Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chu Duật Kiện”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Tham khảo: clean up, replaced: [[Thể loại:Vua nhà Minh → [[Thể loại:Hoàng đế nhà Minh using AWB
Dòng 61: Dòng 61:
{{Sơ khai lịch sử}}
{{Sơ khai lịch sử}}


[[Thể loại:Vua nhà Minh]]
[[Thể loại:Hoàng đế nhà Minh]]
[[Thể loại:Mất năm 1646]]
[[Thể loại:Mất năm 1646]]
[[Thể loại:Sinh 1602]]
[[Thể loại:Sinh 1602]]

Phiên bản lúc 10:52, ngày 28 tháng 3 năm 2020

Minh Thiệu Tông
明紹宗
Hoàng đế Trung Hoa
Hoàng đế nhà Nam Minh
Tại vịtháng 8 năm 1645tháng 10 năm 1646
Tiền nhiệmMinh An Tông
Kế nhiệmMinh Nghĩa Tông
Thông tin chung
Sinh25 tháng 5 năm 1602
Mất6 tháng 10 năm 1646 (44 tuổi)
Thê thiếpHiếu Nghị Tương Hoàng hậu
Hậu duệTrang Kính Thái tử
Chu Lâm Nguyên
Tên đầy đủ
Chu Duật Kiện (朱聿鍵)
Niên hiệu
Long Vũ (隆武)
Thụy hiệu
Phối Thiên Chí Đạo Hoằng Nghị Túc Mục Tư Văn Liệt Võ Mẫn Nhân Quảng Hiếu Tương Hoàng đế
(配天至道弘毅肅穆思文烈武敏仁廣孝襄皇帝)
Miếu hiệu
Thiệu Tông (紹宗)
Hoàng tộcNhà Minh
Thân phụĐường Dụ vương
Chu Khí Thịnh
Thân mẫuMao thị (毛氏)[1]

Minh Thiệu Tông (chữ Hán: 明紹宗; 25 tháng 5 năm 1602 - 6 tháng 10 năm 1646) hay Long Vũ Đế (隆武帝), cai trị trong 2 năm 16451646, tên của ông là Chu Duật Kiện (朱聿鍵), trong đời cai trị chỉ có 1 niên hiệu là Long Vũ (nghĩa là: vũ công lớn lao). Ông là một trong những vị vua của nhà Nam Minh, nổi dậy để chống lại ách xâm lược của Mãn Thanh.

Thân thế

Chu Duật Kiện là cháu 8 đời của Đường Định vương Chu Kính (唐定王.朱桱), hoàng tử thứ 23 của Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương. Trước khi lên ngôi, ông tập tước của cha mình là Đường Dụ vương Chu Khí Thịnh (唐裕王.朱器墭)[2], thái ấp ở Nam Dương, Hà Nam.

Năm 1636, Sùng Trinh đế tước phong vị của ông và bị quản thúc tại Phượng Dương. Em trai ông, Chu Duật Ngạc (朱聿鍔), kế vị tước Đường vương.

Năm 1644, sau khi Sùng Trinh đế qua đời, Chu Do Tung lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu Hoằng Quang, lập ra nhà Nam Minh. Chu Duật Kiện được phóng thích.

Lên ngôi Hoàng đế và cái chết

Năm 1645, quân Mãn Thanh tấn công Nam Kinh, Chu Duật Kiện phải chạy sang Hàng Châu. Tháng 8 năm đó, theo kiến nghị của bá quan, ông xưng Giám quốc tại Phúc Kiến, sau chuyển tới Phúc Châu, lấy niên hiệu là Long Vũ (隆武).

Cuối hè năm 1646, Trịnh Chi Long, đồng minh mạnh nhất của Minh triều đầu hàng nhà Thanh, quyết định không tiếp tục hỗ trợ cho chính quyền của Long Vũ, trong khi đó Trịnh Thành Công đã cố găng ngăn cản việc đầu hàng của cha mình nhưng không thành công.

Long Vũ đế bị bỏ lại cùng một vài quần thần trong tình trạng suy yếu. Vào ngày 6 tháng 10 năm 1646, ông bị bắt và bị treo cổ ngay ngày hôm đó.

Tính cách

Chu Duật Kiện khi còn giữ tước Đường vương đã sớm mang tham vọng trung hưng lại cơ nghiệp nhà Minh, luôn đấu tranh để thực hiện điều đó. Chính vì điều đó mà Sùng Trinh đế đã đặt ông dưới sự quản thúc ngay tại phủ đệ của mình. Với vốn kiến thức và sự siêng năng của mình, Chu Duật Kiện đã đảm nhiệm vai trò của một vị hoàng đế vô cùng nghiêm túc mặc dù thời gian trị vì của ông rất ngắn.

Chu Duật Kiện là một trong hai vị hoàng đế nhà Minh không nạp thiếp cho mình (người kia là Minh Hiếu Tông Chu Hữu Đường). Ông hết mực chung tình với vợ mình, Tăng thị (曾氏; 1605 - 1646), người đã cùng ông san sẻ những khó khăn trong lúc ông bị giam cầm (về sau được truy tôn là Hiếu Nghị Tương Hoàng hậu (孝毅襄皇后). Cả hai chỉ có duy nhất một người con trai là Chu Lâm Nguyên (朱琳源; 1646) nhưng lại chết yểu 2 tháng sau đó, được truy thụy là Trang Kính Thái tử (莊敬太子).

Truy phong

Vĩnh Lịch đế sau khi lên ngôi đã dâng tôn hiệu cho Long Vũ đế là Thượng hoàng Tư Văn Hoàng đế (上皇思文皇帝), Tăng thị được tôn làm Tư Văn Hoàng hậu (思文皇后)[3].

Sang năm thứ 11, dâng miếu hiệu cho ông là Thiệu Tông (紹宗), truy thụy là Phối Thiên Chí Đạo Hoằng Nghị Túc Mục Tư Văn Liệt Võ Mẫn Nhân Quảng Hiếu Tương Hoàng đế (配天至道弘毅肅穆思文烈武敏仁廣孝襄皇帝).

Tham khảo

  1. ^ Long Vũ đế truy tôn thành Tuyên Hoàng hậu (宣皇后)
  2. ^ Long Vũ đế truy tôn thành Tuyên Hoàng đế (宣皇帝)
  3. ^ Dưới thời Vĩnh Lịch, thụy hiệu đầy đủ của Tăng thị là Hiếu Nghị Trinh Liệt Từ Túc Hiền Minh Thừa Thiên Xương Thánh Tương Hoàng hậu (孝毅貞烈慈肅賢明承天昌聖襄皇后)