rất khó hiểu và khó áp dụng. Thời gian đầu mới tham gia Wiki, các quản lý phải liên tục gửi "thảo luận với tôi" để góp ý và hướng dẫn. Nếu có thể, nên có một bài viết chuẩn với đầy đủ các thủ thuật của Wiki để người mới tham gia (và cả người đã tham gia lâu rồi) tham khảo mỗi khi cần. Có những thủ thuật rất hiệu quả mà không phải ai cũng biết và mất thời gian để tìm hiểu. Nếu chúng ta có cơ chế chia sẻ thì sức thu hút tăng nhiều.
  • Một số câu lệnh không thực hiện được với bản tiếng Việt, ví dụ: nối đến mục nhỏ trong bài viết khác, viết công thức toán học như công thức tính tỷ lệ thất nghiệp (nhiều bạn đã thử với hỗ trợ công thức toán học nhưng không thành công). Đề nghị các quản lý có biện pháp hoàn thiện.
  • Mong có thống kê về số liên kết đến bài viết chưa có hoặc bài còn sơ sài. Như vậy mọi người sẽ biết bài nào cần bổ sung ngay. Như hiện nay, đã có mục "cần viết", nếu có thêm thống kê số liên kết sẽ mọi người quan tâm hơn.
  • Chúng ta nên chú trọng đến nội dung bài viết bên cạnh số lượng. Tôi theo dõi thấy chỉ số "Depth" của bản tiếng Việt đã giảm từ 110 xuống 107 trong vòng 01 tháng vừa qua. Tuy không hiểu về công thức của chỉ số này nhưng tôi hiểu rằng có nhiều bài rất ngắn làm mức trung bình giảm xuống. Nêu ra ý kiến này rất muốn mọi người cùng suy nghĩ, hiến kế để bản Wiki tiếng Việt là nguồn thông tin phong phú, đầy đủ.

Randall uob 02:15, ngày 18 tháng 4 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Bài chất lượng

Ngoài những bài viết chọn lọc tôi nghĩ chúng ta cũng nên chọn ra những bài viết chất lượng cho từng thể loại để các thành viên dựa vào để soạn các bài khác tương tự. Bài đó nên được đánh dấu để khi vào thể loại, người đọc có thể nhận biết ngay. Những thể loại quan trọng và thường gặp, những thành viên thành thạo sẽ cố gắng wiki hóa "tối đa", đưa đầy đủ thông tin để làm mẫu. --Sparrow 02:08, ngày 24 tháng 4 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Cái này bên WP tiếng Anh cũng sử dụng, và tôi nghĩ là có hiệu quả. Đầu tiên phải tập hợp các thành viên có cùng chuyên ngành thành 1 nhóm "thẩm định" và tiến hành kiểu như dạng một đề án nhỏ, thành viên của nhó thẩm định này có thể cần phiếu ủng hộ của cộng đồng dựa vào chất lượng những đóng góp của anh/chị đó. Nhiệm vụ của nhóm là dán tiêu bản "bài chất lượng" và bài kém chất lượng/cần bổ sung thuộc chuyên ngành đó. Vietbio 15:46, ngày 24 tháng 4 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Số lượng thành viên thực sự của Wikipedia hiện nay chưa nhiều, nên việc "tập hợp các thành viên có cùng chuyên ngành thành 1 nhóm "thẩm định"" là rất khó. Tôi nghĩ chúng ta có thể tiến hành luôn bằng việc chọn ngay một vài bài chất lượng tốt nhất trong các thể loại quan trọng như huyện Việt Nam, phường/xã Việt Nam, cầu thủ, ca sĩ...--Sparrow 17:07, ngày 24 tháng 4 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Ý kiến của Sparrow hay đấy. Nhưng để làm được việc rất cần này, tôi nghĩ cần thay đổi cách làm việc quá độc lập trong wikipedia tiếng Việt. Không có gì để xấu hổ và cũng không phải là tạo tiền lệ, nếu chúng ta có một phương cách phân công (một cách khéo léo) công việc cần làm, giới thiệu người có phương pháp viết bài tốt và khoảng mười bài có chất lượng tốt như Sparrow đề nghị tại tất cả các cổng tri thức hay ở các trang, các thể loại được dẫn đến từ trang chính.
Cách hoạt động của sk:wikipedia Slovakia là một phiên bản đáng học tập. (Đây là một dân tộc bé nhỏ, cả thế giới chỉ có khoảng sáu triệu người dùng ngôn ngữ Slovak, nhưng phiên bản của người Slovak hiện nay có hơn 68000 bài, đứng thứ 17 về số lượng bài.) Mỗi lĩnh vực lớn đều có tổ phụ trách mà họ tự giới thiệu (dịch thoáng) là "các bác lao công", tên học đặt tại các cổng tri thức. Mỗi cổng tri thức họ có hai đến ba "lao công" như thế. Đó là những người mà tôi tìm đến đầu tiên để xem công việc, cách tham gia, thảo luận của họ. Tốc độ hoàn thiện bài của họ rất nhanh, nên những ví dụ về các bài viết mới nhất trong các cổng tri thức cũng ứng với các bài có chất lượng tốt.
Nếu thực hiện việc chọn bài chất lượng, ta không nên dẫn chứng toàn những bài dài mấy chục trang, điều đó chỉ làm người mới đến phát sợ. Tôi không nghĩ là cần người chuyên ngành để quyết định bài nào là bài chất lượng. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 20:53, ngày 24 tháng 4 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Liên kết ngoài cho thể loại

Tôi thấy chúng ta cũng nên có liên kết ngoài cho cả phần thể loại. Ví dụ thể loại nhạc sĩ Việt Nam chúng ta sẽ để liên kết đến những trang có nhiều bài viết về các nhạc sĩ Việt Nam. Việc này sẽ tạo hứng thú và giúp đỡ những người muốn viết.--Sparrow 00:35, ngày 29 tháng 4 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Và cũng nên đưa ra một tiêu chí cho "liên kết ngoài". Tránh trường hợp sau này, có người đưa vào liên kết ngoài, có người khăng khăng đòi xóa. Mai Linh 13:16, ngày 7 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Danh sách

Bắt đầu

Tiêu chí để 1 bài viết được chấp nhận là tồn tại trên wiki với tiêu đề thuộc về danh sách hoặc danh lục. Thời gian gần đây tôi thấy có rất nhiều bài viết là 1 danh sách bị đem ra biểu quyết xóa. Mọi người đều lấy lý do là đã có cây thể loại liệt kê rồi. Điều đó theo ngu kiến của tôi thì không nên, các bài viết là danh sách nhằm tạo cho người đọc sự tiện ích hơn khi truy cập wiki, mặt khác những bài viết này cũng có nhiều ưu điểm vượt bậc so với cây thể loại, vì rằng cây thể loại thì không có biết để liệt kê đến những bài chưa viết về 1 trong số những đối tượng của danh sách. Theo như ý kiến của tôi thì nên vẫn để các bài viết về danh sách. Nếu như trong các bài cần xóa, ai đó đưa ra được lý do xóa bài khác lý do đã có cây thể loại thì hãy đem ra biểu quyết xóa bài vậy.--silvi 15:31, ngày 2 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Nếu danh sách chỉ đơn thuần liệt kê tên thì thể loại là đủ, còn nếu danh sách có nhiều thông tin khác có ích ngoài tên gọi thì có thể giữ. Nguyễn Thanh Quang 16:02, ngày 2 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Vấn đề là thông tin khác ở dạng nào và mức độ nào thì cho phép tồn tại bài danh sách. Với thành viên WP này thì thông tin X có thể có ích và bài đáng tồn tại. Nhưng với thành viên WP khác thì thông tin X đó lại chẳng ý nghĩa gì. Đã đến lúc bàn về tiêu chuẩn dành cho các bài danh sách. Khi nào nhất trí về tiêu chuẩn rồi thì nên theo đó mà rà soát lại hàng loạt bài đã viết từ trước chứ không chỉ áp dụng cho vài bài danh sách mới viết.--Bình Giang 16:24, ngày 2 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Có ích hay không còn tuỳ thuộc từng bài và tuỳ thuộc cộng đồng; việc định tính, định lượng sự hữu ích trong trường hợp này không đơn giản và không toàn diện. Nguyễn Thanh Quang 16:30, ngày 2 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Có cần xét lại các danh sách đã có

Nếu vậy cần đưa tất cả các bài danh sách từ trước tới này vào trang biểu quyết xóa bài để tùy thuộc cộng đồng phán quyết ý nghĩa tồn tại của từng bài một. E là sẽ khá mất thời gian. --Bình Giang 16:36, ngày 2 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Những bài đã tồn tại chắc là hữu ích vì không/ chưa có sự phản đối nào. Cá nhân nào thấy bài "danh sách" nào không cần thiết thì có thể đưa ra biểu quyết xóa, không nhất thiết phải "xét lại" toàn bộ. Các bài dạng "danh sách" nếu chỉ đơn thuần là sự lặp lại của thể loại thì có thể xóa vì thừa, còn nếu để lại thực ra cũng chẳng chết ai, chỉ tốn thêm chút không gian lưu trữ trên đĩa cứng máy chủ thôi. Nguyễn Thanh Quang 16:43, ngày 2 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tôi lấy ví dụ một bài đã tồn tại, không ai đề nghị xóa, nhưng chỉ đơn thuần là bài liệt kê tên không khác gì bài Danh sách các nhà văn, đó là bài Danh sách các thành phố bang Texas để thấy các bài đã tồn tại cũng cần được "xét lại".--Bình Giang 16:50, ngày 2 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Những bài như thế ít quan trọng vì có thể được thay bằng thể loại. Xóa hay không tùy quan điểm từng người (chủ nghĩa thừa-hơn-không vs. chủ nghĩa tinh-giản-tiết-kiệm-tối-đa). Bạn có quyền đưa ra biểu quyết bất kỳ bài nào bạn muốn với lý do chính đáng. Nguyễn Thanh Quang 17:06, ngày 2 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Nên có một chỉ tiêu cho danh sách?

Đúng là gần đây có quá nhiều danh sách bị đưa ra biểu quyết xóa. Hi vọng chúng ta nên thảo luận kỹ vấn đề này.

