Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đồng Hỷ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Dòng 2: Dòng 2:
| tên = Đồng Hỷ
| tên = Đồng Hỷ
| hình = Một góc phố huyện Đồng Hỷ.jpg
| hình = Một góc phố huyện Đồng Hỷ.jpg
| ghi chú hình = Một góc phố huyện Đồng Hỷ ở xã Hóa Thượng
| ghi chú hình = Một góc phố huyện Đồng Hỷ ở xã [[Hóa Thượng]]
| logo = Biểu trưng huyện Đồng Hỷ.png
| logo = Biểu trưng huyện Đồng Hỷ.png
| ghi chú logo = Biểu trưng
| ghi chú logo = Biểu trưng

Phiên bản lúc 11:46, ngày 24 tháng 3 năm 2020

Đồng Hỷ
Huyện
Huyện Đồng Hỷ
Tập tin:Biểu trưng huyện Đồng Hỷ.png
Biểu trưng
Một góc phố huyện Đồng Hỷ ở xã Hóa Thượng
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐông Bắc Bộ
TỉnhThái Nguyên
Huyện lỵHóa Thượng
Trụ sở UBNDTổ 2, đường Chiến Thắng, phường Chùa Hang, thành phố Thái Nguyên (tạm thời)
Phân chia hành chính2 thị trấn, 13 xã
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDNguyễn Văn Thuỷ
Chủ tịch HĐNDPhạm Văn Sỹ
Địa lý
Tọa độ: 21°36′58″B 105°50′22″Đ / 21,61611°B 105,83944°Đ / 21.61611; 105.83944
Đồng Hỷ trên bản đồ Việt Nam
Đồng Hỷ
Đồng Hỷ
Vị trí huyện Đồng Hỷ trên bản đồ Việt Nam
Diện tích427,73 km²[1]
Dân số (2020)
Tổng cộng103.695 người[2]
Mật độ243 người/km²
Dân tộcKinh, Nùng, Sán Dìu...
Khác
Mã hành chính169
Biển số xe
  • 20-B1 XXX.XX
  • 20-B2 XXX.XX
Số điện thoại(84.280).3820129
Số fax(84.280).3827212
WebsiteHuyện Đồng Hỷ

Đồng Hỷ là một huyện nằm ở phía đông bắc tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam.

Địa lý

Huyện Đồng Hỷ có vị trí địa lý:

Huyện Đồng Hỷ có diện tích 427,73 km2, dân số năm 2017 là 88.439 người, mật độ dân số đạt 207 người/km2.[1]

Huyện Đồng Hỷ là trung tâm quân sự của 6 tỉnh phía Bắc (Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Cao Bằng) với trụ sở Quân khu 1 đóng trên địa bàn.

Tài nguyên khoáng sản

Huyện Đồng Hỷ có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú như quặng sắt ở Mỏ sắt Trại Cau. Khai thác núi đá vôi ở Mỏ đá Núi Voi và rất nhiều các mỏ khai thác đá vôi khác nằm trên địa bàn huyện Đồng Hỷ.

Dân cư

Dân số huyện Đồng Hỷ tính đến đầu tháng 1 năm 2020 là 103.695 người, xếp thứ 7 trong toàn tỉnh, chỉ đông hơn huyện Định Hoá và huyện Võ Nhai.

Năm 1987 1989 1991 1993 1995 1997 1999 2001 2003
Dân số (người) 96.145 97.042 98.158 100.616 102.160 105.919 107.226 110.152 114.206
Năm 2005 2007 2009 2011 2013 2015 2017 2019 2020
Dân số (người) 116.274 119.420 123.476 125.000 132.068 141.975 89.439 [3] 102.868 103.695

Năm 2017, do điều chỉnh địa giới hành chính, 3 đơn vị hành chính: thị trấn Chùa Hang và 2 xã Linh SơnHuống Thượng chuyển về thành phố Thái Nguyên quản lý và nhiều người dân nơi đây di cư đến nơi khác nên dân số bị giảm đáng kể.[4]

Dân số của huyện tăng nhanh hơn so với các huyện khác là do huyện nằm rất gần trung tâm thành phố Thái Nguyên và có địa hình khá bằng phẳng. Hai năm gần đây, huyện Đồng Hỷ tăng dân số rất mạnh mẽ với tỉ lệ là tăng 7,5% mỗi năm (lớn nhất từ trước đến nay).

Đặc điểm dân cư huyện Đồng Hỷ đa dạng là do sự di cư đến đây sinh sống lao động và làm việc. Về thành phần tôn giáo, bao gồm Phật giáo, Công giáo, Tin Lành,...