  • Những danh sách nên đưa vào là danh sách "cứng", xác định như các thành phố Việt Nam, các hồ của Hà Nội. Việc liệt kê các thành phố (theo thứ tự dân số, thành phố nào thuộc trung ương, năm thành lập... ) rất có ích cho người đọc. Nó không đơn giản là việc liệt kê theo vần abc. Và trong khi chúng ta chưa có điều kiện để viết hết và các thành phố Việt Nam, qua danh sách người đọc biết được Việt Nam có những thành phố nào. Danh sách hồ Hà Nội cũng vậy, có thể có những hồ nhỏ sẽ không có bài trong Wikipedia, trường hợp này danh sách sẽ đầy đủ hơn thể loại. Tiêu chuẩn các mục được liệt kê (như Thành phố của Việt Nam hay hồ của Hà Nội) rất rõ ràng, không gây tranh cãi gì.
  • Những danh sách như nhà văn Việt Nam, kỹ sư Việt Nam nên xóa bỏ. Chắc chắn chúng ta không thể liệt kê hết các nhà văn Việt Nam. Vậy thì những nhà văn nào có tên trong danh sách? Nếu đó là những nhà văn đã có bài trên Wiki thì danh sách này không ý nghĩa hơn thể loại là chúng không bao giờ đầy đủ hơn thể loại, vì thể loại sẽ tự động cập nhập. Nếu thêm cả các nhà văn đươc cho là nổi tiếng, sẽ có bài trên Wiki, cũng không thể. Làm sao xác định được nhà văn nao sẽ có bài trên Wiki, việc này chắc chắn kéo theo các biểu quyết. Chúng ta có thể biểu quyết cho một bài, chứ không thể cho từng chi tiết trong bài như vậy được. Đặc biệt là việc này sẽ bị lập lại thường xuyên khi có một ai đó thêm một nhà văn vao danh sách. Quan trọng hơn nữa, ngượì đọc có được thông tin gì qua bài viết này: Việt Nam có ngần đấy nhà văn, hay đây chỉ là danh sách những nhà văn khá hơn cả? Danh sách sẽ trở nên vô nghĩa hoặc không trung lập.--Sparrow 19:03, ngày 2 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Tôi thấy đề xuất của Sparrow hợp lý. Chúng ta nên có một số quy định tuy có thể không chi tiết và đầy đủ. Với một tổ chức có hơn 36 nghìn thành viên từ khắp nơi như WP tiếng Việt, thì làm việc theo quy tắc sẽ có ích hơn.--Bình Giang 04:52, ngày 3 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Tôi nghĩ vấn đè xóa các bài viết danh sách, chúng ta còn cần phải đưa ra nhiều thảo luận. Trước mắt tôi đề nghị tạm ngừng việc đưa ra biểu quyết xóa 1 số bài đang tranh cãi về tiện ích của danh sách.--silvi 09:04, ngày 3 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tôi xin phép được sử dụng lại đoạn văn của Sparrow và thay thế cụm từ “nhà văn Việt Nam” vào: “...Việc liệt kê các nhà văn Việt Nam (thành phố) rất có ích cho người đọc. Nó không đơn giản là việc liệt kê theo vần abc. Và trong khi chúng ta chưa có điều kiện để viết hết về các nhà văn Việt Nam (thành phố Việt Nam), qua danh sách người đọc biết được Việt Nam có những nhà văn (thành phố) nào. Danh sách nhà văn Việt Nam (hồ Hà Nội) cũng vậy, có thể có những nhà văn (hồ) nhỏ sẽ không có bài trong Wikipedia, trường hợp này danh sách sẽ đầy đủ hơn thể loại...” Kiều Anh 03:53, ngày 5 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Mắc lỗi sau: Chúng ta không bao giờ có thể liệt kê hết các nhà văn, danh sách đó không thể cho người đọc biết Việt Nam có những nhà văn nào.--Sparrow 04:02, ngày 5 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Ai, việc gì được vào danh sách

Có thể có những nhà văn "nhỏ" sẽ không có bài trong Wikipedia, trường hợp này danh sách sẽ đầy đủ hơn thể loại.

Trong khi chúng ta chưa có điều kiện để viết hết về các nhà văn Việt Nam, qua danh sách người đọc biết được Việt Nam có những nhà văn nào.222.254.180.241 06:52, ngày 5 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

"Chắc chắn chúng ta không thể liệt kê hết các nhà văn Việt Nam". Sparrow lấy cơ sở nào để khẳng định “chắc chắn”? “chúng ta không thể liệt kê hết” có nghĩa là chúng ta không liệt kê à? Tại sao chúng ta lại tự trói buộc mình như thế? Có những nhà văn A,B,C… nào đó bạn không biết, nhưng tôi biết, silvi biết Bình Giang biết hoặc ngược lại bạn biết nhưng chúng tôi không biết. Như vậy thì không thể nói “Chắc chắn chúng ta không thể liệt kê hết các nhà văn Việt Nam”.
Ví dụ tổng số nhà văn là 10 người, chúng ta chỉ đưa vào danh sách được 6 người, thì cũng tốt chứ sao, còn hơn không có người nào! 4 người còn lại mai đưa, tháng sau đưa, năm sau đưa hoặc con cháu chúng ta đưa...Bách khoa toàn thư mở mà!
Cái chúng ta đáng thảo luận ở đây là: những nhà văn nào có tên trong danh sách? Lấy tiêu chí nào để đưa lên? Tôi chưa thấy các bạn thảo luận vấn đề này. Tôi mạo muội đưa ra ý này, trong khi chúng ta chưa có tiêu chí nào để đưa lên, chúng ta nên căn cứ vào Hôi nhà văn Việt Nam, vì đó là một tổ chức. Lục Xích 07:34, ngày 5 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tôi biết các bạn sẽ phản ứng theo hướng này. Tôi nói không thể liệt kê hết các nhà văn Việt Nam vì khái niệm nhà văn Việt Nam rất khó xác định, đúng như câu hỏi của bạn "lấy tiêu chí nào để đưa lên". Nếu chúng ta căn cứ vào Hội nhà văn Việt Nam thì nó sẽ là danh sách hội viên Hội nhà văn Việt Nam. Danh sách này sẽ gồm cả những nhà nghiên cứu, dịch giả, những người chẳng viết tác phẩm văn học nào. Nó lại thiếu nhiều nhà văn không nằm trong hội.

Ý danh sách sẽ cho người đọc biết đến những nhà văn chưa có bài trên Wiki không sai. Nhưng xin hỏi bạn định cho những ai vào danh sách này. Với danh sách thành phố tôi có thể liệt kê đầy đủ, chính xác không gây tranh cãi. Còn các nhà văn thì sao? Nếu các bạn đưa ra một tiêu chí thuyết phục thì tôi sẽ đồng ý--Sparrow 07:48, ngày 5 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Nhà văn là người chuyên sáng tác văn xuôi và đã có tác phẩm giá trị được thừa nhận.
Một nhà văn có thể sáng tác theo các cách khác nhau, bao gồm thơ, văn xuôi, tiểu thuyết, nhạc kịch...
Tiêu chí để đưa vào Danh sách nhà văn Việt Nam:
1- Hội viên Hội nhà văn Việt Nam từ 5 năm trở lên và tối thiểu phải có 10 tác phẩm đã in.
2- Trường hợp không phải là Hội viên Hội nhà văn Việt Nam thì phải có ít nhất 10 bài báo viết về họ (báo giấy hoặc báo điện tử trên toàn cầu) và tối thiểu phải có 10 tác phẩm đã in.
3- ...
Những nhà nghiên cứu, dịch giả thì chúng ta không đưa vào Danh sách nhà văn Việt Nam (chúng ta sẽ tạo thêm Danh sách nhà nghiên cứu Việt Nam hoặc thể loại Nhà nghiên cứu Việt Nam…).
Những con số 5 và 10 phía trên chỉ có tính chất tham khảo ban đầu, chúng ta phải thảo luận thêm. Quang Bình 09:13, ngày 5 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tuyệt vời!!! Bạn cũng biết Đặng Thế Phong chỉ có ba tác phẩm mà đã trở thành một trong những nhạc sĩ hàng đầu Việt Nam. Tác giả Giết con chim nhại nếu tôi không nhầm thì chỉ có một tiểu thuyết đó thôi. Tôi đưa ra ví dụ như vậy để bạn tiêu chuẩn là rất tương đối. Chúng ta đã xây dựng những tiêu chuẩn để một nhân vật có tên trên Wikipedia, vậy mà vẫn phải thường xuyên biểu quyết xóa bài. Nó cũng sẽ xảy ra tương tự với các tên được nêu lên trong danh sách này. Ví dụ tôi hỏi Trần Thu Trang có được vào danh sách không, chắc chắn sẽ phải biểu quyết. Việc biểu quyết xóa bài đã ngốn của chúng ta rất nhiều thời gian rồi, chẳng nhẽ lại còn ngồi biểu quyết cho từng chi tiết trong một bài. Nếu các bạn thấy vẫn có thể thì xin mời.--Sparrow 09:28, ngày 5 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Nói về vấn đề tiêu chí của nhà văn, nếu như ai đó nói rằng không đủ tiêu chí để đánh giá nhà văn khi chúng ta viết 1 bài về danh sách nhà văn. Thế thì để nó tồn tại dưới dạng thể loại thì tốy hơn sao? Tiêu chí nào để xếp 1 người váo thể loại nhà văn. Nếu như câu trả lời đó thỏa mãn thì cái tiêu chí đó cũng có thể dùng được cho bài viết về danh sách nhà văn.--silvi 14:28, ngày 5 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Không sai, chúng ta có thể nếu cùng ngồi biểu quyết về từng cái tên. Như tôi hỏi ở trên, Trần Thu Trang có được vào danh sách không? Biểu quyết! Bảo Thy có được vào danh sách Ca sĩ Việt Nam không? Biểu quyết! Nếu các bạn có khả năng vậy thì xin mời!--Sparrow 14:52, ngày 5 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Về các bài viết về danh sách khác, theo ý tôi thì để giải quyết vấn đề cập nhật danh sách mà không cần bài viết danh sách thì đề nghị nên viết các tiêu bản về dang sách đó vì chỉ để dạng thể loại thôi thì không đủ mức cập nhật. Chúng ta có thể viết danh sách dạng tiêu bản như tiêu bản về danh sách các chòm sao chẳng hạn.--silvi 14:28, ngày 5 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Vấn đề cập nhật danh sách cũng không thật sự quan trọng lắm, vì Thể loại đã tự động đảm nhận nhiệm vụ này rồi. Còn cập nhật thủ công trong bài danh sách cũng ta không làm thì sẽ có người khác làm. Bên enwiki còn có rất nhiều danh sách theo tên người mà họ cũng chẳng sợ việc không được cập nhật en:Category:Lists of people by name. Casablanca1911 05:04, ngày 7 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Khi tôi tìm bài viết ở Wikipedia tiếng Anh về Aziz Nesin (nhân đây cảm ơn các bạn đã dịch nó giúp tôi), tôi đã dựa vào bài en:List of Writers. Nó dẫn tôi đến en:List of humorists và từ đó tôi thấy bài en:Aziz Nesin.
Sparrow có thể thắc mắc tại sao tôi không search hoặc tìm ở Thể loại. Vấn đề là ở Việt Nam tên nhà văn này chỉ được biết như Azít Nexin hay Azit Nêxin. Các tác phẩm của ông được dịch ra tiếng Việt phần lớn qua tiếng Nga, nên ngay tên ông cũng chỉ là phiên âm. Không ai rõ tên ông này bằng tiếng Anh là gì. Mà không rõ thì không search được. Còn mầy mò bằng mở từng thể loại thì không nhanh bằng đến danh sách, vì trong thể loại lại có nhiều thể loại con, nhìn khó hơn nhìn danh sách nhiều. Vì thế tôi cho rằng danh sách nhà văn Việt Nam có thể có ích với những người có thể không nhớ chính xác tên nhà văn Việt Nam nhưng vẫn muốn tìm đến bài viết về họ trên Wikipedia tiếng Việt. Đương nhiên, bài danh sách nhà văn Việt Nam chưa tiện cho tra cứu bằng bài danh sách writers bên tiếng Anh, song nên khuyến khích các bạn viết bài đó hoàn thiện dần dần thay vì khăng khăng đòi xóa. Hãy để họ bắt đầu bằng việc liệt kê tên các nhà văn. Rồi họ sẽ tiến tới phân loại các nhà văn theo thể loại sáng tác (tiểu thuyết, truyện ngắn, châm biếm, v.v...). Hãy cho tất cả mọi người một cơ hội đóng góp cho cộng đồng.Dinh Dao Anh Thuy 09:58, ngày 7 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Dinh Dao Anh Thuy: "...song nên khuyến khích các bạn viết bài đó hoàn thiện dần dần thay vì khăng khăng đòi xóa" <--- ý kiến tuyệt vời! Mai Linh 12:50, ngày 7 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Một nhà văn mới được cho vào danh sách: Hoàng Long--Sparrow 03:17, ngày 8 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Ôi con người!™. Mekong Bluesman 22:06, ngày 9 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Ý kiến của Mekong Bluesman