Hành chính

Huyện Đồng Hỷ có 15 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 2 thị trấn: Sông Cầu, Trại Cau và 13 xã: Cây Thị, Hóa Thượng (huyện lỵ), Hóa Trung, Hòa Bình, Hợp Tiến, Khe Mo, Minh Lập, Nam Hòa, Quang Sơn, Tân Lợi, Tân Long, Văn Hán, Văn Lăng.

Huyện lỵ mới của huyện Đồng Hỷ đặt tại xã Hóa Thượng do thị trấn Chùa Hang, huyện lỵ cũ đã chuyển về thành phố Thái Nguyên vào ngày 18 tháng 8 năm 2017. Tuy nhiên, do trụ sở hành chính của huyện chưa xây xong, nên hiện tại huyện Đồng Hỷ vẫn tiếp tục sử dụng trụ sở cũ tại phường Chùa Hang, thành phố Thái Nguyên.

Lịch sử

Huyện Đồng Hỷ được đặt từ thời nhà Trần. Năm 1469, dưới triều vua Lê Thánh Tông đổi thành Đồng Hỷ; sau đổi là huyện Đồng Gia, rồi lại đổi thành Đồng Hỷ; là một trong 7 châu, huyện thuộc phủ Phú Bình. Trong thời nhà Nguyễn (TK XIX), huyện Đồng Hỷ gồm: 9 tổng, 33 xã, thôn, trang, phường; huyện lỵ đặt ở xã Huống Thượng.

  • Tổng Túc Duyên có 6 xã, 1 trang, 1 thôn, 1 phường: xã Túc Duyên, xã Đồng Mỗ, xã Phù Liễn, xã Thịnh Đán, xã Sa Kiệt, xã Lưu Xá, trang Mỗ Thượng, thôn Xuân Quang, phường Đồng Hòa.
  • Tổng Niệm Quang có 3 xã: Niệm Quang, Tích Mễ, Bá Xuyên.
  • Tổng Huống Thượng có 4 xã, 1 phường: Huống Thượng, Linh Nham, Phổ Lý, Đồng Bẩm và phường Huống Thượng (thuỷ cơ).
  • Tổng Đồng Bang có 4 xã: Đồng Bang, Cam Giá, Nam Ký, Vân Hán.
  • Tổng Hóa Thượng có 3 xã: Hóa Thượng, Hóa Trung, Quang Vinh.
  • Tổng Văn Lăng có 4 xã: Vân Lăng, Đặc Kiệt, Sa Lung và Cúc Đường.
  • Tổng Thượng Nùng có 2 xã: Thượng Nùng, Thần Sa.
  • Tổng Linh Sơn có xã Linh Sơn và thôn La Hiên
  • Tổng Minh Lý có xã Minh Lý.

So với các huyện khác trong tỉnh Thái Nguyên, Đồng Hỷ luôn xáo động về địa giới hành chính, nhất là ở thế kỷ XX mà nửa cuối thế kỷ này gần như thập kỷ nào cũng có biến động.

Năm 1901, chính quyền thực dân Pháp cùng với việc điều chỉnh địa giới cấp tỉnh, bỏ cấp phủ, đặt cấp châu, huyện trực thuộc tỉnh đã cắt đất 3 tổng Văn Lăng, Thượng Nùng (nay là Thượng Nung), Linh Sơn về châu Võ Nhai. Tách xã Thịnh Đán, Sa Kiệt (Sa Kệ- Sa Cạt) khỏi tổng Túc Duyên để thành lập tổng Thịnh Đán. Đổi tổng Đồng Bang thành tổng Cam Giá, tách xã Lưu Xá của tổng Túc Duyên về tổng Cam Giá, tách xã Văn Hán khỏi tổng Cam Giá để thành lập tổng mới Văn Hán. Như vậy, ở đầu thế kỷ XX Đồng Hỷ còn 7 tổng là Túc Duyên, Thịnh Đán, Niệm Cuông (Niệm Quang), Hóa Thượng, Cam Giá, Huống Thượng và Vân Hán.

Kể từ năm Gia Long thứ 12 (1813), thành trấn Thái Nguyên (cũng là trấn lỵ, từ 1831 là tỉnh lỵ) được đặt ở làng Đồng Mỗ huyện Đồng Hỷ; dinh tuần phủ Thái Nguyên cũng đặt ở Đồng Mỗ (nay là đất phường Trưng Vương); huyện lỵ Đồng Hỷ ở xã Huống Thượng, đầu thế kỷ XX mới chuyển lên Đồng Mỗ. Cách mạng Tháng Tám thành công (1945), thị xã Thái Nguyên chính thức trở thành một đơn vị hành chính, chính quyền cách mạng của thị xã ra đời - đô thị tỉnh lỵ Thái Nguyên mới trở thành thị xã tỉnh lỵ Thái Nguyên, tách ra khỏi huyện Đồng Hỷ.

Năm 1957, theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, xã Mỏ Sắt thuộc huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang chuyển giao về huyện Đồng Hỷ (xã Mỏ Sắt sau đổi là xã Hợp Tiến). Huyện Đồng Hỷ có 28 xã: Hợp Tiến, Cây Thị, Nam Hòa, Huống Thượng, Văn Hán, Minh Lập, Khe Mo, Linh Sơn, Cao Ngạn, Hóa Thượng, Hóa Trung, Phúc Hà, Thịnh Đán, Phúc Xuân, Phúc Trìu, Tân Cương, Thịnh Đức, Tích Lương, Tân Quang, Bá Xuyên, Bình Sơn, Quang Vinh, Đồng Bẩm, Đồng Quang, Túc Duyên, Gia Sàng, Cam Giá.

Năm 1958, Chính phủ quyết định lấy một phần đất của các xã Đồng Bẩm, Cao Ngạn, Hóa Thượng để thành lập thị trấn Núi Voi và tiểu khu Chiến Thắng trực thuộc thị xã Thái Nguyên.

Ngày 19 tháng 10 năm 1962, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định 114-CP về việc thành lập thành phố Thái Nguyên và thị trấn Trại Cau. Thực hiện Quyết định này, Đồng Hỷ chuyển giao về thành phố Thái Nguyên 6 xã là: Cam Giá, Gia Sàng, Túc Duyên, Quang Vinh, Đồng Bẩm, Đồng Quang (trừ xóm Kiến Ninh, Phú Thái và Yên Lập sáp nhập vào xã Thịnh Đán) và cắt ba xóm Thái Thông, Đoàn Kết, Thác Ngạc của xã Tân Lợi để thành lập thị trấn Trại Cau trực thuộc thành phố Thái Nguyên.

Huyện Đồng Hỷ còn lại 22 xã: Bá Xuyên, Bình Sơn, Cao Ngạn, Cây Thị, Hóa Thượng, Hóa Trung, Hợp Tiến, Huống Thượng, Khe Mo, Linh Sơn, Minh Lập, Nam Hòa, Phúc Hà, Phúc Trìu, Phúc Xuân, Tân Cương, Tân Lợi, Tân Quang, Thịnh Đán, Thịnh Đức, Tích Lương, Văn Hán.

Ngày 27 tháng 10 năm 1967, thành lập thị trấn nông trường Sông Cầu.

Ngày 21 tháng 10 năm 1982, huyện tiếp nhận lại thị trấn Trại Cau từ thành phố Thái Nguyên.[5]

Ngày 1 tháng 10 năm 1983, xã Phúc Thọ (xã có nhiều diện tích đất đai bị chìm trong lòng Hồ Núi Cốc) thuộc huyện Đại Từ được sáp nhập với các xóm Tân Thắng, Đồng Đẳng của xã Phúc Thuận thuộc huyện Phổ Yên, xóm Yên Ninh của xã Phúc Trìu thuộc huyện Đồng Hỷ thành xã Phúc Tân thuộc huyện Đồng Hỷ.

Ngày 2 tháng 4 năm 1985, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 102-HĐBT.[6] Theo đó, chuyển 7 xã: Phúc Hà, Phúc Xuân, Phúc Trìu, Tân Cương, Thịnh Đức, Thịnh Đán, Tích Lương thuộc huyện Đồng Hỷ về thành phố Thái Nguyên; chuyển 4 xã: Bá Xuyên, Bình Sơn, Phúc Tân, Tân Quang thuộc huyện Đồng Hỷ về huyện Phổ Yên; chuyển xã Đồng Bẩm và 2 phường Chiến Thắng, Núi Voi thuộc thành phố Thái Nguyên, 4 xã: Tân Long, Văn Lăng, Hòa Bình, Quang Sơn thuộc huyện Võ Nhai về huyện Đồng Hỷ. Đồng thời, sáp nhập 2 phường Chiến Thắng và Núi Voi để thành lập thị trấn Chùa Hang, thị trấn huyện lỵ huyện Đồng Hỷ.

Cuối năm 2007, huyện Đồng Hỷ có 3 thị trấn: Chùa Hang, Trại Cau, thị trấn nông trường Sông Cầu và 17 xã: Cao Ngạn, Cây Thị, Đồng Bẩm, Hòa Bình, Hóa Thượng, Hóa Trung, Hợp Tiến, Huống Thượng, Khe Mo, Linh Sơn, Minh Lập, Nam Hòa, Quang Sơn, Tân Lợi, Tân Long, Văn Hán, Văn Lăng.