Đến lúc này chúng ta đã thấy rõ là có 2 lối nhìn về các bài chỉ dùng danh sách như nội dung của chúng. Đáng để ý hơn nữa là người có ý kiến A không hiểu được người có ý kiến B và, ngược lại, người có ý kiến B không hiểu được người có ý kiến A! Khi chúng ta "cố ý" tạo ra một tiêu chỉ "gò bó" thì sẽ có nhiều người không đồng ý và, do đó, dẫn đến tình trạng thiếu consensus.

Như tôi đã viết nhiều lần, quy luật tại Wikipedia không nên là một loại quy luật "cứng ngắc". Tôi cũng đã viết là có rất nhiều danh sách, mà không có thêm thông tin nào trong bài, là rất cần thiết cho Wikipedia (những bài đó nếu được mang ra đề nghị xóa sẽ có phiếu "giữ" của tôi). Do đó tôi đã đưa các bài danh sách mà tôi nghĩ không cần thiết ra đề nghị xóa; tôi không đưa toàn thể tất cả các bài thuộc thể loại Danh sách ra đề nghị xóa -- nói một cách khác, tôi không đồng ý với bỏ phiếu và thảo luận cho một quy luật "cứng" mà sẽ được dùng để xóa tất cả các bài thuộc thể loại Danh sách.

Chúng ta cần sự thông minh để nhận xét rằng các bài như Danh sách các thành phố Campuchia không có gì ngoài các tên; do đó chúng ta nên dùng Thể loại:Thành phố Campuchia.

Đã có thành viên viết là vì có Danh sách thành phố của Việt Nam nên phải có bài Danh sách thành phố Campuchia, tôi không đồng ý vì khi đã có A (mà A có thể không cần) không có nghĩa là chúng ta phải có B (vì B cũng không cần). Các danh sách về thành phố, sông, hồ, núi, biển... hay lễ hội, ngôn ngữ, ẩm thực, âm nhạc, văn hóa... của một vùng địa lý nên được viết vào bài của vùng địa lý đó. Nếu cần một bài riêng (vì bài chung đã dài) thì nên viết một bài có nhiều thông tin, hơn một bài chỉ có danh sách.

Dĩ nhiên là có một số bài chỉ là danh sách vì mục đích của chúng là giúp người viết, như bài Danh sách quốc gia.

Cũng đã có thành viên viết rằng nên giữ bài Danh sách nhà văn Việt Nam vì đó là danh sách chính thức của Hội nhà văn Việt Nam. Đây là sự lẫn lộn (mix up) giữa hai khái niệm khác nhau: một là các người làm việc X và một là các hội viên của Hội X -- khi nào viết bài Hội nhà văn Việt Nam thì có thể mang danh sách đó vào trong bài.

Đừng nên dùng thời giờ phí như chúng ta đang làm, nếu muốn giữ "danh sách các người ngáy to" thì nên viết bài về "sư ngáy to", nói về các quan điểm tốt/xấu, các cách chữa... rồi mang danh sách đó vào -- vì làm như thế giúp ích người đọc nhiều hơn một danh sách.

Mekong Bluesman 02:16, ngày 8 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tôi ủng hộ ý kiến của bác MB. Tôi cho rằng chúng ta cần có Tiêu chuẩn đưa vào của bài kiểu danh sách. Nói là tiêu chuẩn không phải để làm phức tạp hoá tình hình. Tiêu chuẩn ở đây đơn giản là phải thực sự tồn tại 1 danh sách như vậy, và việc có mặt hay không có mặt trên danh sách này là do một tổ chức nhất định (ngoài Wikipedia tiếng Việt) quyết định. Mong mọi người đồng ý bổ sung điều khoản này vào tiêu chuẩn đưa vào riêng cho các bài dạng danh sách. Tôi vẫn ủng hộ những bài dạng danh sách có mặt trên Wikipedia tiếng Việt. Vietbio 08:03, ngày 8 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Tôi ủng hộ Bác Mekong Bluesman về các quan điểm đã trình bày .--125.235.72.66 01:59, ngày 9 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Tôi cũng đồng ý với Mekong Bluesman.--Bùi Dương 02:03, ngày 9 tháng 5 năm 2007 (UTC)

Như vậy, tôi nghĩ là chúng ta phải thảo luận/xét từng bài thuộc thể loại danh sách để xem bài nào nên được giữ và bài nào nên được xóa đi.

Tôi nghĩ các danh sách không có thêm thông tin như Danh sách các thành phố bang Texas, Danh sách các thành phố Campuchia, Danh sách các thành phố Lào, Danh sách ngân hàng tại Việt Nam, Danh sách các trường đại học ở Việt Nam, Danh sách các trường trung học tại tỉnh XYZ... (và nhiều lắm, tôi không thể nào tìm ra tất cả) là hoàn toàn không cần thiết. Chúng ta có thể

  • dùng các Thể loại cho các danh sách đó, hay
  • mang danh sách vào trong bài chính của mục đề (thí dụ, danh sách các trường trung học tại tỉnh XYZ nên được mang vào bài Tỉnh XYZ).

Tôi sẽ dần dần tìm các danh sách thuộc loại này và mang chúng ra đề nghị xóa -- những thành viên muốn giữ nên có một ý kiến thuyêt phục hơn là "tôi thích" hay "vì có danh sách cho A nên phải có danh sách cho B".

Danh sách nhà văn Việt Nam đã tạo ra nhiều tranh cãi vì có người thích nhà văn A nên mang tên vào trong danh sách, có người muốn quảng cáo chính mình (hay bạn của mình) nên cũng mang tên vào, có người nói là bà A đó không có tên trong Hội nhà văn Việt Nam nên không được mang vào... và nhiều lý do khác. Khác với các định nghĩa "cứng", như kiến trúc sư, kỹ sư, nhà vật lý... rất khó nói ai là một "nhà văn", ngoại trừ khi đã được một đa số lớn công nhận (chỉ có vài người hay một nhóm công nhận, tôi nghĩ, là không đủ). Chúng ta có thể viết bài Nhà văn Việt, nói về các đặc tính, về lịch sử, về các trường phái, về sự khác biệt giữa nhã văn Việt tại Việt Nam và tại hải ngoại... rồi cho các danh sách tiêu biểu -- khoảng dưới 20 người -- cho từng loại nhà văn Việt, từng trường phái (thơ, trinh thám, tiểu thuyết,...). Tôi nghĩ đó là cách tạo ra ít tranh cãi nhất.

Các danh sách có giúp ích (cho người đọc hay/và người viết) thì nên giữ.

Mekong Bluesman 22:06, ngày 9 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Vậy chúng ta có thể giải quyết như thế này viết một bài Văn học Việt Nam để cái danh sách gây tranh cãi ở trên vào một phần nào đó. Xét cho cùng danh sách rất tiện cho tra cứu, nếu giữ được thì nên giữ. Tra theo thể loại có thể cũng hay nhưng chưa chắc đã có hết ( vì lắm, lúc khi viết bài người vết cũng quên việt thêm Thể loại vào bài viết) Magnifier (Thảo luận) 17:07, ngày 11 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Với các bài viết về Danh sách hiện có tại wiki, có thể phân ra làm 2 loại và từ đó nên chăng có hướng xử lý như sau : (theo ý kiến cá nhân của tôi thì để nguyên như hiện tại cũng được):

  • Những bài Danh sách XYZ...ngoài việc thống kê tên các đối tượng chínhm bài viết cũng đã nêu thêm được một số đặc điểm của các đối tượng đó----> giữ nguyên.
  • Những bài Danh sách XYZ chỉ có mỗi nội dung là thống kê tên gọi thôi thì nên di chuyển thành bài XYZ hoặc hợp nhất với bài XYZ hiện có. Ví dụ , bài Danh sách nhà văn Việt Nam thì di chuyển thành bài Nhà văn Việt Nam + {{sơ khai}}. Sau đó các thành viên wiki khác sẽ bổ sung dần các thông tin khác cho bài. ĐỠ phải mang ra biểu quyết xóa, giữ...làm nản lòng người mới tham gia đóng góp cho wiki. Casablanca1911 11:28, ngày 12 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Đề nghị chỉ tiêu đưa danh sách vào Wikipedia

Tuy không thể có một nguyên tắc cứng nhắc cho tất cả các loại danh sách, nhưng tôi nghĩ mọi danh sách nếu có nội dung có ích cho người đọc, nó sẽ có chỗ đứng trong wikipedia. Có một nguyên tắc, tuy là bán quy định, nhưng sẽ ngăn cản được phong trào tạo bài vô dụng ở wikipedia dù chủ ý hay vô ý. Tôi thống kê các ý kiến trên và đề nghị nguyên tắc đưa vào wikipedia :

Cách thứ nhất, chung chung nhưng không phải xét lại một số danh sách đã có:

  • Danh sách phải có tối thiểu một thông tin cho mỗi mục từ.