Ngày 31 tháng 7 năm 2008, Chính phủ ra Nghị định số 84/2008-CP về việc điều chỉnh địa giới huyện Đồng Hỷ để mở rộng thành phố Thái Nguyên, chuyển 2 xã Cao NgạnĐồng Bẩm về thành phố Thái Nguyên quản lý.[7]

Ngày 13 tháng 1 năm 2011, Chính phủ ra Nghị quyết số 05/NQ-CP về giải thể, điều chỉnh địa giới để thành lập các phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; theo đó, thành lập thị trấn Sông Cầu trên cơ sở giải thể thị trấn nông trường Sông Cầu.

Ngày 18 tháng 8 năm 2017, chuyển thị trấn Chùa Hang và 2 xã Linh Sơn, Huống Thượng về thành phố Thái Nguyên quản lý.[1]

Huyện Đồng Hỷ còn lại 2 thị trấn và 13 xã như hiện nay.

Huyện lỵ mới của huyện Đồng Hỷ sẽ được chuyển về xã Hóa Thượng và nằm cạnh Bộ tư lệnh Quân khu 1.

Văn hóa

Danh nhân

Huyện miền núi này - tuy rất ít, nhung vẫn có 02 vị tiến sĩ đời và nhà Mạc. Đó là Đàm SâmDương Ức.

Đàm Sâm (Chữ Hán: 譚森) là người xã Sa Kệ, huyện Văn Lãng, phủ Tam Đới (Tam Đái) (nay thuộc thôn Sa Kệ, xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên).

Đàm Sâm đỗ Đệ Tam giáp Đồng tiến sĩ xuất thân khoa Tân Mùi niên hiệu Hồng Thuận thứ 3 (1511) đời vua Lê Tương Dực. Làm quan đến chức Thượng thư. Tên và quê quán Đàm Sâm có ghi trên Bia Tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc tử giám tại Hà Nội.

Dương Ức là một Tiến sĩ Nho học Việt Nam. Ông quê ở xã Hóa Trung, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Ông đỗ Đệ tam giáp Đồng tiến sĩ xuất thân khoa thi năm Tân Sửu 1541.

Dưới thời nhà Mạc, chức vụ lớn nhất mà Dương Ức được thụ phong là Thừa Chính sứ. Chức vụ này ở thời - Mạc (là chức trưởng quan, đứng đầu một đạo hoặc một xứ).

Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia

Giao thông

Hiện chưa có thống kê đầy đủ về số lượng các đường, phố ở huyện Đồng Hỷ. Nhìn chung, hạ tầng giao thông đô thị của huyện đã và đang được đầu tư xây dựng một cách đồng bộ.

Đường phố chính

Đường liên huyện, tỉnh

Các tuyến xe buýt

Huyện hiện có nhiều tuyến xe buýt đi tới tất cả các địa phương trong tỉnh, bao gồm:

  • Đồng Hỷ - TP Thái Nguyên - Phố Nỷ (Sóc Sơn, Hà Nội)- Xem lộ trình [1]
  • Quyết Thắng (TPTN) - Đồng Hỷ - Đình Cả (Võ Nhai) - Xem lộ trình [2]
  • TT Trại Cau (Đồng Hỷ) - Thịnh Đán (TPTN) - TP Sông Công - KCN Yên Bình (Samsung Phổ Yên) - Xem lộ trình [3]

Hệ thống giao thông liên vùng

Huyện Đồng Hỷ cách thủ đô Hà Nội 85 km và cách sân bay quốc tế Nội Bài 55 km. Ngoài ra huyện còn là cửa ngõ đi tỉnh khác như: Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Kạn.

  • Đường bộ:

Huyện Đồng Hỷ là một đầu mút giao thông với 3 đường quốc lộ và 1 tuyến tỉnh lộ đi qua gồm: Quốc lộ 17 (đi Hà Nội, qua Bắc Giang, Bắc Ninh), Quốc lộ 1B (đi Lạng Sơnthành phố Thái Nguyên), tỉnh lộ 269 (đi Võ Nhai) và Quốc lộ 1B mới đi thành phố Thái Nguyên.

  • Đường sắt:

Huyện Đồng Hỷ gồm 1 hệ thống đường sắt chính: Lưu Xá - Kép

Chú thích

  1. ^ a b c Nghị quyết số 422/NQ-UBTVQH14
  2. ^ Cục thống kê dân số huyện Đồng Hỷ cung cấp
  3. ^ Do điều chỉnh địa giới hành chính và nhiều người di cư đến nơi khác (chủ yếu là bộ đội)
  4. ^ Cục thống kê dân số, kế hoạch hoá gia đình huyện Đồng Hỷ cung cấp
  5. ^ Quyết định số 178-HĐBT
  6. ^ Quyết định số 102-HĐBT
  7. ^ Nghị định số 84/2008/NĐ-CP

Liên kết ngoài

Huyện Đồng Hỷ trên trang chủ của Ủy ban Nhân dân tỉnh Thái Nguyên