Cách thứ hai, đặt ra các chỉ tiêu nội dung tối thiểu riêng cho các loại danh sách tổng quát:

  • Các danh sách địa danh: tên, vị trí, thông số xếp hạng (chiều cao của núi, diện tích hồ, dân số của huyện... ).
  • Danh sách danh nhân, tập thể nổi tiếng: tên, địa phương, sinh- mất/năm thành lập, thành tựu hay chức vụ cao nhất.
  • Danh sách sự vật, sự việc: tên, thông số/ thông tin (hàng hóa, phương tiện, công cụ, tài sản trí tuệ, thời kì, thuật ngữ ...).
  • Bổ sung loại danh sách...

Thaisk (thảo luận, đóng góp) 11:25, ngày 27 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

"cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước"

Có nhiều bài viết về cổ phần hóa DNNN, nhưng hiện nay chưa có định nghĩa nào về "cổ phần hoá" là gì? hay "cổ phần hóa DNNN" là gì?rất mong có bài viết về vấn đề này. thảo luận quên ký tên này là của 222.254.234.237 (thảo luận • đóng góp).

Hình ảnh

Tôi rất mong các quản lý chú ý hơn nữa đến việc truyền hình ảnh không rõ nguồn gốc và bản quyền. Các quản lý cần mạnh tay cảnh báo tới các thành viên truyền lên Wikipedia tiếng Việt các hình ảnh không hợp lệ và xóa chúng sau 2 ngày nếu phát hiện vi phạm bản quyền hoặc sau 1 tuần nếu không có đủ thông tin. Một mình tôi không thể theo dõi, cảnh báo, gắn tiêu bản rồi xóa hình. Chỉ riêng thành viên:Nalzogul đã truyền lên gần 600 hình và hầu hết thiếu nguồn gốc (xem [2]). Tương tự là thành viên:Scipio có gần 220 hình (xem [3])), thành viên:Huyphuc1981 nb với gần 150 hình [4]. Tôi không thể nào làm xuể nếu không có sự giúp đỡ của các quản lý khác. Nếu không "dọn dẹp", Wikipedia tiếng Việt sẽ trở thành một nơi chứa ảnh vô tội vạ. An Apple of Newton thảo luận 04:30, ngày 13 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Rất cảm ơn anh đã chú ý đến việc này. Tôi nghĩ để tránh tình trạng truyền lên tập tin bừa bãi ta có thể có biện pháp sau: 1) Cấm thành viên nào tái phạm sau khi đã được nhắc nhỡ một lần, hay 2) Không cho thành viên nào truyền lên hình, như tại Wikipedia tiếng Anh đơn giản, và tất cả hình ảnh phải sử dụng từ commons. Hiện nay có thể loại nào để quản lý có thể xem để xóa tất cả những bài được đưa vào thể loại đó như thể loại Chờ xóa hay thể loại Vi phạm bản quyền quá 2 tuần không? Nguyễn Hữu Dng 06:06, ngày 13 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Tốt nhất là bắt chước bên Wiki tiếng Anh. Cần cấm toàn bộ việc truyền hình lên vì đừng hy vọng vào việc thay đổi quan niệm sử dụng ảnh bất hợp pháp của nhiều người. An Apple of Newton thảo luận 07:13, ngày 13 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Hay ta áp dụng biện pháp này trong một thời gian như 1 tháng, để ta kịp cập nhật các hình ảnh đã tải lên, rồi cho tải lên lại sau khi các hình cũ đã được xử lý. Chắc ta phải hỏi ý kiến các thành viên khác trước khi thực hiện điều này. Nguyễn Hữu Dng 07:17, ngày 13 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Đồng ý. Cần dọn dẹp trước khi tiếp tục lấy thêm hình. An Apple of Newton thảo luận 07:31, ngày 13 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Đồng ý, 1 tháng hơi ít, nên là 3 tháng khóa tạm thời (ngoại trừ bìa sách, bìa băng nhạc fair use), để các quản lý có thời gian xử lý, dọn dẹp hình tồn đọng và cảnh cáo các thành viên vi phạm nhiều lần, đồng thời các thành viên cũng sẽ "giác ngộ" hơn. Sau đó, sẽ mở lại hoặc có biện pháp khác. Nhân tiện, xin đề nghị : Vì có quá nhiều phá hoại, những bài viết đã được chọn làm bài mẫu hoặc tương đối hòan chỉnh, nên hạn chế sửa đổi (chỉ thành viên có đăng ký và đã có sửa đổi ít nhất 50 lần, mới được quyền sửa đổi) Temely 15:05, ngày 16 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tôi hoàn toàn đồng ý với đề nghị cấm truyền tập tin lên Wikipedia tiếng Việt vì các lý do sau đây:

  • Có rất nhiều thành viên nghĩ Wikipedia là một nơi để họ chứa các bài viết theo cảm tính, các bài luận theo ý kiến và các hình ảnh cá nhân... trong khi Wikipedia hoàn toàn không phải là một nơi như Youtube hay Yahoo hay các website làm blog khác
  • Có rất nhiều thành viên (đặc biệt là các thành viên tại Wikipedia tiếng Việt) không chú ý đến vấn đề bản quyền của các tác phẩm viết, hình ảnh, lời nhạc, nội dung website...; họ nghĩ là nếu thông tin nằm tại Internet thì đó là các thông tin "free" mà ai muốn dùng cũng được. Đây không phải chỉ là đi ngược lại với quy luật của Wikipedia mà còn đi ngược lại với nhiều luật quốc tế và luật quốc gia về chủ quyền. (Việt Nam cũng đã ký vào nhiều thỏa hiệp về chủ quyền nên các thành viên tại Việt Nam không thể nói là các luật đó không áp dụng cho họ được.)
  • Có rất nhiều thành viên mới nghĩ Wikipedia là một nơi không quy luật, không tiền lệ và ai muốn làm sao cũng được. Đây là một sự coi thường cộng đồng mà đã được xây dưng qua nhiều thảo luận dài. Khi các quy luật và các tiền lệ dựa vào tính chất tốt của các thành viên không còn có hiệu lực nữa, không đạt được kết quả nữa... thì sự cấm phải được dùng. Đây là một biện pháp tôi rất không thích nhưng sự cần thiết đã đến lúc có áp lực mạnh nên toàn thể cộng đồng phải hy sinh một phần nhỏ của tính chất "mở" để ngăn chặn các hành động sẽ có hại cho cộng đồng trong tương lai.

Khi English Wikipedia, với nhiều thành viên quản lý như vậy, đã phải cấm thì một cộng đồng ít quản lý và quá nhiều thành viên "phá hoại" (vì cố ý hay vì không chịu tìm hiểu về Wikipedia) như cộng đồng này cũng phải cấm.

Mekong Bluesman 22:17, ngày 13 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tôi nghĩ nếu chỉ có vài thành viên rảnh tay rảnh chân truyền hình liên tục không có bản quyền thì nên cấm thành viên đó một thời gian thay vì cấm tất cả mọi người truyền hình lên Wikipedia tiếng Việt. Nguyễn Dương Khang 17:46, ngày 14 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tôi nghĩ rằng, các thành viên truyền hình không bản quyền lên trên Wiki là do không đọc hết các hướng dẫn truyền ảnh (có cả tôi trong đó), cái chính là phần hướng dẫn rắc rối quá, rất khó cho người mới gia nhập để họ thực hiện. Nên việc truyền hình ảnh không có bản quyền là dễ xảy ra. Khi các thành viên mới đăng nhập họ thường phải mất một khoảng thời gian để tìm hiểu phần trợ giúp và toát cả mồ hôi ra mà chẳng tìm được phần mình cần tìm (tôi là ví dụ). Bây giờ để hạn chế bớt tình trạng này thì nên có một hướng dẫn thật ngắn gọn nhưng đầy đủ về việc truyền hình ảnh lên Wiki cho các thành viên mới, để họ có thể làm theo ngay mà không phải tốn thời gian để vào phần trợ giúp (nói thật là tôi không thích phần trợ giúp lắm). Do đó tôi có ý kiến nên tạo ngay một bản hướng dẫn về truyền hình ảnh để cung cấp cho các thành viên vào phần thảo luận khi họ mới gia nhập. Chẳng hạn như có thể hướng dẫn cho họ phải điền thông tin về hình ảnh họ lấy, như lấy ở trang web hay do họ tạo ra, cách miêu tả hình, cách chọn thẻ bản quyền ...Sao cho thật đơn giản dễ đọc, thay cho là vào phần trợ giúp.

Nalzogul / E=mc2 15:14, ngày 16 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tôi đồng ý với ý kiến bạn. Chúng ta nên dùng việc cấm làm giải pháp cuối cùng. Trước hết ta nên thử viết hướng dẫn truyền lên một cách rõ ràng rồi xem sao. Nguyễn Hữu Dng 18:50, ngày 16 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Tôi thấy việc cấm truyền hình ảnh lên wiki tiếng Việt cũng là một giải pháp chấp nhận được. Việc mọi người truyền lên nhiều hình ảnh có lẽ là do ở Trang chính có câu :...mới chỉ đóng góp được 18.539 bài và 6.821 hình thôi. Rất mong sự tham gia tích cực của bạn! cho nên nhiều người thay vì đóng góp bài viết, họ lại truyền nhiều hình ảnh lên đây. Đồng thời, về sau, những hình ảnh đã được truyền lại lên wikicommons, rất có thể sẽ bị xóa ở wiki tiếng Việt do trùng hình ảnh, để đỡ tốn tài nguyên wiki. Có thể do dừng việc truyền hình ảnh từ bây giờ. Casablanca1911 15:31, ngày 16 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Tôi thấy vấn đề của chúng ta chính là nhiều thành viên không tôn trọng bản quyền. Với những thành viên như thế mà lại thành thạo cách thức truyền lên cũng như các quy định truyền lên thì việc chọn giấy phép không phù hợp và cung cấp thông tin nguồn gốc và bản quyền đầy đủ nhưng không trung thực sẽ dẫn tới việc đội ngũ quản lý ít ỏi không xử lý cho xuể. Vì thế, tôi tán thành dừng ngay việc cho truyền lên các tập tin. Đồng thời, các quản lý có thể phân công những thành viên khác (cần huy động đông người một chút) hoặc nếu không phải tăng số lượng quản lý để rà soát lại các tập tin đã truyền lên để xử lý (xóa, hoặc yêu cầu người đã truyền lên cung cấp thông tin, lựa chọn giấy phép nếu không sẽ xóa). Có thể tham khảo những hướng dẫn khi truyền lên tập tin bên Commons Wikipedia để hướng dẫn các thành viên đã truyền lên tập tin có vấn đề. Những hướng dẫn của họ xuất hiện ngay khi người truyền tập tin bấm vào nút truyền lên tập tin. Và khi các hướng dẫn không được tuân thủ đầy đủ, sẽ không truyền tập tin lên được. Nói thế chứ, tôi thấy việc cấm hoàn toàn và vĩnh viễn việc truyền lên tập tin thì gay cho những người viết bài về kinh tế học, vì môn này diễn giải bằng sơ đồ, hình vẽ là phương pháp rất phổ biến. Tuy nhiên, nếu đã quyết định cấm, chúng tôi sẽ tuân thủ. Cố gắng dùng từ ngữ diễn giải vậy.--Bình Giang 16:37, ngày 16 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Nếu chúng ta cấm truyền lên hình, bạn vẫn có thể truyền lên tại Wikipedia commons và sử dụng tại đây. Những hình ảnh kinh tế thường có giấy phép tự do, cho nên tôi thấy không vấn đề. Nguyễn Hữu Dng 18:47, ngày 16 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Nếu chúng ta có "chiến dịch" làm trong sạch hình ảnh thì có thể tạm ngưng truyền hình ảnh lên trong 1 hoặc vài tháng (sau đó có thể gia hạn thêm nếu chưa xong). Trong thời gian đó khuyến khích upload lên commons :-). --Á Lý Sa (thảo luận) 16:32, ngày 16 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Ngoài lề:

  • Nếu ai có thể chỉnh/bổ sung nội dung cho các hướng dẫn thì sẽ dễ dàng cho người truyền hình lên. Hiện nay Wikipedia:Thẻ quyền cho hình ảnh thiếu nhiều thẻ mà bên en.wiki có, Wikipedia:Quyền về hình ảnh ít thông tin hơn en.wiki và không hề dễ hiểu. Tôi rất kém về khoản bản quyền, đọc mãi còn chưa thấy hiểu lắm nên không dám dịch.
  • Tôi muốn sửa trang Đặc biệt:Upload để cảnh cáo về chuyện ảnh thiếu thông tin sẽ bị xóa có thể đập ngay vào mắt. Nhưng chẳng biết sửa chỗ nào.

Tmct 20:13, ngày 16 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tôi nghĩ nên cho phép tác giả đăng tải những ảnh của mình, được Việt hóa (ngôn ngữ trên ảnh, ví dụ như các ảnh biểu tượng ở Trang chính Việt Nam), được sử dụng ngay vào một bài cụ thể trong thời gian thực hiện chiến dịch quét dọn ảnh vi phạm bản quyền. Những ảnh kiểu này có nên để tại commons không? Ngoài ra tôi đồng tình với ý kiến về sự phức tạp của các hướng dẫn trong wikipedia. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 20:17, ngày 16 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Những hình ảnh này rất thích hợp cho Commons, đặc biệt là hình ảnh do tác giả tự đăng. Nguyễn Hữu Dng 20:20, ngày 16 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Thắc mắc nhỏ: Nếu người ta cứ truyền những hình không có bản quyền lên commons thay cho lên viwiki, nhưng họ lại cứ khẳng định hình đó bản quyền thuộc về họ thì làm thế nào để kiểm chứng? Chuyện này tôi đã vấp phải rồi mà vẫn chưa biết cách khẳng định một cách chính thức... Newone 00:53, ngày 17 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Tôi cho rằng nên cấm các thành viên truyền hình không rõ nguồn gốc, không thẻ bản quyền hay bản quyền không đúng sau khi đã nhắc nhở 2-3 lần là đủ (thời hạn cấm ít nhất có thể là 1 ngày đến một vài tháng hoặc lâu hơn tùy theo lượng hình thuộc các dạng trên) để thành viên đó dành thời gian đọc các quy định về bản quyền. Các hình lấy từ các nguồn ngoài Wiki phải nêu rõ nguồn gốc như từ trang web (với đường dẫn chi tiết cụ thể chứ không phải chung chung kiểu www.abc.com, ví dụ [http://vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2007/05/3B9F61B3/] chứ không phải [http://vnexpress.net])/sách/báo cụ thể để có điều kiện kiểm chứng. Các hình lấy tại các Wiki khác phải sử dụng đúng giấy phép đã cấp tại trang đó + nêu nguồn cụ thể. Việc không ghi rõ nguồn gốc bị coi là một vi phạm và sẽ bị nhắc nhở ngay. Tôi cũng đồng ý cần chỉnh sửa/bổ sung nội dung cho các hướng dẫn như ý kiến của Thành viên:Tmct, nhưng không đồng ý với việc cấm vì hai lý do: a) không thể vì một số người vi phạm mà làm ảnh hưởng đến những người khác (cho dù chỉ một vài tháng). b) biện pháp cấm chỉ là hạ sách trong khi có các giải pháp khác có thể là tốt hơn, không lẽ trong tương lai, khi có một số thành viên khác vi phạm, chúng ta lại tiếp tục cấm để dọn dẹp chăng. Việc giải quyết triệt để là khó khăn, do nó phụ thuộc vào ý thức tôn trọng bản quyền của từng cá nhân nhưng nó sẽ dần dần được cải thiện khi ý thức chung lên cao.Vương Ngân Hà 01:31, ngày 17 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Đối với hình ảnh không rõ nguồn gốc, bản quyền, sử dụng không đúng chỗ hay đưa vô tội vạ thì đề nghị quản lý xóa luôn, hiệu quả công việc sẽ rất cao, wiki dần dần sẽ đi vào lề nếp.--Bùi Dương 01:48, ngày 17 tháng 5 năm 2007 (UTC)

Để làm tạm 1 bản sơ kết, cho dễ theo dõi :

Đồng ý (với ý kiến của DHN, tạm khóa 1 tháng)

  1. An Apple of Newton
  2. Á Lý Sa , ít nhất 1 tháng
  3. Mekong Bluesman
  4. Temely, 3 tháng
  5. Casablanca1911
  6. Bình Giang
  7. Tô Linh Giang tạm khóa dọn dẹp rồi gia hạn tiếp.
  8. Bùi Dương, nhắc nhở nhưng vẫn có hành động cố tình
  9. Rất hay. Đồng ý. Lưu Ly 05:35, ngày 17 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Không đồng ý

  • Tôi ủng hộ việc sử dụng các chế tài khác đã nêu ở các ý kiến khác hơn là khoá chức năng upload lên WP tiếng Việt. Việc đẩy "trách nhiệm" sang Commons cũng ko phải là giải pháp hay vì chúng ta đã ko giải quyết được cốt lõi vấn đề là những ng sử dụng và xây dựng WP tiếng Việt ko hiểu về luật bản quyền. Do đó tôi ủng hộ việc xây dựng các bản hướng dẫn đơn giản hơn, các hình ảnh và lời nhắn trực tiếp cũng như nhắc nhở và giải thích cho những thành viên mới đến hiểu về các quy định của WP.v.v hơn là sử dụng ý kiến của DHN. Chúng ta khoá 1 thời gian nhất định và sau khi mở lại thì sẽ như thế nào? Vietbio 10:23, ngày 17 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Tại sao Wiki tiếng Anh lại cấm truyền hình ảnh lên nhỉ ? Mà tôi nghĩ là khi đã cấm rồi thì không nên mở lại. Đây không phải là đẩy trách nhiệm sang wikicommon, mà là giải pháp tiết kiệm tài nguyên hơn cho wiki, tránh trùng lặp hình ảnh đã có ở wiki tiếng Việt, rồi sau đó có thành viên khác lại truyền ảnh đó lên wiki common. Casablanca1911 10:58, ngày 17 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Wiki English không có cấm, mà Wikipedia Simple English cấm. Họ cấm vì có ít thành viên quản lý và nội dung thì lại tương tự tiếng Anh. Nguyễn Hữu Dng 00:29, ngày 18 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]
  • Không nên cấm. Tình trạng ảnh hiện nay như hồ nước đục, có vài ống nước bẩn to chảy vào, nhưng cũng có nhiều ống nhỏ và sạch chảy đến. Nên khóa mấy ống bẩn, cùng nhau lọc bẩn, ống sạch vẫn cho chảy vào, vì chính nó cũng làm tăng độ sạch của cả hồ. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 20:07, ngày 18 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Ý kiến khác

  1. Nguyễn Dương Khang  : Nên cấm thành viên vi phạm một thời gian thay vì cấm tất cả mọi người
  2. Nalzogul  : Nên tạo ngay một bản hướng dẫn về truyền hình ảnh
  3. Nguyễn Hữu Dng: Nên chỉ dùng giải pháp này khi không còn cách khác. Khi tắt chức năng truyền lên hình, ta nên vẫn cho phép các quản lý quyền truyền hình lên để truyền lên hình nếu cần thiết.
  4. Thành viên:Tmct: Chỉ nên dùng cách này như hạ sách. Không thì khổ cho những thành viên nào lâu lâu mới vào wiki một lần nhưng không may lại đúng đợt cấm. Tmct 20:02, ngày 16 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]
    Sao lại khổ cho nhưng thành viên không được truyền hình ảnh lên wiki nhỉ ? Tôi vẫn chưa hiểu rõ câu này của Tmct lắm. Casablanca1911 07:35, ngày 17 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]
  5. Treo khẩu hiệu nhắc nhở, tôi vừa tạo ra khẩu hiệu này, đối với những thành viên liên tục vi phạm có thể bị cấm và treo khẩu hiệu này tại trang thành viên đó. Nguyễn Thanh Quang 05:30, ngày 17 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]
  6. Đồng ý với anh Dụng. Chỉ nên áp dụng biện pháp này như là giải pháp cuối cùng khi mọi giải pháp khác đều không có tác dụng vì hiện nay wiki Việt ngữ nói chung cũng khá ít bài viết. Nếu cấm ngặt thì cách thành viên mới tới sẽ gâp khó khăn cho họ trong việt đóng góp.Magnifier (Thảo luận) 08:23, ngày 17 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]
  7. Đồng ý với NHD, chỉ cấm như một giải pháp cuối cùng. Cần lưu ý một điểm nhỏ, khi vào trang "Truyền lên tập tin", đập vào mắt chúng ta là dòng chữ to: Chúng ta cần thêm hình ảnh! (dấu ! dường như là một lời kêu gọi thống thiết?), nó mâu thuẫn với việc cấm truyền lên hình ảnh mà chúng ta đang đề xuất. Trình Thế Vân thảo luận vào lúc 09:56, ngày 17 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]
  8. Tôi đồng ý chỉ nên cấm các thành viên vi phạm đã được nhắc nhở. Vì chúng ta cần có thêm một số hình ảnh để minh họa làm phong phú nội dung bài viết (mà điều này rất cần thiết) thảo luận quên ký tên này là của Doanvanvung (thảo luận • đóng góp).
  9. Xem ý kiến của tôi trên đây (chỉ cấm thành viên vi phạm). Vương Ngân Hà 00:25, ngày 18 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]
  10. Tôi tin tưởng vào sự khách quan của các quản lý khi các bạn quyết định rằng một thành viên Wiki đã cố tình truyền những hình ảnh thiếu bản quyền. Các bạn cứ áp dụng chế tài cấm (1 tháng hay mức khác theo sự thống nhất của mọi người). Một cộng đồng khi phát triển lên thì sẽ có những thành viên hạt nhân, thành viên tích cực và thành viên bình thường. Bên cạnh những hình thức biểu dương, khích lệ cũng cần phải có chế tài để kiểm soát những người không tuân thủ nguyên tắc của cộng đồng. Song, điều tôi trăn trở là rất nhiều người muốn đóng góp cho Wiki nhưng chưa hiểu biết đầy đủ. Số người này sẽ ngày càng đông và các quản lý sẽ ngày càng vất vả nếu chúng ta chưa tìm ra cách hướng dẫn họ. Tôi đề xuất viết hướng dẫn cho phần truyền hình ảnh lên thật súc tích. Việc này cần nhiều nỗ lực nhưng sẽ tiết kiệm thời gian và tâm sức sau này. - Randall uob 02:06, ngày 18 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]
  11. Em có đề xuất thế này: Tạm thời đừng cấm truyền hình ảnh lên. Thay vào đó chúng ta siết chặt lại việt truyền lên hình ảnh; chỉ cho phép các thành viên đã đang ký trên 4 ngày truyền hình ảnh lên. Đồng thời các thành viên vi phạm, cứ 3 hình vi phạm chúng ta warn họ 1 lần; sau 3 lần warn (nếu có)là khóa tài khoản một thời gian.Magnifier (Thảo luận) 14:03, ngày 18 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]
  12. Tôi có ý kiến nên xiết chặt việc truyền hình ảnh lên bằng số thống kê sửa đổi của thành viên, nếu thành viên đã quen với wiki thì sẽ hiểu rỗ về công việc truyền hình ảnh lên.--silvi 16:34, ngày 30 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Một vài góp ý với trang Wikipedia.

Góp ý; về các câu chữ được viết thành bài viết, là một vấn đề trên các trang của Bách khoa toàn thư Wikipedia. Trước hết tôi xin cho tôi được dùng Y thay vì I, nếu xét thấy không sai, thí dụ như: lúi húi, thâm thúy..vì nó không mất đi chữ, mà chỉ có thêm càng phong phú. Vấn đề nầy chúng tôi đã tranh luận với ông Nguiễn Ngu Í rất lâu, nay xin miễn bàn. Các chữ Hán Việt càng về sau sẽ không ai viết kèm theo chữ Hán, vì vậy các bài viết trêm wiki lưu lại độ năm mươi năm sau sẽ vấp phải các từ khó hiểu , như hiện nay đọc lại các văn kiện xưa.Một trang chữ điện tử không giống trang sách in, nên cho ghi trêm các giải thích đính kèm trong các dấu ngoặc đơn, thay vì phải chú thích cuối trang , cho càng về sau, quá nhiều trang, vẫn dễ cho người truy cứu. Thí dụ: Ám Tả với Chính Tả là từ hiểu như nhau, nhưng chữ Tả không kèm chữ Hán, chữ tả là tiếng Đồng Âm Dị Nghĩa còn nghĩa Chính Tà (tả, hữu = phải trái), Thổ là Thồ, là Đất, là Thọ, là Thụ.. Thí dụ các bài Thù Du Mộc, Thổ Mộ có chú thích thêm những từ đồng âm dị nghĩa hay chú thích đặc tính thực vật, mô tả hình thái thực vật. Tuy có dài hơn một chút, không sát đề nhưng người muốn tìm hiểu sau nầy, hoặc người chưa từng thấy giống loài đó, được xem chú thích sẽ dễ hình dung và truy cứu hơn.Trong một câu có thể dùng nhiều dấu phẩy ngắt từng vấn đề hay các từ khác nhau, nhưng nguyên câu vẫn cùng một mạch, của một vấn đề. Ưu thế của trang chữ điện tử không ngại dài ngắn, chỉ ngại người không tìm đọc, nhưng cũng không nên để người vừa đọc lại phải vừa tìm thêm từ các trang in nơi sách khác.. Vì vậy xét thấy các vấn đề liên quan kèm theo (bằng chú thích hay trong các ngoặc đơn)không hại gì xin đừng bỏ.Xu thế dùng số trong trang toàn chữ tuy không hay, nhưng sẽ thuận lợi và sẽ lọai cách viết số bằng chữ, cho nên ngoài các số ghi trên hóa đơn,ngân phiếu nên chua thêm chữ để khó cạo sửa, nên cho rộng cách viết nếu thấy không hề gì, và tránh được các trùng âm như năm năm..Hoặc các đề tài có nhiều tài liệu tham khảo, nếu cần thiết tác giả chỉ cần chú thích vấn đề đơn lẽ đó trong dấu ngoặc đơn thuận lợi cho người viết và người đọc.Các trang Wiki vẫn chưa dễ truy cập, vì sự phổ biến còn giới hạn, hay bị giới hạn do khó truy cập ? Hãy lưu tâm đối tượng cần trang nầy, và những gì hình thành nơi các trang nầy cho người cần tìm chứ không riêng người đã hiểu ( chữ đã hiểu nầy hơi chưa chính xác).

Hoàn cảnh xã hội, chính trị, văn hóa, chữ viết của VN rất mới và rất khác với nhiều nước. Thí dụ chữ VN của chúng ta đang dùng, so với tiếng Anh, Pháp thì còn rất trẻ, quan niệm chính trị xã hội cũng vậy, thiên tả, thiên hữu, trung lập, cực đoan..Wikipedia tiếng Việt tuy chọn hình thức Trung Lập, nhưng trung lập là không nói thiên vị phía nào cũng trung lập, mà chấp nhận mang hết mọi thứ của các ý thức hệ (của dân VN thôi) cũng vẫn trung lập mang tính tôn trọng tất cả các công luận. Điều nầy nó sẽ xảy ra khi các nhà chuyên môn nói đến các đề tài lịch sử nhạy cảm. Khi đó trang Wikipedia TV sẽ dung nạp hết cho gia tài của trang nầy, hay xóa hết cho đúng tôn chỉ Trung Lâp? Nên rộng mở ? thì lại bị phê như các bạn trước đây đã từng phê là như nồi cháo heo. Tức nhiên rối rắm trong cách phổ biến thông tin, nếu ta tôn trọng việc không thiên vị, bưng bít, thì việc ví nó như nồi thập cẩm,hồ lốn cũng không hề chi. Đọc giả khi đã thực sự cần truy cập thông tin nào đó cho, kiến thức hay lợi ích của họ, thì họ phải có chút kiên nhẫn thôi. Miễn sao khi có được thông tin đó, thì thông tin đó càng chính xác, càng phong phú là tốt.

Ý kiến tôi là cần mở rộng sự dung nạp, mọi phía, vì các nhà chuyên môn của chúng ta cho đến bây giờ chưa thể thống nhất nên viết thi thoảng hay thỉnh thoảng, chưa thống nhất nên phải I hay Y..và còn rất nhiều thứ chưa thể nào thống nhất ,cần nhiều thời gian, vì tiếng VN thông dụng cho người VN bằng chữ Latin chưa được 200 năm. Nhất là các từ phải dùng Hán Việt, và các từ nầy rất nhiều có thể chiếm hơn 60% chữ viết tiếng Việt. Khi cách đây không lâu còn là Mín Đàm, bây giờ là Mạn Đàm (Báo Nông Cổ Mín Đàm). Ngôn ngữ các nước khác cũng luôn biến chuyển, tăng thêm vì là sinh ngữ,nhưng các cơ bản thì nhờ nhiều năm, nên dân họ viết nói thống nhất hơn ta. Nhưng mở rộng dung nạp thì mắc phải vấn đề ai muốn nói sao thì nói, tranh luận cho rõ lẻ lại phải dài hơi, nhưng chắc gì ngã ngũ.Rất nên có một ban biên tập, một bộ phận về báo chí đối ngoại. Nhân sự phải lấy trong các nhà đóng góp nhiều cho trang Wiki..TV nầy chứ không thể khác.Lý do các bạn nầy bỏ công sức nhiều, vậy không thể để các người vô tình hay cố ý xen vào làm rối việc không đáng. Tuy tôi không có ý khuyến khích các hành vi phá hoại gia tài chung nầy, nhưng một mặt khác tôi mong có các phản biện nghịch lý, để làm đối trọng cho tất cả mọi so sánh. Vì tôi cho như vậy là khoa học và tự do, trong việc soạn một gia tài tri thức cho dân VN.Muốn đạt được điều đó , một hội đồng chuyên trách cho từng bộ môn là bắt buộc, và không thể buông thả theo kiểu vừa có luật lại vừa buông thả theo tình trạng vô chính phủ ( chớ đừng chờ ý thức và tự quản). Phần chuyên môn cho một đề tài, như bài Hát Bộ tôi lấy làm thí dụ: Đây là một bộ môn nghệ thuật vì nhiều lý do, tại miền Nam nó đang gần mai một. Khi viết bài nầy, một số vấn đề đi kèm, các giải thích thí dụ như cách diễn gần đây,ý nghĩa và tên gọi các màu theo xưa (Bây giờ: đỏ cam vàng xanh lam , xưa là Nâu chàm hoàng lục hồng..) Tại sao Hát Bộ bị suy thoái..Nếu xét về bài chuyên cho Hát Bộ là dư, nhưng các vấn đề kèm theo nầy theo ý tôi là nên để, vì sau nầy có sưu khảo, các đính kèm nầy rất cần thiết,khỏi phải truy nơi các phần khác, mà chưa biết tìm ở đâu. (do bài dài và nếu giữ lại sẽ nhập vào Tuồng nên tôi chưa biết phải chọn cách nào cho hợp với trang Wikipedia.) Đó là các bài dạng Trung Lập không tả hữu, còn các bài có tính lịch sử chính trị ,hay chiến tranh, chiến thuật, tác xạ pháo binh, hành quân.. còn khó trình bày hơn gấp nhiều lần.tạm dứt.Cổ Nguyệt Mễ. Conguyetme 07:32, ngày 14 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Hiện nay việc dùng y dài, i ngắn đều được chấp nhận tại Wikipedia. Nguyễn Hữu Dng 07:36, ngày 14 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Lại nói tiếp, cũng trên trang nầy, có nhiều ý phê phán: Bài của trang wiki..tv không giá trị. Như vậy không rõ ý, phải cần định nghĩa từ "trừu tượng" là giá trị là như thế nào? ( như Ngon là sao? người nầy cho rằng mặn mới ngon, người khác ăn không được sao là ngon?).Chất văn học không giá trị? Nội dung không giá trị.? Khó truy cập, truy cứu nên không giá trị?.. Hay tính chất thông tin không đủ độ trung thực nên không giá trị? Trên tiêu chí được đề ra cho trang Wiki..tv nầy nên chủ trương trung thực cao hơn nữa, xin lưu ý trung thực do nhiều thông tin cho một vấn đề, nó không hẳn chỉ hoàn toàn là thông tin xác thực. Tức nhiên yêu cầu tối thượng của thông tin là cần vừa trung thực vừa xác thực. Thí dụ: Một bài viết về lịch sử, tác giả soạn nên bài đấy, nên chấp nhận một nguồn chất vấn của khách quan đi kèm (nếu có), như vậy bài viết (chính biên) sẽ trung thực hơn một cách viết dựa nhiều tư liệu không chứng minh là hoàn toàn xác thực.Cách hành văn bây giờ là như thế, không có nghĩa 5-10 năm sau vẫn như thế; nên không phá cái đang có vì nó là trình độ văn hóa đương thời,đương nhiên. Nhưng văn bản cho Tự điển bách khoa toàn thư cần chấp nhận chứa thêm một phần thông tin kèm theo (như đã nói trên) tuy nó không còn lưu loát văn học, nhưng tính lưu nạp thông tin sẽ cao hơn,tôi cho rằng điều nầy cần cho nội dung các trang đặt nặng vấn để thông tin làm ưu tiên hơn, các phẩm chất khác. Vậy các thành viên cần hợp lại, nếu cần thay đổi những điều nào đó (Là luật từ mới thành lập trang Wiki tv) cứ phải mạnh dạn thay đổi.Sự cãi tiến làm cho hay hơn, hoàn chỉnh hơn. Riêng các đề nghị về lập các tiểu nhóm chuyên ngành, nói chung, xin dùng từ "chỉ huy"từ các thành viên có quyết định tối hậu..Giải pháp sẽ từ các thành viên đó. Từ chuyên môn, đóng góp nhiều..cần lưu ý cần có bản lĩnh quản lý, chỉ huy.( giải pháp thì có, nhưng phần nầy tôi xin dành cho các bạn có bản lĩnh chỉ huy tự thể hiện.)Thí dụ ta có thể thay đổi những hộp công ích từ khởi đầu một đăng nhập, như người viết các yêu cầu, như điều kiện đưa ra, mới đăng nhập được (tôi nghĩ là từ phần mềm quản lý?). Chỉ huy trên trang Điện tử là làm sao bài viết,ý kiến của mình thuyết phục các TV khác đồng ý làm theo; quản lý là bài viết, lời nói của mình kéo các khách quan muốn cộng tác, không vì cách nói của mình khiến một hay nhiều thành viên khác chán nản bỏ "chạy".[[Thành viên:|Conguyetme]] 05:44, ngày 16 tháng 5 năm 2007 (UTC)

Conguyetme nên viết cụ thể về một vấn đề, có chủ ý để mọi người thảo luận để đi đến một giải quyết. Tôi đọc xong không biết bạn bàn về điều gì? Thaisk (thảo luận, đóng góp) 16:24, ngày 16 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Bạn Thaisk, tôi vừa là trả lời bạn,cũng vừa là viết tiếp góp ý của tôi, mà cũng có một phần góp ý cùng bạn Thế Vân. Trung lập và Trung thực (1 vấn đề)

  • Cổng TTVN (1 vấn đề)

Theo chủ quan của riêng tôi: Cổng Tri thức nầy giống "Công Môn" về trình bày. (Tôi sẽ góp ý về trình bày sau.)

Về nội dung: cho tôi dùng thí dụ sau đây. Trang TTVN đó vừa giống tính chất của Nam Châm, nó kéo về nó các kim loại đà biết trước, nhưng lại khác Nam châm ở chỗ: Khác cực thì hút, đồng cực thì húc.

Phần trình bày, theo tôi : bạn nên xử dụng các khoảng trắng nhiều hơn, và không nên dùng các màu quá tương phản. Nó giống như cách nay 40 năm, khi ngành in ấn VN mới tiếp cận với cách in nhiều màu. Theo tôi nó quá nhiều tương phản về màu sắc không cần thiết, và nó làm trang đầu tiên quá loè loẹt khíến nó trở nên, không thích hợp với những người có cảm quan nhạy bén, tôi nghĩ các nhà trí thức vẫn có cảm tính trước suy tính.

Góp ý nầy đến đây "bất khả tư nghị" vì tôi cũng là một thằng Ngọng.Và không ai muốn Khen Phò Mã Tốt áo cho thêm thừa.

  • Trung Lập và Trung Thực (có chút ít trả lời bạn Thaisk)

Đôi khi ta tạo ra một tiền đề, vừa nghe tưởng đâu rất dễ hình dung và thực hiện. Như tinh thần của Wiki pedia TV là Trung Lập; vậy Trung Lập là gì? Khi đặt ra tinh thần trung lập, trở thành tôn chỉ cho mọi người làm theo. Dù chẳng cần kèm theo các điều kiện khác, mọi người vẫn tự hiểu: Tam Hành và Cân Bằng với Trung Lập luôn có 2 quan điểm khác Song Hành với Trung Lập. Đó là (ít nhất) Thiên Tả và Thiên Hữu, cao trào có thể là Cực Tả, Cực Hữu. Hoặc nhiều hơn nữa như: Giữa Trắng và Đen, giữa Ác Và Thiện, giữa Kềm tỏa và Buông thả, Chân thật và Gian dối.. Trung lập có khả năng Tam hành cùng nhiều vấn đề; Với Xã Hội, Chính Tri, Kinh Tế, trong nước hay quốc tế. Nhưng với Thông tin Truyền Thông, nhất là với các lĩnh vực Lịch Sử, Kinh Tế, Xã Hội..Các vấn đề nầy, nếu trên "Phương tiện truyền thông" mà không có tính Trung Thực thì Trung Lập không ý nghĩa gì.(thí dụ khi nói về hình thành cổ phiếu,thị trường chứng khóan VN, so với các quốc gia Tư Bản lâu đời, hay quan điểm địa dư chí tp Sàigòn theo quan điểm làm quảng cáo cho Du lịch, sẽ khó lòng nói đến các con kinh thối, đường kẹt xe, không khí ô nhiễm ..)Vì vậy các công trình, nghiên cứu, sưu khảo muốn có giá trị cho tất cả mọi người, vấn đề đầu tiên là Trung Thực, chứ không "ưu tiên" là Trung Lập.(việc nầy đối với các nước Âu MỸ hầu như không vấp phải như VN.)

Với chúng ta (do hoàn cảnh lịch sử) quan điểm được đặt ra cho tất cả các văn tự, di chỉ, chứng từ.. phải bắt đầu bằng Trung Lập trong cách đặt vấn đề, trước cả vấn đề thiết yếu nhất là Trung Thực.Từ đòi hỏi sự Trung Thực sẽ nảy sinh vấn đề: Khi ta thực hiện thành công Ngôn luận Trung Thực trên mọi hình thức truyền thông; thì cũng đồng thời mặc nhiên đối địch với Bưng Bít truyền thông, và Nói Láo trên các phương tiện truyền thông.

Truyền thông Trung Lập và Trung Thực mặc nhiên trở thành kẻ thù với một cực nào đấy, trong 3 cực đồng hành.Đó là vấn đề lưu ý cho tất cả các giới trí thức, chuyên môn khi muốn công trình của mình khi tiếp cận với Đọc giả muốn tìm hiểu một vấn đề, một kiến thức nào, trong kho tàng kiến thức rộng mở.

Cổ Nguyệt Mễ Conguyetme 13:20, ngày 19 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tôi hiểu vấn đề bạn Conguyetme góp ý về CTTVN. Bản thân tôi cũng chẳng bao giờ muốn biến CTTVN thành một con tắc kè bông. Chúng tôi đang thảo luận xem sử dụng màu sắc nào là hợp lý và bạn có thể vào cùng thảo luận tại đây. Tuy nhiên, tôi cũng quan tâm đến vấn đề bạn góp ý cho Thaisk, nhưng thực ra đến bây giờ tôi vẫn chưa hiểu rõ bạn góp ý về vấn đề gì?! Có lẽ những từ mang tính triết học và tôn giáo làm tôi khó hiểu chăng? Bạn cho rằng: Vì vậy các công trình, nghiên cứu, sưu khảo muốn có giá trị cho tất cả mọi người, vấn đề đầu tiên là Trung Thực, chứ không ưu tiên là Trung Lập. Người Việt Nam có câu: thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng, theo ý kiến cá nhân của tôi, trung lập gần như đã bao gồm cả trung thực rồi nhưng đôi khi, trung thực chưa hẳn đã có trung lập trong đó.Trình Thế Vân thảo luận vào lúc 07:29, ngày 20 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Cổng tri thức Việt Nam

Sau ba tuần được tạo ra, Cổng tri thức Việt Nam (CTTVN) hiện vẫn chưa có nhiều người tham gia xây dựng, viết bài. Những lần đăng nhập wiki gần đây, tôi vẫn phải "ghé" vào đó để xem có sự thay đổi gì không nhưng thật thất vọng. Với phạm quyền của mình, tôi không thể làm gì hơn ngoài việc thêm bớt, chỉnh sửa hình thức cho CTTVN mà thôi. Đến thời điểm này, tôi cảm thấy đuối sức. Hôm nay, tôi chính thức vận động mọi thành viên "quan tâm" hơn đến CTTVN, đặc biệt là phần nội dung.Trình Thế Vân thảo luận vào lúc 03:02, ngày 14 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tôi nghĩ bạn không cần quá "lo lắng". Thể loại lớn Việt Nam luôn luôn được các thành viên đóng góp. Bạn thử nhìn Thay đổi gần đây. Rất nhiều bài viết mới và các sửa đổi nằm trong thể loại Việt Nam.--Sparrow 07:40, ngày 14 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Bạn Thế Vân thân mến, tôi vừa ghé qua Cổng tri thức, do bạn qủan lý phải không? Tôi cũng rất hay viết các bài về quê hương tôi,từ địa danh,nghệ thuật,lịch sử, các văn thi sĩ..Thú thật tôi hơi lo khi đọc các bài nơi trang chủ (trang chính-trang vào gặp ngay?),rất khó nói cho bạn thông hiểu ý tôi. Có lẽ từ cách trình bày đến nội dung các bài,từ chiến tranh,nghệ thuật,đến chuyện thi nhân HMT.Đâu bạn thay đổi cách trình bày và cách viết xem.Hoặc bạn xem phần tôi góp ý nơi đoạn thiên tả,hữu, trung lập,..Để các bạn sau nầy muốn đóng góp vào CTTVN sẽ không gặp như cảnh tình, bài Xem Chuông của nữ sĩ Hồ Xuân Hương." Một bầy thằng ngọng rủ xem chuông. Nó bảo nhau rằng ấy ái uông." Thấy chuông rõ ràng mà cứ ái uông, ái uông.Thành thật lưu ý để trang CTTVN có nhiều tầng lớp người chuyên môn ghé vào cộng tác.Chân thành.Conguyetme 06:59, ngày 16 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Ồ không, tôi chẳng phải quản lý gì trang này đâu, chỉ hơi quan tâm đặc biệt đến nó thôi. Khi nó cơ bản đã hoàn thành, tôi sẽ tiếp tục đóng góp ở những lĩnh vực khác. Về cách trình bày, nếu không ai phản đối, tôi xin xung phong đảm nhiệm có được không ạ? Song, như trên tôi đã nói, phần nội dung cần có ai đó đảm nhiệm việc cập nhật (có thể phải cập nhật hằng tuần), việc này tôi xin từ chối. Còn việc trên trang chính có bài về thi nhân Hàn Mặc Tử và bài chiến tranh, lí do là khi tạo CTTVN ra, tôi thấy nó trống trơn, nên đặt vào mà thôi. Trình Thế Vân thảo luận vào lúc 14:10, ngày 16 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Tôi thấy giao diện của Cổng tri thức Việt Nam tuyệt đấy chứ. Về màu sắc, các hình đều đẹp. Chẳng cần làm cho trang này đỏ thắm đâu. Trình Thế Vân giúp anh em duy trì giao diện thì tốt quá. Còn nội dung, mời mọi người hãy cố gắng.--Bình Giang 11:25, ngày 17 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Phần góp ý việc trình bày (thiết kế hình thức cho CTTVN) tôi viết cho bạn nơi trang góp ý bên trang đó. Còn việc Trung Lập- Trung Thực thì câu viết cuối cùng của bạn, nói là Trung Lập chưa chắc là Trung Thực, hay đảo lại Trung Thực chưa chắc Trung Lập là một trong các góp ý của tôi rồi đó.Bài viết góp ý của tôi mà bạn đã đọc là nhiều vấn đề tôi đưa ra cho các bài viết,cho Wikipedia tiếng Việt, chứ không riêng gì vấn đề Trung Lập/Trung Thực. Không có gì khó hiểu, chẳng qua bạn chưa nghĩ kỷ vấn đề tôi góp ý đó thôi.Conguyetme 13:22, ngày 20 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Viết bài mới

Khi viết các bài mới ở Wikipedia, nhiều thành viên phạm phải một số quy định cơ bản: quảng cáo, đăng lời bài hát, giới thiệu cá nhân, chép nguyên văn từ bên ngoài. Vì vậy tôi đề nghị thêm một ô cảnh báo (màu đỏ, nổi bật) trong phần Viết bài mới để trách bớt tình trạng này.--Sparrow 06:38, ngày 15 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Đa phần họ viết ngay bài mới mà bỏ qua các hướng dẫn và chúng ta không thể hướng dẫn ngay lập tức cho tất thành viên mới đăng nhập. An Apple of Newton thảo luận 16:54, ngày 15 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Cần một bot mới

Dạo này dạo wiki rất hay gặp việc thế này. Thành viên (đăng nhập hoặc không đăng nhập) viết một bài có nội dung : rtwrtertertet hoặc đi kiếm bài viết nào rồi tẩy trống nó đi. Thiết nghĩ Wikipedia Tiếng Việt cần có một bot chuyên trách việt revert và tuần tra các khu vực như trên. ( bên wikipedia anh ngữ em cũng thấy có một hai bot chuyên làm việt này)Magnifier (Thảo luận) 13:57, ngày 15 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tiêu chuẩn

Hiện nay xuất hiện nhiều bài viết về một bài hát, hoặc một bộ phim truyền hình. Vì vậy tôi thấy chúng ta cần phải xây dựng tiêu chuẩn đưa vào cho tác phẩm. Điều này cũng để tránh những trường hợp lách luật, không có bài về tác giả thì họ viết bài về tác phẩm. Con số 1000 kết quả google cũng đã lỗi thời. Mong các bạn tham gia Thảo luận Wikipedia:Tiêu chuẩn đưa vào!--Sparrow 08:21, ngày 16 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

"Bách khoa toàn thư mở Wikipedia"

Tôi xin góp ý cùng nhóm quản lý và người đã đặt tên cho trang "Bách khoa toàn thư mở Wikipedia".

Tuy tôi là một người không giỏi tiếng Việt và Hán mấy, nhưng khi đọc chữ "Bách khoa toàn thư mở Wikipedia" nó chướng tai làm sao đó, nghe không thanh tao và không lọt tai một tí nào.

"Bách khoa toàn thư" là một chữ Hán và nghe rất hay, nhưng tại sao lại phải luồng chữ "MỞ" vào đây? Không tìm được một chữ nào khác hay hơn sao? Một chữ Hán cho hợp với chữ "Bách khoa toàn thư".

Tôi thấy lúc mình chuyển ngữ từ tiếng Anh sang tiếng Việt, mình nên cẩn thận không dùng những từ không hợp với ngôn ngữ Việt Nam hiện được dùng.

Trở lại chữ "Bách khoa toàn thư mở Wikipedia", tôi xin đề nghị là quý vị tìm một từ khác cho thích hợp hơn; một là dùng tiếng Hán hẳn hai là chi dùng tiếng Việt.


Chào thân ái.

Hoàng Tiến

Cảm ơn góp ý của bạn. Đa số chúng tôi cũng không giỏi mấy về cả tiếng Việt lẫn tiếng Hán. Các thành viên thời kỳ đầu đã thảo luận nhiều mới đi đến được cái tên trên. Nếu bạn có thể giúp về một cái tên thuần Việt hoặc thuần Hán thì chúng tôi sẽ rất cảm ơn. Tmct 12:22, ngày 24 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Phiên âm tiếng Hàn

Bắt đầu

Mong các thành viên biểu quyết dứt khoát: nên dùng phiên âm theo phiên âm la tinh cải cách của Hàn quốc hay theo phiên âm Hán Việt, nếu dùng xen lẫn thì tiêu chí nào một bài sử dụng cách này hay cách kia? Bởi vì nếu gọi Hàn Huệ Tân vừa gọi Song Ji-hyo nghe không hợp tai chút nào. --Saigon punkid 18:52, ngày 28 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Ý kiến

Nam Hàn Cải cách Hàn Quốc. Nhà nước đã quy định thế rồi. Nhưng nên hỏi người biết Hán Việt để chuyển thêm, như thế thích hợp với sách cổ. Bắc Hàn dùng theo Truyền thông như Bình Nhưỡng. 203.160.1.38 16:05, ngày 30 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Xem thêm các cuộc tranh luận khác đã có Thảo luận:An Trinh Hoàn, Thảo luận:Danh sách Tổng thống Hàn Quốc. Casablanca1911 10:11, ngày 31 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Biểu quyết

Ủng hộ
  1. Tôi nghĩ là chúng ta có thể tạo 1 cuộc biểu quyết. Cá nhân tôi ủng hộ phiên âm la tinh cải cách (Song Ji-hyo ) Vietbio 19:00, ngày 28 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]
  2. Một phiếu cho phiên âm la-tinh - Randall uob 00:19, ngày 29 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]
  3. Xin ung ho^. --Saigon punkid 22:23, ngày 30 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]
  4. Ủng hộ sử dụng phiên âm Latinh theo quy định của chính phủ Hàn Quốc (Romanja) như tên chính thức. Có thể chú thêm tiếng Hàn, chữ Hán Hàn Quốc và âm Hán-Việt.--Bình Giang 03:47, ngày 31 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]
  5. Đồng ý. An Apple of Newton thảo luận 09:53, ngày 31 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]
  6. Đồng ý.--Tò Mò 03:34, ngày 2 tháng 6 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Chống

Trắng

tại sao không cho lưu tên người soạn

Tôi thật sự không hiểu tại sao không cho lưu tên người soạn .Ở Tự Điển Văn Học VN , ở Bách khoa VN …Tôi thấy mỗi đề mục đều cho ghi tên tác giả hay nhóm tác giả …Nó thể hiện được trình độ chuyên môn , trách nhiệm , quyền lợi của người viết & từ đấy nó sẽ khiến họ năng nỗ cho công việc hơn , các bạn nghĩ sao ?…( Nếu các bạn trả lời là theo qui cách của Wikipdia Quốc tế , tôi xin đề nghị các bạn nên góp ý với họ . Trân trọng ) Rongxanhag 20:29, ngày 30 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Bản chất của Wikipedia là một từ điển mở, nó là của mọi người và cho mọi người. Tất cả mọi sửa đổi đều đã được ghi lại trong phần lịch sử trang, dù là phá hoại hay đóng góp. Ở đây mọi người đều tham gia với tính chất tự nguyện, hoàn toàn không có quyền lợi nào. Còn trách nhiệm, cũng chỉ là tránh nhiệm với cộng đồng nếu có mà thôi. Hoàn toàn không có chút ép buộc nào cả.--Sparrow 20:50, ngày 30 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Tôi sẽ cố gắng để giải thích cho Rongxanhag:
  • Vì tính chất "mở" (free): cho phép mọi người sửa bài và cho phép các người khác được dùng nội dung của các bài tại Wikipedia nên ý niệm sở hữu không còn tồn tại; vì sự sở hữu không còn tồn tại thì sự giữ tên người viết là hoàn toàn không cần thiết (ngoại trừ vì lý do "tự hào" đã viết một bài X -- nhưng để đáp ứng lý do này thì đã có lịch sử của từng bài ghi chép lại mọi sửa đổi).
  • Vì tính chất tự nguyện nên sự sở hữu cũng không tồn tại và, do đó, không cần giữ tên người việt
  • Các website bách khoa toàn thư khác có cách làm việc riêng của họ, Wikipedia có mục đích riêng của nó, không ai cũng phải giống nhau! Có rất nhiều website nhận bài viết và lưu giữ tên của tác giả nhưng đồng thời, để được chấp nhận, bài có thể thuộc sở hữu của cả người viết lẫn cái website đó.
  • Wikipedia tiếng Việt thuộc vào tổ chức Wikipedia nên phải theo quy định của Wikipedia mà không thể theo quy định của một tổ chức hay chính thể khác. Khi toàn thể Wikipedia (của cả triệu thành viên và hơn 200 ngôn ngữ) thay đổi quy luật thì Wikipedia tiếng Việt cũng sẽ đổi theo.
Mekong Bluesman 00:47, ngày 31 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]